Header Ads

  • Breaking News

    Điểm tin thế giới ngày Thứ bảy 20 tháng 2 năm 2021

    Hôm nay Tối cao Pháp viện Mỹ xem xét các đơn kiện gian lận cử tri của chiến dịch ông Trump
    Điểm tin thế giới ngày Thứ bảy 20 tháng 2 năm 2021

    Tòa án Tối cao Hoa Kỳ sẽ xem xét các trường hợp gian lận cử tri do chiến dịch pháp lý của cựu Tổng thống Trump khởi kiện ở tiểu bang chiến trường vào hôm nay (thứ Sáu ngày 19/2 theo giờ Mỹ).

    Theo danh sách của Tối cao Pháp viện, các vụ kiện được xem xét bao gồm: Vụ kiện Michigan của bà Sidney Powell (20-815), vụ kiện Pennsylvania của chiến dịch ông Trump (20-845), vụ kiện Wisconsin (20-882), vụ kiện Pennsylvania của Dân biểu Mike Kelly (20-810), và vụ kiện Georgia của luật sư Lin Wood (20-799).

    Tất cả các vụ kiện này đều cáo buộc một số hành vi bất hợp pháp liên quan đến bầu cử, ảnh hưởng đến kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ ngày 3/11/2020, bao gồm mở rộng bỏ phiếu bằng thư do các quan chức bầu cử thay đổi quy tắc trái với luật bầu cử của tiểu bang; thiếu các biện pháp an ninh đầy đủ xung quanh lá phiếu qua thư’ các vấn đề với bỏ phiếu bằng máy lập bảng và từ chối quyền truy cập có ý nghĩa đối với những người theo dõi việc kiểm phiếu.

    Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã từ chối thụ án hoặc theo dõi nhanh các vụ việc theo yêu cầu trong các đơn kiện này, được nộp trước lễ nhậm chức ngày 20/1 của Tổng thống Joe Biden.

    Đơn kiện Michigan của bà Powell (pdf) tìm kiếm “biện pháp phong tỏa khẩn cấp [kết quả bầu cử] với lý do rằng kết quả bầu cử tổng thống được các quan chức Michigan chứng nhận là vi hiến và trái với luật, cùng với biện pháp cứu trợ theo lệnh hủy chứng nhận những kết quả đó”.

    Đơn kiện Georgia của ông Wood (pdf) đã yêu cầu Tối cao Pháp viện “đưa ra lệnh khẩn cấp hướng dẫn Bị đơn hủy chứng nhận kết quả của cuộc Tổng tuyển cử cho Văn phòng Tổng thống”.

    Đơn kiện của Dân biểu Kelly (pdf) đã yêu cầu tòa án ra lệnh “cấm Người điều hành-Bị đơn thực hiện hành động chính thức lập bảng, tính toán, duyệt, xác nhận hoặc hoàn thiện kết quả của cuộc bầu cử”.

    Chiến dịch tranh cử của ông Trump tương tự kêu gọi lệnh khẩn cấp dưới hình thức điều trần cấp tốc và chặn chứng nhận các phiếu bầu cử tri đoàn cho ông Biden.

    Một số luật sư trong các vụ án nói rằng xem xét những thách thức pháp lý này là quan trọng vì chúng có thể tác động đến sự công bằng trong bầu cử trong dài hạn.

    “Các vấn đề pháp lý của chúng tôi rất cần được tòa án xem xét”, luật sư John Eastman nói với Washington Examiner, đề cập đến hành vi của tiểu bang Pennsylvania trong cuộc bầu cử năm 2020.

    Greg Teufel, luật sư của Dân biểu Kelly, nói với Washington Examiner rằng dân biểu không có ý định từ bỏ vụ kiện.

    Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã giữ khoảng cách với những thách thức bầu cử của ông Trump. Vào tháng 12, họ đã bác bỏ đơn kiện của Tổng chưởng lý thuộc Đảng Cộng hòa của tiểu bang Texas, người đang tìm cách chứng minh kết quả bầu cử ở bốn tiểu bang là sai.

    Nếu, tại hội nghị ngày 19/2, Tối cao Pháp viện quyết định tiếp nhận bất kỳ vụ kiện bầu cử nào, rất có thể chúng sẽ không được xét xử cho đến tháng 10, theo The Epoch Times.

    Canada nối bước Úc bắt Facebook phải trả tiền cho báo chí

    Sau Úc, Canada tuyên bố sẽ là quốc gia tiếp theo bắt Facebook phải trả tiền cho nội dung tin tức báo chí dù có bị mạng xã hội này chặn chia sẻ tin tức.

    “Canada đi đầu trong trận chiến này… Chúng tôi thực sự nằm trong nhóm các quốc gia đầu tiên trên thế giới làm điều này”, Hãng tin Reuters dẫn lời Bộ trưởng Di sản Canada Steven Guilbeaul nói với các phóng viên.

    Ông Guilbeault đang soạn thảo một đạo luật tương tự đạo luật của Úc buộc các công ty công nghệ như Facebook, Google trả tiền cho các hãng tin tức. Dự luật của Canada dự kiến công bố trong vài tháng tới.

    Theo Bộ trưởng Di sản Canada, dự luật của nước này có thể sẽ theo hình mẫu của Úc, tức yêu cầu Facebook và Google thỏa thuận chi trả với các hãng tin để đưa nội dung lên dịch vụ của mình, hoặc đồng ý mức giá thông qua trọng tài. Một lựa chọn khác là sẽ giống Pháp, yêu cầu các nền tảng công nghệ lớn đàm phán với các nhà xuất bản về việc chi trả để sử dụng nội dung tin tức.

    “Chúng tôi đang xem mô hình nào là phù hợp nhất”, ông Guilbeaul nói, cho biết tuần trước ông đã nói chuyện với các đối tác Pháp, Úc, Đức và Phần Lan về việc cùng nhau đảm bảo chi trả công bằng cho nội dung báo chí.

    “Tôi nghĩ chẳng bao lâu nữa chúng ta sẽ có 5, 10, 15 quốc gia áp dụng các quy tắc tương tự… Facebook sẽ cắt đứt quan hệ với Đức, với Pháp?”, ông Guilbeaul đặt câu hỏi.

    Giáo sư Megan Boler của Đại học Toronto cũng cho rằng hành động của Facebook ở Úc cho thấy đã đến lúc cần có động thái chung của quốc tế. “Chúng ta thực sự có thể thấy một liên minh, một mặt trận thống nhất mạnh mẽ chống lại sự độc quyền này”, bà Boler nói.

    Thái Lan: Thủ tướng và nội các bị lên án trước cuộc biểu quyết bất tín nhiệm


    Hàng trăm người đã tụ tập bên ngoài tòa nhà Quốc hội ở Bangkok vào chiều tối thứ Sáu 19/2 để tham gia một cuộc biểu tình được tổ chức trùng hợp với cuộc tranh luận về biện pháp khiển trách nhắm vào chính phủ của Thủ tướng Prayuth Chan-ocha do các nhà lập pháp đối lập tiến hành tại quốc hội.

    Hàng nghìn nhân viên cảnh sát đã túc trực trước cuộc biểu quyết tại quốc hội dự kiến diễn ra vào ngày thứ Bảy 20/2, để đón chặn một cuộc biểu tình khác.

    Cuộc biểu tình này là một phần trong phong trào chống đối chính phủ do giới trẻ dẫn đầu. Phong trào nổi lên hồi năm ngoái, tranh đấu đòi Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức, ông Chan-ocha lên nắm quyền sau cuộc đảo chính do ông cầm đầu, đồng thời phá bỏ những cấm kỵ bấy lâu nay với lời kêu gọi đòi cải cách chế độ quân chủ đầy quyền thế ở Thái Lan.

    Các nhà hoạt động lần lượt phát biểu trên một sân khấu tạm dựng lên trên con đường dẫn đến quốc hội. Các diễn giả chỉ trích Thủ tướng Chan-ocha và nội các của ông là lạm quyền, quản lý yếu kém và thất bại về mặt chính sách trong nhiều lĩnh vực.

    “Chúng tôi biết rằng sẽ rất khó có thể chặn lại chính phủ này bên trong quốc hội,” nhà hoạt động sinh viên Sukriffee Lateh nói với hãng tin Reuters.

    “Vì vậy, hoạt động của chúng tôi ở bên ngoài sẽ giúp công chúng hiểu rõ hơn những vấn đề thực sự mà người dân thường phải đối mặt dưới quyền chính phủ này,” anh nói.

    Cuộc tranh luận về biện pháp khiển trách do phe đối lập dẫn đầu đã bắt đầu từ hôm thứ Ba. Ông Prayuth và 9 thành viên nội các bị quy trách về những thất bại khác nhau.

    Dự kiến Thủ Tướng Prayuth Chan-ocha cùng nội các của ông sẽ sống sót qua cuộc biểu quyết bất tín nhiệm ngày thứ Bảy.

    Cảnh sát cảnh báo tất cả các cuộc biểu tình ở Bangkok đều không được phép, viện lệnh cấm tụ tập tại nơi công cộng kể từ sau một đợt lây nhiễm coronavirus thứ nhì, bắt đầu từ tháng 12.s

    Thiếu tướng cảnh sát Piya Tavichai, phó ủy viên Sở cảnh sát thủ đô Bangkok, cho biết lực lượng cảnh sát đã bố trí 900 cảnh sát chung quanh tòa nhà quốc hội, đồng thời đặt 11.850 nhân viên công lực khác trong tình trạng sẵn sàng để được triển khai vào cuối tuần này.

    Tuần trước, cảnh sát Thái Lan đã chạm trán với những người biểu tình đòi thả 4 nhà hoạt động bị tống giam trong khi chờ được xét xử về tội xúc phạm hoàng gia, một tội danh có thể bị phạt tới 15 năm tù ở Thái Lan.

    Pháp điều tàu chiến đến Biển Đông


    Pháp đang tăng cường sự hiện diện quân sự ở Biển Đông bằng việc cử tàu chiến tới khu vực này trước thềm cuộc tập trận với Mỹ – Nhật.

    Hải quân Pháp cho biết, một tàu sân bay trực thăng Tonnerre và hộ vệ hạm Surcouf đã rời cảng Toulon hôm thứ Năm (18/2) và sẽ đến Thái Bình Dương để thực hiện một nhiệm vụ kéo dài 3 tháng.

    Trang Naval News đưa tin, các tàu chiến Pháp sẽ đi qua Biển Đông hai lần và tham gia một cuộc tập trận kết hợp với quân đội Nhật và Mỹ vào tháng 5.

    Thuyền trưởng tàu Tonnerre, ông Arnaud Tranchant, cho biết, Hải quân Pháp sẽ hoạt động để tăng cường quan hệ đối tác giữa nước này với 4 quốc gia thành viên của nhóm Đối thoại Tứ giác An ninh (Bộ Tứ), gồm Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Úc.

    Khi được hỏi liệu Tonnerre có ý định đi qua eo biển Đài Loan hay không, ông Tranchant cho biết “vẫn chưa lập hải trình cho khu vực này”.

    Tàu hải quân Pháp cũng từng thực hiện điều tương tự vào năm 2015 và 2017 khi đi qua Biển Đông, song các nhà phân tích cho rằng cuộc tập trận sắp tới với Mỹ và Nhật là dấu hiệu cho thấy nước này đang tăng hiện diện ở khu vực.

    Viện Virus Vũ Hán được nhận tài trợ từ tiền thuế của người Mỹ

    Viện Virus học Vũ Hán được phép nhận tài trợ từ tiền thuế của người Mỹ cho nghiên cứu động vật đến hết tháng 1/2024, theo Western Journal.

    Giám đốc hiện tại của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) là Tiến sĩ Francis Collins, người được cựu Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm vào năm 2009 .

    Hôm thứ Ba (16/2), cơ quan này đã nói với tờ Daily Caller rằng, họ chấp thuận sử dụng tiền của người đóng thuế Mỹ để chi trả cho nghiên cứu động vật tại Viện Virus học Vũ Hán cho đến năm 2024.

    Viện Virus học Vũ Hán đã bị chỉ trích vì cáo buộc làm rò rỉ virus COVID-19, gây ra trận đại dịch càn quét thế giới.

    Năm ngoái, Diêm Lệ Mộng, một nhà virus học Trung Quốc đã cáo buộc COVID-19 được tạo ra trong một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát tán loại virus này “có chủ đích”.

    “[COVID] đến từ phòng thí nghiệm – phòng thí nghiệm ở Vũ Hán – và phòng thí nghiệm được kiểm soát bởi chính phủ Trung Quốc,” Tiến sĩ Diêm Lệ Mộng nói.

    Cô khẳng định cáo buộc của mình đã được xác nhận bởi các bác sĩ cô biết, từng làm việc tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc. Tiến sĩ hiện đang sống lưu vong tại Hoa Kỳ vì cho rằng nếu ở lại Trung Quốc và cố gắng vạch trần vai trò của ĐCSTQ trong việc tạo ra đại dịch, cô sẽ “biến mất và bị giết”.

    Viện Virus học Vũ Hán đã nhận được 600.000 USD tiền thuế của người Mỹ từ năm 2014 đến năm 2019 cho mục đích nghiên cứu. Số tiền này được chuyển đến phòng thí nghiệm thông qua nhóm phi lợi nhuận EcoHealth Alliance, DCNF đưa tin.

    Chủ tịch EcoHealth, Peter Daszak là thành viên Hoa Kỳ duy nhất trong phái đoàn của Tổ chức Y tế Thế giới đến điều tra nguồn gốc của COVID-19 ở Trung Quốc. Hiện phái đoàn của WHO vẫn chưa công bố báo cáo về những phát hiện của mình.

    Tuy nhiên, ông Daszak nói với Tòa Bạch Ốc rằng họ nên chấp nhận kết luận của phái đoàn và cho biết rất ít khả năng virus đã bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán.

    Ông Daszak cũng bác bỏ các báo cáo tình báo của Mỹ chỉ ra rằng, các nhà nghiên cứu trong phòng thí nghiệm Vũ Hán đã bị nhiễm virus corona vài tháng trước khi những ca bệnh đầu tiên được công khai vào tháng 12/2019.

    Một tờ thông tin của Bộ Ngoại giao công bố ngày 15/1, những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống của ông Donald Trump, cho biết: “Chính phủ Hoa Kỳ có lý do để tin rằng một số nhà nghiên cứu trong Viện Virus Vũ Hán bị ốm vào mùa thu năm 2019, trước khi trường hợp [nhiễm COVID-19] bùng phát đầu tiên được xác định, với các triệu chứng phù hợp với cả COVID-19 và các bệnh thông thường theo mùa.”

    Hàng chục dân biểu Mỹ đề xuất giúp Đài Loan trở thành quan sát viên của WHO

    Gần 40 dân biểu Hạ viện Mỹ, vào thứ Năm (18/2), một lần nữa đề xuất dự luật yêu cầu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken xây dựng một chiến lược để giúp Đài Loan trở thành quan sát viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Sound of Hope đưa tin.

    Dự luật này được đề xuất bởi các thành viên lưỡng đảng của Nhóm Châu Á – Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, và nhận được sự ủng hộ của hơn 30 dân biểu.

    Dân biểu Hạ viện đề xuất dự luật này là hai thành viên của Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện, đó là Brad Sherman của đảng Dân chủ và Young Kim của đảng Cộng hòa. Các nghị sĩ tham gia đồng ký kết gồm có Ami Bera, Chủ tịch Nhóm Châu Á – Thái Bình Dương của Ủy ban Đối ngoại và Đảng Dân chủ, thành viên trưởng Ủy ban Đối ngoại và đồng Chủ tịch Hạ viện “Kết nối Đài Loan”, Steve Chabot thuộc Đảng Cộng hòa và Ủy ban Đối ngoại. Chủ tịch Nhóm Công tác Trung Quốc, Michael McCaul thuộc Đảng Cộng hòa.

    Dự luật tin rằng Đài Loan là một hình mẫu về sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới trong thời kỳ đại dịch virus Vũ Hán và đã nhiều lần hỗ trợ kinh tế và kỹ thuật cho các nước để đối phó với đại dịch này. Dự luật viết: “Virus không có biên giới. Việc loại trừ Đài Loan khỏi hợp tác y tế toàn cầu một cách không cần thiết sẽ chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm toàn cầu”.

    Trong dự luật, các nhà lập pháp yêu cầu Ngoại trưởng Hoa Kỳ giải thích những hành động mà Hoa Kỳ sẽ thực hiện để hỗ trợ Đài Loan đạt được quy chế quan sát viên trước khi Đài Loan được cấp tư cách quan sát viên tại Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA).

    Dự luật cũng liệt kê những đóng góp của Đài Loan đối với các thách thức sức khỏe toàn cầu trong những năm gần đây, bao gồm cả việc Đài Loan tài trợ hơn 6 tỷ USD cho chăm sóc sức khỏe toàn cầu kể từ năm 1996, mang lại lợi ích cho hơn 80 quốc gia. Năm 2014, Đài Loan đã tài trợ 1 triệu USD để giúp chống lại dịch virus Ebola ở châu Phi. Vào năm 2020, Đài Loan cũng đã tài trợ hàng triệu thiết bị bảo hộ cá nhân và thuốc thử nghiệm, v.v. khi họ thành công trong việc chống lại đại dịch virus corona.

    Bộ Ngoại giao Đài Loan đã bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các dân biểu Hoa Kỳ vì họ đã tiếp tục có những hành động cụ thể để hỗ trợ Đài Loan tham gia WHO. Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết hiệu quả phòng chống dịch hiệu quả và đóng góp của hòn đảo cho sức khỏe cộng đồng toàn cầu đã được công nhận rộng rãi, điều này đã chứng minh vị trí không thể thiếu của Đài Loan trong hệ thống y tế quốc tế.

    Đài Loan cũng tuyên bố rằng họ sẽ theo dõi chặt chẽ tiến trình tiếp theo của dự luật và tích cực phấn đấu để trở lại Đại hội đồng Y tế Thế giới năm 2021 với tư cách quan sát viên.

    Đây không phải là lần đầu tiên một thành viên Quốc hội đề xuất dự luật tương tự. Vào tháng 1/2019 và tháng 5/2020, Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ cũng đề xuất các dự luật tương tự, nhưng cuối cùng chúng đã bị gác lại vì nhiều lý do khác nhau.

    Năm 2009, Đài Loan từng tham gia WHA với tư cách quan sát viên, nhưng kể từ khi Tổng thống Thái Văn Anh nhậm chức vào năm 2016, dưới áp lực của ĐCSTQ, Đại hội đồng Y tế Thế giới đã không gửi thư mời đến Đài Loan.

    Vào ngày 17/2, Ngoại trưởng Blinken thông báo rằng Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho WHO hơn 200 triệu USD tài trợ vào cuối tháng 2. Hạ nghị sĩ Hoa Kỳ Scott trả lời rằng trước khi Hoa Kỳ cung cấp cho WHO một xu tiền thuế của người dân, WHO cần phải cải tổ nghiêm túc, cần có ban lãnh đạo mới và công nhận Đài Loan.

    Nghị sĩ Canada sắp bỏ phiếu kết luận ĐCSTQ diệt chủng người Tân Cương

    Các nghị sĩ Canada sẽ bỏ phiếu cho kết luận chính quyền Trung Quốc thực hiện hành vi “diệt chủng” người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Cuộc bỏ phiếu này nhằm gửi “thông điệp dứt khoát” tới Bắc Kinh.

    Theo SCMP, Đảng Bảo thủ Canada ngày thứ Tư (17/2) đã kêu gọi Hạ viện nước này tuyên bố chính quyền Trung Quốc đang thực hiện hành vi “diệt chủng” đối với hơn một triệu dân Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

    Lãnh đạo đảng Bảo thủ Erin O’Toole nói: “Đối với vấn đề như diệt chủng, Canada cần gửi thông điệp rõ ràng và dứt khoát rằng chúng ta sẽ đấu tranh cho nhân quyền và giá trị của nhân quyền, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa phải hy sinh một số cơ hội kinh tế. Phẩm giá của chúng ta không phải thứ để bán”.

    Ông O’Toole cũng cáo buộc giới chức Trung Quốc áp đặt chế độ “cảnh sát trị” đối với Hồng Kông và “giam giữ tùy tiện” hai công dân Canada. Ông đã hối thúc chính phủ Canada gây sức ép buộc Ủy ban Olympic Quốc tế dời Thế vận hội Mùa đông 2022 khỏi Bắc Kinh. Chính trị gia này cho hay, nếu địa điểm tổ chức Thế vận hội Mùa đông 2022 không được thay đổi, Canada có thể xem xét tẩy chay nó.

    Cuộc bỏ phiếu của các nghị sĩ Canada dự kiến diễn ra ngày 22/2. Tuy vậy, cuộc bỏ phiếu này không mang tính ràng buộc đối với chính phủ Canada.

    Các đảng đối lập lớn ở Canada cùng với phe đa số tại Hạ viện nước này đều ủng hộ việc bỏ phiếu.

    Đảng Tự do Dân chủ của Thủ tướng Canada Justin Trudeau chưa công bố bước đi tiếp theo sau khi phe đối lập đưa ra đề xuất.

    Cựu ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo, trước khi rời nhiệm sở đã tuyên bố rằng chính sách “chống lại người Hồi giáo và dân tộc thiểu số ở Tân Cương” của Trung Quốc “cấu thành tội ác chống lại loài người và diệt chủng”. Ngoại trưởng Antony Blinken cũng đã nhắc lại tuyên bố của người tiền nhiệm trong ngày đầu tiên nắm quyền.

    Trung Quốc lại ‘dằn mặt’ sau khi an ninh, quân sự Đài Loan có thay đổi lớn

    Reuters đưa tin, lực lượng không quân Đài Loan đã được khẩn trương điều động vào hôm thứ Sáu (19/2) sau khi 8 máy bay chiến đấu Trung Quốc bay vào khu vực phía tây nam của vùng nhận dạng phòng không Đài Loan trong một màn phô diễn về hoạt động quân sự tăng cường xung quanh hòn đảo.

    Bắc Kinh cho biết rằng họ đang phản ứng với cái mà họ gọi là “sự thông đồng” giữa Đài Bắc và Washington – nhà cung cấp vũ khí và hậu thuẫn quốc tế chính của Đài Loan.

    Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan cho biết, 4 chiếc J-16 và 4 chiếc JH-7 của Trung Quốc cũng như một máy bay tác chiến điện tử đã bay gần quần đảo Đông Sa (Pratas), nhóm đảo ở phía đông Biển Đông.

    Bộ này cho biết, lực lượng không quân đã phát đi cảnh báo vô tuyến điện và gấp rút triển khai hệ thống tên lửa phòng không để giám sát các hoạt động của phía Trung Quốc.

    Máy bay Trung Quốc bay ở góc tây nam khu vục hầu như diễn ra hàng ngày, và cuộc tấn công kiểu như vậy ở quy mô lớn là vào ngày 24/1 với 12 máy bay chiến đấu Trung Quốc tham gia.

    Ngay trước tuyên bố của Bộ, Đài Loan đã thông báo cải tổ các quan chức an ninh cấp cao, bao gồm cả một bộ trưởng quốc phòng mới, do Hoa Kỳ đào tạo, để giúp thúc đẩy các nỗ lực hiện đại hóa quân đội và tình báo.

    Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã cam kết bảo vệ hòn đảo và ưu tiên hiện đại hóa lực lượng vũ trang, bao gồm phát triển một hạm đội tàu ngầm mới, mua máy bay chiến đấu F-16 mới từ Hoa Kỳ và nâng cấp tàu chiến.

    Không có nhận xét nào