Header Ads

  • Breaking News

    Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 1 tháng 2 năm 2021


    Võ Thái Hà tóm lược

    Nghiên cứu: Di dân lậu tiêu tốn hàng trăm tỷ USD tiền thuế của Mỹ

    Một nghiên cứu mới cho thấy, năm 2020 có khoảng 14,5 triệu người nhập cư bất hợp pháp ở Hoa Kỳ, khiến Hoa Kỳ tổn thất 134 tỷ USD tiền thuế mỗi năm.

    Theo báo cáo của hãng truyền thông Mỹ Breitbart News ngày 27/1, một nghiên cứu hàng năm do Liên đoàn Cải cách Nhập cư Mỹ (FAIR) công bố cho thấy số lượng người nhập cư bất hợp pháp ở Mỹ đã tăng ít nhất 200.000 người kể từ năm 2019, điều này khiến người nộp thuế phải trả thêm 2 tỷ đô-la Mỹ tính từ năm ngoái.

    Mặc dù số lượng người nhập cư bất hợp pháp vào Hoa Kỳ đã tăng lên, nhưng nghiên cứu của FAIR chỉ ra rằng cuộc khủng hoảng virus cúm Vũ Hán và chính sách “Ở lại Mexico” của cựu Tổng thống Donald Trump đã giúp giảm thiểu việc đưa người vượt biên vào nước Mỹ, khiến số lượng người nhập cư bất hợp pháp giảm thiểu trong năm ngoái.

    Các nhà nghiên cứu của FAIR viết: “Có tới 60% tổng số người nước ngoài bất hợp pháp mới trong bất kỳ năm nào là những người đã hết hạn visa… Nhờ chính quyền Trump thực hiện các biện pháp đóng băng du lịch kịp thời để ngăn chặn sự lây lan của virus, số người nhập cảnh vào Hoa Kỳ trong những tháng gần đây đã giảm đi rất nhiều, cho đến nay, những người có cơ hội ở lại nước Mỹ khi đã quá hạn visa cũng đã giảm đi rất nhiều”.

    Nghiên cứu chỉ ra: “Người ta ước tính rằng 10 tiểu bang có số lượng người nhập cư bất hợp pháp lớn nhất đã chiếm gần 3/4 (71%) tổng số người nhập cư bất hợp pháp trên toàn quốc”.

    Điều quan trọng nhất của nghiên cứu này là nó nêu chi tiết việc chính phủ liên bang không có khả năng thống kê hiệu quả số lượng người nhập cư bất hợp pháp, bao gồm tổng số người vượt biên trái phép qua biên giới Hoa Kỳ và những người đã quá hạn thị thực mỗi năm.

    Tài sản giới tỷ phú Mỹ tăng mạnh gần 40% trong đại dịch

    Thống kê mới nhất cho thấy kể từ khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán, còn gọi là Covid-19 bùng phát đến nay, tài sản của các tỷ phú Mỹ đã tăng gần 40%, còn có 46 cựu triệu phú đã gia tăng tài sản và trở thành tỷ phú.

    Theo một báo cáo của Breitbart News hôm 28/1, dữ liệu được cung cấp bởi tổ chức “American for Tax Fairness” (Thuế Công bằng của người Mỹ) cho thấy kể từ tháng 3/2020, nhiều chính quyền tiểu bang và địa phương ở Hoa Kỳ đã phong tỏa và đóng cửa hàng nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hoa Kỳ do sự bùng phát của virus cúm Vũ Hán đã khiến 18 triệu người Mỹ thất nghiệp và 6,2 triệu người thiếu việc làm. 

    Cùng thời điểm này, tài sản ròng tập thể của 660 tỷ phú Hoa Kỳ đã tăng thêm 1,1 nghìn tỷ đô-la Mỹ, từ mức dưới 3 nghìn tỷ đô-la Mỹ vào tháng 3 năm 2020 lên đến 4,1 nghìn tỷ đô-la Mỹ ở thời điểm hiện tại, tổng tốc độ tăng trưởng đạt 38,6%.

    Cụ thể, kể từ tháng 3/2020, tài sản của Giám đốc điều hành Amazon Jeff Bezos đã tăng hơn 60%; Tài sản của Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk đã tăng 628,5%. Tương tự, người đồng sáng lập Microsoft, Bill Gates, đã kiếm được nhiều hơn 23% trong cuộc khủng hoảng so với trước đây và Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg đã tăng tài sản của mình lên gần 70%

    Phân tích cho thấy, thu nhập của tầng lớp lao động và tầng lớp trung lưu Mỹ đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các biện pháp phong tỏa bởi Covid-19.

    Bộ trưởng tài chính Ấn Độ sắp công bố ngân sách năm

    Bộ trưởng tài chính Ấn Độ Nirmala Sitharaman sẽ có một ngày khó khăn. Trong bối cảnh đại dịch hoành hành, nền kinh tế trong tình trạng tồi tệ và nông dân giận dữ biểu tình trên các đường phố New Delhi, bà còn phải đứng trước quốc hội để công bố ngân sách của chính phủ trung ương cho năm tài chính tiếp theo, bắt đầu từ tháng 4. Cũng có lý do để lạc quan. Số ca covid-19 của Ấn Độ đã giảm mạnh và nền kinh tế đang phục hồi nhanh.

    IMF dự đoán tăng trưởng GDP Ấn Độ là 11,5% trong năm nay, sau khi giảm 8% vào năm 2020. Nhưng với rất nhiều lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng – đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ – nguồn thu thuế của chính phủ trung ương có thể không tốt, trong khi vẫn phải cố gắng giữ mức thâm hụt dưới 6,5-7,5% GDP trong năm nay. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã dập tắt hy vọng về các sáng kiến ​​n tượng như ct gim thuế ln, các chương trình chi tiêu táo bo hoc các tha thun tư nhân hóa ln. Bên cnh đó, ông s không để nhng vic như vy cho các b trưởng ông mun t mình đưa ra các thông báo ln nht.

    Hàng không châu Âu đối mặt năm 2021 khó khăn

    Không mấy hãng hàng không cho rằng nhu cầu đi lại bằng đường hàng không có thể giảm thấp hơn cả năm 2020. Lượng khách hàng không quốc tế toàn cầu đã giảm 74% vào năm ngoái vì đại dịch covid-19, trong đó châu Âu bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng. Hôm nay Ryanair, một trong những hãng hàng không lớn nhất châu lục, sẽ công bố thu nhập ba tháng cuối năm 2020. Có thể đoán lỗ rất lớn giữa làn sóng phong tỏa thứ hai.

    Về lý thuyết, việc tung ra vắc-xin covid-19 trong năm nay sẽ giúp ích cho các hãng hàng không. Nhưng trong tuần qua, người ta ngày càng lo ngại năm 2021 có thể còn tồi tệ hơn đối với ngành hàng không. Các chính phủ châu Âu đang lo ngại các biến thể covid-19 mới từ nước ngoài có thể kháng vắc-xin của họ. Anh, Pháp và Ireland đã áp đặt một số giới hạn nghiêm ngặt nhất lên đi lại xuyên biên giới “không thiết yếu”. Bảng cân đối kế toán của Ryanair rất tốt, điều sẽ giúp họ đương đầu với tình trạng cầu giảm lâu hơn dự kiến. Nhưng vẫn còn đó nhiều hãng yếu hơn họ về mặt tài chính.

    Nam Phi khó khăn đủ bề vì covid-19

    Đại dịch đã cho thấy cả mặt tốt nhất và tồi tệ nhất của Nam Phi. Các nhà khoa học đẳng cấp thế giới của đất nước — nhiều người trong số họ có danh tiếng từ trong đại dịch AIDS — đã giúp tổ chức các cuộc thử nghiệm vắc-xin, và là những người đầu tiên xác định một chủng virus mới, dễ lây lan hơn. Tuy nhiên, ở phía ngược lại là một chính phủ hỗn loạn.

    Con số tử vong chính thức vì covid-19 là 44.000. Nhưng kể từ tháng 5, số người tử vong cao hơn 125.000 người so với mức tử vòng bình thường. Điều đó cho thấy tỉ lệ người chết do căn bệnh này ở Nam Phi có thể là một trên 300 người . Chính phủ chậm chạp, hiện do Đại hội Dân tộc Phi lãnh đạo, bị vướng vào các thỏa thuận đầy tham nhũng nhằm mua sản phấm y tế và chậm mua vắc-xin. Mặc dù người dân Nam Phi rất háo hức tiêm chủng, nhưng việc tiêm chủng rộng rãi có thể sẽ không xảy ra cho đến giữa năm 2022. Hôm nay, những liều vắc-xin đầu tiên do AstraZeneca sản xuất sẽ đến nước này. Vừa đúng lúc.

    Quốc hội Brazil bầu lãnh đạo

    Hôm nay quốc hội Brazil sẽ chọn các nhà lãnh đạo lưỡng viện. Cả hai người dẫn đầu cuộc đua, Arthur Lira cho hạ viện và Rodrigo Pacheco cho thượng viện, đều là đồng minh của Jair Bolsonaro, tổng thống dân túy cánh hữu của đất nước. Trong những tuần gần đây, ông đã phân phối 3 tỷ reais (550 triệu đô la) cho các dự án thú cưng của các nhà lập pháp nhằm đảm bảo phiếu bầu cho họ và đảm bảo họ bỏ qua hàng chục kiến nghị luận tội nhắm vào ông.

    Việc Rodrigo Maia, lãnh đạo hiện tại của hạ viện, từ nhiệm có thể giúp đẩy nhanh chương trình nghị sự “ý thức hệ” của ông Bolsonaro (chẳng hạn như nới lỏng luật kiểm soát súng). Hình thức là bỏ phiếu kín, vì vậy có thể có bất ngờ, và những biến động trên đường phố có thể làm lu mờ chiến thắng trong quốc hội. Các tài xế xe tải có kế hoạch đình công trên toàn quốc từ hôm nay để phản đối việc tăng giá nhiên liệu. Một cuộc đình công tương tự vào năm 2018 đã khiến đất nước phải ngừng hoạt động trong mười ngày và giúp ích cho chiến dịch tranh cử của ông Bolsonaro. Lần này, ông đang cầu xin họ nhượng bộ.

    Libya sắp có chính phủ mới do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn

    Sau một thập niên nội chiến từ sau cuộc lật đổ Muammar Qaddafi, nhà độc tài của đất nước, Libya có vẻ đang hồi phục. Ngừng bắn đã được tôn trọng kể từ tháng 10. Và Libya sẽ sớm có một chính phủ lâm thời mới để thay thế các chính quyền ở phía đông và phía tây. Tuần này, một hội đồng do Liên Hợp Quốc đề cử gồm 75 người Libya sẽ họp tại Thụy Sĩ để bỏ phiếu bầu một hội đồng tổng thống ba người.

    Nhưng liệu bộ ba được chọn có thể kiểm soát tình hình? Sau khi chiến đấu suốt sáu năm, Tướng Khalifa Haftar, một thủ lĩnh quân sự ở phía đông, và các lực lượng dân quân theo chủ nghĩa Hồi giáo ở phía tây, đều ưa thích thế cân bằng hiện tại nhằm bảo toàn lãnh thổ của họ trên thực địa. Những nước ủng hộ họ — Thổ Nhĩ Kỳ đương đầu Nga và UAE — đã ngoan cố ngó lơ thời hạn tháng trước cho việc rút khoảng 20.000 binh sĩ và lính đánh thuê. Các bên đang cố thủ. Do đó không có gì ngạc nhiên khi các nhà phân tích cảnh báo tất cả các bên đang sử dụng thời gian nghỉ ngơi để chuẩn bị nối lại chiến tranh, chứ không phải vì hòa bình.

    TT Biden gặp gỡ các nhà lập pháp Cộng hòa để thảo luận về gói cứu trợ COVID

    Hôm 1/2,Tổng thống Joe Biden sẽ gặp một nhóm gồm 10 thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa, những người đề xuất chi khoảng 1/3 trong số 1,9 nghìn tỷ đôla mà ông Biden đang tìm kiếm để cứu trợ do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, theo AP.

    Lời mời đến Nhà Trắng được đưa ra vài giờ sau khi các nhà lập pháp Cộng hòa gửi cho Tổng thống Biden một bức thư hôm 31/1, hối thúc ông đàm phán, thay vì cố gắng thông qua gói cứu trợ mà chỉ dựa trên phiếu bầu của phe Dân chủ. Hạ viện và Thượng viện dự kiến bỏ phiếu ngay trong tuần này về một nghị quyết ngân sách, điều này sẽ tạo cơ sở cho việc thông qua gói viện trợ theo quy tắc chỉ yêu cầu đa số phiếu chấp thuận.

    Mục tiêu là đến tháng 3, khi trợ cấp thất nghiệp bổ sung và các khoản viện khác hết hạn.

    Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết hôm 31/1 rằng Tổng thống Biden đã nói chuyện với Thượng nghị sĩ Susan Collins, lãnh đạo của nhóm này. Mặc dù ông Biden muốn “trao đổi quan điểm đầy đủ”, bà Psaki nhắc lại rằng Tổng thống vẫn ủng hộ việc tiến tới với một gói cứu trợ sâu rộng.

    Bà Psaki nói: “Với việc dịch bệnh gây ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với đất nước, và điều kiện kinh tế khó khăn đối với rất nhiều người, nhu cầu hành động là cấp bách, và quy mô của những gì phải làm là rất lớn.”

    Các nước lên tiếng về cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar

    Hôm 1/2, hàng loạt các quốc gia lên tiếng sau khi quân đội Myanmar đã nắm chính quyền trong một cuộc đảo chính chống lại chính phủ dân cử do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo, người đã bị bắt giữ cùng với các lãnh đạo khác của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD), theo Reuters.

    Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo quân sự Miến Điện trả tự do cho tất cả các quan chức chính phủ và các nhà lãnh đạo xã hội dân sự và tôn trọng ý chí của người dân Miến Điện như đã được thể hiện trong cuộc bầu cử dân chủ vào ngày 8/11.”

    “Hoa Kỳ sát cánh cùng người dân Miến Điện trong khát vọng dân chủ, tự do, hòa bình và phát triển. Quân đội phải đảo ngược những hành động này ngay lập tức.”

    Thủ tướng Anh Boris Johnson viết trên Twitter:

    “Tôi lên án cuộc đảo chính và bỏ tù bất hợp pháp thường dân, bao gồm cả bà Aung San Suu Kyi, ở Myanmar.”

    “Lá phiếu của người dân phải được tôn trọng và các nhà lãnh đạo dân sự được giải phóng,” Thủ tướng Anh viết thêm.

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân (Wang Wenbin) nói tại một cuộc họp báo: “Chúng tôi đã ghi nhận những gì đã xảy ra ở Myanmar và đang trong quá trình tìm hiểu thêm về tình hình này”.

    “Trung Quốc là một nước láng giềng thân thiện của Myanmar. Chúng tôi hy vọng rằng tất cả các bên ở Myanmar có thể xử lý một cách thích hợp những khác biệt của họ theo hiến pháp và khuôn khổ pháp lý, đồng thời bảo vệ sự ổn định chính trị và xã hội.”

    Người phát ngôn LHQ Stephane Dujarric dẫn lời Tổng thư Ký Antonio Guterres cho biết: “Những diễn biến này là một đòn giáng mạnh vào các cải cách dân chủ.”

    “Tất cả các nhà lãnh đạo phải hành động vì lợi ích lớn hơn của cải cách dân chủ của Myanmar, tham gia vào các cuộc đối thoại có ý nghĩa, kiềm chế bạo lực và hoàn toàn tôn trọng các quyền con người và các quyền tự do cơ bản.”

    Cũng hôm 1/2, Nhật kêu gọi Myanmar trả tự do cho bà Suu Kyi và những người khác, nói thêm rằng nước này từ lâu đã ủng hộ nền dân chủ Myanmar và yêu cầu nền dân chủ này được khôi phục ngay lập tức, vẫn theo Reuters.

    Chánh văn phòng nội các Nhật Katsunobu Kato phát biểu trong một cuộc họp báo: “Chúng tôi lo ngại về tình trạng khẩn cấp được ban hành ở Myanmar, điều này làm tổn hại đến tiến trình dân chủ, và kêu gọi trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi và những người khác đã bị giam giữ.”

    Ông nói thêm: “Chính phủ Nhật Bản từ lâu đã ủng hộ mạnh mẽ quá trình dân chủ ở Myanmar và phản đối bất kỳ tình huống nào làm đảo ngược tiến trình đó.

    Anh xin gia nhập hiệp định thương mại Châu Á-TBD CPTPP

    Bộ trưởng Liz Truss sẽ thảo luận với các bộ trưởng của Nhật và New Zealand trong hôm thứ Hai, 1/2/2021

    Anh Quốc sẽ nộp đơn xin gia nhập khu vực tự do thương mại với 11 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương vào thứ Hai, một năm sau khi nước này chính thức rời khỏi EU.

    Việc gia nhập khối "các quốc gia phát triển nhanh" sẽ thúc đẩy xuất khẩu của Anh, chính phủ nói.

    Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là Hiệp định CPTPP, áp dụng đối với thị trường gồm khoảng 500 triệu dân.

    Tuy nhiên, với Anh thì đây là nơi khó vươn tới hơn so với các thị trường láng giềng ở châu Âu.

    Trong số các thành viên của khối có Úc, Canada, Nhật Bản và New Zealand.

    Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, Peru, Singapore và Việt Nam Nam cũng là các thành viên sáng lập của khối, vốn được thành lập từ năm 2018.

    Ngoại trưởng Dominic Raab nói Anh có được sự ủng hộ của Việt Nam để tham gia CPTPP

    "Trong tương lai, đây sẽ là các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương nơi có những thị trường lớn, các thị trường trung lưu đang phát triển để tiêu thụ sản phẩm của Anh," Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Liz Truss nói với Andrew Marr của BBC.

    "Tất nhiên, các doanh nghiệp Anh sẽ phải vươn ra nắm lấy những cơ hội này, nhưng điều tôi đang làm là tôi tạo ra các cơ hội, tạo ra mức thuế quan thấp, tháo dỡ các rào cản đó, để các doanh nghiệp có thể vươn ra ngoài chiếm lĩnh cơ hội."

    Mushnick: Sắc lệnh về giới tính của Biden sẽ khai tử thể thao nữ

    Hôm thứ Bảy (30/1), nhà bình luận thể thao Phil Mushnick của tờ New York Post cảnh báo rằng, cái gọi là đúng đắn chính trị liên quan đến giới tính trong thể dục thể thao có thể đặt dấu chấm hết cho thể thao nữ. Ông tin rằng sự tham gia của các vận động viên LGTBQ tự nhận mình là phụ nữ trong các cuộc thi dành cho nữ giới là một sự bất công rất lớn đối với các nữ vận động viên.

    Ông Mushnick cho rằng các vận động viên LGTBQ mà nguyên là nam sẽ có lợi thế về sức mạnh và tốc độ so với các nữ vận động viên, giúp họ giành được lợi thế rất lớn trong các cuộc thi dành cho nữ giới.

    Ông nêu ví dụ rằng ở tiểu bang Connecticut năm 2018, hai thanh niên sau khi bị loại trong cuộc thi điền kinh dành cho nam giới đã không tham gia các cuộc thi đấu giành cho nam giới nữa, thay vào đó họ đã tuyên bố mình là LGTBQ và đứng ra cạnh tranh chức vô địch điền kinh dành cho nữ.

    Các cuộc ganh đua này đã gây ra sự phản đối kịch liệt của công chúng tại tiểu bang này, và các nhà bình luận tin rằng cái gọi là nhận dạng giới tính của hai vận động viên đã mang lại cho họ một lợi thế không công bằng. Tiểu bang Connecticut là một trong 17 bang cho phép các vận động viên trung học chuyển giới tham gia thể thao mà không chịu sự quản chế chặt chẽ.

    Tổng thống Biden đã ban bố lệnh hành pháp vào ngày đầu tiên nhậm chức (20/1), yêu cầu tất cả các trường nhận tài trợ của liên bang phải đối đãi với những nam sinh tự coi mình là nữ giới nhưng lại có đầy đủ đặc điểm sinh học của một người đàn ông như một nữ sinh, và ngược lại. Theo chính sách này, những nam sinh một khi tự xác định bản thân mình là phụ nữ sẽ được phép tham gia các cuộc thi thể thao dành cho nữ sinh, nhận học bổng dành cho nữ sinh và được phép vào phòng thay đồ của nữ sinh.

    Sắc lệnh hành pháp này có nội dung: “Trẻ em nên được đến trường mà không phải lo lắng về việc chúng sẽ bị từ chối vào phòng tắm, phòng thay đồ hay tham gia các môn thể thao ở trường”, “Chính phủ Biden sẽ nỗ lực ngăn chặn và chống lại kỳ thị nhận dạng giới tính hoặc khuynh hướng tình dục”.

    Ukraine trừng phạt 4 công ty Trung Quốc, mối nguy cho ngành động cơ hàng không – vũ trụ của TQ

    Tổng thống Volodymyr Zelensky đã thông qua quyết định của Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine về việc xử phạt các pháp nhân và cá nhân đầu tư vào công ty Motor Sich, lệnh trừng phạt có hiệu lực ngay lập tức, theo Epoch Times.

    Văn phòng Tổng thống Ukraine ngày 29/1 đã ra thông báo nêu rõ 4 công ty nội địa Trung Quốc và một công dân Trung Quốc bị xử phạt.

    Bốn công ty bị xử phạt bao gồm Tianjiao Aircraft Holdings Co., Ltd. (Công ty Thiên Kiêu), Hong Kong Tianjiao Holdings Co., Ltd. (Công ty Thiên Kiêu Hồng Kông), Beijing Tianjiao Aviation Industry Investment Co., Ltd. (Công ty Hàng không Thiên Kiêu Bắc Kinh), Beijing Xinwei Technology Group Co., Ltd. (Tập đoàn Công nghệ Tín Uy Bắc Kinh) và công dân Trung Quốc Vương Tĩnh (Chủ tịch Tập đoàn Tín Uy) đã bị áp dụng các biện pháp hạn chế trong thời hạn ba năm, kết thúc vào tháng 1/2024.

    Tập đoàn Tín Uy bị xử phạt là công ty mẹ của ba công ty bị xử phạt còn lại. Thiên Kiêu là nhà đầu tư vào nhà sản xuất máy bay trực thăng và động cơ máy bay “Motor Sich” của Ukraine, đồng thời kiểm soát từ 56% đến 76% cổ phần của công ty. Và Vương Tĩnh là ông chủ của Tập đoàn Tín Uy.

    Không có nhận xét nào