Ông Hiếu và gần 200 thuyền viên khác đang bị giữ ở trại Tanjung Pinang thuộc quần đảo Riau phía Đông Indonesia, có người vài tháng và có người đã 2-3 năm chưa trở về quê mẹ mặc dù nơi giữ các ông chỉ mất tối đa 2 ngày chạy ghe là có thể trở về.
Ngư dân Việt ở Indonesia cầu cứu: "Hãy giúp đỡ anh em chúng tôi xum họp với vợ con!” |
Ông Hiếu và những ngư dân Việt ở đây bị phía Indonesia bắt giữ vì cáo buộc đánh cá trộm trong vùng nước của Indonesia.
Theo luật pháp Indonesia, chỉ có những tài công (người lái tàu) mới bị xét xử, bị tù và trục xuất sau, còn các thuyền viên như ông không phải ra tòa mà chỉ chờ ngày về, vậy mà theo video cung cấp cho Đài Á Châu Tự Do, Đại sứ quán Việt Nam dường như không quan tâm đến sự tồn tại của các anh.
Ăn cơm thiu, cơm sống qua ngày
“Đời sống của anh em quá khổ. Bữa ăn cơm thiu có, bữa cơm sống có. Còn đi xuống căng-tin thì phải mua tốn tiền,” ông Hiếu nói thêm: “Bây giờ chúng tôi nhờ chính quyền Việt Nam giúp đỡ anh em chúng tôi về nước đoàn tụ với gia đình. Hoàn cảnh khó khăn. Mong các cấp, toà soạn đưa lên ý kiến giúp đỡ anh em chúng tôi xum họp với vợ con”.
Anh Võ Văn Hoàng, một người có 10 năm kinh nghiệm đi biển cũng đang bị giữ trong cùng trại xác nhận thông tin trên là có thật, tuy nhiên anh lo sợ chuyện đến tai chính quyền Indonesia vì "dù gì mình cũng đang ở trong tay người ta".
"Ở bên trại Batam được ba tháng rồi đưa qua đây. Cái trại này nói chung cũng bình thường cũng không có gì đến nỗi cực nhọc.
Cơm nước cũng một ngày ba cử, cơm ăn cũng vừa đủ no nhưng đồ ăn thì không có đâu!
Tụi em phải gửi tiền từ Việt Nam qua rồi phải đi xuống căng-tin mua mì thêm mua bánh, mua sữa chứ đồ ở bên Indo nó cung cấp cho ăn nói chung là anh em không có đủ no.
Nói chung là cũng có cho ăn cơm thiu nhưng cũng tại ổng nói mà không suy nghĩ, không né tránh một chút.
Theo luật pháp Indonesia, chỉ có những tài công (người lái tàu) mới bị xét xử, bị tù và trục xuất sau, còn các thuyền viên như ông không phải ra tòa mà chỉ chờ ngày về, vậy mà theo video cung cấp cho Đài Á Châu Tự Do, Đại sứ quán Việt Nam dường như không quan tâm đến sự tồn tại của các anh.
Ăn cơm thiu, cơm sống qua ngày
“Đời sống của anh em quá khổ. Bữa ăn cơm thiu có, bữa cơm sống có. Còn đi xuống căng-tin thì phải mua tốn tiền,” ông Hiếu nói thêm: “Bây giờ chúng tôi nhờ chính quyền Việt Nam giúp đỡ anh em chúng tôi về nước đoàn tụ với gia đình. Hoàn cảnh khó khăn. Mong các cấp, toà soạn đưa lên ý kiến giúp đỡ anh em chúng tôi xum họp với vợ con”.
Anh Võ Văn Hoàng, một người có 10 năm kinh nghiệm đi biển cũng đang bị giữ trong cùng trại xác nhận thông tin trên là có thật, tuy nhiên anh lo sợ chuyện đến tai chính quyền Indonesia vì "dù gì mình cũng đang ở trong tay người ta".
"Ở bên trại Batam được ba tháng rồi đưa qua đây. Cái trại này nói chung cũng bình thường cũng không có gì đến nỗi cực nhọc.
Cơm nước cũng một ngày ba cử, cơm ăn cũng vừa đủ no nhưng đồ ăn thì không có đâu!
Tụi em phải gửi tiền từ Việt Nam qua rồi phải đi xuống căng-tin mua mì thêm mua bánh, mua sữa chứ đồ ở bên Indo nó cung cấp cho ăn nói chung là anh em không có đủ no.
Nói chung là cũng có cho ăn cơm thiu nhưng cũng tại ổng nói mà không suy nghĩ, không né tránh một chút.
Tại vì còn ở đây mà ông nói như vậy thì cũng hơi oải với nó. Cũng có nhầm bữa thiu mở hộp cơm ra hôi chua anh em cũng không dám ăn luôn."
Anh Hoàng cũng quay 1 đoạn video ngắn cho thấy bữa cơm trưa ngày 10-12 được đựng trong một thố nhựa tròn trong đó có 3 ngăn đựng cơm trắng, ít canh và một miếng trứng chiên.
Trong khi đó, ông Didik Agus - Bộ Thủy sản và Các vấn đề về biển Indonesia trả lời Benar News (hãng tin thuộc RFA) cho hay, chỉ trong năm nay, có 225 ngư dân Việt Nam bị bắt vì "đánh bắt bất hợp pháp trong Khu vực Quản lý Nghề cá của nước Cộng hòa Indonesia."
Ông này khẳng định "tất cả các thuyền viên đều có sức khỏe tốt và đang được đối xử thích hợp theo các quy định hiện hành."
"Tiền làm từ mấy năm trước thì năm nay bị trôi hết rồi"
Anh Hoàng làm nghề chài lưới trong mấy năm vừa qua để dành được một số tiền, tuy nhiên tất cả đều "trôi hết" trong khoảng 1 năm anh bị bắt ở Indonesia. Chị vợ làm nghề bán hàng online nhưng cũng thất thu vì dịch COVID-19.
"Tôi có hai đứa, cháu lớn đang học lớp 7, còn đứa nhỏ đang học mẫu giáo, bây giờ còn cha mẹ già nữa...
Vợ em có con nhỏ phải đưa rước đi học cũng đâu có làm gì được. Công việc ở Việt Nam cũng bị ảnh hưởng trì trệ đâu có ai làm gì được đâu. Nói chung là tiền làm từ mấy năm trước thì năm nay bị trôi hết rồi!
Tội nghiệp anh em thuyền viên lắm, nói chung là tất cả anh em ở đây toàn là những lao động chính trong gia đình.
Bây giờ những lao động chính này mà bị bắt nhốt ở đây thì gia đình đâu còn tiền thu nhập vô nữa đâu chỉ có tiền ra thôi.
Có nhiều gia đình phải cho con em của người ta nhưng học không có tiền đóng học phí luôn. phải mượn nợ để lo tiền thuốc men cho cha già, tiền học cho hai đứa con." - anh Hoàng bày tỏ.
Anh Hoàng cũng kể về một trường hợp của Trung, năm nay hơn 20 tuổi, cũng bị bắt đợt tháng 4-2020.
Tháng 8 vừa qua người cha của Trung đột tử trong đêm, em không thể về để nhìn mặt cha lần cuối. Các ngư dân vì nóng lòng cũng nhiều lần gọi điện đến số của Đại sứ quán thì không có người trả lời.
Người mẹ của Trung nhắn tin cho chúng tôi cầu cứu, bà cho hay đã đi đến Sở Ngoại vụ tỉnh Kiên Giang để hỏi thăm, tuy nhiên cơ quan này cho biết không có thông tin gì về những lao động nghề cá bị bắt ở Indonesia.
Theo cơ quan chức năng Indonesia, trong 225 ngư dân Việt Nam bị bắt giữ từ đầu năm thì có 26 người là nghi phạm, trong khi 199 người không phải là nghi phạm.
Chúng tôi gọi điện đến Sở Ngoại vụ tỉnh Kiên Giang để hỏi về vụ việc của các ngư dân, tuy nhiên người phụ trách công tác Bảo hộ công dân khẳng định thông tin có ngư dân bị bắt ở Indonesia là không có thật.
"Cái thông tin này tôi cũng không nghe là có ai phản hồi lại nên tôi cũng không biết là tin có chính thống hay không anh ha.
Còn vấn đề công dân mình ở bên đó 3 năm hay gì đó là KHÔNG CÓ THẬT!" - bà này khẳng định đồng thời đề nghị phóng viên gửi văn bản đến Sở để sắp lịch làm việc theo trình tự.
Còn ông Trần Văn Phương, Trưởng phòng Bảo hộ công dân - Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam thì lại bảo phóng viên gọi cho Đại sứ quán ở nước sở tại.
"Anh ơi, đề nghị anh liên hệ giúp với Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia nhé!
Họ sẽ có thông báo tình hình bảo hộ công dân, cũng như những cái thông tin mà cơ quan trong nước có những cái điều hành đối với công tác bảo hộ công dân thông qua Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia."
Trong khi đó, sau một ngày gọi cho Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia không có người nhấc máy, trưa 10-12, một nhân viên trực đường dây nóng cho biết "Sứ quán vẫn đang xử lý" vụ các ngư dân bị kẹt ở Indonesia.
"Sứ quán vẫn đang liên hệ và vẫn đang xử lý mà, chứ làm gì có chuyện không xử lý đâu.
Hiện nay thì như anh biết do COVID nên không có chuyến bay về nước. Với lại thủ tục xác minh thì cũng phải đợi trong nước có kết quả chứ chúng tôi không phải không làm gì. Điều đó không đúng" - Nhân viên Đại sứ quán từ chối cung cấp thông tin thêm, cho hay ông phải hỏi lãnh đạo và đề nghị phóng viên không dẫn lời.
"Đánh cá ở Trường Sa thì bị Trung Quốc đụng, đánh ở giáp biên thì Indonesia bắt"
"Mấy ngư trường đó giờ đánh bắt đâu có lời nữa đâu, đâu có còn cá mực nhiều nữa đâu.
Những vùng biển như là từ Phú Quý đổ lên, mấy vùng biển đó bây giờ đâu có dám làm, làm là ba cái tàu Trung Quốc nó càn, nó rượt nó đụng không làm sao mà mình dám làm.
Hồi năm rồi tôi cũng có làm tới ở bên Trường Sa nhưng mà tàu Trung Quốc nó càn quá trời, tàu Hải giám nó rượt nó đụng. Rồi đâu có dám làm nữa!
Đâu có dám làm, mình vô trong gần mé quá thì thì tàu mình công suất lớn bên kiểm ngư cũng cấm không cho làm, mà ở giữa chừng thì cũng không còn nhiều cá mực nữa.
Tại vì cái lượng tàu đánh bắt của mình nó quá đông, mình hoạt động giết con cá con mực nó phải dạt và nó chạy sang những vùng biển lân cận như Malaysia, Indonesia.
Như bên phía Malaysia, Indonesia thì nó không có khai thác hải sản như mình, người ta ít có tàu lắm" - Anh Hoàng giải thích lý do vì sao nhiều tàu cá phải đi xa hơn đến những vùng giáp biên với Indonesia và Malaysia để đánh cá.
Thế nhưng, mặc dù đánh cá theo tọa độ được Cảnh sát biển cùng với các cơ quan chức năng Việt Nam chỉ dẫn nhưng theo anh tàu cá vẫn bị bắt và dẫn giải về biển Indonesia để quay phim, chụp hình làm bằng chứng.
"Ở đây thì nói chung anh em đi khoảng hơn 10 năm rồi, đó giờ chưa lần nào bị Indo bắt.
Nói với anh để giải nỗi oan cho tụi tôi, nhiều khi mình đánh ở khu vực chồng lấn còn nằm bên vùng biển của Việt Nam cách 57 hải lý, mình vẫn bị nó qua bắt mình.
Tụi em thì không có gì để chống trả, nó chạy lại thì tụi em không cho cập nó lấy súng ra bắn.
Nó bắn thẳng vào phòng tài công không à, đâu có dám chạy đi đâu.
Buông tay thì nó cho lính qua, nó dẫn mình qua tàu của nó, rồi nó cho người của nó qua chạy tàu của mình.
Chạy mấy tiếng đồng hồ chừng nào về tới bên biển của nó thì nó mới thả trôi, lập biên bản bắt mình ký tên, đường nào mà phản với nó nổi!" - Anh Hoàng kể lại.
Ông Toàn, một ngư dân ở Kiên Giang có 50 năm kinh nghiệm đi biển. Ông đã bỏ nghề cá khoảng một năm nay, thừa nhận có tình trạng đút lót để qua biển Malaysia, Indonesia đánh trộm, tuy nhiên vẫn bị các cơ quan chức năng bắt như thường.
"Có người ở bển gọi điện qua, nếu có người thì mình trốn, không có người thì mình qua đánh. Mình trả tiền cho người bên đó báo tin.
Mình trả tiền cho người mình rồi người ta liên lạc với cảnh sát biển Malaysia, một năm là 50 triệu đồng", ông Toàn kể.
Công tác Bảo hộ Công dân
Thông tin trên trang web của Đại sứ quán Việt Nam tại Jakarta, từ đầu năm đến nay đã có 3 chuyến bay đưa công dân về nước, trong đó chuyến gần nhất là vào ngày 29-11-2020 với 90 công dân.
Trang web của đài tiếng nói Việt Nam VOV hôm 23-9 dẫn số liệu của bộ phận lãnh sự Đại sứ quán cho biết từ đầu năm đến nay, Đại sứ quán Việt Nam tại Jakarta đã làm việc với các cơ quan trong nước và sở tại để xác minh nhân thân và thực hiện các biện pháp bảo hộ cần thiết và đưa về nước tổng cộng 108 ngư dân/283 ngư dân.
"Ở đây thì nói chung anh em đi khoảng hơn 10 năm rồi, đó giờ chưa lần nào bị Indo bắt.
Nói với anh để giải nỗi oan cho tụi tôi, nhiều khi mình đánh ở khu vực chồng lấn còn nằm bên vùng biển của Việt Nam cách 57 hải lý, mình vẫn bị nó qua bắt mình.
Tụi em thì không có gì để chống trả, nó chạy lại thì tụi em không cho cập nó lấy súng ra bắn.
Nó bắn thẳng vào phòng tài công không à, đâu có dám chạy đi đâu.
Buông tay thì nó cho lính qua, nó dẫn mình qua tàu của nó, rồi nó cho người của nó qua chạy tàu của mình.
Chạy mấy tiếng đồng hồ chừng nào về tới bên biển của nó thì nó mới thả trôi, lập biên bản bắt mình ký tên, đường nào mà phản với nó nổi!" - Anh Hoàng kể lại.
Ông Toàn, một ngư dân ở Kiên Giang có 50 năm kinh nghiệm đi biển. Ông đã bỏ nghề cá khoảng một năm nay, thừa nhận có tình trạng đút lót để qua biển Malaysia, Indonesia đánh trộm, tuy nhiên vẫn bị các cơ quan chức năng bắt như thường.
"Có người ở bển gọi điện qua, nếu có người thì mình trốn, không có người thì mình qua đánh. Mình trả tiền cho người bên đó báo tin.
Mình trả tiền cho người mình rồi người ta liên lạc với cảnh sát biển Malaysia, một năm là 50 triệu đồng", ông Toàn kể.
Công tác Bảo hộ Công dân
Thông tin trên trang web của Đại sứ quán Việt Nam tại Jakarta, từ đầu năm đến nay đã có 3 chuyến bay đưa công dân về nước, trong đó chuyến gần nhất là vào ngày 29-11-2020 với 90 công dân.
Trang web của đài tiếng nói Việt Nam VOV hôm 23-9 dẫn số liệu của bộ phận lãnh sự Đại sứ quán cho biết từ đầu năm đến nay, Đại sứ quán Việt Nam tại Jakarta đã làm việc với các cơ quan trong nước và sở tại để xác minh nhân thân và thực hiện các biện pháp bảo hộ cần thiết và đưa về nước tổng cộng 108 ngư dân/283 ngư dân.
Theo cơ quan chức năng Indonesia, trong 225 ngư dân Việt Nam bị bắt giữ từ đầu năm thì có 26 người là nghi phạm, trong khi 199 người không phải là nghi phạm.
Tổng cục trưởng cục Giám sát nguồn lợi thủy sản và biển (PSDKP) đã bàn giao 9 thuyền viên cho Văn phòng Công tố và 123 thuyền viên cho Tổng cục Xuất nhập cảnh.
"Đối với 92 thuyền viên đang ở các bến cảng PSDKP trên các đảo Batam và Natuna, 4 người vẫn đang được điều tra, 12 người đã được giao cho Công tố viên để xét xử và không có cáo buộc nào đối với 76 người đã bị chuyển đến trại giam trung tâm của Tổng cục Di trú.
Các thuyền viên không bị truy tố, căn cứ vào quy định của luật pháp quốc tế và quốc gia, đã được phép về nước từ đầu. Tuy nhiên, quá trình trở về nhà chắc chắn phụ thuộc vào quốc gia gốc của ngư dân, nơi sẽ trả tiền cho việc trở về của họ", ông Didik Agus - phát ngôn nhân Bộ Thủy sản và Các vấn đề về biển Indonesia cho hay.
Ông Didik Agus cho biết, đã liên lạc với Chính phủ Việt Nam thông qua Đại sứ quán tại Jakarta, tuy nhiên, "Đại sứ quán Việt Nam đã chuyển thông tin rằng tình hình đại dịch COVID-19 gây trở ngại đáng kể cho việc hồi hương công dân."
Hôm 11-12-2020, các ngư dân còn kẹt ở Indonesia liên lạc lại với chúng tôi cho hay, sau khi đoạn video của ngư dân kêu cứu được Đài Á Châu Tự Do đăng tải thì phía Indonesia đã gửi một số giấy tờ vào và yêu cầu những người này điền.
Giấy tờ bao gồm Tờ khai dùng cho ngư dân Việt Nam xin hồi hương và Tờ khai bổ sung xin cấp Giấy thông hành về Việt Nam dành cho ngư dân bằng Tiếng Việt. Tên ngư dân trong bài đã được thay đổi theo yêu cầu của ngư dân vì lý do an toàn
Tổng cục trưởng cục Giám sát nguồn lợi thủy sản và biển (PSDKP) đã bàn giao 9 thuyền viên cho Văn phòng Công tố và 123 thuyền viên cho Tổng cục Xuất nhập cảnh.
"Đối với 92 thuyền viên đang ở các bến cảng PSDKP trên các đảo Batam và Natuna, 4 người vẫn đang được điều tra, 12 người đã được giao cho Công tố viên để xét xử và không có cáo buộc nào đối với 76 người đã bị chuyển đến trại giam trung tâm của Tổng cục Di trú.
Các thuyền viên không bị truy tố, căn cứ vào quy định của luật pháp quốc tế và quốc gia, đã được phép về nước từ đầu. Tuy nhiên, quá trình trở về nhà chắc chắn phụ thuộc vào quốc gia gốc của ngư dân, nơi sẽ trả tiền cho việc trở về của họ", ông Didik Agus - phát ngôn nhân Bộ Thủy sản và Các vấn đề về biển Indonesia cho hay.
Ông Didik Agus cho biết, đã liên lạc với Chính phủ Việt Nam thông qua Đại sứ quán tại Jakarta, tuy nhiên, "Đại sứ quán Việt Nam đã chuyển thông tin rằng tình hình đại dịch COVID-19 gây trở ngại đáng kể cho việc hồi hương công dân."
Hôm 11-12-2020, các ngư dân còn kẹt ở Indonesia liên lạc lại với chúng tôi cho hay, sau khi đoạn video của ngư dân kêu cứu được Đài Á Châu Tự Do đăng tải thì phía Indonesia đã gửi một số giấy tờ vào và yêu cầu những người này điền.
Giấy tờ bao gồm Tờ khai dùng cho ngư dân Việt Nam xin hồi hương và Tờ khai bổ sung xin cấp Giấy thông hành về Việt Nam dành cho ngư dân bằng Tiếng Việt. Tên ngư dân trong bài đã được thay đổi theo yêu cầu của ngư dân vì lý do an toàn
https://www.rfa.org/
Không có nhận xét nào