Header Ads

  • Breaking News

    Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 2 tháng 2 năm 2021


    Võ Thái Hà tóm lược

    Ngoại trưởng Mỹ: Bắc Kinh ‘còn thiếu sót’ trong việc minh bạch về đại dịch

    Trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng vào hôm thứ Hai (1/2) của đài MSNBC, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết chính quyền Trung Quốc “đang còn thiếu sót” trong việc cung cấp thông tin và minh bạch cần thiết về đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

    Ông Blinken nói: “Trung Quốc đang cách rất xa so với việc cung cấp thông tin cần thiết cho cộng đồng quốc tế, bảo đảm rằng các chuyên gia có thể tiếp cận với Trung Quốc. Tất cả – sự thiếu minh bạch đó, việc thiếu sẵn sàng, là một vấn đề quan trọng và những điều này vẫn tiếp diễn”.

    Tân Ngoại trưởng Mỹ cho rằng, chính quyền Trung Quốc cần “phải đẩy mạnh và bảo đảm rằng họ đang minh bạch, rằng họ đang cung cấp và chia sẻ thông tin mà chính quyền đang cho phép các chuyên gia và thanh tra quốc tế tiếp cận”.

    Cũng trong cuộc phỏng vấn với MSNBC, ông Blinken cho rằng Washington nên cho phép những người tị nạn bị đàn áp chính trị ở Hồng Kông vào Hoa Kỳ.

    Tùy viên Mỹ thăm đài tưởng niệm Khâm Thiên, người Việt nhiều ý kiến trái chiều

    Đại tá Tom Stevenson, Tùy viên Quốc phòng Hoa Kỳ, đến thăm và thắp hương tưởng niệm tại Đài tưởng niệm Khâm Thiên, Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội cho biết trên trang Facebook chính thức hôm 2/2.

    Đại sứ quán Mỹ tường thuật rằng về phía Việt Nam có Thiếu tướng Lê Văn Cầu, Trưởng Ban Đối ngoại, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, cũng có mặt cùng Đại tá Stevenson và các đại diện của Văn phòng Tuỳ viên Quốc phòng Hoa Kỳ.

    Đại diện hai nước Mỹ và Việt Nam đã tưởng niệm 278 người dân bị thiệt mạng vào đêm 26/12/1972, cơ quan đại diện ngoại giao Mỹ cho hay.

    “Những thiệt hại sinh mạng của dân thường là lời nhắc nhở lịch sử về những mất mát bi thương do xung đột gây ra khi Hoa Kỳ và Việt Nam tiếp tục thúc đẩy hòa giải và mở rộng các nỗ lực chung nhằm tăng cường quan hệ hợp tác và hòa bình”, Đại sứ quán Mỹ bày tỏ quan điểm về hoạt động chung vừa diễn ra.

    Theo quan sát của VOA, sau 4 tiếng hiện diện trên Facebook, bài đăng của cơ quan đại diện ngoại giao Mỹ nhận được hơn 1.030 phản ứng “yêu”, “thích”, và gần 60 phản ứng “tức giận”.

    Ngoài ra, bài đăng cũng nhận được gần 500 lời bình luận từ công chúng Việt Nam. Trong số đó, chiếm áp đảo là các ý kiến không đồng tình với việc Đại sứ quán Mỹ dùng từ “xung đột” để nói về giai đoạn xảy ra chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam những năm 1965-1973.

    Tổng thống Biden sẽ ký loạt sắc lệnh về nhập cư

    Joe Biden tiếp tục ký một loạt sắc lệnh hành pháp; chủ đề của ngày hôm nay là nhập cư. Ông được cho là sẽ ký các biện pháp tăng số người tị nạn được vào Mỹ lên gấp 10 lần (chuyển từ mức thấp nhất mọi thời đại dưới chính quyền Trump về mức trung bình thông thường), lập một tổ chuyên trách đoàn tụ các gia đình bị chia tách ở biên giới, và đảo ngược quy tắc cản trở người nhập cư nhập quốc tịch vì lạm dụng các phúc lợi như hỗ trợ nhà ở.

    Các động thái này báo trước một cuộc chiến lập pháp rộng lớn hơn và phức tạp hơn. Ngay sau khi nhậm chức, ông Biden đã gửi một đề xuất dự luật tới Quốc hội với mục tiêu xóa các tồn đọng trong quá trình xử lý thị thực, giúp những người nhập cư đủ tiêu chuẩn dễ dàng có thẻ xanh hơn, củng cố hệ thống tòa án nhập cư và tăng cường an ninh biên giới. Nhiều biện pháp trong số này khó có khả năng thông qua thành công. Quốc hội có kế hoạch khởi đầu khiêm tốn hơn — có thể là tìm cách hồi sinh Đạo luật DREAM, theo đó mở ra con đường trở thành công dân cho những người nhập cư không giấy tờ được đưa đến Mỹ từ khi còn nhỏ.

    Alexei Navalny hầu tòa

    Hôm nay Alexei Navalny, lãnh đạo phe đối lập của Nga, sẽ đối mặt một phiên điều trần có thể biến án treo ba năm rưỡi — được đưa ra vào năm 2014 trong một vụ kiện được thiết kế để ngăn ông ứng cử— thành án tù thực sự. Việc bắt giữ ông Navalny vào ngày 17 tháng 1 đã gây ra các cuộc biểu tình trên khắp nước Nga. Và hơn 5.000 người đã bị bắt trong một đợt biểu tình khác vào cuối tuần này.

    Nghịch lý thay, tình trạng bất ổn có thể đã được thúc đẩy bởi nỗ lực của Điện Kremlin trong việc ngăn chặn một cuộc nổi dậy như ở Belarus, nơi biểu tình chống tổng thống bất hợp pháp đã tiếp diễn trong nhiều tháng. Nhiều người cho rằng nỗi e ngại một điều tương tự xảy ra ở Nga đã khiến cơ quan an ninh đầu độc ông Navalny bằng chất độc thần kinh Novichok vào tháng 8. Tuy nhiên, ông Navalny vẫn sống sót. Việc ông bị bắt giữ và việc nhóm của ông phát hành bộ phim tố cáo tổng thống Vladimir Putin tham nhũng đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng chính trị toàn diện.

    Philippines xem xét luật chống khủng bố mới

    Tòa án Tối cao Philippines hôm nay sẽ nghe các tranh luận miệng ủng hộ và phản đối 37 kiến ​​ngh yêu cu đưa ra lut chng khng b mi. Bên phản đối nói làm vậy sẽ trao quá nhiều quyền cho các nhà chức trách. Điều đó có vẻ đặc biệt nguy hiểm khi xem xét người đứng đầu chính phủ: Tổng thống Rodrigo Duterte, người có chiến dịch chống ma túy không màng luật lệ giết chết hơn 6.000 người.

    Chính phủ ông lập luận họ cần có luật để chống lại các nhóm cực đoan bao gồm cả Nhà nước Hồi giáo. Năm 2017, gần 1.000 chiến binh thánh chiến đã chiếm thành phố Marawi và bắt giữ 1.780 con tin. Trong trận chiến sau đó, 47 thường dân, 165 binh sĩ và gần như tất cả quân thánh chiến đã thiệt mạng. Vào giữa cuộc giao tranh, chính phủ tuyên bố thiết quân luật. Khi ấy các ý kiến ​​phn đối chính ph t trao quá nhiu quyn không có my sc nng. Vi mi đe da [khng b] gi đây dường như tr nên xa vi hơn, người ta xem ra bắt đầu e ngại động thái mở rộng quyền lực của ông Duterte.

    Đưa đa dạng sinh học vào mô hình kinh tế

    Kinh tế học nên đối xử với thế giới tự nhiên như thế nào? Partha Dasgupta, giáo sư danh dự tại Đại học Cambridge, sẽ tìm cách trả lời câu hỏi này trong một báo cáo xuất bản hôm nay về tính kinh tế của đa dạng sinh học, do chính phủ Anh đặt hàng. Có thể dự đoán nội dung của nó từ một báo cáo sơ bộ được công bố vào tháng 4 năm 2020. Trong đó, ông Dasgupta cảnh báo rằng sự thịnh vượng chưa từng có của con người đã khiến sức khỏe của sinh quyển xấu đi.

    Để đưa phần chi phí này vào các mô hình, ông gợi ý các nhà kinh tế có thể sử dụng bộ công cụ trí tuệ về quản lý danh mục đầu tư. Duy trì “vốn tự nhiên” của thế giới là cần thiết để tránh những thiệt hại không thể phục hồi. Xem xét tác động tới tự nhiên đồng nghĩa phải điều chỉnh GDP để tính tới yếu  tố “khấu hao tài sản”, bao gồm cả sự xói mòn của vốn tự nhiên, chẳng hạn như khi các loài vật tuyệt chủng hoặc đại dương bị ô nhiễm. Nhưng phân tích kinh tế “sẽ không đủ” để giải quyết vấn đề, ông Dasgupta lập luận, đồng thời kêu gọi các trường học truyền bá tình yêu thiên nhiên cho trẻ em.

    Trump chỉ định hai luật sư (mới) bào chữa cho vụ luận tội ông

    Hôm Chủ nhật 1/2/21, Tổng thống Donald Trump đã chỉ định hai luật sư mới cho nhóm bào chữa luận tội ông. Đây là một quyết định xảy ra chỉ một ngày,  sau khi 5 luật sư từ chối bào chữa cho ông do bất đồng ý kiến về việc cựu tổng thống muốn tập trung vấn đề bầu cử gian lận, hơn là tính hợp hiến của việc kết tội một cựu tổng thống.

    Hai luật sư David Schoen và Bruce L. Castor, Jr., hiện là đại diện cho Ông Trump

    “LS Schoen hiện đang làm việc với Tổng thống thứ 45 và các cố vấn khác để chuẩn bị cho phiên tòa sắp tới. Cả 2 luật sư Schoen và Castor đều đồng ý rằng bản luận tội này là vi hiến – trên thực tế, 45 Thượng nghị sĩ đã bỏ phiếu đồng thuận tuần trước”, theo thông cáo báo chí.

    “Thật vinh dự khi đại diện cho Tổng thống thứ 45, Donald J. Trump, và Hiến pháp Hoa Kỳ,” LS Schoen nói, theo thông cáo.

    Trong khi LS Castor nói rằng: “Tôi xem đây là một đặc ân khi được đại diện cho vị Tổng Thống thứ 45. Sức mạnh của Hiến pháp Hoa Kỳ sắp được thử thách hơn bao giờ hết qua lịch sử của chúng ta. Nó mạnh mẽ và kiên cường,  là một văn kiện được viết cho nhiều thời đại, và nó sẽ chiến thắng chế độ đảng phái một lần nữa, và mãi mãi như vậy.”

    LS Schoen từng là cố vấn chính trong một số vụ án nổi tiếng và được vinh danh vì công lao của ông trong việc thay đổi các tổ chức công cộng ở miền Nam: đó là nhà tù, giáo dục công cộng, mà ông chăm sóc nuôi dưỡng và biện hộ cương quyết. Ông cũng đã đại diện cho các nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố theo Đạo luật Chống Khủng bố. Ông còn tranh tụng vụ án dân quyền nổi tiếng ở Alabama và công tác phòng thủ tội phạm liên bang.

    LS Castor là cựu Thẩm Phán quận Montgomery, Pa., cựu tổng luật sư đoàn,  kiêm Xử Lý Thường Vụ Tổng Nha Tư Pháp tiểu bang Pennsylvania…

    Được biết các luật sư Nam Carolina: Butch Bowers và Deborah Barbier cùng các cựu công tố viên liên bang Greg Harris, Johnny Gasser và Josh Howard đã rời đội ngũ bào chữa của ông Trump vào thứ Bảy, theo CNN.

    “Ông Trump muốn các luật sư tập trung vào lập luận rằng có gian lận bầu cử hàng loạt và đã đánh cắp kết quả bầu cử TT, thay vì tập trung vào các lập luận được đề nghị về tính hợp hiến”, Kaitlan Collins của CNN, người đầu tiên đưa tin về Bowers và Barbier, đã tweet.

    Phiên tòa tại Thượng viện của Trump sẽ bắt đầu vào ngày 8 tháng 2 sắp tới.

    Tân ngoại trưởng cho phép treo cờ của giới đồng tính tại Đại sứ quán Mỹ

    Ngoại trưởng của chính quyền Biden, Antony Blinken, thông báo ông sẽ đảo ngược sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump và cho phép treo “cờ tự hào” (biểu tượng của cộng đồng LGBTQ) tại các Đại sứ quán Hoa Kỳ trên khắp thế giới.

    Tờ Advocate đưa tin, người được ông Biden chỉ định cho vị trí Ngoại trưởng Mỹ, Antony Blinken đã tuyên bố rằng ông sẽ cho phép các đại sứ quán Mỹ treo cờ của cộng đồng LGBTQ (Cộng đồng người đồng tính, chuyển giới…).

    Theo USA Today, vào tháng 6/2019, chính quyền TT Trump đã cấm các Đại sứ quán Mỹ treo cờ của những người đồng tính trên các cột cờ chính thức của Đại sứ quán. Trước khi có lệnh cấm này, các đại sứ quán đã treo “cờ tự hào” vào tháng Sáu, tháng của cộng đồng LGBTQ.

    Ông Blinken cũng xác nhận kế hoạch bổ nhiệm một đặc phái viên về Nhân quyền cho những người LGBTQ, một vị trí do cựu TT Barack Obama tạo ra vào năm 2015 nhưng không được tiếp quản trong nhiệm kỳ của tổng thống Trump.

    Ông Blinken tuyên bố bạo lực đối với cộng đồng LGBTQ đó đã gia tăng trong thời gian TT Trump tại vị.

    Ông Trump lại được đề cử giải Nobel hòa bình

    Ông Jaak Madison, một thành viên người Estonia tại Nghị viện châu Âu, ngày 1/2 thông báo trên Facebook rằng ông đã đề cử cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho giải Nobel hòa bình.

    Ông Madison cho biết trong đơn đề cử:

    “Donald Trump là tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ trong 30 năm qua không khởi động bất kỳ cuộc chiến nào… Ngoài ra ông Trump đã ký nhiều thỏa thuận hòa bình ở Trung Đông, giúp đảm bảo sự ổn định và hòa bình tại khu vực này”.

    Trước đó, vào ngày 11/9/2020, nghị sĩ Thụy Điển Magnus Jacobsson tuyên bố đã đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2021 cho chính quyền ông Trump và hai quốc gia châu Âu là Serbia và Kosovo bởi nỗ lực hợp tác vì hòa bình và phát triển kinh tế, thông qua thỏa thuận hợp tác được ký kết tại Tòa Bạch Ốc.

    Vào ngày 9/9/2020, nghị sĩ Na Uy Christian Tybring-Gjedde cũng đã đề cử cựu TT Trump cho giải thưởng này vì vai trò của ông trong thỏa thuận hòa bình giữa Israel và UAE.

    Vào tháng 10/2020, nghị sĩ Laura Huhtasaari từ Phần Lan thuộc Nghị viện châu Âu cũng có động thái tương tự.

    Mới đây, con rể kiêm cố vấn của cựu TT Trump là ông Jared Kushner cũng đã được đề cử cho giải Nobel Hòa bình vì vai trò trong thỏa thuận hòa bình giữa Israel và UAE.

     

    Không có nhận xét nào