Header Ads

  • Breaking News

    Điểm tin thế giới ngày Chủ nhật 24 tháng 1 năm 2021

     Tổng thống Biden lên tiếng xin lỗi khi binh sĩ phải ngủ ở bãi đỗ xe

    Điểm tin thế giới ngày Chủ nhật 24 tháng 1 năm 2021

    Ngay cả khi được đăng hình ở Điện Capitol Hoa Kỳ, nhiều binh sĩ được chụp phải ngủ trên sàn nhà

    Tổng thống Joe Biden đã lên tiếng xin lỗi sau khi một số thành viên của Lực lượng Vệ binh Quốc gia đóng tại Điện Capitol được chụp là phải ngủ trong một bãi đỗ xe.

    Hơn 25.000 quân đã được điều động tới Washington DC cho lễ nhậm chức của ông sau bạo lực hồi đầu tháng.

    Hình ảnh lan truyền vào hôm thứ Năm cho thấy họ buộc phải nghỉ giải lao ở một nhà để xe gần đó sau khi các nhà lập pháp quay trở lại.

    Hoàn cảnh của họ đã gây ra sự giận dữ trong giới chính trị gia, và một số thống đốc bang đã kêu gọi quân đội họ trở về qua vụ việc gây tranh cãi.

    Ông Biden đã gọi điện cho Cục trưởng Cục Vệ binh Quốc gia vào thứ Sáu để tạ lỗi và hỏi có thể làm gì, theo truyền thông Mỹ đưa tin.

    Đệ nhất phu nhân Jill Biden cũng đã đích thân đến thăm một số quân nhân để tỏ lòng cảm ơn, mang bánh quy từ Nhà Trắng để làm quà.

    "Tôi chỉ muốn đến hôm nay để nói lời cảm ơn đến tất cả các anh vì đã giữ an toàn cho tôi và gia đình", bà nói.

    Các bức ảnh cho chụp hàng trăm binh sĩ nương náu trong một nhà để xe đã lan truyền nhanh chóng vào thứ Năm và gây ra phẫn nộ.

    Đệ nhất phu nhân đã đến thăm một số thành viên Vệ binh Quốc gia sau sự việc gây tranh cãi

    Nhiều người bày tỏ quan ngại về tình trạng này, với việc các lính canh phải phơi nhiễm với khói xe và không được sử dụng các tiện nghi như nhà vệ sinh sau khi đã túc trực trong nhiều ngày.

    Tin tức về vụ việc cũng mâu thuẫn về lý do tại sao lực lượng lại bị chuyển khỏi Điện Capitol, nhưng một số người nói với báo chí Mỹ rằng lệnh được đưa ra vào chiều thứ Năm mà không có lời giải thích nào.

    Biden quay trở lại thỏa thuận hạt nhân với Iran

    Chính quyền Biden đang đàm phán với Teheran để quay trở lại thỏa thuận hạt nhân 2015 và đã thông báo cho Israel về kế hoạch này. Trong khi đó, Israel được cho là đang cân nhắc biện pháp quân sự để làm suy yếu các nỗ lực hạt nhân của Iran vì họ lo ngại rằng Biden có thể hủy bỏ bất cứ điều gì mà ông Trump đã xây dựng, theo Vision Times.

    Thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA) là sản phẩm từ thời chính quyền Obama. JCPOA cấm các nhà điều tra hạt nhân Mỹ kiểm tra các địa điểm hạt nhân của Iran, nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Iran và cho phép Trung Quốc và Nga cung cấp vũ khí cho nước này. Chính quyền Obama thậm chí còn thừa nhận rằng một phần trong số 150 tỷ USD doanh thu mà Iran có được từ việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt sẽ được chi cho việc tăng cường khả năng quân sự và thậm chí cả các hành động khủng bố.

    Tổng thống Trump đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vào năm 2018, vì cho rằng nó chỉ làm Iran mạnh thêm. Sau đó, ông áp đặt nhiều lệnh trừng phạt đối với Teheran để khiến thế lực này phải đồng ý với một thỏa thuận mới đảm bảo Iran không phát triển vũ khí hạt nhân.

    Tuy nhiên, các kế hoạch của Biden để đưa Iran trở lại thỏa thuận JCPOA sẽ vấp phải sự phản kháng ở quê nhà, từ cả phe Cộng hòa và Đảng Dân chủ. Nhiều nhà lập pháp Mỹ sẽ muốn Mỹ tiếp tục các biện pháp trừng phạt trừ khi Iran giải quyết một số điều khoản trong thỏa thuận mà Mỹ, Israel và các nước láng giềng của Iran phản đối.

    Thượng nghị sĩ cảnh báo Đảng Dân chủ Mỹ có thể bị loại bỏ trong năm 2022

    Thượng nghị sĩ tiểu bang Vermont, ông Bernie Sanders, một nhà lập pháp độc lập đã cảnh báo Đảng Dân chủ trong tuần này về điều sẽ xảy ra nếu các đảng viên Dân chủ không cải thiện cuộc sống của người Mỹ khi họ kiểm soát Tòa Bạch Ốc, Hạ viện và Thượng viện, theo The Blaze.

    Oong Sanders dự đoán Đảng Dân chủ sẽ bị “loại bỏ” trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022 nếu họ phung phí cơ hội cải thiện cuộc sống của người Mỹ.

    “Với tất cả những gì chúng ta phải đối mặt, bây giờ không phải lúc để nghĩ nhỏ. Đã đến lúc phải nghĩ lớn, rất lớn”, ông Sanders cho biết hôm thứ Năm (21/1 theo giờ Mỹ), phóng viên Francesca Chambers của McClatchy cho biết.

    “Với việc Joe Biden là tổng thống và đảng Dân chủ kiểm soát Hạ viện và Thượng viện lần đầu tiên kể từ năm 2010, chúng ta sẽ được đánh giá dựa trên những gì chúng ta cung cấp cho người dân Mỹ trong thời điểm họ cần. Người dân muốn hành động chứ không phải bào chữa”, Sanders giải thích.

    Sanders dự đoán: “Và hãy để tôi nói rất rõ ràng. Tôi không nghi ngờ gì rằng, trừ khi chúng ta cải thiện đáng kể cuộc sống của người dân Mỹ trong năm nay, [nếu không] các đảng viên Dân chủ sẽ bị loại bỏ trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022”. “Đó là những gì đã xảy ra khi đảng Dân chủ có Hạ viện, Thượng viện và nhiệm kỳ tổng thống dưới thời Bill Clinton vào năm 1994 và đó là những gì đã xảy ra dưới thời Barack Obama vào năm 2010”.

    Ông Sanders nói thêm: “Các chính trị gia và truyền thông tập trung rất nhiều vào sự kịch tính, nhân cách và xung đột. Đó là cách họ định nghĩa chính trị. Đó không phải là quan điểm của tôi. Chính trị không gì phức tạp hơn việc đưa ra chính sách tác động tích cực đến cuộc sống của các gia đình lao động”.

    Theo The Blaze, Đảng Dân chủ Hoa Kỳ có một lịch sử yếu kém về việc tận dụng quyền kiểm soát ở Washington.

    Trên thực tế, hai lần cuối cùng đảng Dân chủ nắm quyền kiểm soát cả Tòa Bạch Ốc và Quốc hội là sau cuộc bầu cử của Bill Clinton năm 1992 và cuộc bầu cử của Barack Obama năm 2008, Đảng Dân chủ đã ngay lập tức đánh mất quyền kiểm soát trong cuộc bầu cử quốc gia tiếp theo.

    Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 1994 đặc biệt tồi tệ đối với đảng Dân chủ; họ mất quyền kiểm soát Thượng viện, Hạ viện, để ít hơn Đảng Cộng hòa 10 thống đốc và nhiều cơ quan lập pháp của tiểu bang. Các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2010 cũng tồi tệ không kém, mặc dù Đảng Dân chủ đã cố gắng giữ quyền kiểm soát Thượng viện cho đến cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2014.

    Ông Biden hạn chế khả năng mua thuốc giá thấp của người dân khi đảo ngược chính sách tiền nhiệm

    Trong những ngày đầu tiên nắm quyền, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã liên tục đảo ngược hoặc tạm dừng các chính sách do cựu Tổng thống Donald Trump ban hành. Chính quyền Biden đã tạm dừng một biện pháp được thiết kế để giảm giá thuốc.

    Ông Trump đã ký quy tắc “Tiếp cận với các loại thuốc cứu sống giá cả phải chăng” vào ngày 23/12/2020. Quy tắc này là cho phép “cải thiện khả năng tiếp cận với các loại thuốc cứu sống của những người có thu nhập thấp không tiếp cận được với insulin giá cả phải chăng và epinephrine dạng tiêm do thiếu bảo hiểm hoặc yêu cầu chia sẻ chi phí cao”.

    Quy tắc được thiết lập để có hiệu lực vào ngày 22/1/2021, nhưng nó đã bị chính quyền Biden loại bỏ. Hôm thứ Tư (20/1 theo giờ Mỹ), Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ đã thông báo rằng quy tắc sẽ bị đóng băng trong 60 ngày.

    Chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc, Ron Klain đã gửi một bản ghi nhớ vào hôm thứ Tư chỉ đạo các cơ quan đóng băng tất cả các quy định vào phút chót hoặc “nửa đêm” của ông Trump. Hành động đóng băng các quy định cuối cùng của ông Trump sẽ “tạo cơ hội cho chính quyền sắp tới xem xét bất kỳ quy định nào mà Chính quyền Trump đã cố gắng hoàn thiện trong những ngày cuối cùng của mình”, theo chính quyền ông Biden.

    Chỉ thị ra lệnh cho một số trung tâm y tế thông qua việc giảm giá insulin và epinephrine trực tiếp cho bệnh nhân của họ sẽ bị đóng băng cho đến ngày 22/3.

    Tính đến năm 2020, “34,2 triệu người Mỹ – hơn 1/10 dân số đang mắc bệnh tiểu đường và 88 triệu người Mỹ trưởng thành khác – khoảng 1/3 dân số bị tiền tiểu đường”, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC).

    Trung Quốc gây áp lực ở Biển Đông, tàu Mỹ vào khu vực

    Tàu mẹ USS Theodore Roosevelt trong hành trình trên Biển Ả-rập hồi 2001

    Nhóm tàu hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ do tàu mẹ USS Theodore Roosevelt dẫn đầu đã tiến vào Biển Đông nhằm thúc đẩy "tự do trên biển", quân đội Hoa Kỳ nói hôm Chủ Nhật.

    Tuyên bố được đưa ra giữa lúc căng thẳng đang dâng cao giữa Trung Quốc và Đài Loan, khiến Washington quan ngại.

    Không chỉ gây căng thẳng với Đài Loan, Bắc Kinh trước đó còn gây lo ngại nghiêm trọng trong khu vực, với việc lần đầu tiên thông qua luật cho phép lực lượng hải cảnh nước mình nổ súng vào tàu thuyền nước ngoài.

    Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ trong một tuyên bố nói rằng nhóm tàu tấn công đã tiến vào Biển Đông hôm thứ Bảy, cùng ngày với việc Đài Loan nói có sự xâm nhập nghiêm trọng của các máy bay ném bom và các chiến đấu cơ Trung Quốc vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan, gần khu vực Quần đảo Pratas.

    Đài Loan nói tám máy bay ném bom và bốn chiến đấu cơ Trung Quốc đã bay vào vùng tây nam khu vực định dạng phòng không Đài Loan, và phía Đài Loan đã triển khai các tên lửa để "theo dõi" đối phương, Bộ Quốc phòng Đài Loan nói.

    Song song với tuyên bố của phía quân đội, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thúc giục Trung Quốc chấm dứt việc gây áp lực lên Đài Loan, và tái xác nhận cam kết của mình đối với hòn đảo.

    "Chúng tôi thúc giục Bắc Kinh hãy chấm dứt gây sức ép quân sự, ngoại giao và kinh tế lên Đài Loan, và thay vào đó hãy tham gia vào cuộc đối thoại có ý nghĩa với những đại diện được bầu cử một cách dân chủ của Đài Loan," phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price nói.

    "Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Đài Loan trong việc duy trì, đảm bảo năng lực tự vệ."

    Kinh doanh khẩu trang tại Trung Quốc ‘bùng nổ’ sau khi ông Biden nhậm chức

    Hôm thứ Sáu (22/1), Thời báo Hoàn cầu của nhà nước Trung Quốc đưa tin, các nhà sản xuất khẩu trang và thiết bị bảo hộ cá nhân khác (PPE) của Trung Quốc đang nhận được rất nhiều đơn đặt hàng từ Hoa Kỳ, đồng thời “sẵn sàng hơn bao giờ hết” trong việc cung cấp bất cứ điều gì cần thiết nhằm giúp đỡ chính quyền Biden “chiến đấu nghiêm túc” chống lại đại dịch virus corona (COVID-19).


    Thời báo Hoàn cầu đặc biệt “phấn khích” trước lệnh hành pháp mới của Ông Joe Biden về việc bắt buộc đeo khẩu trang, nói rằng sắc lệnh này “được đưa ra vào giai đoạn khá muộn, nhưng thà muộn còn hơn không”.

    Theo Thời báo Hoàn cầu, số đơn hàng mà khách hàng Mỹ đặt từ các nhà cung cấp Trung Quốc trong tháng vừa rồi nhiều ngang với số đơn hàng họ đã đặt trong cả năm 2020.

    Ông Huang Yuhao, chủ tịch công ty sản xuất khẩu trang Health Box ở tỉnh An Huy, miền Đông Trung Quốc, nói với Thời báo Hoàn Cầu, số lượng đơn đặt hàng từ Mỹ trong tháng 1/2021 đã tăng gấp đôi kể từ tháng 12/2020, bao gồm một số yêu cầu với ý định mua hàng của công ty này với trị giá 10 triệu nhân dân tệ (1,54 triệu USD), bằng tổng số đơn hàng cả năm 2020.

    Sự gia tăng nhu cầu về khẩu trang của Hoa Kỳ diễn ra khi ông Joe Biden bắt đầu thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế sự lây lan của virus corona. Hôm thứ Năm (21/1), ông Biden cảnh báo rằng, tổng số ca tử vong do đại dịch virus corona ở Mỹ có thể sẽ lên đến 500.000 trong tháng tới.

    Ông Biden cũng đã ký 10 lệnh hành pháp trong ngày đầu tiên sau lễ nhậm chức nhằm ứng phó với đại dịch COVID-19, trong đó có sắc lệnh yêu cầu phải đeo khẩu trang trên toàn bộ các phương tiện giao thông công cộng, đồng thời chỉ đạo các cơ quan sử dụng “quyền lực thời chiến” để yêu cầu các công ty Mỹ sản xuất khẩu trang N95 và các thiết bị khác y tế khác.

    Truyền thông Syria: Quân Mỹ đổ bộ 24h sau khi ông Biden nhậm chức

    Một đoàn 40 xe tải và xe thiết giáp được cho là đã tiến vào Syria từ phía Iraq, nơi trước đó ông Trump đã từng cho quân Mỹ rút về.

    Dẫn lời hãng thông tấn nhà nước SANA của Syria, i24 News của Israel đưa tin rằng một đoàn xe gồm khoảng 40 xe tải và xe bọc thép bao gồm các quân nhân Mỹ đã “tiến vào vùng đông bắc Syria” với sự hỗ trợ của trực thăng vào hôm thứ Năm, khoảng 24 giờ sau khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức và đảm nhận vai trò Tổng tư lệnh của mình.

    Chính phủ Syria kêu gọi Mỹ rút quân ngay


    “Chính quyền mới của Hoa Kỳ phải ngăn chặn các hành động xâm lược và chiếm đóng, cướp bóc của cải của đất nước tôi, rút ​​các lực lượng đang chiếm đóng khỏi đây và ngừng hỗ trợ các lực lượng ly khai, các thực thể bất hợp pháp và các nỗ lực đe dọa chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Syria”, ông Jaafari (Đại diện thường trực của Syria tại Liên Hiệp Quốc) nói, theo Newsweek đưa tin.

    Tình hình bất ổn của Syria bắt đầu trong bối cảnh các cuộc biểu tình lớn trên khắp Thế giới Ả Rập nổ ra cách đây một thập kỷ, biến thành xung đột giữa lực lượng an ninh và phiến quân. Biden, khi đó giữ chức phó tổng thống dưới thời Tổng thống Barack Obama, ủng hộ lời kêu gọi Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ chức vào thời điểm đó, khi Mỹ và các đối tác khu vực ủng hộ phe đối lập, cáo buộc nhà lãnh đạo Syria vi phạm nhân quyền.

    Cũng theo Newsweek, ông Biden vẫn chưa đề ra một chiến lược rõ ràng cho Syria, nhưng chiến dịch của ông đã tìm cách tránh xa cách tiếp cận của cựu Tổng thống Trump.

     

    Võ Thái Hà tóm lược

    Không có nhận xét nào