Header Ads

  • Breaking News

    Điểm tin thế giới ngày Chủ nhật 6 tháng 12 năm 2020

    Đệ nhất phu nhân Melania bất ngờ tái xuất ở cuộc vận động tranh cử Georgia
    Điểm tin thế giới ngày Chủ nhật 6 tháng 12 năm 2020

    Đệ nhất phu nhân Melania Trump đã có mặt ở tiểu bang Georgia vào tối thứ Bảy (5/12 theo giờ Mỹ) cùng với Tổng thống Trump trong sự kiện vận động tranh cử đầu tiên kể từ sau ngày bầu cử, theo Newsweek.

    Tổng thống và Đệ nhất phu nhân đã đến Georgia để kêu gọi sự ủng hộ của cử tri đối với hai Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa (GOP) Kelly Loeffler và David Perdue trước cuộc bầu cử Thượng viện tiểu bang vào ngày 5/1/2021.

    Đệ nhất phu nhân Melania Trump đã bước lên bục kêu gọi những người ủng hộ giúp Đảng Cộng hòa duy trì quyền kiểm soát Thượng viện bằng cách tái bỏ phiếu cho những nghị sĩ đương nhiệm của GOP.

    “Tổng thống Trump tiếp tục chiến đấu vì các bạn mỗi ngày”, Đệ nhất phu nhân nói trước đám đông. “Đừng để tiếng nói của bạn bị câm lặng. Chúng ta phải giữ được ghế của mình trong Thượng viện. Điều quan trọng hơn hết là bạn phải thực hiện quyền của mình với tư cách là một công dân Mỹ và đi bỏ phiếu”.

    “Hãy để tiếng nói của bạn được lắng nghe, Georgia. Hãy ra ngoài và bỏ phiếu cho Thượng nghị sĩ Loeffler và Thượng nghị sĩ Perdue”.

    Bà Melania Trump xuất hiện lần đầu bên cạnh Tổng thống vào tháng 6 năm ngoái khi ông khởi động chiến dịch tái tranh cử trong một cuộc vận động cử tri ở Florida, nhưng vắng mặt ở hầu hết các sự kiện trong suốt phần còn lại của cuộc bầu cử.

    Trước những tràng pháo tay như sấm, Đệ nhất phu nhân cũng ca ngợi nỗ lực chống dịch Covid-19 của ông Trump:

    “Tổng thống Trump đã mang lại việc làm cho người dân Mỹ và gia tăng cơ hội việc làm cho phụ nữ trong lực lượng lao động của chúng ta”, bà nói.

    “Nền kinh tế của chúng ta đã tăng trưởng mạnh và tỷ lệ thất nghiệp giảm dần. Khi một đại dịch toàn cầu ập đến Hoa Kỳ vào tháng Giêng, Tổng thống đã đặt người dân Mỹ lên hàng đầu, và bây giờ dưới sự quản lý của ông và với khả năng và nguồn lực y tế tuyệt vời của chúng ta, chúng ta đang tiến gần hơn bao giờ hết tới một loại vắc-xin sẽ cứu sống hàng tỷ người”.

    Úc sẽ thông qua quyền phủ quyết đối với các thỏa thuận nước ngoài, nhắm đến TQ


    Theo SCMP, Quốc hội Úc đang chuẩn bị ban hành luật cho phép chính phủ liên bang phủ quyết bất cứ thỏa thuận nào đã ký với các quốc gia bên ngoài, một động thái có thể khiến Trung Quốc tức giận, làm sâu sắc thêm cuộc tranh cãi ngoại giao gay gắt giữa hai nước.

    Luật cho phép khối Thịnh vượng chung chặn bất cứ thỏa thuận nào giữa các bang, các hội đồng hay tổ chức của Úc với một chính phủ bên ngoài, chẳng hạn như thỏa thuận gây tranh cãi năm 2018 giữa bang Victoria và Trung Quốc.

    “Các chính sách, kế hoạch và quy định mà chúng tôi xây dựng cho đất nước được thực hiện tại Úc, phù hợp với nhu cầu của chúng tôi và quyền lợi của chúng tôi,” Thủ tướng Scott Morrison nói với các phóng viên tại Canberra hôm 3/12, theo Reuters.

    Ông Morrison nhấn mạnh luật không nhằm vào bất kỳ nước nào, nhưng nó được các nhà phê bình nhìn nhận rộng rãi là nhắm thẳng vào Trung Quốc.

    Theo những điều khoản của luật mới, Bộ trưởng Ngoại giao có thể phủ quyết bất cứ thỏa thuận nào với các chính phủ nước ngoài nếu chúng “ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại của Úc” hoặc “không phù hợp với chính sách đối ngoại của Úc.”

    Một thỏa thuận dự kiến sẽ gây chú ý là sự tham gia của bang Victoria vào Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, mà Morrison cho rằng nó làm suy yếu khả năng kiểm soát chính sách đối ngoại của chính phủ liên bang.

    Ông Morrison từ chối bình luận liệu thoả thuận có bị phủ quyết hay không.

    Ngoại trưởng Pompeo chính thức gặp gỡ đại diện của các đoàn thể bị ĐCS Trung Quốc đàn áp

    Chiều ngày 3/12, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã gặp đại diện của một số đoàn thể bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp nghiêm trọng. Người tham dự cuộc họp gồm (từ trái sang phải): (1) Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Nhân quyền Robert Destro, (2) ông Gani Stambekov – đại diện của Kazakhstan, (3) ông Tenzin Sampho – đại diện người Tây Tạng, (4) Thư ký điều hành của CPDC Dede Laugesen, (5) bà Sugariab Hotala và (6) ông Enghebatu Togochog – đại diện cho Nam Mông Cổ, (7) Ngoại trưởng Pompeo, (8) Phó chủ tịch của CPDC Frank Gaffney, (9) bà Joyce Mag Ho – đại diện người Hong Kong, (10) ông Lâm Hiểu Húc – đại diện Pháp Luân Công, (11) ông Se Hong Kim – trưởng dự án Captive Nations, (12) bà Kalbinur Gheni – đại diện người Tân Cương, (13) ông Miles Yu thuộc Văn phòng Chính sách Bộ Ngoại giao Mỹ.

    Chiều ngày 3/12, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã gặp đại diện của một số đoàn thể bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp nghiêm trọng. Đây là lần đầu tiên Ngoại trưởng đồng thời gặp đại diện của các nhóm bị bức hại. Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Robert Destro và ông Miles Yu (Dư Mậu Xuân) thuộc Văn phòng Chính sách Bộ Ngoại giao cũng tham dự cuộc họp.

    Ủy ban về Mối nguy Hiện tại của Hoa Kỳ: Trung Quốc (Committee on the Present Danger: China, CPDC) đã kêu gọi tiến hành cuộc gặp mặt này. Dự án “Liên minh các quốc gia bị nô dịch” (Captive Nations) của CPDC đã nỗ lực để đoàn kết các thành viên của các nhóm và chủng tộc bị ĐCSTQ đàn áp lại, để cùng nhau chống lại cuộc bức hại của ĐCSTQ.

    Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam: Giá trị còn khiêm tốn nhưng ngày càng tăng

    Đại sứ Hoa Kỳ Kritenbrink giao lưu với các bạn học sinh Đà Nẵng

    Chính phủ Mỹ đã duyệt các hợp đồng bán vũ khí cho nước ngoài trị giá 175 tỉ USD trong năm tài chính 2020 (từ 1/10/2019 đến 30/9/2020), theo thông báo ngày 4/12 của Lầu Năm Góc.

    Doanh thu này tăng 5 tỷ USD so với năm 2019.

    Con số 175 tỷ bao gồm 51 tỷ USD doanh thu chính phủ Mỹ bán hàng quân sự cho nước ngoài, và hơn 124 tỷ USD từ doanh thu thương mại trực tiếp của các doanh nghiệp Mỹ.

    Công bố ngày 4/12 cho biết hợp đồng của các công ty Mỹ tăng từ 114,7 tỉ năm 2019 lên thành 124,3 tỉ năm 2020.

    Còn hợp đồng do chính phủ Mỹ dàn xếp trực tiếp thì có giảm, từ 55,39 tỉ năm 2019 xuống thành 50,78 tỉ năm 2020.

    Để mua vũ khí Mỹ, các chính phủ nước ngoài thông qua hai phương thức: thương mại giữa chính phủ và công ty, hoặc chính phủ liên hệ với sứ quán Mỹ tại địa phương.

    Cả hai dạng này đều đòi hỏi sự đồng ý của Nhà Trắng.

    Công bố ngày 4/12 cho biết hợp đồng của các công ty Mỹ tăng từ 114,7 tỉ năm 2019 lên thành 124,3 tỉ năm 2020.

    Còn hợp đồng do chính phủ Mỹ dàn xếp trực tiếp thì có giảm, từ 55,39 tỉ năm 2019 xuống thành 50,78 tỉ năm 2020.

    Giáo sư người TQ nhận tội nói dối FBI trong vụ án liên quan tới Huawei

    Một giáo sư người Trung Quốc bị các công tố viên Mỹ cáo buộc giúp đánh cắp công nghệ của Mỹ để làm lợi cho công ty Huawei Technologies của Trung Quốc ngày thứ Sáu đã nhận tội nói dối FBI, nhưng dự kiến sẽ được cho trở về nước sau khi các công tố viên quyết định không truy cứu một cáo buộc nghiêm trọng hơn.

    Giáo sư Bo Mao bị buộc tội âm mưu lừa đảo công ty CNEX Labs ở Thung lũng Silicon và đối mặt với 20 năm tù. Ông là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Texas khi bị bắt vào tháng 8 năm 2019.

    Ông Mao, 37 tuổi, tuyên có tội đối với cáo buộc nhẹ hơn là phát biểu sai trái khi xuất hiện qua video trước Thẩm phán Liên bang Pamela Chen ở Brooklyn. Ông dự kiến sẽ bị kết án cho khoảng thời gian đã thụ án và rời khỏi Mỹ vào ngày 16 tháng 12. Ông bị giam giữ trong sáu ngày sau khi bị bắt.

    Ông Mao ban đầu bị cáo buộc đã kí một thỏa thuận với một công ty không xác định để sử dụng bảng mạch của công ty cho nghiên cứu và chia sẻ thông tin có bản quyền này với một công ty Trung Quốc. Các mô tả cho thấy công ty đầu tiên là CNEX Labs và công ty thứ hai là Huawei, Reuters cho biết.

    Vụ bắt giữ ông Mao diễn ra trong lúc Bộ Tư pháp Mỹ đang trấn áp ảnh hưởng của Trung Quốc trong các trường đại học vì các hoạt động tình nghi là gián điệp và đánh cắp tài sản trí tuệ của chính phủ Trung Quốc.

    Hành động mới của Tổng Chưởng lý Barr có thể gây bất lợi cho ‘chính quyền Biden’

    Theo luật sư thân chính quyền Biden, đây là hành động thông minh một cách ma mãnh của ông Barr, có thể ngăn cản chính quyến Biden làm điều họ muốn làm.

    Benjamin Wittes, một luật sư chống Tổng thống (TT) Trump và là bạn của cựu Giám đốc FBI James Comey, giải thích hôm thứ Sáu rằng quyết định của Tổng Chưởng lý Hoa Kỳ William Barr về việc thăng chức Chưởng lý Hoa Kỳ John Durham lên “cố vấn đặc biệt” là “thông minh một cách ma mãnh”, và điều này gây bất lợi cho chính quyền Biden nếu ông ấy được công bố chiến thắng và nhậm chức, theo The Blaze.

    Ông Barr ban đầu giao nhiệm vụ cho Durham vào năm ngoái điều tra nguồn gốc của cuộc “Điều tra Tư vấn Đặc biệt năm 2017 đến 2019” (một cuộc điều tra thực thi pháp luật và phản gián của Hoa Kỳ về những nỗ lực của chính phủ Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016).

    Hãng tin AP đưa tin: Barr nói với tờ báo này rằng ông đã bổ nhiệm Luật sư Hoa Kỳ John Durham làm cố vấn đặc biệt vào tháng 10, theo cùng các quy định liên bang đã điều chỉnh luật sư đặc biệt Robert Mueller trong cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử. Ông cho biết cuộc điều tra của Durham đã được thu hẹp để tập trung nhiều hơn vào hành vi của các đặc vụ FBI, những người đã làm việc trong cuộc điều tra Nga, được biết đến với mật danh là Crossfire Hurricane.

    Theo Wittes, động thái để Durham trở thành “cố vấn đặc biệt” sẽ khiến người kế nhiệm Barr và chính quyền Biden hầu như không thể ngăn chặn cuộc điều tra của Durham.

    Nhiều nghị sĩ tuyên bố thách thức kết quả bỏ phiếu Đại cử tri Đoàn tại Nghị viện


    Dân biểu Mo Brooks từ tiểu bang Alabama hôm thứ Năm (3/12 theo giờ Mỹ) đã chia sẻ với tờ Washington Times rằng, nếu hành vi đánh cắp cuộc bầu cử của ứng viên Joe Biden không bị cử tri đoàn ngăn chặn, ông sẽ thách thức kết quả kiểm đếm của cử tri đoàn khi Nghị viện chính thức xác nhận kết quả bầu cử Tổng thống vào ngày 6/1/2021, theo Sound of Hope.

    Ông nói rằng đã có hàng chục thành viên Hạ viện ủng hộ ông. Họ sẽ không cho phép thông qua các lá phiếu đại cử tri tại các tiểu bang có nghi vấn gian lận.

    Ông Brooks cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Hill hôm thứ Tư (2/12) rằng, trong tình huống xấu nhất, ông sẽ thách thức việc xác nhận kết quả bầu cử tại cuộc họp lưỡng viện. Bởi luật pháp liên bang cho phép các thành viên của cả Hạ viện và Thượng viện đưa ra các nghi vấn đối với kết quả bầu cử tổng thống tại cuộc họp lưỡng viện diễn ra ngày 6/1.

    Ông cho rằng, bằng chứng gian lận có quá nhiều, và “nếu chỉ những phiếu bầu đủ hợp pháp được tính, tổng thống Trump đã giành được đa số phiếu đại cử tri đoàn và được bầu lại làm Tổng thống”.

    Ngày 6/1/2021, 50 tiểu bang sẽ báo cáo kết quả các cuộc bầu cử cử tri đoàn ở tiểu bang của họ lên Nghị viện, Chủ tịch Thượng viện (tức Phó tổng thống Mike Pence) sẽ chủ trì cuộc họp này. Theo thông lệ, vào hôm đó Hạ viện và Thượng viện nếu mỗi bên có ít nhất một thành viên từ chối chấp nhận kết quả cuộc bỏ phiếu cử tri đoàn, thì Nghị viện sẽ xem xét lại kết quả cuộc bầu cử.

    Những tuyên bố của Dân biểu Brooks đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ, lấy ví dụ từ Dân biểu Warren Davidson từ tiểu bang Ohio, hay Dân biểu Barry Moore từ tiểu bang Alabama. Họ đều tuyên bố sẽ cùng ông Brooks phản đối việc xác thực Biden là tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ.

    Không có nhận xét nào