Header Ads

  • Breaking News

    Điểm tin ngày Thứ sáu 11 tháng 12 năm 2020

    Thành tựu mới của TT Trump: Israel và Ma rốc bình thường hóa quan hệ

    Tổng thống Trump hôm thứ Năm (10/12) cho biết, Israel và Ma rốc đã đồng ý bình thường hóa quan hệ trong một thỏa thuận do Nhà Trắng làm trung gian. Đây được xem là một thành tựu ngoại giao nữa của chính quyền TT Trump, theo The Epoch Times

    Sự kiện này đưa Ma rốc trở thành quốc gia thứ tư (sau Ả Rập thống nhất (UAE), Bahrain và Sudan) trong 4 tháng qua gác lại mối quan hệ thù địch với Israel để xây dựng mối quan hệ hòa bình với nhà nước Do Thái.

    “Một bước đột phá LỊCH SỬ khác ngày hôm nay! Hai người bạn TUYỆT VỜI của chúng ta là Israel và Vương quốc Ma rốc đã đồng ý thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ – một bước đột phá lớn cho hòa bình ở Trung Đông!”, Tổng thống Trump viết trên Twitter.

    Việc Ma rốc đồng ý bình thường hóa quan hệ với Israel liên quan đến việc Mỹ công nhận chủ quyền của quốc gia Bắc Phi đối với toàn bộ lãnh thổ Tây Sahara, một vùng sa mạc có tranh chấp kéo dài hàng thập kỷ.

    TT Trump cho biết Hoa Kỳ sẽ mở lãnh sự quán ở Dakhla, lãnh thổ Tây Sahara, để giúp thúc đẩy kinh tế và cơ hội kinh doanh cho khu vực.

    Theo thỏa thuận, Ma rốc sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ và nối lại các liên hệ chính thức với Israel, bao gồm việc cho phép các chuyến bay thẳng, đến và đi từ Israel.

    “Họ sẽ mở lại văn phòng liên lạc của họ ở Rabat và Tel Aviv ngay lập tức với ý định [tiến tới] mở đại sứ quán. Và họ sẽ thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các công ty Israel và Maroc ”, cố vấn Nhà Trắng Jared Kushner cho biết trong một cuộc gọi với các phóng viên.

    Airpods Max sản xuất ở Việt Nam nhưng nhà máy thuộc sở hữu Trung Quốc


    Apple đang tiếp tục giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp ở Trung Quốc bằng cách cho AirPods Max được sản xuất tại Việt Nam – nhưng hiện tại các nhà máy lắp ráp vẫn do các công ty Trung Quốc sở hữu.

    Theo Apple Insider, sau những động thái rời khỏi Trung Quốc trước đây để giảm bớt tác động từ cuộc chiến thương mại của chính quyền Trump, Apple được cho là sẽ lắp ráp AirPods Max mới tại Việt Nam, cho thấy Apple đang đẩy nhanh việc chuyển chuỗi cung ứng liên quan ra khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà máy lắp ráp tai nghe vẫn thuộc sở hữu của các công ty có trụ sở tại Trung Quốc.

    Theo nguồn tin của trang Digitimes, tai nghe này đang được lắp ráp bởi các công ty Luxshare Precision Industry và Goertek của Trung Quốc. Theo các nguồn tin giấu tên, nói rằng hai công ty Trung Quốc đã đánh bại các đối thủ Đài Loan về gói thầu này, mặc dù Inventec Appliances của Đài Loan đã tham gia vào quá trình phát triển AirPods Max theo một cách nào đó.

    Đây không phải là lần đầu tiên có thông tin về việc Apple muốn di chuyển các chuỗi cung ứng của mình ra khỏi Trung Quốc. Cuối tháng 11, nguồn tin của Reuters khẳng định Foxconn sẽ chuyển dây chuyền lắp ráp iPad và MacBook sang Việt Nam, do yêu cầu từ Apple.

    Tướng Nguyễn Đức Chung bị tuyên án 5 năm tù, giới quan sát nói ‘quá nhẹ’


    Hôm 11/12, một tòa án xử kín của Việt Nam đã tuyên phạt cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung 5 năm tù về tội “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước,” theo hãng tin Reuters. Giới quan sát nói với VOA rằng bản án như vậy là “quá nhẹ”.

    Báo Tuổi Trẻ tường thuật khi tòa cho phép báo giới vào phòng xử lúc tuyên án, cho biết Hội đồng Xét xử cáo buộc ông Chung là “chủ mưu, chỉ đạo và nhiều lần nhận tài liệu về vụ án Nhật Cường thông qua điều tra viên Phạm Quang Dũng.”

    Trang này dẫn lời của tòa tuyên rằng ông Chung có “vai trò chính” trong vụ án, nhưng đã “thừa nhận hành vi phạm tội”, “thành khẩn khai báo và có thái độ ăn năn.”

    “Ông Chung có nhiều tình tiết giảm nhẹ như được các cấp khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong công tác, được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, có tiền sử bị bệnh ung thư… nên tòa án tuyên mức hình phạt dưới khung so với cáo trạng truy tố,” vẫn theo báo Tuổi Trẻ.

    Ông Nguyễn Đức Chung, người đang bị Bộ Chính trị xem xét đề nghị khai trừ Đảng, bị cáo buộc là đã móc nối với ông Phạm Quang Dũng, cán bộ điều tra của Bộ Công an, để có được các thông tin, tài liệu quá trình điều tra vụ án Nhật Cường. Ông Dũng cũng bị phạt 4 năm 6 tháng tù về tội “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước” trong phiên tòa hôm 11/12. Hai bị cáo khác là tài xế riêng của ông Chung và cựu phó trưởng phòng thư ký biên tập Văn phòng UBND Hà Nội cũng bị phạt tù trong vụ án này.

    Nhận định về bản án 5 năm tù đối với ông Chung, Luật sư Lê Quốc Quân ở Hà Nội, nói với VOA:

    “Mức án 5 năm như vậy là quá nhẹ. Ông ấy bị truy tố theo khoản 3, Điều 337 “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước” với khung hình phạt từ 10-15 năm tù. Rõ ràng ông bị kết án có 5 năm tù ở phiên sơ thẩm, biết đâu ông ở phiên phúc thẩm ông được giảm nhẹ thêm – thường ở phúc thẩm chỉ có bằng hoặc giảm nhẹ hơn thôi.

    “Như vậy mức án 5 năm tù là rất nhẹ so với hành vi phạm tội, và so với [nội dung] truy tố của Viện Kiểm sát.”

    Em trai Joe Biden bị điều tra

    Một thành viên khác trong gia đình ứng viên tổng thống Dân chủ Joe Biden đang bị điều tra liên bang, theo một báo cáo của Politico công bố vào thứ Tư (9/12).

    Hãng Politico đưa tin, James Biden, em trai của ông Joe Biden đang trong tầm ngắm của các nhà điều tra liên bang.

    Các nhà chức trách liên bang ở quận Tây Pennsylvania đang điều tra bệnh viện Americore Health (hiện đã phá sản) và đặt câu hỏi về vai trò của ông James Biden trong công ty này, hai nguồn tin biết thông tin trực tiếp về cuộc điều tra nói với Politico.

    Hai bệnh viện điều hành bởi Americore Health trước đây đã bị FBI điều tra. Vào tháng Một, FBI đã đột kích vào một trong những bệnh viện của Americore Health và thu thập được một số chứng cớ.

    Tin tức này xuất hiện sau khi Hunter Biden, con trai của Joe Biden, thừa nhận anh ta bị bồi thẩm đoàn thông qua Văn phòng Công tố viên Mỹ ở bang Delaware điều tra các vấn đề về gian lận thuế từ năm 2018.

    Jame Biden từ chối trả lời câu hỏi của Fox News về các giao dịch kinh doanh ở nước ngoài của gia đình ông.

    Gần 900 chính trị gia từ 35 quốc gia kêu gọi ĐCSTQ chấm dứt bức hại Pháp Luân Công


    Ngày Nhân quyền Quốc tế hàng năm 10/12, toàn thế giới đã lên tiếng ủng hộ người dân Trung Quốc tố cáo hình sự đối với Giang Trạch Dân vì đàn áp Pháp Luân Công, đạo luật Magnitsky phiên bản châu Âu cũng đã có hiệu lực và Úc cũng bắt đầu trình đạo luật tương tự.

    Luật sư Chu Uyển Kỳ, điều phối viên chính hoạt động năm nay đã công bố số liệu thống kê toàn cầu mới, tuyên bố rằng cộng đồng quốc tế đã áp dụng quy tắc lập pháp thống nhất để truy tố kẻ ác phản nhân quyền Giang Trạch Dân. Hành động này đã trở thành một xu hướng quan trọng trong việc bảo vệ nhân quyền quốc tế, theo Sound of Hope.

    Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp ở New York hôm 9/12 cũng đã đưa ra một thông cáo báo chí cho biết, tính đến đến nay, 897 chính trị gia đa đảng từ 35 quốc gia và khu vực đã tham gia hoạt động ký tên chung, lên án cuộc bức hại Pháp Luân Công của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và kêu gọi ĐCSTQ ngay lập tức chấm dứt cuộc bức hại tàn bạo này.

    Luật sư Chu Uyển Kỳ tuyên bố rằng, từ tháng 7/2015 đến ngày 8/12/2020, hơn 3,8 triệu người ở 37 quốc gia trên thế giới đã cùng nhau ký tên tố cáo hình sự đối với kẻ từng đứng đầu ĐCSTQ – Giang Trạch Dân về tội ác chống lại loài người, báo cáo cuộc bức hại Pháp Luân Công lên Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, đồng thời yêu cầu đưa Giang Trạch Dân ra trước công lý.

    Theo thống kê, số người từ Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc tham gia tố cáo Giang Trạch Dân là đông nhất, với 1.263.250 người ở Đài Loan, 90.100 người ở Nhật Bản và 677.531 người ở Hàn Quốc. Ở châu Âu, có tổng cộng 29 quốc gia tham gia, trong đó Ukraine, Hà Lan, Israel, Tây Ban Nha, Cộng hòa Séc và Nga là các quốc gia có số lượng tố cáo lớn nhất; Úc cũng tham gia với hơn 200.000 bản tố cáo.

    Hồi tháng 8 năm nay, chính quyền Trump cũng đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với đặc khu trưởng Carrie Lam, các cảnh sát trưởng đương nhiệm và tiền nhiệm của Hồng Kông, cùng các quan chức cấp cao khác. Cách đây không lâu, bà Carrie Lam nói rằng, sau khi bị Mỹ trừng phạt, không có ngân hàng nào trên thế giới dám mở tài khoản cho bà. Bây giờ, bà buộc phải tiêu tiền mặt hàng ngày, thậm chí lương hàng tháng của bà cũng nhận bằng tiền mặt.

    Trung Quốc nhập gần 100 triệu tấn lương thực, lộ rõ dấu hiệu khủng hoảng

    Kể từ tháng 1 đến tháng 11 năm nay, Trung Quốc đã nhập khẩu 99,718 triệu tấn lương thực, tăng 29,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này làm nổi bật cuộc khủng hoảng lương thực nghiêm trọng đang xảy ra tại vùng đất hơn 1,4 tỷ dân.

    Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã luôn áp dụng hệ thống hạn ngạch nhập khẩu lúa mì, ngô và gạo. Tuy nhiên, trang web Caixin của Trung Quốc ngày 8/12 đưa tin, “quy tắc chi tiết về áp dụng và phân phối hạn ngạch thuế quan nhập khẩu ngũ cốc cho năm 2020” do Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc công bố, cho thấy ngô có hạn ngạch 7,2 triệu tấn và thuế suất đối với ngô nhập khẩu trong hạn ngạch chỉ là 1%. Ngô nhập khẩu vượt quá hạn ngạch sẽ bị áp thuế cao, thuế tối huệ quốc là 65%.

    Tính đến tháng 10 năm nay, lần đầu tiên Trung Quốc mua ngô nhập khẩu vượt quá hạn ngạch thuế quan hàng năm. Theo số liệu hải quan, từ tháng 1 đến tháng 10/2020, nhập khẩu ngô của Trung Quốc đạt 7,28 triệu tấn, tăng tới 97,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính riêng trong tháng 10, Trung Quốc đã nhập khẩu 1,14 triệu tấn ngô, gấp hơn 12 lần lượng ngô nhập khẩu cùng kỳ năm 2019.

    Ngoài ra, từ tháng 1 đến tháng 11 năm nay, Trung Quốc đã nhập khẩu 92,803 triệu tấn đậu tương, tăng 17,5% so với 85,511 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái.

    Theo báo cáo của Finance, các quan chức lương thực Ấn Độ ngày 1/12 cho biết, lần đầu tiên sau gần 30 năm, Trung Quốc đã nhập khẩu 100.000 tấn gạo từ Ấn Độ do nguồn cung gạo bị thắt chặt hơn ở Thái Lan, Myanmar và Việt Nam.

    Hơn nữa, Mỹ cũng có thể ngăn chặn Trung Quốc sử dụng đô la Mỹ và Bắc Kinh sẽ không thể mua được lương thực trong cộng đồng quốc tế. Mặc dù có nhiều khả năng Trung Quốc cũng sẽ cố gắng giải quyết việc này bằng đồng Nhân dân tệ. Tuy nhiên, nếu kinh tế Trung Quốc không tốt và lạm phát gia tăng thì đồng Nhân dân tệ cũng sẽ mất giá, kết hợp với tình hình quốc tế hiện tại thì vấn đề lương thực tại Trung Quốc là không nhỏ.

    Tối nay, Arizona sẽ tổ chức điều trần bổ sung về gian lận bầu cử

    Ủy ban Tư pháp Thượng viện Arizona sẽ tổ chức một buổi điều trần để nghe các cáo buộc gian lận bầu cử vào lúc 9 giờ sáng thứ Sáu theo giờ chuẩn miền núi (MST) (tức 11 giờ tối thứ Sáu theo giờ VN).

    Các nhà lập pháp sẽ ban hành trát đòi hầu tòa nếu cần thiết. Thông tin này được Dân biểu Mark Finchem, người chủ trì các phiên điều trần về gian lận bầu cử tại Arizona, xác nhận trên Twitter cá nhân hôm thứ Năm (10/12).

    Nhà thống kê Bobby Piton đã phân tích kết quả bầu cử bất khả thi và tiềm ẩn gian lận của Arizona. Ông giải thích rằng mức tăng phiếu bầu vào năm 2020 kể từ năm 1998 thậm chí lớn hơn mức tăng dân số trong cùng khoảng thời gian.

    Arizona hiện ghi nhận 79,9% số cử tri đi bỏ phiếu, mức cao nhất trong cả nước, và khá phi lý theo kết quả tổng hợp mới nhất từ ​​Statista. Đây cũng ‘dễ’ là con số cử tri đi bỏ phiếu lớn nhất trong lịch sử tiểu bang.

    Vào ngày 16/11, Arizona báo cáo tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu là 65,9% – nhưng đến ngày 30/11, trang web báo cáo kết quả bầu cử Arizona Vote được đề xuất bởi Chánh Thư ký tiểu bang Arizona lại ghi nhận tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu lên đến 79,9%! Làm sao để giải thích sự thay đổi này?

    Không chỉ vậy, quận Maricopa – quận đông dân số nhất ở Arizona có khả năng quyết định người thắng cử – đã sử dụng máy kiểm đếm Dominion vốn bị cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử năm nay.

    Trung Quốc tố Anh, Pháp ‘xúm lại’ với Mỹ ‘cho ấm’

    Thời báo Hoàn Cầu, một trong những cơ quan truyền thông của nhà nước Trung Quốc đã chỉ trích các cuộc tập trận quân sự của phương Tây dự kiến vào năm tới. Hải quân hai nước Anh và Pháp sẽ tới vùng biển Nhật Bản để trình diễn sức mạnh quân sự trong khu vực, theo New York Times Post.

    Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản và Trung Quốc đã leo thang căng thẳng về các yêu sách lãnh thổ ở biển Hoa Đông, nhưng cả hai vẫn cố gắng giữ quan hệ ngoại giao.

    Cuộc tập trận cũng diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh và Washington đã leo thang triển khai các lực lượng hàng hải của họ ở các vùng biển mà Trung Quốc yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.

    Thời báo Hoàn Cầu đã chỉ trích các quốc gia châu Âu vì họ tham gia vào các nỗ lực quân sự của Mỹ và Nhật Bản trong vùng biển mà Trung Quốc có yêu sách chủ quyền.

    Tờ báo Anh Express dẫn lời tờ Hoàn Cầu nói: “Anh Quốc và Pháp đang cố gắng xúm lại với Mỹ cho ấm. Hai quốc gia châu Âu biết rõ rằng sức mạnh quân sự của họ là không đủ cho tham vọng toàn cầu của họ”.


    Võ Thái Hà tóm lược

    Không có nhận xét nào