Header Ads

  • Breaking News

    Điểm tin thế giới ngày Chủ nhật 20 tháng 12 năm 2020

    Phó tổng thống Mike Pence công bố tên mới cho Lực lượng Không gian Hoa Kỳ

    Ngày 18/12, Lực lượng Không gian Hoa Kỳ (United States Space Force) tổ chức lễ kỷ niệm tròn một năm thành lập. Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã đến dự và tuyên bố đặt tên Lực lượng không gian là “Người bảo vệ”.

    Phó Tổng thống Mike Pence nói: “Tôi rất vinh dự được thay mặt Tổng thống Trump thông báo rằng, kể từ bây giờ, các nhân viên của Lực lượng Không gian Hoa Kỳ sẽ được gọi là ‘Người bảo vệ'”.

    Ông cũng nói rằng những người bảo vệ không gian này sẽ làm việc với quân đội, hải quân, không quân và thủy quân lục chiến, họ sẽ cùng nhau bảo vệ nước Mỹ.

    Trên Twitter, Lực lượng Không gian Hoa Kỳ cũng giới thiệu về nguồn gốc cái tên “Người bảo vệ”, trong đó có đoạn viết: “Việc đặt tên ‘Người bảo vệ’ cho đơn vị chính là muốn nói đến trách nhiệm to lớn của đơn vị trong thời khắc này. Cái tên ‘Người bảo vệ’ đã có lịch sử lâu đời, nó bắt nguồn từ Bộ Tư lệnh Không gian đầu tiên của Không quân Hoa Kỳ (AFSPC) vào 1983. Phương châm của lực lượng chính là trở thành ‘người bảo vệ lãnh thổ trên không'”.

    Lực lượng Không gian Hoa Kỳ còn tweet thêm rằng, danh hiệu “Người bảo vệ” này cũng gắn kết Lực lượng này với di sản và văn hóa đáng tự hào. Họ đang cung cấp sự bảo hộ cho người dân Mỹ và các đồng minh của Mỹ mỗi ngày.

    3 mục tiêu chính của Lực lượng Không gian Hoa Kỳ bao gồm:

    1, Đảm bảo ưu thế của nước Mỹ trong không gian vũ trụ.

    2, Cung cấp hỗ trợ không gian cho tất cả các hoạt động quân sự chung giữa Mỹ và các nước đồng minh.

    3, Đảm bảo sự ổn định trong không gian, ngăn chặn sự xâm lược và duy trì các thỏa thuận không gian quốc tế thông qua sự hiện diện liên tục trong không gian.

    Không những thế, Lực lượng này còn phải chịu trách nhiệm về một loạt các hoạt động quân sự trên không gian, bao gồm: hỗ trợ kỹ thuật cho liên lạc vệ tinh quân sự, dân sự, thương mại và vận chuyển vũ trụ; hỗ trợ không gian chỉ huy, kiểm soát phát hiện vụ nổ hạt nhân; cảnh báo tên lửa và các hoạt động của Hệ thống phòng thủ tên lửa.

    Tổng thống Trump đã ký một dự luật quốc phòng khổng lồ trị giá 738 tỷ USD vào năm ngoài (2019). Dự luật này cho phép quân đội Mỹ thành lập Lực lượng Không gian, và tạo điều kiện cho toàn bộ nhân viên liên bang được hưởng chế độ nghỉ phép có lương. Tổng thống Trump gọi dự luật là khoản đầu tư vào quân sự lớn nhất trong lịch sử chính phủ Hoa Kỳ. Dự luật cũng nhằm giải quyết một loạt các mối đe dọa tiềm tàng mà ĐCSTQ gây ra cho nước Mỹ.

    Điều tra: Wikipedia là bình phong thông tin sai lệch cho CIA?


    Một báo cáo mới đã phát hiện ra bằng chứng chi tiết về việc ai thực sự kiểm soát Wikipedia và chắc hẳn không phải những người bình thường tình nguyện dành thời gian của họ như những gì người tạo ra nền tảng tuyên bố.

    Thực chất, Wikipedia là một công cụ tuyên truyền cấp nhà nước trá hình như một “bách khoa toàn thư” trực tuyến và không ai khác ngoài Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) và Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI) giám sát nó 24/7 để đảm bảo rằng thông tin sai lệch sẽ lọt qua các nhà kiểm duyệt, tác giả Ethan Huff cho biết.

    Mặc dù Wikipedia có thể bắt đầu như một trang mạng trực tuyến đơn thuần nhưng sau đó, nó đã hợp tác với các cơ quan của chính phủ, những kẻ âm thầm chỉnh sửa một số mục quan trọng nhất định, bao gồm cả về vụ 11/9 và cuộc chiến ở Iraq, để ngăn chặn sự thật được công khai.

    Reuters đã từng có bài phân tích mang tên: “Máy tính CIA, FBI được sử dụng để chỉnh sửa Wikipedia”, theo đó, một người đàn ông tên là Virgil Griffith đã phát triển một công cụ WikiScanner theo dõi địa chỉ IP của ai đang chỉnh sửa Wikipedia.

    Nhật ký IP thu được từ một chương trình WikiScanner tiết lộ rằng các nhân viên CIA và FBI liên tục thực hiện các thay đổi đối với các mục của Wikipedia như một phần của hoạt động thao túng thông tin bí mật mà hầu hết mọi người đều không hề hay biết.

    Dữ liệu WikiScanner thu thập được trên máy tính cho thấy CIA đã chỉnh sửa một mục trên Wikipedia về cuộc xâm lược Iraq năm 2003, trong khi một mục về cựu giám đốc CIA William Colby cũng được sửa đổi tương tự để mở rộng lịch sử sự nghiệp của ông ấy và ca ngợi chương trình bình định nông thôn trong Chiến tranh Việt Nam do ông ấy lãnh đạo.

    Điều tra viên cho biết Wikipedia kiểm duyệt khoảng 1.000 địa chỉ IP mỗi ngày


    Sharyl: Vậy Wikipedia có kiểm duyệt người dùng không?

    Kohs: Hoàn toàn có thể. Trong một ngày nhất định, quản trị viên Wikipedia thường chặn khoảng 1.000 địa chỉ IP khác nhau.

    Sharyl: 1.000 một ngày?

    Kohs: Vâng, 1.000 một ngày.

    Wikipedia chỉ là một phương tiện truyền thông khác lan truyền tin giả

    Như Natural News đã báo cáo, đã qua lâu rồi thời mà Wikipedia là “bách khoa toàn thư của mọi người”, vì trang web này thường xuyên kiểm duyệt nội dung về sức khỏe tự nhiên, cũng như các mục vạch trần tội phạm được gọi là Big Pharma.

    Hàng ngàn tài liệu và 3.200 chỉ thị mật của ĐCSTQ bị lộ

    Việc che giấu dịch viêm phổi Vũ Hán của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã khiến đại dịch lây lan trên toàn thế giới. Gần đây, truyền thông Hoa Kỳ đã thu được hàng ngàn tài liệu mật của chính quyền ĐCSTQ, trong đó có thông tin chi tiết về việc chính quyền ĐCSTQ thao túng dư luận để che giấu dịch bệnh.

    Mới đây, tờ New York Times và tổ chức điều tra tin tức ProPublica đã nhận được hàng ngàn chỉ thị bí mật của Chính phủ ĐCSTQ và các tài liệu khác từ một nhóm hacker tự xưng là “C.C.P.Unmasked”.

    Các tài liệu này bị rò rỉ từ văn phòng Cục Quản lý Không gian mạng Quốc gia thuộc Cơ quan Quản lý Internet của Trung Quốc ở thành phố Hàng Châu, miền đông Trung Quốc, bao gồm hơn 3.200 hướng dẫn, 1.800 bản ghi nhớ và các tài liệu khác. Tập dữ liệu này cũng bao gồm các tệp nội bộ và mã máy tính của Công ty TNHH Dịch vụ Big Data Vân Nhuận Trung Quốc. Phần mềm do công ty này phát triển được chính quyền địa phương ở Trung Quốc Đại Lục sử dụng để theo dõi các cuộc thảo luận trên Internet và quản lý một số lượng lớn các bình luận trực tuyến.

    Qua nghiên cứu các tài liệu nói trên, tờ New York Times nhận thấy, ĐCSTQ đã bắt đầu hạn chế thông tin về dịch bệnh từ đầu năm nay. Cơ quan Quản lý Không gian mạng Quốc gia của Trung Quốc đã ban hành một chỉ thị vào tháng Một rằng, các trang web tin tức chỉ được phép tiếp nhận các yêu cầu từ Chính phủ. Ngay cả khi Tổ chức Y tế Thế giới WHO chỉ ra những điểm tương đồng giữa dịch viêm phổi lần này và dịch SARS ở Trung Quốc năm 2002, các trang web tin tức cũng không được phép thực hiện so sánh tương tự.

    Vài tuần sau, khi dịch bệnh bắt đầu lây lan nhanh chóng ở nhiều tỉnh của Trung Quốc, các văn phòng của Cục Quản lý Không gian mạng trên khắp Trung Quốc cũng bắt đầu vào cuộc [để kiểm soát dư luận]. Một chỉ thị mà Cơ quan Quản lý Không gian mạng Hàng Châu nhận được nêu rõ rằng cơ quan này không chỉ phải kiểm soát thông tin nội bộ mà còn phải “tích cực tác động đến dư luận quốc tế.”

    Theo tài liệu, chính quyền sẽ cung cấp cho Cơ quan quản lý không gian mạng các liên kết đến các bài báo được phép đưa tin, và yêu cầu họ quảng bá các bài báo này trên các cổng thông tin địa phương và mạng xã hội. Các hướng dẫn thậm chí còn rất chi tiết và đầy đủ, liệt kê những liên kết nào sẽ xuất hiện trên trang chủ của trang web tin tức, chúng nên được lưu giữ trong bao lâu và tiêu đề nào nên được in đậm.

    Trung Quốc bị cáo buộc khai thác mạng cáp dưới biển để do thám các nước khác


    Trung Quốc đang hỗ trợ tư nhân đầu tư vào các dự án cáp dưới nước ở khu vực Thái Bình Dương nhằm do thám các quốc gia khác và đánh cắp dữ liệu từ những nước này, theo các báo cáo.

    Newsweek đưa tin, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đài Loan hôm thứ Sáu (18/12) tuyên bố rằng Trung Quốc đang có kế hoạch “độc chiếm” các mạng lưới liên lạc ở Thái Bình Dương để đánh cắp dữ liệu có giá trị từ các nước đối thủ.

    Báo cáo được đưa ngay sau khi một cuộc điều tra của Reuters cho thấy quan chức chính phủ Mỹ đã cảnh báo các quốc đảo Thái Bình Dương không nên trao hợp đồng cáp dưới nước cho các công ty có liên kết với nhà nước Trung Quốc.

    Các hợp đồng này liên quan đến Dự án Kết nối Kiribati (KCP), được thiết kế vào năm 2017 để cải thiện thông tin liên lạc tới các đảo quốc Nauru, Liên bang Micronesia (FSM) và Kiribati.

    Các nhà thầu bao gồm NEC của Nhật Bản, Nokia của Phần Lan, Alcatel Submarine Networks (ASN) có trụ sở tại Pháp và Huawei Marine, công ty gần đây đã được thoái vốn khỏi Huawei Technologies Co Ltd và hiện thuộc sở hữu đa số của một công ty Trung Quốc khác.

    Theo báo cáo của Reuters, các quan chức Washington tuyên bố các công ty do chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn đang hạ gục những đối thủ cạnh tranh quốc tế để giành quyền tiếp cận các hợp đồng cáp trong khu vực nhằm mở rộng ảnh hưởng.

    Là một phần của dự án, các tuyến cáp này sẽ kết nối với mạng có tên HNATRU-1, phục vụ Guam – một lãnh thổ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ có vị trí chiến lược gần Trung Quốc, Triều Tiên và phần còn lại của Đông Á. Đây là trụ sở của Bộ Tư lệnh Lực lượng Viễn chinh Hải quân Thái Bình Dương của Hạm đội 7.

    Dự án trị giá 72,6 triệu USD được hỗ trợ bởi Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á.

    Đáp lại lời cáo buộc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói với Reuters rằng Hoa Kỳ đang cố ý bôi nhọ các công ty Trung Quốc.

    Mỹ quyết định đóng cửa hai lãnh sự quán cuối cùng còn lại tại Nga


    Hai lãnh sự quán Mỹ cuối cùng còn mở cửa tại Nga sẽ ngừng hoạt động. Bộ Ngoại Giao Mỹ vào hôm qua, 19/12/2020 đã xác nhận việc đóng cửa lãnh sự quán tại Vladivostok, miền Viễn Đông Nga, và đình chỉ hoạt động của lãnh sự quán ở Yekaterinburg, miền Oural. Quyết định này được đưa ra nhằm giải quyết các vấn đề về nhân sự được đặt ra từ năm 2017, khi Matxcơva áp đặt việc giới hạn số lượng nhân viên tại các cơ quan đại diện Mỹ ở Nga.

    Từ Matxcơva, thông tín viên RFI Jean-Didier Revoin giải thích:


    Tại Nga, Hoa Kỳ sẽ chỉ còn một cơ quan đại diện ngoại giao duy nhất ở Matxcơva, sau khi đóng cửa lãnh sự quán ở Vladivostok và đình chỉ hoạt động cửa cơ quan đại diện tại Yekaterinburg.

    Các quyết định nói trên sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho những người Nga muốn xin visa vào Hoa Kỳ vì họ sẽ chỉ có thể xin thị thực tại Matxcơva, ở một đất nước trải rộng trên 9 múi giờ. Tuy nhiên, Nga đang đặt câu hỏi về thời điểm và bản chất của hành động không thể được gọi là thân thiện này từ phía Mỹ.

    NATO rà soát lại hệ thống tin học đề phòng nguy cơ bị tấn công

    Sau đợt tấn công ồ ạt nhắm vào hệ thống tin học của Hoa Kỳ, ngày 19/12/2020 Liên Minh Bắc Đại Tây Dương/NATO và Ủy Ban Châu Âu, hai định chế có trụ sở tại Bruxelles, thông báo kiểm tra lại toàn bộ hệ thống tin học đề phòng khả năng bị tấn công.

    Thông tín viên đài RFI, Joana Hostein từ Bruxelles trình bày :

    « Trong giai đoạn này, mức độ an toàn của hệ thống mạng NATO cũng như Ủy Ban Châu Âu sử dụng đều không đặt ra vấn đề. Phát ngôn viên của hai định chế đa quốc gia nói trên tại thủ đô vương quốc Bỉ đã cho biết như trên.

    Liên Minh Bắc Đại Tây Dương và Ủy Ban Châu Âu cùng sử dụng phần mềm Orion của tập đoàn Mỹ SolarWinds. Chính phần mềm này là cổng vào bị các nhóm tin tặc ồ ạt tấn công. Nhiều cơ quan chính phủ Mỹ là nạn nhân trong đợt tấn công vừa qua. Từ tháng 3/2020 hàng chục ngàn doanh nghiệp và cơ quan hành chính trên thế giới sử dụng một số phiên bản phần mềm Orion trong hệ thống tin học, vô hình chung đã mở cửa cho các toán tin tặc đột nhập.

    Chủ tịch tập đoàn Microsoft Thứ Năm vừa qua đã thông báo với khoảng 40 khách hàng sử dụng software này. Phần lớn là các thân chủ của Microsoft hoạt động tại Mỹ và Canada, Mêhicô hay Tây Ban Nha và Bỉ. Chính vì vậy mà Ủy Ban Châu Âu và NATO đã cho rà soát lại toàn bộ hệ thống mạng ».

    Covid-19: London bị phong tỏa trong Giáng Sinh 'đầy thất vọng'

    Lệnh phong tỏa mới được áp dụng tại London và nhiều phần thuộc đông, đông nam xứ Anh (England), và xứ Wales.

    Khoảng 21 triệu người nay phải tuân thủ các hạn chế mới, có hiệu lực từ nửa đêm thứ Bảy sang ngày Chủ Nhật 20/12, theo đó mọi người được yêu cầu ở nhà, còn các cửa hàng doanh nghiệp phục vụ hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu đều đóng cửa.

    Cấp độ mới, Cấp 4 (Tier 4), nghiêm trọng hơn so với mức độ phân cấp trước đây, được áp dụng tại vùng đông nam England sau khi có một biến chủng mới xuất hiện, làm các vụ lây nhiễm tăng vọt.

    Kế hoạch nới lỏng quy định phòng chống Covid-19 trong những ngày lễ Giáng Sinh nay bị hủy bỏ đối với các vùng bị xếp vào Cấp 4.

    Ở các nơi còn lại của xứ Anh (England), Scotland và Wales, việc nới lỏng quy định, theo đó cho phép mọi người gặp nhau trong nhà nay chỉ được áp dụng duy nhất trong ngày Giáng Sinh, thay vì 5 ngày như công bố trước đây.

    Bộ trưởng Y tế Matt Hancock nói trên chương trình của kênh truyền hình Sky rằng "chúng ta phải có bổn phận hành động" sau khi được cho xem "những bằng chứng khoa học mới" về tân biến thể virus.

    Ông nói tất cả những ai sống trong khu vực thuộc Cấp 4 "cần phải hành xử như thể họ đã có virus trong người".

    Thủ tướng Anh Boris Johnson nói trong buổi họp báo hôm thứ Bảy rằng ông biết quyết định mới sẽ gây thất vọng tới mức nào cho mọi người, nhưng nói ông tin rằng không có lựa chọn nào khác.

    Các khoa học gia cảnh báo rằng biến thể virus mới gây lây lan mạnh hơn, nhanh chóng hơn, khiến ông Johnson nói chính phủ phải "thay đổi cách phòng vệ của chúng ta".

    Ghế lãnh đạo WTO đang bị 'treo' vì chính quyền Trump?

    Đại diện thương mại chính quyền Donald Trump muốn mở lại cuộc đua vào ghế lãnh đạo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

    Hoa Kỳ gợi ý rằng quá trình tìm kiếm một Tổng giám đốc mới của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cần phải được mở lại, trong một động thái chưa từng có.

    Đại diện thương mại của ông Donald Trump, Robert Lighthizer, nói với BBC hôm thứ Tư rằng WTO cần "một người có kinh nghiệm thực sự về thương mại".

    Hoa Kỳ phản đối cựu chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới Ngozi Okonjo-Iweala vào vị trí này.

    Hiện vẫn chưa đạt được sự đồng thuận.

    Việc Hoa Kỳ cố ép từ chối bà Okonjo-Iweala, bất chấp sự ủng hộ rộng rãi từ các nước khác, gây ra một trong những vấn đề thương mại toàn cầu cấp bách nhất mà ông Joe Biden sẽ phải giải quyết trên cương vị Tổng thống Hoa Kỳ.

    Người lọt vào danh sách sau cùng cho một trong những công việc hàng đầu trong thương mại quốc tế là Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yoo Myung-hee, và hai ứng viên này đã bị ở vào thế bơ vơ trong hơn năm tuần.

    Quan chức hàng đầu của Tổng thống Trump về thương mại, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer vào hôm thứ Tư với BBC trong cuộc phỏng vấn quốc tế đầu tiên của ông khẳng định rằng sẽ không có chuyện chính quyền Trump bị thuyết phục để hậu thuẫn cho cựu bộ trưởng tài chính Nigeria trong những tuần còn lại mà chính quyền ông Trump còn nắm quyền.

    Sự bế tắc tại WTO diễn ra vào thời điểm nhạy cảm đối với thương mại toàn cầu, vốn đang phải hứng chịu hậu quả của đại dịch virus corona.

     


    Võ Thái Hà tóm lược

    Không có nhận xét nào