Header Ads

  • Breaking News

    Nghị Viện Âu Châu sẽ bỏ phiếu cho nghị quyết đòi tự do cho 3 nhà báo độc lập ở Việt Nam

    BPSOS 

    Nghị Viện Âu Châu sẽ bỏ phiếu cho nghị quyết đòi tự do cho 3 nhà báo độc lập ở Việt Nam

    BPSOS nộp hồ sơ của 3 nhà báo cho Tổ Công Tác của LHQ về Giam Giữ Tuỳ Tiện

    Tại phiên họp ngày 21 tháng 1, Nghị Viện Âu Châu sẽ biểu quyết về nghị quyết lên án việc bắt giam và xử tù 3 thành viên của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam (Independent Journalists Association of Vietnam, IJAVN): Ts. Phạm Chí Du~ng, Ông Nguyễn Tường Thuỵ và Ông Lê Hữu Minh Tuấn.

    Nghị quyết này được 2 Nghị Sĩ Ba Lan đại diện nhóm Nghị Sĩ Bảo Thủ và Cải Tổ (European Conservatives and Reformists, ECR) đưa ra: Bà Anna Elzbieta Fotyga và Ông Karol Adam Karski.

     “BPSOS đã phối hợp với tổ chức Alliance Defending Freedom International để đóng góp ý kiến cho nội dung của nghị quyết này,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, cho biết.

    ADF International là tổ chức của các luật gia Thiên Chúa Giáo có trụ sở chính ở Vienna, thủ đô của Áo, và ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong nhiều năm qua, tổ chức này đồng hành với BPSOS để vận động cho các người Tây Nguyên và người Hmong bị đẩy vào tình trạng “vô quốc gia” vì niềm tin tôn giáo.

    Mọi người có thể theo dõi trực tuyến cuộc tranh luận tại Nghị Viện Âu Châu trước cuộc bỏ phiếu:  https://www.europarl.europa.eu/plenary/en/home.html 

    Trong một diễn tiến song song, ngày hôm nay BPSOS đã cùng với International Human Rights Advocates, một tổ chức luật gia ở Hoa Kỳ, yêu cầu Tổ Công Tác của LHQ về Giam Giữ Tuỳ Tiện (UN Working Group on Arbitrary Detention, WGAD) ra phán quyết về sự vi phạm của nhà nước Việt Nam khi bắt giữ và xử tù 3 thành viên của hội IJAVN.

    “Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến vụ việc này vì hội IJAVN đã từng đứng tên chung với BPSOS trong 2 bản báo cáo gửi LHQ cho các cuộc rà soát việc thực thi các cam kết quốc tế bởi Việt Nam,” Ts. Thắng nói. “Việc bắt giam và bỏ tù họ, do đó, có thể xem là một hành vi trả thù đối với những người đã báo cáo với LHQ những vi phạm của nhà nước Việt Nam.”

    Nghị quyết yêu cầu Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho 3 thành viên của hội IJAVN. Nghị quyết còn kêu gọi Việt Nam ngưng các hành vi sách nhiễu, hăm doạ, truy tố, giam giữ và bỏ tù những người bảo vệ nhân quyền một cách ôn hoà; tu chính luật quốc gia cho phù hợp với các cam kết quốc tế; và ngưng chính sách kiểm duyệt báo chí và hạn chế tự do ngôn luận.

    Trong bản báo cáo của Tổng Thư Ký LHQ về hăm doạ và trả thù năm 2020, Việt Nam đứng thứ 2 về số trường hợp vi phạm, chỉ sau Trung Cộng. Trường hợp của Ông Phạm Chí Du~ng được nêu lên trong bản báo cáo này.

    “Chúng tôi đã bắt đầu tiến trình cung cấp thông tin cho bản báo cáo của Tổng Thư Ký LHQ cho năm nay, sẽ được công bố vào tháng 9 tới đây”, Ts. Thắng cho biết. “Trường hợp của 3 nhà báo thành viên của IJAVN chắc chắn sẽ được đề cập đến.”

    Trong 2 tuần qua, BPSOS đã trao đổi với 4 toà đại sứ ở Hà Nội về bản án tù rất khắc nghiệt dành cho các Ông Phạm Chí Du~ng, Nguyễn Tường Thuỵ và Lê Hữu Minh Tuấn. Ts. Thắng cho biết sẽ tiếp tục liên lạc thêm nhiều toà đại sứ nữa về vụ việc này trong những tuần sắp đến nhằm gia tăng áp lực quốc tế lên chế độ ở Việt Nam.

    Nghị Quyết sẽ được Nghị Viện Âu Châu biểu quyết ngày 21 tháng 1 còn nêu trường hợp của Cô Phạm Đoan Trang như một ví dụ điển hình về chính sách bịt miệng những tiếng nói phản biện.

    Các thông tin liên quan:

    Nghị trình buổi họp ngày 21 tháng 1, 2021 của Nghị Viện Âu Châu: https://www.europarl.europa.eu/doceo/document/OJQ-9-2021-01-21_EN.html

    Đóng góp cho Rà Soát về Công Ước Chống Tra Tấn năm 2018:

    https://dvov.org/wp-content/uploads/2018/10/Information-for-CAT-examination-of-Vietnams-state-report.pdf

    Đóng góp cho Cuộc Rà Soát Định Kỳ Phổ Quát năm 2019:

    https://dvov.org/wp-content/uploads/2018/07/Vietnam-UPR-2019-joint-submission-on-freedoms-of-thought-and-expression-1.pdf

    https://vietnamthoibao.org/vntb-nghi-vien-au-chau-se-bo-phieu-cho-nghi-quyet-doi-tu-do-cho-3-nha-bao-doc-lap-o-viet-nam/

    Không có nhận xét nào