Header Ads

  • Breaking News

    Nguyễn Hoàng Dũng – Quân cờ Domino nào sẽ ngã đầu tiên: PENNSYLVANIA, GEORGIA HAY ARIZONA?

    Ngày 30/11 (giờ Hoa Kỳ), Dân biểu (DB) Hạ viện Pennsylvania Russ Diamond cùng 38 DB CH khác đã đệ trình lên Lưỡng viện bang này, gọi là Đại hội đồng Khối thịnh vượng chung (ĐHĐ), một Dự thảo Nghị quyết mang tên HR1094 chờ biểu quyết thông qua [1]. Dự thảo này có nội dung gần như tương tự với bản Dự thảo trước đó do 4 TNS CH là Doug Mastriano, David J. Arnold, Jr., Michele Brooks và Mario M. Scavello soạn công bố ngày 27/11 [2]. Nội dung chính của văn bản này có nhiều điểm đáng lưu ý sau đây:

    &I&. Phê Phán Khối Hành Pháp & Tư Pháp

    Dự thảo đã dùng những từ ngữ rất nặng nề để phê phán lãnh đạo ngành Hành pháp tiểu bang, gồm Quốc vụ khanh (QVK) Kathy Boockvar và Thống đốc (TĐ) Tom Wolf cùng Toà Tối cao tiểu bang (ám chỉ Thẩm phán Emmet Sullivan), vì đã thông đồng nhau thay đổi và cho thông qua những quy định vi phạm pháp luật và trái với Luật Bầu cử của bang Pennsylvania do ĐHĐ ban hành, tạo điều kiện cho hành vi gian lận phiếu bầu diễn ra. Quan trọng hơn, các hành động trên đã “XÂM PHẠM QUYỀN HẠN” của ĐHĐ được Hiến pháp Hoa Kỳ quy định. Có 4 “tội trạng” được nêu ra theo trình tự thời gian như sau:

    (I). Ngày 17/9/2020, Toà án Tối cao bang Pennsylvania do các thẩm phán Đảng DC chiếm đa số đã đơn phương gia hạn thời gian nhận phiếu bầu qua bưu điện trái với pháp luật và còn quyết định rằng, các lá phiếu không có đóng dấu bưu điện vẫn được xem là phiếu đúng hạn và hợp lệ, cho dù không được xác minh chữ ký cử tri.

    (ii). Ngày 23/10/2020, Quốc vụ khanh Kathy Boockvar đã trình một kiến nghị lên Toà án Tối cao Tiểu bang, để rồi Toà này chấp thuận và phán quyết rằng, không cần thiết phải xác thực chữ ký của những phiếu bầu gửi qua thư, gây ra tình trạng bất bình đẳng giữa những người đi bầu trực tiếp và những người bầu qua thư, do vậy phá bỏ luôn thiết chế bảo vệ ngăn ngừa nguy cơ gian lận phiếu xảy ra.

    (iii). Vào đêm ngày 2/11/2020, trước thời điểm kiểm duyệt những phiếu bầu qua thư theo quy định (tức 7:00 sáng 3/11/2020), Văn phòng Quốc vụ khanh đã khuyến khích một số hạt trong tiểu bang được quyền sơ duyệt trước các phiếu bầu qua thư không hợp lệ, rồi thông báo với Văn phòng các phiếu đó thuộc đảng phái nào và bầu cho ứng cử viên nào.

    (iv). Quốc vụ khanh (và Thống đốc đương nhiên) đã VỘI VÀNG và đơn phương chứng nhận kết quả bầu cử (kèm danh sách các Đại cử tri, ĐCT) vào ngày 24/11/2020, mà không đợi đến sau khi các vụ kiện gian lận bầu cử ngày 3/11/2020 được phân xử. Trong khi đó, ngày chứng nhận bầu cử trong năm bầu cử 2016 lại là 12/12 (dù không có kiện tụng).

    &II&. Những Kết Luận Đáng Chú Ý

    (i). Một trong những kết luận đáng mong đợi nhất cho Nhóm Pháp lý Tổng thống Donald Trump trong Dự thảo là, công nhận các cáo buộc và xác nhận cuộc bầu cử năm 2020 có nhiều bất thường và bất hợp lý nghiêm trọng trong việc kiểm đếm những phiếu bầu gửi qua thư (hàm ý gian lận phiếu), xảy ra ngay từ lúc sơ duyệt trái luật các phiếu này trong đêm 2/11/2020 cho tới giai đoạn kiểm duyệt chính thức.

    (ii). Tiếp theo là 2 phản đối vô cùng quan trọng. Một là, phản đối việc “xâm phạm quyền hạn” hiến định của ĐHĐ (nghĩa là ĐHĐ sẽ giành quyền chỉ định danh sách Cử tri đoàn về mình). Hai là, phản đối và không đồng tình với việc Quốc vụ khanh Tiểu bang đã vội vàng chứng nhận kết quả bầu cử ngày 3/11/2020 liên quan tới danh sách các ĐCT.

    (iii). Tiếp theo nữa là một tuyên bố làm nền tảng cho việc thay đổi kết quả cuộc bầu cử năm 2020 giữa Tổng thống Donald Trump và ƯCV Joe Biden. Dự thảo tuyên bố rằng, tiến trình chứng nhận kết quả bầu cử 2020 và lựa chọn danh sách ĐCT ở tiểu bang Pennsylvania hiện đang bị tranh chấp.

    (iv). Cuối cùng, Dự thảo kết thúc với 2 “thúc giục”: Một là, Quốc vụ khanh phải triệu hồi danh sách ĐCT đã gửi đi hoặc để trống danh sách đó, đồng thời trì hoãn luôn việc chứng nhận kết quả các cuộc bầu cử khác và hai là, kiến nghị Quốc hội Hoa kỳ công bố rằng, quyền hạn chỉ định danh sách ĐCT ở tiểu bang Pennsylvania hiện đang bị tranh chấp

    &III&. Tầm Quan Trọng Của Nghị Quyết

    Một khi Dự thảo Nghị quyết trên được thông qua, Tổng thống Donald Trump sẽ có rất nhiều lợi thế trước ƯCV Joe Biden, vì nó vừa giúp ngăn chặn quá trình chứng nhận bầu cử và thành lập danh sách ĐCT từ phía hành pháp, vừa giành quyền hiến định đó về tay mình, bằng cách vận dụng Điều II, Mục 1, Khoản 2 trong Hiến pháp Hoa Kỳ. Theo đó, quyền lựa chọn Cử tri đoàn của mỗi bang thuộc về cơ quan lập pháp tiểu bang đó [3].

    Như thế, việc Lưỡng viện bang Pennsylvania bầu chọn danh sách ĐCT (khi có cáo buộc gian lận...) là quyền hiến định nên toà án không thể can thiệp vào. Do vậy, ĐHĐ bang Pennsylvania sẽ thông qua Nghị Quyết, lập danh sách 20 ĐCT gửi lên Quốc hội Liên bang, chờ ngày bỏ phiếu nghi thức dự kiến 14/12. Liệu Nghị quyết có được thông qua? Chắc chắn! Vì Đảng CH chiếm đa số ở cả Lưỡng viện, với Hạ viện là 113/90 và Thượng viện là 28/21, so với Đảng DC. Hơn nữa, bản chất của việc biểu quyết chọn danh sách ĐCT không giống như việc thông qua một đạo luật (Bill), nên không cần tỉ lệ 2/3.

    Tuy nhiên, vẫn còn 1 tình huống nữa có thể xảy ra. Đó là khi lãnh đạo Hành pháp (TĐ Tom Wolf và QVK Boockvar) vẫn khăng khăng không rút lại danh sách ĐCT đã gửi đi. Lúc đó, sẽ có 2 danh sách ĐCT thuộc tiểu bang Pennsylvania được gửi đến Quốc hội Hoa Kỳ, một là của bên hành pháp bầu cho ƯCV Joe Biden và một do phía lập pháp chọn bầu cho TT Trump. Cũng đâu có sao? Dù TCPV có xử thế nào, trái banh trách nhiệm cuối cùng sẽ thuộc về Hạ viện Liên bang vừa được bầu. Với thể thức mỗi tiểu bang chọn 1 DB và căn cứ trên tỉ lệ đa số kiểm soát lưỡng viện giữa Đảng CH so với Đảng DC hiện nay là 29/19, thì đương nhiên Tổng thống Trump sẽ tái đắc cử [4]

    Thế nhưng, quan trọng nhất, Nghị quyết HR1094 sẽ tạo một “tiền lệ”, hay đúng hơn là sẽ hình thành một phản ứng dây chuyền theo “Học thuyết Domino” của Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower, tức là 4 bang chiến trường còn lại gồm: Arizona, Georgia, Michigan và Wisconsin cũng sẽ có xu hướng làm theo Pennsylvania, bởi vì lưỡng viện của 4 tiểu bang này cũng đều do Đảng CH chiếm đa số lãnh đạo. Chỉ là chưa biết quân cờ nào sẽ ngã trước thôi. Ngày 5/12 ĐHĐ Pennsylvania mới họp lại và chỉ cần 1 ngày để thông qua. Arizona sẽ thông qua nghị quyết trước chăng? Hay Georgia? Biết đâu Michigan sẽ ngã trước thì sao? Hãy chờ thêm vài ngày.

    &IV&. Đôi Dòng Kết Luận & Dự Đoán

    Tới giờ phút này, có thể khẳng định, phương án yêu cầu các cơ quan lập pháp tiểu bang chiến địa do Đảng CH lãnh đạo, tổ chức các phiên điều trần, nghe trình bày chứng cứ về gian lận phiếu, sau đó thông qua các nghị quyết chỉ định danh sách các Cử tri đoàn, vận dụng Điều II, Mục 1, Khoản 2 trong bản Hiến pháp Hoa Kỳ là phương án đầu tiên Chiến dịch Bầu cử TT Trump tính tới. Dự thảo của Thượng viện và Hạ viện Pennsylvania khác nhau ở 1 điểm quan trọng: Bản của Hạ viện không tuyên bố bảo lưu quyền hạn chỉ định danh sách ĐCT. Vì mặc nhiên hiến định? Hay vì không muốn bị hiểu là cố tình lật ngược cuộc bầu cử? Có vẻ như phía TT Trump chỉ cần cụm từ “Kết Quả Bầu Cử Đang Bị Tranh Chấp” từ các cơ quan lập pháp là đủ.

    Phương án kiện tụng lên tới TCPV để có lợi thế chắc chỉ được tính là thứ yếu trước khi Thẩm phán TCPV Ruth Ginsburg đột ngột qua đời hôm 18/9, đặc biệt là trước khi Thẩm phán Amy Coney Barrett được bầu vào TCPV ngày 26/10, bởi nhiều bằng chứng cho thấy Chánh án TCPV John Roberts không ủng hộ ông Trump và có mối liên hệ với nhà nước ngầm khi liên tiếp phán quyết ủng hộ các tư tưởng tả khuynh (ủng hộ Obamacare, gia hạn thời gian nhận phiếu bầu qua thư ở bang Pennsylvania, ủng hộ Thống đốc Cuomo không cho các tín hữu tụ tập ở Thánh đường Công giáo....). Nhưng biết đâu, đường lên TCPV sẽ sáng sủa thì sao? Chẳng phải “trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi cũng thành đường thôi", như Lỗ Tấn nói sao?

    Ngoài ra, TT Trump vẫn còn những khả năng tái đắc cử khác nữa. Giả sử vì kiện tụng mà kết quả cứ giằng co nên các nhóm BLM hay ANTIFA nôn nóng kéo nhau đi đập phá, thì không những các Lực lượng Đặc biệt sẽ trấn áp chúng mà TT Trump có thể áp dụng “Thiết Quân Luật Hạn Chế” để nắm tiếp quyền Tổng thống. Còn không, chỉ cần chính quyền ông phát hiện ra, dù chỉ là 1 chứng cứ, có sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử 2020 ở Mỹ, như cáo buộc cổ đông lớn nhất của UBS Securities mua lại Dominion là ĐCSTQ (75%), thì ông Trump vừa kích hoạt “Đạo Luật Chống Nổi Loạn” (1807) vừa áp dụng luôn “Sắc Lệnh Hành Pháp Áp Đặt Các Biện Pháp Trừng Phạt Nhật Định Trong Trường Hợp Có Sự Can Thiệp Của Nước Ngoài Vào Cuộc Bầu Cử Ở Hoa Kỳ”[5] để mà ngồi lại Toà Bạch Cung.

    Cuối cùng, rất có thể là, trong một ngày đẹp trời đầy tình cờ nào đó, Đại Giáo chủ Ali Khamenei của Iran, vì hết chịu đựng nồi cảnh tượng các quan chức cấp cao và tướng lĩnh của mình, hễ núp trong boong-ke thì không sao, chứ vừa chui lên khỏi mặt đất di chuyển là bị ám sát, nên đã cho bắn rocket vô các Đại sứ quán Mỹ ở Trung Đông. Chỉ đợi có vậy, Tổng thống Donald Trump sẽ phát động chiến tranh chống lại kẻ thù, bảo vệ quân đội Mỹ. Ông sẽ làm tổng thống cho đến khi hết chiến tranh với tư cách là Tổng Tư lệnh quân đội. Bởi vậy, Kim Jong Un của Bắc Triều Tiên cấm tiệt các nhân viên ngoại giao khiêu khích Mỹ trong giai đoạn bầu cử. Ngay cả Tập Cận Bình mà còn im thin thít giữa bao khiêu khích của Mỹ thông qua Đài Loan. Ai không biết chứ Donald Trump là đánh thiệt à! Một người khó đoán định, lại đi trên lộ trình “Đường Nào Cũng Về La Mã” thì có dự đoán cũng vậy mà thôi.

    NHD

    [1]. Bản PDF

    https://www.legis.state.pa.us/.../PN/Public/btCheck.cfm...

    - https://www.legis.state.pa.us/.../CSM/showMemoPublic.cfm...

    [2]. https://www.legis.state.pa.us/.../CSM/showMemoPublic.cfm...

    [3]. https://constitution.congress.gov/.../article-2/section-1/

    [4]. https://en.m.wikipedia.org/.../List_of_United_States...

    [5]. https://www.whitehouse.gov/.../executive-order.../...

    https://www.facebook.com/dungnh5/posts/5002259339814695

    Không có nhận xét nào