Gs. Nguyễn Mạnh Hùng - Chính sách đối ngoại của Việt Nam sau Đại hội 13 :Trung Quốc, Hoa Kỳ và Biển Đông
1. Sau khi có kết quả sắp xếp nhân sự lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam sau Đại hội 13, xin Giáo sư cho một số dự đoán về chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Hoa Kỳ những năm sắp tới.
Nguyễn Mạnh Hùng
Chính sách ngoại giao của Việt Nam đối với Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng hai yếu tố tương phản nhau. Về phương diện chiến lược, Việt Nam cần Hoa Kỳ như môt đối trọng với Trung Quốc. Về phương diện kinh tế, Việt Nam cần thị trường của Hoa Kỳ và đầu tư ngoại quốc trong đó có Hoa Kỳ, để phát triển. Tuy nhiên, Việt Nam không tin Hoa Kỳ vì đã từng là nạn nhân của những cuộc mặc cả giữa các nước lớn, cộng thêm với nghi ngờ rằng Hoa Kỳ muốn dùng áp lực nhân quyền để tạo “diễn biến hòa bình,” thay đổi thể chế chính trị Việt Nam.
Việt Nam đã tạo được thế lơ lửng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc phù hơp với nhu cấu chiên lược của họ. Quan hệ hai nước từ ngày nối lại bang giao đã tiến triển thuận lợi vê mọi phương diện, cho nên tôi nghĩ là Việt Nam sẽ tiếp tục theo chiều hướng đó, trừ khi có biến động lớn trong khu vực hay trên thế giới.
2. Một số nhà quan sát tình hình Biển Đông cho rằng Trung Quốc sẽ còn tiếp tục hung hăng hơn trên Biển Đông. Theo ông, chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc, đặc biệt là vấn đề Biển Đông, sẽ như thế nào trong những năm sắp tới?
Nguyễn Mạnh Hùng
Hiện nay, Việt Nam là nước kiểm soát được nhiều thực thể nhất ở Biển Đông, khoảng 22 hay 29 thực thể, tùy theo cách tính. Mục đích của Viêt Nam là giữ được chủ quyền và quyền khai thác tài nguyên trên đảo và biển mà mình hiện có.
Đối với chính sách hung hăng lấn chiếm của Trung Quốc, Việt Nam theo đuổi chính sách vừa cộng tác vừa đấu tranh, nhượng nhịn nếu cần (như trường hợp ngưng hơp đồng khai thác dầu khí trong khu vưc bãi Tư Chính với Repsol năm 2017 và 2018, với Rosneft năm 2020), và tranh đấu nếu phải làm (như trường hợp của dàn khoan Hải Dương 981 năm 2014). Ngoài ra, họ sẽ tiếp tục những biện pháp hiện có.
Thứ nhất tiếp tục chính sách ngoại giao “ba không” – không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nươc này để chống nước kia, không cho nước ngoải đặt căn cứ quân sự hay sử dụng lãnh thổ để chống nước khác—nhằm trấn an Trung Quốc, nhưng lại cảnh cáo “tùy theo diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết…”
Thứ hai, chỉnh đốn quân đội và mua vũ khí ngoại quốc để tăng cường khả năng phòng thủ và củng cố lực lượng trên những thực thể trên biển mà mình đang kiểm soát.
Thứ ba, thi hành một chính sách cân bằng quyền lực mềm (soft balancing) bằng cách tăng cường hợp tác quốc phòng-an ninh với Hiêp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các nước lớn có khả năng đối trọng Trung Quốc, đặc biêt là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ.
Thứ tư, khuyến khích các cuộc tuần tra bảo vệ tự do lưu thông hàng hải và khẳng định sức mạnh của Hoa Kỳ, hoặc hành động đơn phương hoặc hợp tác Hoa Kỳ với các cường quốc quan tâm đến Biển Đông như Nhật Bản, Ấn Độ, Anh, và Pháp, hoặc có sự hiện diện của một hay nhiều quốc gia Đông Nam Á.
Thứ năm, tranh thủ sự ủng hộ của thế giới bằng hai cách. Một mặt thì tích cực tham dự và nâng cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế và khu vực; mặt khác thì phổ biến và giải thích lập trường hợp lý, hợp pháp cùa mình căn cứ trên luât quốc tế, công ước về Luật Biển năm 1982, và phán quyết của của Tòa Trọng Tài Quốc Tế năm 2016
3. Giáo sư có nhận xét về ông Phạm Minh Chính như một ngôi sao sáng sau Đại hội 13. Ông Chính từng là lãnh đạo Quảng Ninh, một trong những lãnh đạo lực lượng tình báo ngành công an, lãnh đạo tổ chức nhân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo ông, ông Chính sẽ theo đuổi chính sách kinh tế đối ngoại như thế nào?
Nguyễn Mạnh Hùng
Ông Nguyễn Xuân Phúc đã thành công phần nào trong nhiệm vụ thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam và hội nhập kinh tế quốc tế. Ông Chính sẽ phải cố gắng làm tốt hơn những thành quả ấy, và không thể rời mắt khỏi mục tiêu dài hạn là đến 2045 Việt Nam phải trở thành một nước “phát triển, thu nhập cao.”
Điều này có nghĩa là phải thu hút và quản lý tốt đầu tư ngoại quốc, phát triển kinh tế tư nhân, khuyến khích việc thành lập các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có sức cạnh tranh cao, và khai thác hội nhập quốc tế.
Việc trước mắt ông Chính phải làm là chuẩn bị khả năng thi hành các nghĩa vụ và khai thác các quyền lợi qua một loạt những hiệp ước thượng mại tự do mà Việt Nam đã ký kết như Hiệp định thương mại tự do Viêt Nam-EU (EVFTA), Hiệp định đối tác Kinh tế tòan diện khu vục (RCEP), Hiệp đinh Thượng mại tự do Việt-Anh (UKVFTA).
Ngoài ra, khi làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương, ông Chính còn là Phó Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính-kinh tế. Khi lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, ông Chính đã tỏ ra ủng hộ viêc thành lập các đặc khu kinh tế được tổ chức “tinh gọn và hiêu quả.” Viêc dùng đăc khu kinh tế như môt thí điểm đã thành công ở Trung Quốc, là môt việc nên làm, và ông Chính đã có kinh nghiệm liên quan đến vấn đề này.
Tất cả những hoạt động kinh tế thương mại kể trên đều có liên quan đến an ninh quốc gia, không nhiều thi ít. Việc ông ấy có kinh nghiệm trong ngành tình báo, công an, không phải là môt điều dở nếu được áp dụng một cách hiệu quả và sáng suốt.
4. Một số nhà quan sát cho rằng Việt Nam muốn giữ được thế cân bằng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong những năm sắp tới. Ông đánh giá như thế nào về chiến lược này? Theo ông, các lãnh đạo sau Đại hội 13 cần làm những gì, và có thể làm được gì để giữ thế “cân bằng” này?
Nguyễn Mạnh Hùng
Đó là chiến lược thông thường trong chính trị quôc tế. Cho tới nay, Việt Nam đã duy trì đươc thế này môt cách tuơng đối. Thế cân bằng này tùy thuộc vào khả năng Việt Nam giữ đươc ổn định trong nước, lãnh đạo không chia rẽ, và khả năng quốc phòng của chính mình. Nhưng nó tùy thuộc nhiều hơn vào quan hệ giữa các nước lớn. Nêu họ xung đột với nhau, Việt Nam sẽ bị lôi cuốn vào mối xung đột ấy và sẽ phải chọn bên. Nêu họ hòa hoãn và tương nhượng, Việt Nam có thể là “vật hy sinh” cho sự tương nhượng ấy.
5. Năm 2019, Trung Quốc thực hiện một chiến dịch xâm nhập sâu và dài ngày (hơn 3 tháng) vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Malaysia, Philippines. Lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc mạnh hơn lực lượng của cả ba nước này cộng lại. Theo ông, ba nước này có thể thành lập lực lượng cảnh sát biển chung của ba nước không? Một lực lượng chung như vậy có thể đối phó được với Trung Quốc không? Hoa Kỳ hay Nhật Bản có thể giúp gì để hình thành sự liên kết như vậy hay không?
Nguyễn Mạnh Hùng
Câu trả lơi là không, không, và không. Một, không có khả năng ba nước thành lập lưc lương cảnh sát biển chung. Hai, lưc lượng ấy, nếu có thành lập, cũng không đủ sức đương đầu với Trung Quốc. Ba, Hoa Kỳ và Nhật Bản không có khả năng giúp thành lập lực lượng chung này.
Bất cứ môt sự liên kết nào cũng cần sự chống lưng của Hoa Kỳ, mà hiện nay các nước nhỏ có tranh chấp chủ quyền biển đảo vơi Trung Quốc không tin tưởng vào khả năng và quyết tâm của Hoa Kỳ trước sự lấn lướt của Trung Quốc.
Nếu Hoa Kỳ có quyết tâm thì điều khả dĩ có thể làm là tuần tra chung của hải quân trong “Tứ giác kim cuong” gồm Mỹ, Nhật, Ấn, Úc cộng thêm với ít nhất hai trong số ba nươc Đông Nam Á kể trên.
Tạp chí Nghiên cứu Việt Mỹ xin chân thành cảm ơn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng đã dành thời gian trao đổi những vấn đề quan trọng này.
https://usvietnam
Không có nhận xét nào