Header Ads

  • Breaking News

    Chủ nghĩa dân tộc đối chọi với chủ nghĩa toàn cầu, rốt cuộc ai bị thương?

    Tác giả Hồng Bác Học đã có bài bình luận về sự kiện Trung Quốc kêu gọi tẩy chay các công ty thời trang lớn như H&M và NIKE sau khi họ từ chối sử dụng bông Tân Cương vì lo ngại các hành động cưỡng bức lao động và vi phạm nhân quyền ở khu vực này.

    Hai mươi năm trước, Hoa Kỳ đã lôi kéo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), kể từ đó, ĐCSTQ một đường vơ vét tiền của và trở nên giàu có. Thành thật mà nói, ĐCSTQ chính là bên được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​toàn cu hóa, các sn phm ca Trung Quc ngày nay ngp tràn trên toàn thế gii. Sau khi có tin ri, người dân Trung Quc đã bt đầu hc cách mc đồ tây, do vy, trong suốt một thời gian dài, ĐCSTQ là quốc gia ủng hộ chủ nghĩa toàn cầu nhiệt tình nhất. Vì vậy, kể từ khi xung đột Mỹ-Trung bùng nổ, Hoa Kỳ đã kêu gọi cắt đứt quan hệ kinh tế thương mại Mỹ – Trung, ĐCSTQ đã sử dụng chiêu bài toàn cầu hóa để chống chọi lại.

    ĐCSTQ cần hút tiền từ Hoa Kỳ

    Bởi ĐCSTQ biết rằng đồng Nhân dân tệ khó làm nên trò trống, và nếu ĐCSTQ muốn khiến bản thân lớn mạnh, nó cần phải hút một lượng lớn tiền lớn từ Hoa Kỳ. Một khi kinh tế thương mại Mỹ-Trung tách rời, ĐCSTQ sẽ xong đời ngay lập tức.

    Chỉ có điều “người tính không bằng trời tính”, không ngờ rằng trong cuộc hội đàm quan chức cấp cao Mỹ-Trung ở Alaska, sói chiến của ĐCSTQ đã quá ngạo nghễ khi tự đặt mình ở vị thế quá cao.

    Bài nói chuyện “lên mặt dạy đời” Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Tony Blinken của sói chiến Dương Khiết Trì đã khiến bè lũ “tiểu phấn hồng” (1) dường như được uống chất kích thích, ngang nhiên khuếch trương vấn đề nhân quyền ở Tân Cương sang vấn đề chủ nghĩa dân tộc một cách vô hạn độ hòng chống lại sự vây hãm của thế giới. Đây đúng là tự khiêng đá nện chân mình trên cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Tảng đá ở đây chính là “chủ nghĩa dân tộc”, và bàn chân chính là “chủ nghĩa toàn cầu”.

    Trước đây, dưới cái thời gọi là “một quốc gia, hai chế độ”, cuộc sống nửa dân chủ của người dân Hồng Kông đã khiến Hồng Kông trở thành hình mẫu của toàn cầu hóa. Không ngờ lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình bị quyền lực đế vương làm cho mụ mẫm đầu óc lại tự mình xuống tay hủy diệt Hồng Kông đầu tiên, tự khiêng đá đập vào chân mình. Mô hình toàn cầu hóa của Hồng Kông đã bị khai tử một cách oan uổng như vậy. 

    Giờ đây, Đoàn Thanh niên ĐCSTQ nâng tầm phong cách Nghĩa Hòa Đoàn, không tiếc vùi dập các thương hiệu lớn trên thế giới [vì họ tuyên bố không sử dụng bông Tân Cương do các lo ngại về vi phạm nhân quyền], thậm chí cả gã khổng lồ Internet Amazon cũng bị cuốn vào vòng xoáy này. Phạm vi cuộc chiến đã được mở rộng hết mức. Lần này, ĐCSTQ đã tự dập nát đôi chân của mình. Mặc dù các phương tiện truyền thông đỏ toàn cầu đã đứng ra dập lửa, nhưng cũng rất khó lấy lại tình hữu nghị mai sau.

    Kêu gọi tẩy chay các nhãn hàng, ai là người thua thiệt?

    ĐCSTQ đã quên một điều, rằng các sản phẩm dệt may là ở Trung Quốc, Trung Quốc vừa là nhà sản xuất vừa là người tiêu dùng. Việc xuất khẩu hàng dệt may đem lại cho ĐCSTQ 200 tỷ đô-la Mỹ mỗi năm, tạo nên hàng triệu việc làm. Nói trắng ra, sản lượng tiêu thụ bông Tân Cương của Trung Quốc chỉ chiếm 20% tổng số toàn thế giới, 80% số bông của Tân Cương còn lại được bán cho nước ngoài.

    Quan trọng hơn là các thương hiệu nổi tiếng đặt nhà máy ở Trung Quốc chắc chắn sẽ phải sử dụng bông Tân Cương theo hợp đồng, vấn đề là sử dụng bao nhiêu. Điều này những người Duy Ngô Nhĩ bị cưỡng bức lao động làm ra sản phẩm, chính quyền địa phương của ĐCSTQ và các doanh nhân trong giới doanh nghiệp, tất nhiên họ đều biết rất rõ, chỉ là mọi người đều giả câm giả giả điếc mà thôi. Miễn là sự tình không bị làm ầm lên, họ đều có thể kê cao gối ngủ. 

    Những thương hiệu lớn này nếu muốn bán sản phẩm sang thị trường phương Tây thì cần phải gia nhập “Hiệp hội bông thiện lành” và phải chứng nhận rằng những sản phẩm này không dính líu chút gì đến “bông máu”. Cũng giống như công ty DeBeers của Anh mua bán kim cương, nó phải được đi kèm điều kiện rằng viên kim cương này không phải “kim cương máu”. 

    Năm 2006, lấy bối cảnh năm 1999 ở Sierra Leone, Hollywood quay câu chuyện về các quân phiến loạn đã cưỡng bức dã man những người lao động khai thác kim cương và đổi kim cương lấy vũ khí đạn dược, bộ phim đã khiến cả thế giới chấn động. Từ đó Liên hợp quốc đã móc nối “kim cương máu” với chiến tranh, và cấm trao đổi món hàng này, khởi điểm là dẹp yên chiến tranh. Vấn đề là luật pháp cũng không ngăn chặn được việc mua bán “kim cương máu”. 

    Cũng đạo lý này, các nhà sản xuất của các thương hiệu nổi tiếng đầu tư vào Trung Quốc, tất nhiên cũng biết rằng bông đến từ Tân Cương có khả năng là “bông máu”, từ cưỡng bức lao động, vì lợi ích của dây chuyền sản xuất, nên cũng không thể từ chối sử dụng. Vấn đề là các nước phương Tây rất xem trọng và tuân thủ luật pháp về nhân quyền, vì vậy nếu các doanh nghiệp này muốn bán sản phẩm ở thị trường phương Tây thì phải tránh sử dụng nguyên liệu thô của Trung Quốc, cần phải có được chứng nhận, giống như “bông thiện lành” vậy.

    Sau sự cố “bông máu”, nhiều nghệ sĩ đến từ Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan dù không biết thông tin chi tiết nhưng đã mù quáng hùa theo ĐCSTQ, bày tỏ sự ủng hộ đối với bông máu Tân Cương. Mặt khác, các mẫu mới của NIKE đã có mặt trên thị trường và vẫn “cháy hàng” như thường. Có thể thấy không phải giới nghệ sĩ Trung Quốc thiểu não, mà là giới nghệ sĩ Hồng Kông, Đài Loan “gần mực thì đen”, cùng nhảy múa với bè lũ “tiểu phấn hồng”.

    Nghệ sĩ Đài Loan La Chí Tường vì để nịnh bợ ĐCSTQ đã “thể hiện lòng trung thành”, sẵn sàng vi phạm hợp đồng của mình, kết quả đám “tiểu phấn hồng” lật tẩy nghệ sĩ này có hàng trăm đôi giày NIKE quý giá trong tủ giày ở nhà, cái tát này thật quá nhục nhã ê chề.

    Amazon đấu với Taobao

    Trung Quốc đặt ra tư thế muốn cạnh tranh với các thương hiệu dệt may phương Tây, Taobao loại bỏ các thương hiệu Âu-Mỹ khỏi nền tảng trực tuyến. Tất nhiên, các nước phương Tây cũng không hàm hồ, Amazon đã đăng thông báo, “Tất cả các sản phẩm dệt may của Trung Quốc sử dụng mạng lưới của Amazon để tiêu thụ sản phẩm sang các nước phương Tây cần phải đưa ra bằng chứng không sử dụng bông Tân Cương”.

    Các nhà sản xuất Trung Quốc phen này thật sự nguy to. Người dân Trung Quốc tẩy chay thương hiệu nổi tiếng của các nước Âu-Mỹ cùng lắm thì các nhà máy mang thương hiệu Âu-Mỹ này rút khỏi Trung Quốc, không sử dụng nguyên liệu “bông máu” Tân Cương nữa. Các sản phẩm này chỉ bán bên ngoài Trung Quốc và vẫn có thể tồn tại như vậy, còn các thương hiệu Trung Quốc nếu chỉ dựa vào tiêu thụ trong nước, ngay lập tức tổn thất 200 tỷ đô-la Mỹ.

    Trong cuộc chiến “bông máu” này, những nhà sản xuất quỳ gối trước cái ác là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

    Hãy lấy MUJI của Nhật Bản làm ví dụ, ngay từ đầu MUJI đã tuyên bố sẽ không sử dụng “bông máu” Tân Cương. Trang web của thương hiệu này ngay lập tức bị “tiểu phấn hồng” tấn công, MUJI sau đó đã đổi giọng rằng: “Không từ chối sử dụng bông Tân Cương”. Sau khi nói điều này, “tiểu phấn hồng” Trung Quốc cũng không mấy hài lòng, trái lại người dân Nhật Bản cảm thấy căm phẫn, thậm chí cho rằng MUJI không có khí phách, và giá cổ phiếu thị trường của doanh nghiệp này đã bốc hơi hơn 200 triệu đô-la Mỹ chỉ trong một ngày.

    Điều này chứng tỏ thời đại tiến thoái lưỡng nan của giới thương trường đã đến. Người ta không thể ôm trọn lợi ích của cả hai bên, muốn kiếm tiền của bên nào, bản thân trước tiên phải tự cân nhắc kỹ càng.

    Vốn dĩ, chính trị và kinh tế có thể tách rời nhau, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản cùng tồn tại, nhưng hình thái ý thức của ĐCSTQ đã trói chặt chính trị và kinh tế lại với nhau. Bè lũ “tiểu phấn hồng” vì lợi ích chính trị đã giấu đi đôi giày thể thao của mình, bày ra bộ vẻ thống hận phương Tây, buộc các doanh nghiệp nước ngoài phải chọn chỗ đứng [giữa bông làm từ cưỡng bức lao động và bị tẩy chay], và cuối cùng, buộc tất cả các doanh nhân nước ngoài phải rời đi. Lần này, Tập Cận Bình đã chơi lửa quá trớn, khiêng tảng đá “chủ nghĩa dân tộc” nện vào bàn chân “chủ nghĩa toàn cầu”, xem ra bên chịu tổn thương chắc chắn là ĐCSTQ rồi.

    (1) “Tiểu phấn hồng”: chỉ những thanh niên trên mạng xã hội Trung Quốc có tình cảm dân tộc mạnh mẽ. Nó cũng được dùng để chỉ những thanh niên theo chủ nghĩa dân tộc dưới sự chỉ huy của Đoàn thanh niên Cộng sản Trung Quốc. Số lượng các nhóm “tiểu phấn hồng” rất khó ước tính, nhiều người trung niên và cao tuổi đã tham gia vào nhóm này để trở thành “lão phấn hồng”.

    https://vietluan.com.au/45292/chu-nghia-dan-toc-doi-choi-voi-chu-nghia-toan-cau-rot-cuoc-ai-bi-thuong

    Không có nhận xét nào