Header Ads

  • Breaking News

    Cập nhật tình hình biển đông ngày 29 tháng 4 năm 2021

    Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn

    Tàu Sơn Đông, lệnh cấm đánh bắt ở Biển Đông

    Bản tin hôm nay sẽ bao gồm việc tàu Sơn Đông di chuyển ra Biển Đông và lệnh cấm đánh bắt phi pháp của Trung Quốc.

    1. Tàu Sơn Đông ra Biển Đông

    Ngày 28.4, Hàng Không Mẫu Hạm  Sơn Đông của Trung Quốc được phát hiện đã rời khỏi Tam Á và xuất hiện tại một khu vực ở đông nam Hải Nam, di chuyển về hướng đông bắc. Hộ tống tàu này là một tàu hộ vệ Type 054A.

    Trong khi đó, tàu đổ bộ tấn công Type 075 mới được đặt tên Hải Nam (31) cũng đã di chuyển ra biển.

     





    Những diễn biến này xảy ra sau khi nhóm tàu s Liêu Ninh băng qua eo biển Miyako trở lại Biển Hoa Đông ngày 27.4.

    2. Lệnh cấm đánh bắt phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông

    Ngày 27.4, Tân Hoa xã đưa tin Trung Quốc ngang nhiên ban hành lệnh cấm đánh bắt phi pháp ở khu vực Biển Đông từ vĩ tuyến 12 trở lên phía bắc. Cái gọi là lệnh cấm đánh bắt này có thời hạn từ 1.5 đến 16.9.

    Đồng thời, Cục Hải cảnh Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn và Bộ Công an phối hợp phát động chiến dịch “Lượng kiếm 2021” để giám sát hoạt động của các tàu cá trong thời gian này.

    Trong giai đoạn tháng 5 đến tháng 8 của nhiều năm qua, Trung Quốc luôn đơn phương đưa ra lệnh cấm đánh bắt phi pháp ở Biển Đông. Tuy nhiên, hiện có nhiều lo ngại về tình hình trong năm nay, bởi Trung Quốc vừa mới thông qua luật Hải cảnh mới, trao nhiều quyền hạn, kể cả quyền nổ súng cho hải cảnh Trung Quốc.

    Trong khi đó, Philippines mới đây cũng thể hiện lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời triển khai thêm nhiều lực lượng đến khu vực để bảo vệ ngư dân của họ.

    Mới đây, tuần duyên Philippines cũng tiến hành diễn tập tại bãi cạn Scarborough, thể hiện ý định bảo vệ quyền đánh bắt của ngư dân Philippines tại khu vực ngư trường này.

    Khu vực bãi cạn Scarborough nằm trên vĩ tuyến 12. Vì thế, nếu hải cảnh Trung Quốc có hành động trấn áp tàu cá Philippines ở khu vực này, tuần duyên Philippines có thể sẽ can thiệp, châm ngòi cho một cuộc đối đầu mới như từng xảy ra vào năm 2012.

    Với cam kết của Mỹ về việc hỗ trợ tàu công vụ Philippines, một cuộc đối đầu giữa tàu Trung Quốc và Philippines ở khu vực này có thể kéo theo sự can dự của tàu Mỹ. Vì thế, bãi cạn Scarborough có thể sẽ là một điểm nóng tiềm tàng trong thời gian tới.

    Liên quan đến cuộc diễn tập của Philippines ở bãi cạn Scarborough và ở Trường Sa, Bộ Quốc phòng Philippines ngày 28.4 đưa ra một tuyên bố thẳng thừng bác bỏ lời kêu gọi trước đó của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân về việc “tôn trọng chủ quyền, quyền và lợi ích của Trung Quốc, dừng các hành động làm phức tạp tình hình và leo thang tranh chấp”.

    Trung Quốc không có việc gì phải nói cho Philippines biết chúng tôi có thể làm gì và không thể làm gì trong vùng biển của chúng tôi. Phán quyết trọng tài đã tuyên bố rõ ràng rằng yêu sách của Trung Quốc về cái gọi là "đường chín đoạn" theo “quyền lịch sử” của họ trên thực tế là không có cơ sở. Vì vậy, chính họ mới là những người đang xâm lấn, nên chấm dứt và rút đi. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm những gì cần thiết để bảo vệ các quyền chủ quyền của chúng tôi.

    Duterte: Philippines biết ơn Trung Quốc, nhưng Biển Đông là 'không thể mặc cả' - ABS-CBN

    Các cơ quan phi quân sự của Philippines phối hợp tuần tra ở Biển Đông - RFA

    3. Quần đảo Trường Sa

    Ảnh vệ tinh ngày 28.4 cho thấy một tàu nhiều khả năng là tàu tên lửa Type 22 của Trung Quốc xuất hiện ở gần Đá Xu Bi. Độ phân giải của ảnh vệ tinh không cho phép xác định rõ ràng, nhưng kinh nghiệm cá nhân của tôi cho biết đó là tàu Type 22, dựa vào lằn tàu đặc trưng của nó.

     





    Theo hình ảnh được phía Philippines công bố trước đây, Trung Quốc đã triển khai 3 tàu tên lửa Type 22 xuống Đá Vành Khăn. Vì thế, không có gì lạ nếu tàu Type 22 cũng được triển khai ở Đá Xu Bi.

    Trong khi đó, một tàu hải quân Trung Quốc cũng được phát hiện ở gần khu vực Xu Bi, đang di chuyển xuống phía nam, hướng đến cụm Sinh Tồn trong ngày 28.4.

     





    Trong khi đó, ảnh vệ tinh Sentinel-2 cho thấy tàu cá Trung Quốc vẫn hiện diện đông đảo tại khu vực quần đảo Trường Sa.

    Chúng hiện tập trung ở ba khu vực.

    Đá Huy Gơ và Đá Ken Nan trong cụm Sinh Tồn.

     






    Đá Ga Ven.

     





    Khu vực Thị Tứ.

     





    4. Đọc thêm

    Rộ tin hai trực thăng quân sự Trung Quốc đâm nhau ở tỉnh An Huy - Douwei

    Ngư dân Trung Quốc phát hiện vật thể lạ dưới nước ở Biển Đông - Fangchenggang Daily

    Thông điệp liên bang của Biden: Mỹ sẽ duy trì sự hiện diện quân sự mạnh mẽ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương - The Hindu

    Thông điệp liên bang (Bản chuẩn bị, có khác vài chỗ so với bài đọc)

    Ngoại trưởng Đài Loan: Trung Quốc đang chuẩn bị cho “cuộc tổng tấn công quân sự” - Sky News

    Ông Triệu Lập Kiên cương quyết không xóa tweet chế giễu Nhật Bản - Japan Times

    Úc, Nhật, Ấn công bố Sáng kiến chuỗi cung ứng bền vững - The Strait Times

    Trung Quốc phóng mô đun chính cho trạm không gian Thiên Cung - Xinhua

    Mỹ công bố kế hoạch viện trợ cho Ấn Độ chống dịch - White House

    Trung Hiếu

    29/4/2021

    Không có nhận xét nào