Header Ads

  • Breaking News

    Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 31 tháng 12 năm 2020

    Thượng nghị sĩ đầu tiên tuyên bố thách thức kết quả bầu cử ngày 6/1

    Thượng nghị sĩ Josh Hawley ngày 30/12 cho biết ông sẽ phản đối kết quả bầu cử tổng thống trong cuộc họp kiểm phiếu đại cử tri của Quốc hội vào ngày 6/1.

    Theo Epoch Times, ông Hawley trở thành thượng nghị sĩ đầu tiên xác nhận sẽ cùng hơn 10 Dân biểu Cộng hòa tham gia nỗ lực thách thức kết quả bầu cử được nhóm pháp lý của TT Trump và nhiều chuyên gia chứng minh là có gian lận trắng trợn trên diện rộng.

    Ông Hawley viết trong một tuyên bố được đăng tải trên Twitter: “Tôi không thể bỏ phiếu để chứng nhận kết quả đại cử tri đoàn vào ngày 6/1 mà không nêu ra thực tế là một số tiểu bang, đặc biệt là Pennsylvania, đã không tuân theo luật bầu cử của tiểu bang”. “Và tôi không thể bỏ phiếu để chứng nhận nếu không chỉ ra nỗ lực chưa từng có của các tập đoàn lớn, bao gồm Facebook và Twitter, nhằm can thiệp vào cuộc bầu cử này, để ủng hộ Joe Biden”.

    Nghị sĩ Hawley nói rằng Quốc hội nên điều tra các cáo buộc gian lận cử tri và bảo đảm rằng các cuộc bầu cử trong tương lai được diễn ra an toàn. Theo đảng viên Cộng hòa Missouri, cả hai viện đã không hành động theo cách phù hợp.

    Sau khi Thượng nghị sĩ Josh Hawley tuyên bố sẽ phản đối kết quả bầu cử trong cuộc họp kiểm phiếu của Quốc hội, đã có thêm những dân biểu cam kết tham gia nỗ lực này. Dân biểu Ronny Jackson là một trong số như vậy. “Tôi sẽ bỏ phiếu vào ngày 6/1 để THỬ THÁCH Cử tri đoàn vì người dân Hoa Kỳ xứng đáng có một cuộc bầu cử TỰ DO và CÔNG BẰNG! Hành vi GIAN LẬN ĐÃ diễn ra vào Ngày bầu cử không thể được phép tiếp tục!”, ông Jackson viết trên Twitter.

    Số thành viên Quốc hội phản đối kết quả phiếu Đại cử tri gia tăng

    Nhiều thành viên Hạ viện cho biết họ sẽ phản đối kết quả bỏ phiếu của Cử tri đoàn vào ngày 6/1 và Josh Hawley là thượng nghị sĩ đầu tiên tuyên bố ông sẽ tham gia nỗ lực này, theo The Epoch Times.

    Hôm thứ Ba (29/12), dân biểu Cộng hòa Ronny Jackson (bang Texas) cho biết ông sẽ tham gia thách thức phiếu bầu Đại cử tri trong cuộc họp Quốc hội ngày 6/1.

    “Tôi sẽ bỏ phiếu vào ngày 6/1 để thách thức Cử tri đoàn vì người dân Hoa Kỳ xứng đáng có một cuộc bầu cử Tự do và công bằng! Gian lận đã diễn ra vào Ngày bầu cử [và điều này] không được phép tồn tại!”, ông Jackson viết.

    Hôm thứ Tư (30/12), dân biểu Jeff Duncan (bang Nam Carolina) cho biết mình cũng sẽ tham gia nỗ lực thách thức phiếu bầu Đại cử tri.

    Ông Duncan cho biết trong một thông báo “Ngày 6/1/2021, tôi dự định sẽ phản đối chứng nhận của Cử tri đoàn từ các bang đã trải qua những vấn đề chưa có tiền lệ như Arizona, Georgia, Michigan, Nevada, Pennsylvania và Wisconsin. Tôi dự định phản đối vì những người dân Quận Ba của Nam Carolina và hàng triệu người Mỹ đang đòi hỏi sự minh bạch trong cuộc bầu cử năm 2020. Nhân dân chúng tôi biết đây là quyết định quan trọng với đất nước vĩ đại của chúng ta. Xin Chúa phù hộ cho Hợp chúng quốc Hoa Kỳ”.

    Hôm thứ Ba, dân biểu Jeff Van Drew (bang New Jersey) cũng cho biết ông sẽ phản đối việc kiểm phiếu Đại cử tri từ các tiểu bang không tuân theo quy định của pháp luật.

    Trong một cuộc phỏng vấn tuần này, dân biểu Marjorie Taylor Greene (bang Georgia) nói bà nhận được tin rằng sẽ có nhiều nhà lập pháp tham gia hơn.

    “Chúng tôi từ chối chứng nhận một cuộc bầu cử bị đánh cắp… Là thành viên Quốc hội, chúng tôi có nhiệm vụ bảo vệ tính toàn vẹn của các cuộc bầu cử của chúng ta” bà Greene nói trong cuộc phỏng vấn trên chương trình Kyle Olson Show.

    Trong khi đó, ông Josh Hawley (bang Missouri) là thượng nghị sĩ đầu tiên tuyên bố phản đối chứng nhận phiếu bầu Đại cử tri trong Phiên họp chung Quốc hội.

    Ông Hawley viết trong một tuyên bố hôm thứ Tư: “Tôi không thể bỏ phiếu để chứng nhận kết quả Cử tri đoàn vào ngày 6/1 mà không nêu ra thực tế rằng một số bang, đặc biệt là Pennsylvania, đã không tuân theo luật bầu cử của bang mình… Và tôi không thể bỏ phiếu để chứng nhận [kết quả phiếu Đại cử tri] mà không chỉ ra nỗ lực chưa từng có của các tập đoàn lớn, bao gồm Facebook và Twitter, để ủng hộ Joe Biden [và] can thiệp vào cuộc bầu cử này”.

    Ngoài ông Hawley, các thượng nghị sĩ khác như Ted Cruz (bang Texas), Rick Scott (bang Florida), Kelly Loeffler (bang Georgia), Rand Paul (bang Kentucky), Tommy Tuberville (bang Alabama) cũng bày tỏ họ đang cân nhắc việc phản đối các phiếu phầu Đại cử tri.

    Động thái này yêu cầu sự tham gia của ít nhất một thượng nghị sĩ và một dân biểu. Sau đó nếu phản đối này đáp ứng các yêu cầu thì phiên họp chung sẽ tạm dừng, Thượng viện và Hạ viện sẽ tranh luận nội bộ trong tối đa 2 giờ. Sau đó, thành viên hai viện sẽ bỏ phiếu riêng để chấp nhận hoặc bác bỏ phản đối được nêu ra. Nếu đạt được đa số phiếu của thành viên hai viện thì phản đối sẽ được chấp nhận.

    Trong khi đó, một số thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa cho rằng nỗ lực này sẽ thất bại.

    Thượng nghị sĩ John Thune (bang Nam Dakota) trả lời phỏng vấn: “Điều họ phải nhớ là nó sẽ chẳng đi tới đâu”.

    Phát biểu với các phóng viên hôm thứ Tư, chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho biết, bà tin rằng Joe Biden sẽ được công nhận là người chiến thắng tại Quốc hội vào tuần tới.

    2021: Nhân loại điều chỉnh cách sống cùng covid-19

    Vào năm 2021, nhân loại sẽ tiếp tục thích nghi, sống chung với covid-19. Khẩu trang và thường xuyên rửa tay vẫn cần thiết. Nhưng hãy chuẩn bị cho các thay đổi trong ba lĩnh vực sau: xét nghiệm, các quy tắc cách ly và hướng dẫn giãn cách xã hội. Các xét nghiệm covid-19 nhanh và rẻ tiền sẽ trở nên phổ biến. Nhiều quốc gia có thể sẽ giảm thời gian cách ly từ hai tuần xuống còn một tuần, với hy vọng người dân tuân thủ hơn.

    Các quan chức kiểm tra những người cách ly cũng sẽ sẵn sàng cho họ ra ngoài tham gia một số hoạt động ít rủi ro, chẳng hạn như đi dạo vào buổi sáng sớm trong công viên ít người. Tương tự, nhiều chính phủ sẽ trao cho công dân của họ nhiều quyền tự chủ hơn trong việc giao tiếp. Sẽ không còn các quy tắc cứng nhắc và ràng buộc như ai gặp ai, ở đâu và bằng cách nào. Tất cả những điều này sẽ làm cho năm thứ hai của đại dịch có phần dễ chịu hơn năm đầu tiên.

    Vấn đề phân phối vắc-xin

    Hồi đầu năm 2020 hầu hết mọi người cho rằng còn lâu mới có vắc-xin covid-19. Do đó, thật đặc biệt khi chỉ mới sắp bước vào năm 2021 chúng ta đã có sẵn một số loại vắc-xin. Trong tháng này, Cơ quan Quản lý Thuốc và sản phẩm Chăm sóc Sức khỏe của Anh đã cho phép sử dụng vắc xin covid-19 của Pfizer và BioNTech, bên cạnh loại vắc-xin của Đại học Oxford và AstraZeneca.

    Năm tới sẽ chứng kiến những cuộc tranh luận chính trị và công luận hóc búa về ưu tiên sử dụng nguồn cung vắc xin. Ngoài ra còn có các lo ngại thiếu hụt thiết bị, chẳng hạn như kính và kim tiêm y tế, và việc bảo quản vắc xin: một số loại phải được giữ cực lạnh trong quá trình phân phối. Hiện tại, ít nhất 25% vắc xin khi đến nơi đã ở trong tình trạng xuống cấp vì các vấn đề của dây chuyền lạnh. Có một điều chắc chắn: sẽ có vắc xin. Nhưng chúng được phân phối không đồng đều, giữa và trong các quốc gia, một phần do quy mô của vấn đề phân phối.

    Thịt nhân tạo và món ăn từ côn trùng


    Đừng ngạc nhiên nếu bạn được phục vụ thịt nhân tạo vào năm sau. Các cơ quan quản lý Singapore gần đây đã cấp phép bán loại gà “nhân tạo” đầu tiên của Eat Just, một nhà sản xuất thực phẩm Mỹ. Lo ngại về tác động môi trường của ngành sản xuất thực phẩm cũng đang giúp đưa côn trùng vào thực đơn. Chúng giàu protein và bền vững hơn về môi trường so với thịt gia cầm hoặc động vật có vú.

    Nền tảng Quốc tế về Thực phẩm và Thức ăn chăn nuôi từ Côn trùng dự báo sản lượng thức ăn làm từ côn trùng sẽ tăng từ 5.000 tấn vào năm 2019 lên 260.000 vào năm 2030. Nếu bạn không thích món dế nướng nguyên con thì cũng đừng lo lắng. Các nhà sản xuất đang nghiên cứu sử dụng các sản phẩm nguồn gốc côn trùng trong thức ăn chăn nuôi để giảm phụ thuộc vào các protein có hại cho môi trường như bột cá và đậu nành. Tuy nhiên hiện nay chi phí sản xuất côn trùng cao hơn so với đậu nành. Nhưng đối với các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, côn trùng đem lại triển vọng về một loại protein xanh, tự nuôi trồng, mà vì đại dịch và nhận thức của người tiêu dùng tăng lên, sẽ đáng để đầu tư.

    Các thí nghiệm não quan trọng sẽ được tiến hành


    Năm 2021, một nhóm các nhà khoa học thần kinh sẽ kiểm tra hai giả thuyết đối nghịch để hiểu cách thức tạo ra ý thức trong não bộ. Tiến sĩ Giulio Tononi, Đại học Wisconsin, Madison, lập luận rằng càng nhiều tế bào thần kinh trong não của một sinh vật tương tác với nhau thì sinh vật càng cảm thấy có ý thức. Bởi vì các phần của não người nơi giao tiếp neuron phức tạp nhất cũng là các vùng xử lý cảm giác ở phía sau não, đây có thể là nơi tạo ra ý thức.

    Tiến sĩ Stanislas Dehaene, người làm việc tại Collège de France, Paris, thì lập luận ngược lại, cho rằng ý thức liên quan đến một mạng lưới các vùng não. Chính hoạt động đánh giá, chỉnh sửa và phát sóng trong thùy trán tạo ra cảm giác ý thức. Các thí nghiệm sẽ được thực hiện trên 500 tình nguyện viên với ba kỹ thuật: chụp cộng hưởng từ chức năng, từ não đồ và ghi điện vỏ não. Phân biệt giữa hai luồng suy luận này sẽ là một bước tiến lớn cho khoa học.

    Năm tham vọng của ngành thám hiểm vũ trụ toàn cầu

    Các nhiệm vụ không gian thú vị được lên kế hoạch cho năm 2021. NASA của Mỹ dự kiến phóng một tàu nhỏ cỡ bằng một chiếc ô tô để điều chỉnh quỹ đạo vệ tinh tự nhiên của một tiểu hành tinh lớn gần bằng một sân vận động. Nó cũng sẽ thực hiện một chuyến bay không người lái quanh Mặt trăng, và, với sự trợ giúp từ các cơ quan không gian Canada và châu Âu, sẽ phóng Kính viễn vọng Không gian James Webb, kính viễn vọng lớn nhất và đắt nhất từ trước đến nay.

    Ấn Độ và Nga cũng có mục tiêu đổ bộ lên mặt trăng. Và Trung Quốc sẽ bắt đầu phóng các bộ phận của trạm vũ trụ tiếp theo và lớn nhất của họ, Thiên Cung-3. Với chi tiêu cho không gian vượt xa mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu nói chung, các nhà du hành vũ trụ rất muốn tiếp tục phát triển rực rỡ trong năm tới trong khi tìm cách kéo giảm chi phí. Tuy nhiên, có nhiều thứ quan trọng hơn tiền. Chẳng hạn, đằng sau chuyến bay vũ trụ có người lái của Ấn Độ là “yếu tố cạnh tranh” với đối thủ Trung Quốc, theo lời của Raji Rajagopalan, cựu trợ lý giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia Ấn Độ. Trong địa chính trị toàn cầu, không gian là biên giới tiếp theo.



    Võ Thái Hà tóm lược

    Không có nhận xét nào