Header Ads

  • Breaking News

    Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 01 tháng 3 năm 2021

    Myanmar: Cảnh sát nổ súng, bắn hơi cay để giải tán biểu tình

    Ngày 28/2 (theo giờ địa phương), cảnh sát Myanmar đã nổ súng, bắn hơi cay, lựu đạn gây choáng để giải tán đám đông biểu tình phản đối chính quyền quân sự, khiến 18 người chết và 30 người bị thương. Văn phòng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (LHQ) đã lên án việc sử dụng bạo lực nhắm vào người biểu tình này của cảnh sát và quân đội Myanmar.

    Theo Reuters, trong cuộc biểu tình ngày 28/2 tại Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar, cảnh sát và binh lính đã nổ súng chỉ thiên, phóng lựu đạn gây choáng, bắn hơi cay để giải tán đám đông biểu tình.

    Hình ảnh trên các phương tiện truyền thông cho thấy những người bị thương được kéo ra khỏi hiện trường, để lại các vệt máu trên vỉa hè. Một bác sĩ (giấu tên) nói với Reuters rằng một người đàn ông đã tử vong sau khi được đưa tới bệnh viện với một viên đạn găm vào ngực.

    Theo hãng truyền thông Myanmar Dawei Watch, tại thị trấn Dawei, miền nam nước này, cảnh sát đã bắn vào những người biểu tình, khiến một người thiệt mạng và hơn 20 người khác bị thương. Trong khi đó, nhà hoạt động chính trị Myanmar Kyaw Min Htike nói với Reuters rằng vụ xả súng ở Dawei khiến 3 người chết và nhiều người bị thương.

    Cổng tin tức The Myanmar Now đưa tin 2 người đã thiệt mạng trong một cuộc biểu tình ở thành phố Mandalay.

    Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền thông báo: “Theo thông tin đáng tin cậy chúng tôi nhận được, ít nhất 18 người chết và hơn 30 người bị thương từ việc sử dụng vũ lực này”.

    Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền Michelle Bachelet đã lên án việc cảnh sát và quân đội sử dụng vũ lực đối phó người biểu tình ôn hòa, đồng thời bà cũng nhắc lại lời kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho tất cả những người bị giam giữ, bao gồm cả các thành viên của chính phủ được bầu.

    Myanmar đã rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ khi quân đội đảo chính và bắt giữ lãnh đạo dân bầu Aung San Suu Kyi và phần lớn lãnh đạo đảng của bà vào ngày 1/2, với lý do có gian lận trong cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái mà đảng của bà đã giành chiến thắng.

    Ngoại trưởng Mỹ gọi vụ sát hại người biểu tình Myanmar là hành động "bạo lực ghê tởm"

    Tình hình căng thẳng ở Myanmar tiếp tục leo thang khi ngày càng có nhiều người tử vong trong các cuộc đụng độ với cảnh sát và quân đội.

    Myanmar đã rơi vào tình trạng hỗn loạn từ khi quân đội nước này đảo chính với cáo buộc rằng chiến thắng của bà Aung San Suu Kyi trong cuộc bầu cử là nhờ vào gian lận.

    Khi bà Suu Kyi xuất hiện trong buổi điều trần trực tuyến tại tòa án, cảnh sát tại thành phố Yangon đã sử dụng lựu đạn choáng và khí hơi cay để giải tán đám đông. Trong khi đó, ngày 28/2, đã có 18 người biểu tình tử vong do trúng đạn của cảnh sát.

    Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã lên án hành động này và gọi đấy là động thái "bạo lực ghê tởm" của lực lượng cảnh sát Myanmar. Trong khi đó, ngoại trưởng Canada Marc Garneau đã gọi việc quân đội sử dụng vũ khí gây chết người là "kinh khủng".

    Theo Reuters, quân đội chưa phản hồi về sự kiện ngày 28/2 trong khi phát ngôn viên cảnh sát không trả lời điện thoại của phóng viên.

    Trước đó, cảnh sát cùng vòi rồng và một số xe quân sự đã được triển khai tại các điểm nóng ở Yangon để chặn các đám đông biểu tình.

    Mạnh Vãn Chu ra tòa Canada

    Hôm nay Mạnh Vãn Chu, giám đốc tài chính của gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei, và là con gái của người sáng lập tập đoàn Nhậm Chính Phi, sẽ ra tòa ở Canada. Tòa sẽ xem xét liệu bà Meng, người bị bắt tại sân bay Vancouver vào năm 2018 và bị quản thúc tại gia kể từ đó, có nên bị dẫn độ về Mỹ để đối mặt cáo buộc lách lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran hay không.

    Vụ việc này bị phức tạp hóa bởi một chiến dịch địa chính trị của Mỹ nhắm vào ngành công nghệ Trung Quốc nói chung và Huawei nói riêng. Các quan chức Mỹ cáo buộc (cho đến nay không có bằng chứng) hãng gây ra rủi ro an ninh quốc gia cho bất kỳ nước nào sử dụng sản phẩm của họ. Hồi tháng 6, Trung Quốc đã buộc tội hai công dân Canada về tội gián điệp, một động thái được nhiều người coi là màn trả đũa cho vụ bắt giữ bà Mạnh. Huawei cũng đang kiện HSBC, một ngân hàng Hồng Kông, nhằm tìm cách tiếp cận các tài liệu mà họ hy vọng có thể cải thiện cơ hội thắng ở tòa của bà Mạnh. Một phán quyết về việc dẫn độ bà phải có trong tháng 5; song dù thế nào, căng thẳng xoay quanh Huawei vẫn sẽ tiếp tục.

    Cộng hòa Séc hứng chịu làn sóng covid-19 mùa đông

    Một số tâm dịch đáng sợ nhất trong giai đoạn đầu đại dịch đến từ những nơi ở Tây Âu, chẳng hạn như miền bắc nước Ý. Giờ đây, tới lượt Đông Âu gánh chịu một đợt tăng ca nhiễm vào mùa đông, và không nơi nào tăng nhiều bằng Cộng hòa Séc. Nước này có tỷ lệ ca nhiễm trên đầu người cao nhất thế giới, cứ 100.000 người thì có 108 ca mới được xác nhận; chỉ Gibraltar và Slovakia là có tỷ lệ tử vong chính thức cao hơn.

    Hôm nay nhà chức trách Séc sẽ ban hành một lệnh phong tỏa khắt khe hơn, nhưng các nhà y tế lo ngại vẫn chưa đủ; chẳng hạn, những nơi làm việc như nhà máy vẫn tiếp tục mở. Chính phủ bị cáo buộc không mạnh tay áp dụng những động thái có thể gây bất bình nhưng cần thiết về mặt dịch tễ học vì là năm bầu cử. Và một số vùng của đất nước hiện đang rất thiếu giường cho bệnh nhân covid-19, một phần vì bộ trưởng y tế của nước này dường như quá kiêu hãnh không muốn yêu cầu láng giềng Đức giúp đỡ, dù nước này có tiềm lưc dự phòng.

    Tổng thống Argentina sắp có bài phát biểu trước toàn quốc


    Tổng thống Alberto Fernández hôm nay sẽ có bài phát biểu hàng năm “thông điệp quốc gia” trước Quốc hội trong bối cảnh ngày càng nhiều chỉ trích nhắm vào cách ông xử lý vấn đề vắc-xin covid-19. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy chính phủ ông bị mất ủng hộ sau một vụ bê bối được báo chí gọi là “VaccineVIP”. Theo đó một nhóm bí mật trong Bộ Y tế bị cáo buộc sử dụng nguồn dự trữ vắc-xin Sputnik V có hạn của Nga để tiêm chủng cho các nhân vật đồng minh của chính phủ trong các công ty truyền thông, doanh nghiệp và công đoàn.

    Ông Fernández đã sa thải bộ trưởng y tế nhưng lại bác bỏ các vụ kiện do phe đối lập đưa ra. Các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sẽ được tổ chức trong năm nay, và thăm dò cho thấy tham nhũng là một chủ đề quan tâm lớn. Trong bài phát biểu hôm nay, người ta dự đoán ông Fernández sẽ nói rằng nền kinh tế đang trên đường phục hồi và yêu cầu các chủ nợ quốc tế kiên nhẫn khi nước này đàm phán lại các khoản nợ. Ông cũng hi vọng các cử tri sẽ kiên nhẫn .

    Rắc rối pháp lý kéo dài của cựu tổng thống Pháp Sarkozy


    Kể từ khi rời nhiệm sở vào năm 2012, Nicolas Sarkozy đã vướng vào những lùm xùm pháp lý. Hôm nay, cựu tổng thống Pháp sẽ nghe phán quyết trong vụ án tham nhũng và buôn bán ảnh hưởng được đưa ra xét xử hồi năm ngoái, vụ án đầu tiên chống lại ông được đưa ra trước tòa. Ông Sarkozy bị cáo buộc, trong thời gian là tổng thống, đã đề nghị giúp một công tố viên thăng chức để đổi lấy thông tin về một cuộc điều tra tội phạm.

    Ông phủ nhận cáo buộc; và nếu bị kết tội vẫn có thể kháng cáo. Cuối tháng 3, ông sẽ lại phải ra hầu tòa để đối mặt cáo buộc tiêu tiền vượt quá định mức tài chính của đảng, trong một vụ án được gọi là “Bygmalion”. Còn có một vụ điều tra tài chính khác, liên quan đến cáo buộc rằng cựu lãnh đạo Libya Muammar Qaddafi đã giúp tài trợ cho chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Sarkozy vào năm 2007, cũng đang được tiến hành. Ông Sarkozy phủ nhận cả hai cáo buộc. Một số vụ kiện khác chống lại cựu tổng thống đã thất bại, nhưng ông vẫn chưa thoát khỏi những rắc rối.

    GDP Thổ Nhĩ Kỳ tăng vượt trội trong quý 4/2020

    Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều vấn đề kinh tế. Song đình trệ kéo dài không phải một trong số đó. Tình trạng tiêu dùng yếu kinh niên đang càn quét qua nhiều nền kinh tế phát triển trên thế giới, nhưng đáng chú ý lại không hiện diện ở thị trường mới nổi có tính chu kỳ cao này. Các nhà hoạch định chính sách không gặp khó khăn khi mở rộng tín dụng, và tín dụng tăng nhanh chóng chuyển thành tăng trưởng mạnh hơn.

    Các số liệu công bố hôm nay dự kiến cho thấy GDP ba tháng cuối năm 2020 cao hơn khoảng 6-8% so với một năm trước đó. Con số này thậm chí còn cao hơn nhiều dự báo trước đại dịch cho cùng thời kỳ. Bạn có thể cho rằng bộ trưởng tài chính trong giai đoạn phục hồi này là một anh hùng. Nhưng trên thực tế, Berat Albayrak đã đột ngột từ chức vào tháng 11. Việc theo đuổi tăng trưởng của Thổ Nhĩ Kỳ đã góp phần dẫn tới lạm phát cao và đồng tiền lao dốc. Ông Albayrak khi ấy cố gắng nâng đỡ đồng lira bằng cách bán ra nguồn dự trữ ngoại hối của Thổ Nhĩ Kỳ. Và chính sách này đã thất bại. Thổ Nhĩ Kỳ có một số thế mạnh kinh tế, nhưng kho dự trữ dồi dào không phải một trong số đó.

    Đại dịch cúm tàu tại Đức 28/02/2021

    Phan ba

    28/022021

    Drosten nhìn thấy nước Đức “đang ở đầu một đợt lây nhiễm mới”

    Số trường hợp nhiễm cúm tàu vẫn còn ở mức vừa phải, nhưng đã có các chuyên gia đầu tiên dự đoán con số này sẽ tăng mạnh trong những tuần tới. Nhà virus học Christian Drosten cũng nhận thấy nước Đức hiện đang ở đầu của đợt đại dịch thứ ba.


    Khi được hỏi trong một podcast của tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung, rằng liệu nước Đức đã ở trong “đợt thứ ba” hay chưa, Drosten nói rằng hiện nước Đức đang ở “giai đoạn đầu” của sự phát triển như vậy. Drosten lưu ý tình hình lây lan nhanh hơn của các đột biến virus ở các quốc gia khác: “Đó là lý do tại sao người phải tin vào dữ liệu này và cũng tin vào mô hình, và đó là lý do tại sao chúng ta bây giờ đang đứng ờ đầu một làn sóng lây nhiễm mới.” Theo ông Drosten, với tốc độ hiện tại, việc tiêm chủng cho người dân vào tháng 5 sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến sự lây lan của vi rút. Nhưng đồng thời, tỷ lệ tử vong có thể giảm đáng kể, đặc biệt là ở các nhóm dễ bị tổn thương. Khi được hỏi khi nào thì tiêm chủng và xét nghiệm nhanh có thể cho phép mở cửa nhiều hơn mà không khiến tỷ lệ lây nhiễm tăng ồ ạt trở lại, Drosten nói rằng ông không mong đợi điều này trước cuối mùa hè. Nhưng nhà virus học ghi nhận những tiến bộ về tỷ lệ tử vong ở những người cao tuổi. “Điều đó chủ yếu là do người ta đã tiêm chủng trong các nhà dưỡng lão,” Drosten nói.

    Các cơ quan y tế ở Đức đã báo cáo 7.890 ca nhiễm cúm tàu mới về cho Viện Robert Koch (RKI) trong vòng một ngày. Ngoài ra, 157 trường hợp tử vong mới được ghi nhận trong vòng 24 giờ. Cách đây đúng một tuần, RKI đã ghi nhận 7.676 ca nhiễm mới và 145 ca tử vong mới trong vòng một ngày. Tỷ lệ lây nhiễm hiện nay là 1,11. Tức 100 người bị nhiễm sẽ lây cho 111 người.

    Ấn Độ đang phải đối mặt với số ca nhiễm ngày càng tăng. Nhà chức trách gần đây đã ghi nhận số ca nhiễm đang tăng lên đáng kể nhưng vẫn chưa rõ lý do. “Chúng tôi thực sự không biết điều gì đang gây ra sự gia tăng”, BBC dẫn lời một phát ngôn viên của chính phủ Ấn Độ. “Điều đáng lo ngại là toàn bộ nhiều gia đình đang bị nhiễm bệnh. Đây là một xu hướng hoàn toàn mới.”

    Hoa Kỳ cũng đang gặp phải những vấn đề mới: Xu hướng giảm mạnh trong vài tuần qua đã chững lại, và số trường hợp mắc bệnh đã tăng nhẹ.

    Kinh tế Úc đang trên đà hồi phục mạnh mẽ


    Nền kinh tế Úc đang thể hiện những dấu hiệu hồi phục tích cực khi tỷ lệ thất nghiệp trên toàn quốc đã tiến gần tới con số của thời điểm trước khi xảy ra đại dịch Covid-19.

    Trong 4 tháng trở lại đây, số lượng nhân công Úc tìm được việc làm mới hoặc quay trở lại với công việc từng bị gián đoạn trong giai đoạn dịch bệnh liên tục tăng. Chỉ riêng trong tháng đầu tiên của năm 2021, với hơn 29,000 việc làm mới được tạo ra, tỷ lệ thất nghiệp tại Úc chỉ còn 6,4%, giảm so với mức 6.6% được Cơ quan Thống kê (ABS) của nước này ghi nhận trong tháng cuối của năm 2020.

    Tính đến tháng 1/2021, gần 13 triệu người Úc làm việc dưới các hình thức khác nhau, xấp xỉ con số của tháng 3 năm ngoái khi nền kinh tế nước này bắt đầu lao dốc do tác động của đại dịch Covid-19.

    Theo Tổng trưởng Kinh tế Josh Frydenberg thì cho du một số lĩnh vực kinh tế và khu vực vẫn còn gặp khó khăn, thì trường nhân dụng và nền kinh tế đang hồi phục đúng hướng và Chính phủ sẽ tiếp tục tài trợ để nền kinh tế sớm thoát khỏi tác động của cuộc khủng hoảng.

    Tuy nhiên theo dự báo của Ngân hàng Quốc gia Úc RBA) thì trong thời gian tới, sau khi Chính phủ ngừng chương trình Jobkeeper vào cuổi tháng 3, tỷ lệ thất nghiệp có thể sẽ tăng trong thời gian ngắn vào tháng 4. Tuy nhiên, với đà hồi phục như hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm xuống 6% vào cuối năm nay.

    Trước đó vào tháng 7 năm 2020, đại dịch Covid-19 đã đẩy tỷ lệ thất nghiệp tại Úc lên mức cao kỷ lục là 7,5% và giới chuyên gia kinh tế cho rằng con số này có thể đã tăng gần gấp đôi nếu Chính phủ liên bang không kịp thời tung ra gói tài chính JobKeeper.

    Philippines nhận lô vaccine Covid Trung Quốc đầu tiên, nhiều y bác sĩ không dám tiêm

    AFP đưa tin, Philippines hôm Chủ nhật (28/2) đã nhận 600.000 liều vaccine viêm phổi Vũ Hán từ Trung Quốc để khởi động chương trình tiêm chủng trên diện rộng.

    Các quan chức cấp cao của chính phủ và nhân viên y tế sẽ là những người đầu tiên được tiêm vaccine vào ngày 1/3.

    Loại vaccine mà Trung Quốc chuyển cho Philippines có tên là CoronaVac, do hãng dược phẩm Sinovac sản xuất, vừa được cơ quan quản lý dược Philppines phê duyệt cho sử dụng khẩn cấp vài ngày trước.

    Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã giám sát quá trình nhận lô vaccine này tại một căn cứ quân sự ở Manila.

    Cơ quan quản lý dược Philippines không khuyến nghị dùng CoronaVac cho nhân viên y tế do những tranh cãi về hiệu quả và phản ứng phụ của nó. Một nhóm cố vấn của chính phủ Philippines nói rằng vaccine sẽ cung cấp cho những người sẵn sàng chấp nhận nó.

    Nhiều y bác sĩ Philippines vẫn hoài nghi chất lượng vaccine Trung Quốc và muốn chờ tiêm loại vaccine khác.

    Tại Bệnh viện Đa khoa Philippines, một trong những cơ sở điều trị viêm phổi Vũ Hán chính của nước này, chỉ có chưa tới 10% số nhân viên chấp nhận tiêm vaccine Covid Trung Quốc, trong khi đó 94% số người muốn tiêm vaccine của Pfizer-BioNTech.

    Võ Thái Hà tóm lược

    Không có nhận xét nào