Header Ads

  • Breaking News

    Phạm Minh Chính nắm ghế thủ tướng hay ghế chủ tịch quốc hội?

    Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ, 2 ứng viên tranh ghế thủ tướng

    Việc ông Nguyễn Phú trọng tái cử thì không cần phải bàn cãi. Ông Trọng vẫn giữ chiếc ghế quyền lực nhất trong ĐCS Việt Nam, đó là ghế tổng thí thư. Nguyễn Xuân Phúc tuy được suất đặc biệt nhưng về quyền lực thì xem như bị mất, ghế chủ tịch nước là chiếc ghế không có thực quyền, giữ ghế này xem như ông Phúc mất quyền lực chứ không thể có thêm quyền lực. Đó là bước lùi, không phải bước tiến.

    Trong tứ trụ, có 2 ghế quyền lực và 2 ghế không có thực quyền. 2 ghế quyền lực ấy chính là ghế tổng bí thư và ghế thủ tướng. Ghế tổng bí thư là ông Trọng giữ, giờ ghế thủ tướng ai sẽ nắm giữ chiếc ghế này mới là điều đáng quan tâm vì nó liên quan đến vận mệnh đất nước Việt Nam.

    Có 2 phương án được đưa ra, thứ nhất Vương Đình Huệ là thủ tướng thì Phạm Minh Chính là chủ tịch quốc, thứ nhì Phạm Minh Chính làm thủ tướng thì Vương Đình Huệ làm chủ tịch quốc hội. Tuy nhiên, sau hội nghị Trung ương 15, tin rò rỉ cho biết, khả năng cao là Phạm Minh Chính sẽ giữ ghế thủ tướng và Vương Đình Huệ giữ ghế chủ tịch nước.

    Ông Vương Đình Huệ là người được Nguyễn Phú Trọng nâng đỡ từ khi mới tiếp quản chức tổng bí thư từ Nông Đức Mạnh. Năm 2013 ông Trọng đưa Vương Đình Huệ vào Bộ Chính trị nhưng không thành, đến năm 2016 thì ông Huệ chính thức vào Bộ Chính Trị và tiến thân cho đến nay thì được cơ cấu vào tứ trụ.

    Còn Phạm Minh Chính thì là con người có gắn bó mật thiết với những dự án của Tàu Cộng tại tỉnh Quảng Ninh và khá được lòng Bắc Kinh. Ông Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ đang giành ghế thủ tướng, liệu ai là người chiến thắng đây?

    Phạm Minh Chính là ai?

    Phạm Minh Chính sinh năm 1958, đến nay là 63 tuổi, vẫn còn trong giới hạn trong độ tuổi cho phép của một ủy vien bộ chính trị. Ông này là tướng Công an, hiện là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Tiểu ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV. Ông nguyên là Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh; Thứ trưởng Bộ Công an, Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, Bộ Công an; Tổng cục phó Tổng cục Tình báo.

    Sự nghiệp chính trị của Phạm Minh Chính lên như dìu gặp gió từ sau khi đảm nhiệm chức bí thư tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh thời kỳ ông Chính làm bí thư, dự án Đặc khu kinh tế Vân Đồn được đẩy mạnh với người đối tác là bà giáo sư Đào Nhất Đào cố vấn cho Tập Cận Bình về dự án Vành Đai Con đường. Sau khi thành công kết nối với Trung Cộng, năm 2015 ông Chính về trung ương và nắm chức phó ban tổ chức Trung ương để chuẩn bị thay thế Tô Huy rứa. Đến đại hội 12 ông Chính thay Tô Huy Rứa giữ chức trưởng ban tổ chức trung ương đồng thời vào Bộ Chính Trị. Nay đến đại hội 13 thì ông ta được cơ cấu vào tứ trụ. Vì thế có thể nói đường quan lộ của Phạm Minh Chính là rất thần tốc. Điều đáng nói là thần tốc nhanh như vậy từ sau khi kết nối với Trung Cộng làm cho nhiều người đặt câu hỏi rằng, liệu có bàn tay Phương Bắc tác động vào hay không?!

    Theo nguồn tin đáng tin cậy thì ngoài việc ông Ngyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Xuân Phúc được cho là có tên trong một danh sách đề cử cho hai trường hợp đặc biệt quá 65 tuổi ở lại trong Tứ trụ thêm một nhiệm kỳ nữa với việc ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục ở lại giữ cương vị tổng bí thư và ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ được đề bạt làm chủ tịch nước thì nguồn tin cho thấy ông Phạm Minh Chính sẽ nắm giữ ghế thủ tướng là bất ngờ với nhiều người.

    Càng cận ngày đại hội thì về ông Phạm Minh Chính làm thủ tướng càng lộ rõ. Ông Chính hiện là trưởng ban tổ chức trung ương, tiếp quản, và ông Vương Đình Huệ, nguyên phó thủ tướng chính phủ và hiện là bí thư thành ủy Hà Nội, sẽ trở thành tân chủ tịch quốc hội. Nếu đây là sự thật thì thế lực thân Tàu đã được cất nhắc vào 2 vị trí quan trọng của tứ trụ.

    Việc đề cử Phạm Minh Chính chưa có tiền lệ?

    Ông Nguyễn Phú Trọng thành trường hợp đặc biệt ở lại chức tổng bí thư nhiệm kỳ thứ 3 là một tiền lệ chưa hề xảy ra với ĐCS từ thời Lê Duẩn. Nay Phạm Minh Chính từ trưởng ban tổ chức trung ương được cơ cấu vào ghế thủ tướng thì cũng chưa có tiền lệ luôn. Từ bên đảng mà qua bên chính phủ là một việc bổ nhiệm tréo nghoe. Tuy nhiên với ĐCS thì điều gì cũng có thể, miễn sao người đó có thế lực mạnh.

    Phạm Minh Chính vốn học ngành xây dựng ở Romani về, nghề được đào tạo là kỹ sư xây dựng tốt nghiệp năm 1985, nhưng không biết học từ bao giờ mà lại có bằng Tiến sĩ và hàm Giáo sư về Luật học dễ dàng. Được bổ nhiệm rất nhiều vị trí, có vị trí chưa đầy 1 năm là thăng chức, rất đáng ngờ. Ông Chính cũng từng là cán nộ Bộ Ngoại giao, một công việc chẳng liên quan gì đến nghề kỷ sư xây dựng của ông. Lại càng đặc biệt hơn nữa, kỹ sư xây dựng lại chui được vào ngành công an và được phong tướng cũng rất nhanh. Năm 2007 ông được lên thiếu tướng và 2010 đã lên trung tướng và được phong thứ trưởng Bộ công an. Năm 2011, ông được trúng ủy viên trung ương đảng khóa 11, ông ta về làm bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh, thì ông ta bắt đầu kề vai sát cánh với Trung Quốc xây dựng Đặc khu Kinh tế Vân Đồn và từ đó con đường quan lộ thăng tiến như dìu gặp gió.

    Từ nghề nghiệp, cho đến bổ nhiệm ông Phạm Minh Chính được hưởng những ưu đãi đặc biệt rất khó hiểu. Tại trung ương đảng ông Phạm Minh Chính cũng được ưu tiên cho chức Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII. Ngày 20 tháng 01 năm 2018, ông Chính được bổ nhiệm ông làm Phó Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng đặc khu kinh tế Việt Nam, một chức vụ là cầu nối quan trọng với phía Bắc Kinh. Đến ngày 06 tháng 10 năm 2018, tại Hội nghị Trung ương lần thứ tám, khóa XII, Phạm Minh Chính được phân công làm Trưởng Tiểu ban Điều lệ Đảng để chuẩn bị Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Và đến này là vào tứ trụ.

    Liệu có thế lực nào can thiệp vào bữa tiệc chia chác quyền lực của ĐCS không?

    Trong tứ trụ kỳ này, Nguyễn Xuân Phúc là khá lạc lõng vì mức độ thân Tàu của ông Phúc không được đánh giá cao như Nguyễn Phú Trọng hay Phạm Minh Chính. Ông Nguyễn Xuân Phúc khi được ưu tiên suất đặc biệt thì đáng lẽ ra ông Phúc ở lại chức thủ tướng mới đúng. Nhưng không! Ông Phúc lại bị đá văng sang ghế chủ tịch nước, một chiếc ghế không có mấy quyền lực so với ghế thủ tướng. Nếu Phạm Minh Chính ngồi vào ghế thủ tướng xem như lần này thế lực thân Tàu đã giành lấy 2 chiếc ghế quyền lực nhất trong chính quyền CS Việt Nam.

    Theo truyền thống phó thủ tướng thường trực sẽ lên nắm chức thủ tướng. Tuy nhiên có Phạm Minh Chính xen vào, quy luật đó đã bị phá vỡ. Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã bị đá văng ra khỏi cuộc đua vào ghế thủ tướng là một dấu hỏi to tướng là ai đã làm nên sự bất thường này? Ông Phạm Minh Chính là người Thanh Hóa thuộc miền bắc, ông chính ngồi vào ghế thủ tướng cũng có nghĩa là miền bắc đã thắng miền nam.

    Quyết định của Nguyễn Phú Trọng chấp nhận phá vỡ các chuẩn tắc đã được thiết lập để thực hiện những thay đổi này cho thấy rằng họ cũng có thể có những mặc cả, thỏa hiệp đáng kể với nhau để biến những giải pháp dường như là không thể trở thành hiện thực và cũng không loại trừ có bàn tay sắp xếp từ bên ngoài đảng, mà đặc biệt là từ Bắc kinh. Đến giờ hầu hết nhiều người cho rằng, Bắc Kinh có can thiệp vào tình hình chính trị Việt Nam, nhưng mức độ can thiệp sâu đến đâu thì không ai có thể khẳng định được.

    Chưa có lần đại hội nào mà tốn nhiều lần hội họp để sắp xếp nhân sự như đại hội 13 này. Bởi cơ cấu cố định Bắc – Trung – Nam lâu nay phá vỡ không dễ. Phá vỡ kết cấu ấy chắc cũng xảy ra đấu đá át liệt chứ không đơn giản. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng mới là quan trọng.Và cuối cùng là Trung và Nam phải nhường bước trước Bắc. Tứ trụ kỳ này cả tổng bí thư và thủ tướng đều thân Tàu thì có thể nói, khó mà bác bỏ việc Tàu có nhúng vào cơ cấu nhân sự hay không.

    Nếu không gì thay đổi, Phạm Minh Chính sẽ là thủ tướng.

    Việc cơ cấu ở hội nghị trung ương 15 gần như chức vụ đã được định, đại nhội 13 thường chỉ mang tính thử tục, chỉ thông báo kết quả trước dân chúng chứ hầu như không có khả năng lật ngược kết quả. Còn chưa đầy 1 tuần nữa là báo chí nhà nước sẽ đồng loạt thông báo chính thức, nếu không có gì thay đổi thì Phạm Minh Chính sẽ là thủ tướng. Ông Phạm Minh Chính còn rất trẻ, ông ta thân Tàu có thể nói là Việt Nam những năm tiếp theo sẽ tiếp bước con đường mà ông Trọng đã vạch ra.

    Ngày 17/1, trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 15, cũng là hội nghị cuối cùng trước khi Việt Nam tổ chức Đại hội Đảng khóa 13, ông Nguyễn Phú Trọng nói về việc biểu quyết thông qua danh sách nhân sự trong đó có các “trường hợp đặc biệt” vào các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước với “số phiếu tập trung rất cao“.

    Quả thật, những số phiếu tập trung cao đó thuộc về bản chất của CS rồi. Khi bầu cử thì bao giờ cũng trên 90% chứ chẳng bao giờ có tỷ lệ thấp hơn.

    Hôm 30/12/2020, Chính phủ Việt Nam ban hành một danh mục được xếp hạng các “bí mật nhà nước“, trong đó có các thông tin liên quan nhân sự và nội bộ của đảng, vào theo truyền thông nhà nước thì “phương án nhân sự Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội là tuyệt mật“. Tuy nhiên, mật đâu không thấy chỉ thấy giờ này toàn dân ai cũng biết gần như chính xác tứ trụ.

    Việt Nam là quốc gia nhỏ bé gần một cường quốc nguy hiểm và thực tế thì chủ quyền Việt Nam mất

    Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

    https://thoibao.de/blog

    Không có nhận xét nào