Header Ads

  • Breaking News

    Jackhammer Nguyễn - Đại hội 13, lại loay hoay ai Đảng, ai Nhà nước

    Ngày 10/1/2021, nguồn tin của báo Tiếng Dân cho biết, cuộc họp kín của Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) vào ngày 9/1/2021 đã đưa ra tứ trụ như sau: Nguyễn Phú Trọng (Tổng Bí thư), Nguyễn Xuân Phúc (Chủ tịch nước), Vương Đình Huệ (Thủ tướng) và Trương Thị Mai (Chủ tịch Quốc hội).

    Jackhammer Nguyễn - Đại hội 13, lại loay hoay ai Đảng, ai Nhà nước

    Tin này khẳng định lại những đồn đoán từ giới quan sát trong và ngoài nước trong suốt những ngày đầu năm, như là hai trường hợp đặc biệt sẽ được phê chuẩn (theo BBC), uy tín của Trần Quốc Vượng, nhân vật sủng ái của ông Trọng, không có đủ (theo David Hutt và David Brown), e ngại về lớp lãnh đạo già nua vẫn tại vị (theo Nguyễn Khắc Giang). Trước đó nữa, một nguồn tin ngoại giao có nói với tôi về khả năng ông Trọng ở lại vì ông Vượng yếu quá.

    Theo quy định của đảng CSVN, xung đột quyền lực cuối cùng được giải quyết bằng cuộc họp của bộ chính trị, đưa ra danh sách đề cử cho đại hội 13, mà không ai có thể có ý kiến được nữa.

    Nếu nguồn tin của Tiếng Dân là đúng, ta thấy có hai câu chuyện sau đây:

    Quyền lực Ban Chấp hành Trung ương (TW)

    Như tôi đã nhận xét trong một bài viết gần đây trên Tiếng Dân, TW gồm khoảng 200 ủy viên, đã ngày càng tăng quyền lực thật sự của mình. Vai trò của TW giống như một quốc hội De Facto, bao trùm lên tất cả mọi địa phương, cũng như các lĩnh vực kinh tế, an ninh, quốc phòng.

    Có thể độc giả sẽ phản biện là cuộc họp kín của Bộ Chính trị, cũng như quy định của đảng CSVN về danh sách tuyệt đối, không được cãi của họ, chứng tỏ điều ngược lại, tuy nhiên nếu theo dõi diễn biến trong mấy tháng nay, ta sẽ thấy rằng vai trò của TW đã ảnh hưởng rất mạnh lên quyết định của cuộc họp kín ngày 9/1/2021.

    Đó là các ủy viên của TW không thích ông Trần Quốc Vượng, một nhân vật đảng thuần túy, không có kinh nghiệm quản lý kinh tế, lẫn quản lý hành chánh quốc gia.

    Một nguồn tin của Tiếng Dân cho biết, trong cuộc họp TW trước đó, trước phản ứng gay gắt của các ủy viên TW về ông Trần Quốc Vượng, ông Nguyễn Phú Trọng bèn sẵng giọng: “Hoặc anh Vượng làm, hoặc tôi ở lại!”

    Cuối cùng những người cộng sản VN đã đạt được đồng thuận là ông Trọng ở lại.

    Các ủy viên TW có thể đã đồng ý chuyện này (thông qua các thủ lĩnh phe phái của họ ở Bộ Chính trị), do nguyên nhân là họ đã quen với ông Trọng, và có thể ông ấy không làm phiền họ nhiề, do tuổi tác và sức khỏe.

    Lý do này liên quan đến cuộc tranh chấp nội bộ mà ĐCSVN vẫn loay hoay không giải quyết được từ nhiều thập niên qua, đó là cơ chế song trùng Đảng-Nhà nước.

    Loay hoay Đảng-Nhà nước

    Sau cải cách năm 1986, mặc dù toàn bộ các viên chức cao cấp của bộ máy nhà nước Việt Nam đều là đảng viên, nhưng bắt đầu xuất hiện tầng lớp kỹ trị, chuyên quản lý các lĩnh vực cụ thể của đời sống kinh tế, xã hội, quốc phòng, ngoại giao, … không lệ thuộc nhiều vào ý thức hệ.

    Cùng với tầng lớp này là những lãnh đạo cao cấp quan tâm nhiều đến kinh tế xã hội, và đi lên nhờ vào những thành công, hay quyền lực trong các lĩnh vực đời sống kinh tế, như các ông Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Xuân Phúc.

    Các nhân vật thuần đảng yếu thế đi. Việc này gây ra sự ganh tị từ phía các nhân vật thuần đảng vì không chia được miếng bánh kinh tế khổng lồ.

    Chính sách tư bản bồ bịch (cronies) của ông Nguyễn Tấn Dũng đưa đến sự nhũng lạm tràn lan, kinh tế các tập đoàn tư bản nhà nước (thực tế là các băng nhũng lạm tài nguyên quốc gia) thất bại khắp nơi, tạo điều kiện cho sự trỗi dậy của phe thuần đảng, do ông Nguyễn Phú Trọng đại diện, tiến hành lật ngược một cách ngoạn mục vào đại hội 12, năm 2016.

    Sự đi lên của ông Trọng có vẻ như được củng cố khi ông thu tóm luôn chức chủ tịch nước, sau khi ông Trần Đại Quang bất ngờ qua đời. Thế nhưng dù đã cố công chuẩn bị cho người của mình là Trần Quốc Vượng thuần đảng, phe thuần đảng đã vấp phải một bức tường chống trả mạnh mẽ của phe kỹ trị mà đại diện là ông Nguyễn Xuân Phúc.

    Hơn nữa, theo ông Nguyễn Khắc Giang, một nhà phân tích từ Tân Tây Lan, có đến 43% các lãnh đạo đảng ở địa phương dưới 50 tuổi, những người này đều có phần ở TW và họ không quan tâm nhiều đến ý thức hệ. Vì thế, họ không cảm thấy thoải mái để được dẫn dắt bởi nhân vật thuần đảng là ông Trần Quốc Vượng.

    Ông Phúc, không kiêu ngạo như ông Dũng và cũng ít điều tiếng hơn “đồng chí X”, đã rất khéo léo chiều lòng phe thuần đảng trong bốn năm qua. Nhưng ông không phải là người được phe thuần đảng tin tưởng.

    Sự tin tưởng này không phải đơn thuần là tin tưởng về con người, hay phe phái, mà nó là một cái lồng tín điều còn sót lại từ thời cộng sản 100%, từ những vị đại diện cuối cùng là Nguyễn Phú Trọng, Trần Quốc Vượng, Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng,.. .mặc dù những vị này cũng không hẳn là còn sự lãng mạn cộng sản như thế hệ cha ông của họ. Tôi đã trình bài chuyện này trong bài Sự lãng mạn chính trị của người Việt.

    Đại dịch Covid-19 củng cố uy tính cho phe kỹ trị Nguyễn Xuân Phúc, khi ông được tiếng chống dịch thành công, giữ được tăng trưởng kinh tế dương trong tình hình cả khu vực Đông Nam Á đều thất bát.

    Các cuộc mặc cả, so kè, dàn xếp đã diễn ra, phe này nhượng phe kia một chút, phe ông Phúc có vẻ đã cho ông Vũ Đức Đam thân cô thế cô ra rìa, đổi lại là không để một nhân vật thuần đảng mà còn khỏe mạnh là Trần Quốc Vượng dẫn dắt.

    Nhìn vào tứ trụ mà nguồn tin mật của Tiếng Dân vừa tiết lộ, ta thấy rõ hai nhân vật thuần đảng là Nguyễn Phú Trọng và Trương Thị Mai, đối với hai nhân vật kỹ trị là Nguyễn Xuân Phúc và Vương Đình Huệ.

    Người ta có thể thắc mắc là, không thấy rõ sự dàn xếp cơ cấu vùng miền trong kết quả này, nhưng như tôi đã trình bày, sức mạnh quyền lực thật sự đang nằm trong tay TW, và trong TW có đủ cơ cấu vùng miền.

    Theo chủ quan của tôi thì, các vùng miền đã thỏa thuận được với nhau trước cuộc họp kín 9/1/2021, và tại cuộc họp này họ phải dàn xếp sự cân bằng cuối cùng là cân bằng giữa Đảng – Nhà nước.

    https://baotiengdan.

    Không có nhận xét nào