Header Ads

  • Breaking News

    Đây là cách thế giới tiêm vắc xin ngừa cúm tàu

     

    Ở tất cả các châu lục, con người đang chờ đợi có nhiều vắc xin ngừa cúm tàu. Quốc gia nào có đủ – và tại sao một số chiến dịch tiêm chủng bắt đầu muộn như vậy?


    Đây là cách thế giới tiêm vắc xin ngừa cúm tàu

    Gần một năm trước đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức tuyên bố lần bùng phát cúm tàu là một đại dịch. Ngay lúc đó người ta đã biết rõ: công cụ quan trọng nhất trong cuộc chiến chống lại virus chính là vắc xin.

    Dự đoán phân phối vắc-xin trên thế giới

    Hiện giờ đã có nhiều loại vắc xin đã được thử nghiệm và có mặt trên thị trường. Hơn 100 triệu liều vắc xin đã được sử dụng trên toàn thế giới. Tuy vậy, các chiến dịch tiêm chủng bắt đầu khá khác nhau. Trong khi một số quốc gia đã sử dụng một loại vắc xin nội địa từ nhiều tháng nay, thì ở những nơi khác vẫn có những tắc nghẽn trong việc phân phối. Thuốc chủng ngừa thậm chí còn không có cho nhiều quốc gia khác.

    Việc tìm kiếm một phương thuốc cũng đã trở thành một cuộc cạnh tranh với những chiều địa chính trị.

    Ngay vào tháng 8 năm 2020, nước Nga đã trở thành quốc gia đầu tiên cho phép sử dụng rộng rãi một loại vắc xin trong người dân. Tổng thống Vladimir Putin đã quảng bá cho “Sputnik V” kể từ khi đó. Với tốc độ nhanh này, người ta cũng muốn tự khẳng định mình trước các nước Phương Tây.

    Người Trung Quốc thậm chí còn nhanh hơn nữa. Tháng 9 năm ngoái, hàng trăm nghìn người dân nước này đã được tiêm một loại vắc xin nội địa. Ngược lại, do có khó khăn trong sản xuất mà thời điểm bắt đầu chiến dịch tiêm chủng của Nga liên tục bị hoãn.

    Rốt cuộc, Nga đã có thể bắt đầu tiêm chủng hàng loạt vào đầu tháng 12 năm 2020, gần như cùng thời điểm với một số nước phương Tây. Anh bắt đầu, tiếp theo là Mỹ và cuối cùng là các nước EU. Tuy nhiên , tiến độ ở các quốc gia rất khác nhau.

    Vương quốc Anh hiện đã trở thành một quốc gia tiên phong trong lĩnh vực tiêm chủng đại trà. Hầu như không có quốc gia nào khác tiêm nhiều liều vắc xin hơn cho mỗi 100.000 dân. Thời gian này, nhóm thứ hai, những người trên 70 tuổi, đang được tiêm chủng. Nhưng thật ra Israel mới là quốc gia vô địch thế giới về tiêm chủng. Chỉ trong một thời gian ngắn, hơn hai triệu người đã nhận được liều vắc xin đầu tiên. Nhiều loại vắc-xin yêu cầu liều thứ hai. Mặt khác, ở các nước EU, việc tiêm chủng bắt đầu chậm chạp hơn.

    Lý do cho điều đó rất phức tạp:

    Ví dụ ở Pháp, sự hoài nghi về tiêm chủng đặc biệt cao – một vấn đề mà Nga cũng gặp phải.

    Các sự cố kỹ thuật đã gây xôn xao ở Đức.

    Ngoài ra còn có những khó khăn trong cung cấp ở EU.

    Điều này có lẽ là do Brussels đã chần chừ trong việc đàm phán với các công ty dược phẩm. Tiền cũng được cho là đã đóng một vai trò quyết định.

    Công bằng trong tiêm chủng dường như vẫn còn là một ảo tưởng

    Từ toàn cầu, sự khác biệt giữa giàu và nghèo đặc biệt rõ ràng. Công bằng trong tiêm chủng dường như vẫn còn là một ảo tưởng.

    Trong khi ví dụ như Mexico và Chile đã ký các thỏa thuận song phương với các công ty dược phẩm và đã tiêm chủng từ nhiều tuần, các quốc gia yếu nhất trong khu vực – như Honduras hay Bolivia – vẫn còn phải chờ đợi. Họ phụ thuộc vào cơ chế phân phối siêu quốc gia “Covax”.

    Cộng thêm vào đó, các nước đang phát triển thường chỉ được Trung Quốc và Nga cung cấp vắc xin. Tính toán chính trị đứng đằng sau việc này. Nhiều quốc gia phương Tây ưu tiên cho các giải pháp của riêng họ hơn. Do các quy trình kém minh bạch mà họ chỉ trích vắc xin của Trung Quốc và Nga.

    Ba loại vắc xin hiện đang được chấp thuận ở EU:

    Hoạt chất từ công ty Biontech của Đức và đối tác Hoa Kỳ Pfizer,

    Hoạt chất của công ty dược phẩm Moderna của Mỹ

    và sản phẩm của công ty Anh-Thụy Điển AstraZeneca, được hợp tác phát triển với Đại học Oxford.

    Ở sản phẩm cuối cùng, khó khăn trong cung cấp hiện giờ đang gây ra tranh cãi với Brussels. EU cáo buộc công ty ưu tiên cho Vương quốc Anh nhiều hơn. AstraZeneca thì lại phủ nhận những cáo buộc này.

    Bắc Kinh theo đuổi chiến lược ngoại giao tiêm chủng

    Không giống như các nước phương Tây, Bắc Kinh theo đuổi một chiến lược ngoại giao vắc xin. Nhiều nước châu Á đã đặt mua các vắc xin “Sinovac” và “Sinopharm” của Trung Quốc. Hoạt chất “CNBG”, cũng là của Trung Quốc, cho đến nay chỉ được sử dụng trong nước. Với việc cung cấp vắc xin, Trung Quốc muốn tăng cường quan hệ với một số quốc gia.

    Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhận vắc xin từ Trung Quốc. Ngay từ trước khi những chuyến cung cấp đầu tiên đến eo biển Bosphorus, đã có tin đồn rằng trong tương lai Ankara có thể linh hoạt hơn trong vấn đề người Uyghur. Những người thiểu số Hồi giáo này đang bị đàn áp một cách có hệ thống ở Trung Quốc, và chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần khẳng định họ chống lại các hành vi vi phạm nhân quyền.

    Đối với nhiều quốc gia ở Trung Đông, vắc xin từ Trung Quốc và Nga cũng là một giải pháp thay thế cho vắc xin phương Tây. Ở đây Matxcơva và Bắc Kinh có lợi thế so với các loại vắc xin khan hiếm từ châu Âu và Mỹ. Theo thông tin riêng của nước này, chính phủ Ấn Độ cũng muốn cung cấp cho các quốc gia khác sản phẩm nội địa “Covaxin” trong tương lai. Tuy nhiên, vắc xin này còn gây tranh cãi. Có những nghi ngờ về hiệu quả của nó.

    Bất chấp mọi khó khăn, vẫn có nhiều điều để hy vọng:

    Nghiên cứu đã cho thấy những thành công đầu tiên của các chiến dịch tiêm chủng. Ví dụ, ở Israel, số ca nhiễm mới thấp hơn đáng kể ở những người trên 60 tuổi sau liều tiêm chủng đầu tiên.

    Kể từ hôm thứ Năm, tất cả mọi người từ 16 tuổi trở lên trong nước này đều có thể được chủng ngừa. Chưa có vắc xin nào được chấp thuận cho nhóm tuổi dưới đó.

    Có thể phải mất một thời gian nữa trước khi các quốc gia khác tiến xa như Israel. Ở EU, vắc-xin đ7ợc cho là sẽ có rộng khắp từ tháng 9. Ở các nước kém phát triển, có thể sớm nhất là tháng tư năm 2022 mới có.


    https://phanba.wordpress.com/

    Không có nhận xét nào