Header Ads

  • Breaking News

    Lâm Vĩnh Thế - Di Tản Khỏi Sài Gòn Cuối Tháng 4 Năm 1975: Chiến Dịch Frequent Wind

    Hình chiếc trực thăng đang bốc người trên nóc một tòa nhà tại trung tâm Sài Gòn vào buổi trưa ngày Thứ Ba 29-4-1975 -- Người chụp ảnh: phóng viên Hugh Van Es của hảng thông tấn UPI

    Người Việt Nam đã song tại Miền Nam, dưới chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), chắc không ai có thể quên được ngày 30-4-1975, ngày kết thúc cuộc Chiến Tranh Việt Nam, một cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn dưới sự chỉ đạo cua các thế lực quốc tế trong thời gian Chiến Tranh Lạnh giữa hai khối Cộng Sản và Thế Giới Tự Do. Bài viết này co gắng ghi lại diễn tiến cua chiến dịch Frequent Wind mà người Mỹ đã thực hiện để di tản các công dân Mỹ và một số người Việt Nam ra khỏi Sài Gòn vào hai ngày cuối tháng 4-1975.

    Tình Hình Tại Việt Nam Cuối Tháng 4-1975

    Ngày 21-4-1975, SU Đoàn 18 Bộ Binh, dứới quyền Tư Lệnh cua Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, rút khỏi Xuân Lộc sau khi đã chận đứng được 3 sư đoàn Cộng quân tại đây trong suốt một tuần lễ. Chiều cùng ngày, Tổng Thong Nguyễn Văn Thiệu từ chức và, theo đúng Hiến Pháp 1967 của VNCH, trao quyền lại cho Phó Tổng Thong Trần Văn Hương. Ngày 23-4-1975, trong bài diễn văn đọc tại Trường Đại Học Tulane ở thành pho New Orleans, tiểu bang Louisiana, Tổng Thống Hoa Kỳ Gerald Ford (kế nhiệm Tổng Thong Richard Nixon từ chức ngày 9-8-1974) đã tuyên bố: “the war in Vietnam is finished as far as America is concerned.” 1

    Bỏ qua Xuân Lộc, các sư đoàn Cộng quân tiến thẳng xuống pháo kích và tấn công Căn Cứ Không Quân Biên Hòa, và từ đó tiến hành bao vậy thu đô Sài Gòn của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Chiến dịch Hồ Chí Minh, với mục tiêu là tiến chiếm Sài Gòn, bắt đầu vào ngày 26-4-1975, bằng 5 cánh quân gồm tất cả 14 sư đoàn bao vây Sài Gòn, dưới quyền Tư Lệnh cua Đại Tướng Văn Tiến Dũng, và 3 Phó Tư Lệnh là Thượng Tướng Trần Văn Trà, và hai Trung Tướng Lê Đức Anh và Lê Trọng Tấn, như bản đồ bên dưới dây:

    Về phía chính phủ VNCH, tình hình cũng thay đổi rất nhanh trong bối cảnh tìm một giải pháp chính trị trong việc điều đình với phe Cộng sản. Phe Cộng sản tuyên bố dứt khoát không chấp nhận điều đình với tân Tổng Thống Trần Văn Hương và họ chỉ muốn nói chuyện với Đại Tướng Dương Văn Minh thôi. Ngày 24-4, TT Hương mờiTướng Minh làm Thủ Tướng và trao toàn quyền điều đình với bên kia. Tướng Minh từ chối, cho rằng ông không thể điều đình với tư cách Thủ Tướng và cho biết phía Cộng sản muốn Tổng Thống Hương phải từ chức và trao quyền cho ông. Không còn cách nào khác, và để không phản lại Hiến Pháp 1967 cua VNCH, Tổng Thống HUơng đã ra trước lưỡng viện Quốc Hội yêu cầu Quốc Hội quyết định chuyện này.   Ngày 27-4,

    lúc 20 giờ 45, Quốc Hội biểu quyết chấp thuận cho Tổng Thống Hương trao quyền tổng thống cho Tướng Minh bằng 1 đa số 134 phiếu thuận và 2 phiếu chống. Lể bàn giao giữa Tổng Thống Trần Văn Hương và Tân Tổng Thống Dương Văn Minh đã diễn ra tại Dinh Độc Lập lúc 17 giờ ngày 28-4-1975. Ngày hôm đó, Tân Tổng Thống Dương Văn Minh gửi văn thư chính thức yêu cầu Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ phải rút bỏ Phòng Tùy Viên Quân Sự (DAO = Defense AttachésOffice) Tân Sơh Nhứt trong vòng 24 giờ, “để vấn đề Hòa-Bình Việt-Nam sớm được giải-quyết,” như trong bức ảnh bên dUới đây:

     

     


     

    Nguồn: Nguyễn Tiến Hưng. Khi Đồng Minh tháo chạy. San Jose: Cơ sở xuất bản Hứa Chấn Minh, 2005. Tr. 396.

    Với văn thư chính thức này từ chính quyền hợp pháp cua VNCH, Đại sứ Hoa Kỳ, ông Graham A. Martin, không còn do nữa để ngăn chận việc di tản người Mỹ  rút bỏ Tòa Đại Sứ Mỹ ra khỏi Việt Nam, một chuyện mà ông đã hết sức cố gắng ngăn cản trong thời gian mấy tuần lễ trước đó vì sợ sẽ tạo ra sự lo sợ, kinh hoàng cho dân chúng Miền Nam có thể đưa đến bạo loạn và khó khăn thêm cho người Mỹ. Ông phải chấp nhận cho cho tiến hành Chiến dịch Frequent Wind sau khi có lệnh của Ngoại Trưởng Henry A. Kissinger từ Hoa Thịnh Đốn.

    Vào khoảng 11 giờ sáng ngày Thứ Ba, 29-4-1975, đài phát thanh Quân đội Mỹ bắt đầu cho phát thanh về thời tiết, báo tin là “the temperature is 105 and rising” (nhiệt độ là 105 độ và đang tăng lên) và sau đó cho phát thanh bài hát “ImDreaming of a White Christmas” do ca sĩ Mỹ nổi tiếng Bing Crosby trình bày. Đó là tín hiệu cho biết là Chiến dịch Frequent Wind đã bắt đầu.2 Khi nghe được tín hiệu này, những người   Mỹ còn đang tại Sài Gòn một số rất ít những người Việt Nam đUợc chọn đã  từng có liên hệ với người Mỹ biết rằng giờ phút cuối cùng cua việc di tản khỏi Sài Gòn đã chính thức bắt đầu rồi, và họ phải tìm mọi cách đi đến những địa điểm tập hợp đã định trước để được di tản ra khỏi Sài Gòn.

    Tình hình di tản trước Chiến Dịch Frequent Wind

    Kể từ đầu tháng 4-1975, sau khi Đà Nẵng thất thu (ngày 29-3) và ngay cả trước khi phòng tuyến Phan Rang bị tràn ngập (ngày 16-4), công cuộc di tản người Mỹ và người Việt Nam ra khỏi Việt Nam đã thực sự bắt đầu tại Căn cứ Không Quân Tân Sơn Nhứt trong khu vực của DAO.

    Mọi việc bắt đầu khi Tổng Thong Ford tuyên bố, vào ngày 3-4, là các phi cơ vận tải của Hoa Kỳ, sau khi vận chuyển các quân cụ viện trợ cho Việt Nam vào phi trường Tân Sơn Nhứt, với lý do nhận đạo, khi trở ra sẽ giúp mang các trẻ con mồ côi ra khỏi Việt Nam trong chiến dịch được đăt tên là Operation Babylift. Chuyến bay đầu tiên cua Chiến dịch Babylift, vào ngày 4-4, là một phicơ  vận tải khổng lồ C-5 Galaxy (tại thời điểm của năm 1975 là phi cơ vận tải lớn nhứt thế giới). Chiếc C-5 Galaxy này bị nạn và  rớt bên ngoài phi trường Tân Sơn Nhứt, nhưng, rất may mắn, trên 170 cô nhi còn song sót.3 Vận tải cơ khổng lồ C-5  Galaxy này sẽ không được sử dụng trong việc di tản cô nhi Việt Nam nữa, và được thay thế bởi các phi cơ vận tải quân sự khác cũng như các phi cơ hàng không dân sự, với kết quả sau cùng là vào khoảng hơn 2.600 cô nhi Việt Nam đã được mang sang Mỹ.4

    Về phía thường dân, DAO cũng đã bắt đầu tổ chức những chuyến bay để đưa ra khỏi Việt Nam các công dân Mỹ những người Việt Nam đã từng liên hệ với Mỹ, và vì vậy có thể sẽ gặp nguy hiểm với phe Cộng sản (cụm từ được người Mỹ sử dụng để chỉ những người Việt này là “at risk Vietnamese”). Những người Việt Nam thuộc loại này sẽ được các cơ quan Mỹ cấp cho các giấy chứng nhận để trình cho nhân viên của DAO tại Tân Sơn Nhứt trước khi được lên máy bay. DAO sử dụng các loại vận tải cơ quân sự loại lớn cua Không Quân Hoa Kỳ như C-141 Starlifter C-130 Hercules để có thể chuyên chở mỗi lần một so người khá lớn. Vì Đại sứ Martin không muốn việc di tản này diễn ra quá lộ liễu, có thể gây ra kinh hoàng cho dân chúng Việt Nam và tạo ra khó khăn không lường được cho người Mỹ (giống như đã từng xảy ra tại Đà Nẵng vào cuối tháng 3), các chuyến bay do DAO tổ chức lúc đó chỉ sử dụng phi cơ C-141 Starlifter chở chiến cụ  viện trợ vào cho QLVNCH rồi khi trở ra thì chở các công dân Mỹ ra khỏi Việt Nam cộng thêm với một số rất hạn chế người Việt Nam có trực hệ với các công dân Mỹ. Do dó trong khoảng thời gian từ đầu tháng 4 cho đến ngày 19-4, chỉ có tổng cộng khoảng 6.000 người được di tản. Từ ngày 21-4 trở đi, với tình hình chính trị cua VNCH biến chuyển nhanh chóng sau khi Tổng Thống Thiệu từ chức, việc di tản được đẩy mạnh lên, các chuyến bay tăng lên nhiều và suốt 24 giờ mỗi ngày; ban ngày là các phi cơ C-141, ban đêm là các phi cơ C-130.   Tổng Thống Ford cho phép di tản cả những “at risk Vietnamese.” Đại sứ Martin phải tuân theo chỉ thị của Tổng Thống và cho phép DAO thực hiện việc đơn giản hóa các thu tục giấy tờ tại Tân Sơn Nhứt. Ngày 22-4, hơn 3.000 người được di tản. Sau đó, so người được di tản mỗi ngày mỗi tăng thêm. Nội trong hai ngày 26 và 27 tháng 4, với tất cả 28 phi vụ C-141 và 46 phi vụ  C-130, đã có khoảng 12.000 người được di tản từ Tân Sơn Nhứt. Tính đến cuối tháng 4-1975, DAO đã di tản được trên 40.000 người bằng đường hàng không từ Tân Sơn Nhứt.5 Việc di tản bắng các phi cơ vận tải C-141 và C-130 này chấm dứt vào rạng sáng ngày 29-4 khi phi trường Tân Sơn Nhứt bị địch pháo kích 1 phi C-130 bị thiêu huy ngay trên đường băng.

    Ban đầu, những người di tản được chở sang Căn Cứ Clark của Không Quân Mỹ  tại Phi Luật Tân. Sau khi chính phủ Phi của Tổng Thong Ferdinand Marcos gây khó

    khăn, họ được đưa sang các trại tỵ nạn được dựng lên trên các đảo Guam Wake  thuộc Hoa Kỳ, như trong tấm ảnh bên dưới đây:

    Tổ chức Chiến Dịch Frequent Wind

    Theo quy định của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, tất cả các Tòa đại sứ Mỹ trên toàn thế giới đều phải có một kế hoạch để di tản công dân Mỹ ra khỏi quốc gia nơi đặt tòa đại sứ  trong trường hợp khẩn cấp. Tòa đại sứ Mỹ tại Sài Gòn cũng không thể ra ngoài quy định này. Việc di tản các công dân Mỹ ra khỏi Việt Nam hoàn toàn nằm trong kế hoạch phải có này. Tuy nhiên vì sự dính líu về chính trị và quân sự của Mỹ tại Việt Nam từ mấy chục năm qua, kế hoạch di tản cua Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn phức tạp hơn rất nhiều, và đòi hoi sự tham gia cua nhiều cơ quan, đơn vị và lực lượng quân sự cua Chính phủ Mỹ. Ngoài ra, kế hoạch di tản cũng không thể chỉ dành cho các công dân Mỹ, mà còn phải bao gồm luôn cả một số công dân Việt Nam đã có liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với người Mỹ mà chính phủ Mỹ có trách nhiệm phải bảo vệ, tránh cho họ  khỏi bị phe Cộng sản bắt bớ, trả thù, hãm hại.

    Kế hoạch này được soạn thảo rất công phu, có sự tham gia của nhiều cơ quan và trải qua rất nhiều tranh luận, phân tích và đánh giá. Đầu tiên nó mang mật danh (codename) là Talon Vise nhưng mật danh này sau đó đã bị loại bo vì bị lộ. Trước khi đUợc tất cả các cơ quan đồng thuận với mật danh mới là Frequent Wind, việc thảo luận xoay quanh 5 giải pháp (5 options) như sau:

    Option I: một cuộc di tản sử dụng tất cả các phương tiện vận  chuyển, kể cả tàu thuyền và phi cơ thương mại, do Tòa Đại Sứ kiểm soát; các phương tiện quân sự chỉ được sử dụng trong trường hợp thật cần thiết. Option này dành cho một cuộc di tản thật êm xuôi, trong trường hợp có ngưng bắn chẳng hạn.

    Option II: một cuộc di tản bằng phi cơ với Thùy Quân Lục Chiến đổ bộ vào để bảo vệ an ninh cho cuộc di tản.

    Option III: một cuộc di tản rộng lớn bằng đường biển từ Vũng Tàu và/hay Sài Gòn, cộng thêm một cuộc di tản bằng phi cơ, với một lực lượng thủy bộ để bảo vệ an ninh.

    Option IV: chu yếu là một cuộc di tản bằng phi cơ trực thăng từ Sài Gòn, với một lực lượng thủy bộ để bảo vệ an ninh.

    Option V: một cuộc di tản bằng cả phi cơ thường và trực thăng từ phi trường Sài Gòn; bằng tàu từ Tân Cảng; với việc chiếm đóng bán đảo Vũng Tàu. Option này có thể di tản khoảng 200.000 người, và cần có sự hiện diện cua cả một lữ đoàn gồm 2 tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến.6

    Sau cùng, Option IV đã đUợc chọn lựa. Do đó, kế hoạch di tản này, với mật danh (codename) là Operation Frequent Wind (sau đây sẽ viết tắt là OFW), là một chiến dịch di tản kiều dân Mỹ và những người Việt có liên hệ hoàn toàn bằng phi cơ trực thăng, bắt đầu từ sáng ngày Thứ Ba 29-4-1975 và chấm dứt vào sáng sớm ngày Thứ Tư 30-4-1975, tổng cộng trong vòng gần 20 tiếng đồng hồ, và di tản được trên 7.800 ngUời.

    Tại Sài Gòn, hai bộ phận của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ chịu trách nhiệm việc thực hiện OFW là DAO (đứng đầu là Thiếu Tướng Homer D. Smith) và Trạm CIA tại Sài Gòn (Saigon CIA Station; CIA = Central Intelligence Agency = Cơ Quan Trung U'ơng Tình Báo cua Hoa Kỳ; Trưởng trạm Station Chief--là ông Thomas Polgar). DAO có nhiệm vụ phối hợp hoạt động của các đơn vị có nhiêm vụ thực hiện việc di tản. CIA có nhiệm vụ lên danh sách những người Việt Nam cần được di tản, liên lạc với họ và cho họ biết các thông tin cần thiết.   CIA cũng có nhiệm vụ cung cấp các phi cơ trực thăng UH-1 (của Công ty Air America, một công ty bình phong cua CIA) để đi đón các người trong danh sách mà họ đã thiết lập tại các địa điểm đã chọn trước trong thành phố Sài Gòn. Từ ngày 7-4-1975, một số phi công của Air America được lệnh thực hiện những phi vụ trên không phận Sài Gòn để tìm chọn các địa điểm này. Họ đã chọn được 13 cao ốc (building) trong trung tâm Sài Gòn, 3 cao ốc trong Chợ Lớn, và 3 cao ốc gần khu vực 2 con đường Trương Minh Giảng và Trương Minh Ký. Họ đã cho xây các bệ đáp khẩn cấp cho trực thăng (emergency helicopter pad) trên nóc của các cao ốc tại trung tâm Sài Gòn. Một số nóc nhà của các địa điểm còn lại cũng được cho sơn chữ H màu xanh lá cây tiêu biểu của Uy Hội Kiểm Soát Đình Chiến (ICCS = International Commission of Control and Supervision).7 Những địa điểm còn lại, vì không được chủ nhà đồng ý cho phép, không được đánh dấu chi cả, sẽ gây khó khăn cho các phi công khi  thi hành OFW vào ngày 29-4-1975. Air America thông báo về các địa điểm này cho tất cả nhân viên cua công ty (trong đó có nhiều người là công dân của các nUớc đệ tam (tức là không phải người Mỹ hay Việt; gọi tắt là Third Country Nationals = TCNs) như Phi Luật Tân, Đài Loan, vv). Về phần CIA thì họ cũng cung cấp thông tin về các địa điểm này cho những người làm việc cho họ và, nói chung, những ngUời nằm trong danh sách những người được xem “at risk Vietnamese.”

    Bên ngoài Việt Nam, chính phủ Hoa Kỳ đã huy động một lực lượng quân sự gồm hải quân, không quân thủy quân lục chiến rất lớn để yểm trợ cho OFW nhU sau:

    Về Hải Quân:

    Hải Đội Đặc Nhiệm 76 (Task Force 76) thuộc Hạm Đội Thái Bình DUơng (cũng đựơc  gọi là Hạm Đội 7, The Seventh Fleet) gồm hàng không mẫu hạm Blue Ridge (LCC-19) soái hạm, với hàng chục chiến hạm, và tăng cường thêm với 3 hàng không mẫu hạm Hancock, Okinawa, và Midway.   Task Force 76, dưới quyền Tư Lệnh cua Phó Đề Đốc Donald B. Whitmire, được điều động đến ngoài khơi Việt Nam, cách Vũng Tàu độ 30 km về hướng Nam, với nhiệm vụ xuất phát và tiếp nhận các phi cơ trực thăng di tản người, cũng như cứu vớt, tiếp nhận những người Việt Nam tự di tản bằng đường biển. Ngoài ra, các phản lực cơ khu trục trên các hàng không mẫu hạm, nhU F-4 Phantom hay A-6 Intruder, sẽ thực hiện các phi vụ yểm trợ cho các phi cơ trực thăng trong công tác di tản.

     

    Hải Đội Đặc Nhiệm 76 Ngoài Khơi Vũng Tàu

    (Nguồn: Frequent Wind: the final U.S. operation in Vietnam)

    Về Không Quân:

    Không Đoàn Đặc V1 56 (56th Special Operations Wing) và Phi Đoàn Truy Tìm và Cứu Cấp 40 (40th Rescue and Recovery Squadron) từ Thái Lan đã tăng phái các trực thăng CH-53 Sea Stallion và HH-53 Super Jolly Green Giant cho hàng không mẫu hạm Midway; các trực thăng này đã thực hiện các phi vụ con thoi giữa tàu Midway và các địa điểm bốc người di tản tại Sài Gòn.

    Không Quân cũng cung cấp các phi cơ khu trục phản lực nhU F-4 Phantom, A-7 Corsair, và các phi cơ gunship AC-130 để bảo vệ các trực thăng di tản, và đôi khi các phi cơ này cũng tấn công các ổ phòng không của địch quân khi cần thiết.

    Không Quân cũng cung cấp phi cơ KC-135 để tiếp tế nhiên liệu trên không cho các phi cơ khu trục phản lực, và cho chiếc C-130 chỉ huy (CC= Command and Control).

    Về Thủy Quân Lục Chiến (TQLC):

    Ngay từ đầu, TQLC đã tích cực tham gia vào việc soạn thảo kế hoạch di tản vì đó là một nhiệm vụ truyền thống cua binh chủng này. Khi tình hình an ninh tại khu vực cua DAO tại Tân Sơn Nhứt bắt đầu nghiêm trọng, một bộ phận TQLC có nhiệm vụ bảo vệ Tòa Đại Sứ đã được tăng phái đến bảo vệ DAO. Sau đó, do yêu cầu của DAO, một trung đội gồm 40 binh sĩ TQLC dUới sự chỉ huy của Trung Úy Bruce P. Thompson-Bowers, đã được phái đến tăng cường bảo vệ DAO. Đó là Trung Đội 3, Đại Đội C, Tiểu Đoàn 1, thuộc Lữ Đoàn 9 Thủy Bộ (9th Marine Amphibious Brigade = 9th MAB). Việc điều động trung đội TQLC này đến DAO được thi hành bí mật vì đó là một vi phạm Hiệp Định Paris.8

    Ngoài ra, TQLC cũng cung cấp các phi cơ trực thăng lớn CH-53 và CH-46 Sea Knight tham gia vào công cuộc di tản.

    Diễn tiến của Operation Frequent  Wind Buổi sáng ngày Thứ Ba 29-4-1975

    Tại Tân Sơn Nhứt, lúc 3 giờ 30 phút sáng, Cộng quân bắt đầu pháo kích dữ dội bằng hoa tiển 122 ly cũng như bằng đại pháo 130 ly vào phi trường và các cơ sở của DAO, và gây tử thương cho 2 binh sĩ TQLC Mỹ là Hạ sĩ Charles McMahon và Hạ sĩ Darwin Lee Judge. Đây là 2 binh sĩ tử thương (KIA = Killed In Action) cuối cùng của Quân đội Mỹ trong Chiến Tranh Việt Nam. Ngoài những thiệt hại về cơ sở vật chất, một phi cơ C-130 trúng pháo và bị hủy ngay trên đường băng. Việc di tản bằng phi cơ C- 130 phải tạm thời dừng lại.  Tình hình tại DAO trở nên vô cùng rối loạn.

    Tại Tòa Đại Sứ Mỹ, lúc 6 giờ sáng, Đại Sứ Martin triệu tập một phiên họp khẩn cấp với các nhân viên cao cấp cua ông. Ông Thomas Polgar, Trưởng CIA, báo cáo về tình hình tại Tân Sơn Nhứt, đề nghị chuyển sang Option IV, nghĩa là chuyển sang di tản bằng trực thăng. Đại sứ Martin vẫn không chịu, vẫn muốn tiếp tục di tản bằng C-130 để thể di tản được nhiều người hơn. Tình hình cứ dằn co như vậy.

    Đến 7 giờ rưởi sáng, Đại sứ Mỹ Martin nhận được văn thư đề ngày 28-4 của Tân Tổng Thống VNCH Dương Văn Minh yêu cầu Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ rút bỏ cơ quan DAO Tân Sơn Nhứt. Ông trả lời ngay bằng văn thư sau đây: 9

    “Dear Mr. President:

    I have just received your note dated the 28th of April requesting that I Immediately give an oder for the personnel of the Defense AttachésOffice (DAO) to leave Vietnam within twenty-four hours. This is to inform

    Your Excellency that I have issued orders as you have requested.

    I trust that Your Excellency will instruct the armed forces of the Government to cooperate in every way possible in facilitating the safe removal of the personnel of the DAO.

    I also express the hope that Your Excellency may intervene with the other side to permit the safe and orderly departure of the Defense Attaché and his staff.

    Sincerely yours, Graham Martin, American Ambassador.

    Sau đây bản dịch sang tiếng Việt bức thư trả lời trên của Đại Sứ Martin:

    Kính thưa Tổng Thống,

    Tôi vừa nhận được thư của Ngài đề ngày 28 tháng 4 yêu cầu tôi

    ra chỉ thị ngay cho các nhân viên của Cơ-Quan Tùy-Viên Quốc Phòng DAO rời khỏi Việt-Nam trong 24 giờ đồng hồ.

    Tôi xin thông báo để Ngài hay là tôi đã ra chỉ thị như Ngài yêu cầu. Tôi tin rằng Ngài sẽ ra lệnh cho quân đội của Chính phủ Ngài cộng tác bằng mọi cách để làm dễ dàng cho việc di chuyển các nhân viên DAO.

    Tôi cũng hy vọng Ngài sẽ can thiệp với phía bên kia (phía BV) để Tùy Viên Quốc Phòng nhân viên của ông ta được ra đi an toàn trật tự.

    Trân trọng

    Graham Marin

    Đai Sứ Hoa Kỳ

    (Nguồn: Nguyển Tiến Hưng. Khi Đồng Minh tháo chạy. Tr. 394)

    Sau khi gởi văn thư trả lời đi, Đại Sứ Martin quyết định đích thân lên Tân Sơn Nhứt để đánh giá tình hình lúc cuộc pháo kích của Cộng quân vẫn còn đang tiếp diễn. Vì không có sẵn phi cơ trực thăng lúc đó, ông quyết định đi bằng xe hơi lên phi trường, và đến nơi vào khoảng 9 giờ. Và chính tại đây ông đã thấy rõ là việc di tản bằng vận tải cơ C-130 không còn có thể thực hiện được nữa.   Trở về Tòa Đại sứ, lúc 10 giờ 43 phút, ông nhận được cú điện thoại của Ngoại Trưởng Kissinger từ thủ đô Washington gọi sang, hỏi ý kiến cua ông về tình hình di tản. Sau khi suy nghĩ, ông trả lời một cách đơn giản: “Letsgo with Option IV.” Ngoại Trưởng Kissinger đồng ý, và báo cho Đại Sứ Martin biết OFW sẽ bắt đầu 1 giờ đồng hồ sau đó.   Lúc đó là lúc 10 giờ 48 phút sáng ngày 29-4 (tức là 10 giờ 48 phút toi cua ngày 28-4 giờ Washington, D.C.). Lập tức, Ngọai Trưởng Kissinger thông báo ngay cho Tổng Thong Ford. Tổng Thong Ford ra lệnh ngay cho Bộ Trưởng Quốc Phòng James R. Schlesinger. Và Schlesinger ra lệnh ngay cho Đô Đốc Noel Gayler, Tổng Tư Lệnh Lực LUợng Hoa Kỳ tại Thái Bình DUơng (CINCPAC = Commander-In-Chief Pacific). Đúng 11 giờ 51 phút, Operation Frequent Wind chính thức bắt đầu.10

    Trên thực tế, việc di tản bằng phi cơ trực thăng đã được các phi công của Công ty Air America bắt đầu thực hiện trước đó rồi. Từ 6 giờ rưởi sáng, tất cả các phi công cua Air America đã nhận được lệnh tập hợp tại DAO nhưng lúc đó phi trường Tân Sơn Nhứt vẫn còn đang bị Cộng quân pháo kích. Sau khi pháo kích giảm dần, từ khoảng 9 giờ sáng, trong khi các phi công phụ trách lái các phi cơ vận tải C-46 Commando và C- 47 Skytrain (còn tên Dakota) lo thực hiện việc di tản nhân viên của Công ty    thân nhân cua họ đi Thái Lan hoặc Phi Luật Tân, các phi công lái trực thăng cua Công ty chia nhau bay đến các địa điểm tập hợp, bốc người và đưa các người này đến DAO để được di tản. Trong một số trường hợp, họ cũng được lệnh bốc người tại DAO và đưa ra các tàu cua Task Force 76, như trUờng hợp của phi công Tony Coalson bốc 7 người từ DAO đưa ra soái hạm Blue Ridge của Task Force 76.11 Họ đã gặp phải một    số khó khăn. Trước tiên là khó khăn về nhiên liệu, chiếc xe bồn chứa nhiên liệu JP-4 cho trực thăng bị thất lạc, sau khi được tìm thấy thì không sử dụng được vì không có chìa khóa, tài xế đã bỏ trốn. Về sau các trực thăng của Air Amrica phải được tiếp tế xăng trên các chiến hạm của Task Force 76. Một khó khăn nữa mà các phi công trực thăng của Air America gặp phải là lúc tìm cách đáp xuống các chiến hạm. Lúc đó, một mặt, các chiến hạm của Task Force 76 chưa nhận được lệnh thi hành OFW     từ CINCPAC, mặt khác, rất nhiều phi trực thăng do phi công của Không Quân VNCH lái từ trong đất liền ra (phần lớn là chở thân nhân của họ) cũng đang tìm cách đáp xuống các chiến hạm Mỹ. Các trực thăng này, sau khi đổ người xuống các chiến hạm Mỹ, đều bị xô xuống biển vì không có chổ chứa trên các chiến hạm, như trong tấm ảnh bên dUới đây:

    Trực thăng của Không Quân VNCH bị xô xuống biển (Nguồn: Internet)

    Với một số trực thăng khác, sau khi đổ người trên tàu xong, phi công được lệnh cất cánh và đáp trên mặt biển, phi công sẽ bỏ phi cơ, nhảy ra ngoài và sẽ được xuồng cứu cấp vớt lên, như trong tấm ảnh bên dưới

    Phi công của Air America cũng được lệnh phải đáp trên biển giong như các phi cơ trực thăng của Không Quân VNCH.   Đó là trường hợp của phi công David D. Kendall lái chiếc trực thăng Bell 205 N47000 cua Air America.12 Đến trưa, sau khi đã nhận được lệnh từ CINCPAC về OFW thì các chiến hạm cua Task Force 76 mới nắm rõ đUợc nhiệm vụ cua các phi cơ trực thăng cua Air America, và đối xử với họ đàng hoàng hơn, ngay cả tiếp tế xăng cho họ luôn.

    Buổi chiều ngày Thứ Ba 29-4-1975

    Từ mấy tuần lễ trước, Toà Đai Sứ Hoa Kỳ đã cung cấp cho các công dân Mỹ còn ở Sài Gòn thông tin về OFW. CIA cũng đã lên danh sách những người Việt cần được di tản, đa số là các VIP (Very Important Persons = Những Nhận Vật Quan Trọng, thí dụ như, các Tổng Bộ Trưởng, Các Tướng Lãnh, vv.) và những người đã từng cộng tác chặt chẽ với họ. Theo kế hoạch, các người Mỹ và người Việt này sẽ được đưa đến   tập trung tại 2 địa điểm là DAO tại Tân Sơn Nhứt và Tòa Đại Sứ Mỹ trên đường Thống Nhứt để được các trực thăng lớn di tản ra Hải Đội Đặc Nhiệm 76 của Hạm Đội 7 Hoa Kỳ đang tập trung ở ngoài khơi Vũng Tàu. Bây giờ CIA bắt đầu liên lạc với những người Việt này để tiến hành việc di tản. Các công dân Mỹ sẽ được các xe buýt của DAO đến đón, còn các người Việt sẽ được các phi cơ trực thăng UH-1 của Air America   đến bốc đi tại các địa điểm đã hẹn trước trong thành phố. Việc thực hiện các công tác này không được tiến hành một cách êm xuôi, dễ dàng như CIA đã ước tính, vì, chỉ   trong một vài giờ, tin tức về OFW đã đUợc loan truyền đi, và, tất cả các địa điểm tập hợp đều đông nghẹt những người Việt Nam, tuy không có tên trong danh sách pick-up cua CIA, nhưng cũng muốn được di tản.

    Air America đã cung cấp 24 chiếc trực thăng UH-1 “Huey” nhưng chỉ có 31 phi công mà thôi, điều này có nghĩa là phần lớn các chiếc trực thăng này chỉ có 1 phi công (thay vì thông thường là phải có 2 phi công, 1 pilot và 1 co-pilot). Ngoài phi công, mỗi trực thăng của Air America còn có thêm 1 nhân viên CIA để phụ trách việc kéo những người di tản lên phi cơ. Trên nguyên tắc, mỗi phi cơ trực thăng UH-1 chỉ chở được 9 người nhưng trong OFW mỗi phi cơ đều cố gắng chở được 15 người; khi đã đu 15 người thì phi công cho phi cơ bay lên ngay. Phần lớn các điểm hẹn là nóc nhà nên phi công cũng thường gặp khó khăn vì không biết là nóc nhà nào, như trong lời phát biểu sau đây của ông Tony Coalson khi được đài CNN phỏng vấn ngày 30-4-2015 nhân dịp kỷ niệm 40 năm cua OFW:

    "There were so many rooftops that we didn't know, really, what rooftop was what," Coalson told CNN. "We just picked one out, and we landed there." 13

    Các phi cơ trực thăng UH-1 Huey của Air America, sau khi bốc người tại các điểm hẹn này, sẽ đưa các người di tản đến DAO, hoặc ra thẳng các hàng không mẫu hạm của Task Force 76 ngoài khơi Vũng Tàu.

    Sau khi lệnh khởi động OFW  được CINCPAC truyền xuống tất cả các đơn vị trực   thuộc, từ khoảng sau 2 giờ trUa, các phi cơ trực thăng CH-53 và CH-46 từ các hàng không mẫu hạm của Task Force 76 thuộc Hạm Đội 7 ngoài khơi Vũng Tàu bắt đầu lần lượt bay vào Sài Gòn. Đợt đầu tiên gồm 12 chiếc CH-53 cua TQLC, chở Bộ Chỉ Huy và 2 Đại Đội F và H của Tiểu Đoàn 2/4 TQLC Hoa Kỳ (US Marines Battalion 2/4 = Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 4, của SU Đoàn 1 TQLC Hoa Kỳ) đáp xuong khu vực cua DAO tại Tân Sơn Nhứt lúc 3 giờ 6 phút.   9 phút sau đó, vào lúc 3 giờ 15 phút, đợt 2 cũng gồm 12 chiếc CH-53 đưa tất cả các đơn vị còn lại của Tiểu Đoàn 2/4 TQLC đến DAO. Liền tiếp theo đó là đợt 3 cũng gồm 12 chiếc trực thăng, lần này gồm có 2 chiếc CH-53 của TQLC, 8 chiếc CH-53 2 chiếc HH-53 của Không Quân, tất cả đều đáp xuống khu  vực của DAO. Có tất cả 3 bải đáp cho phi cơ trực thăng đã được chuẩn bị sẳn sàng trong khu vực cua DAO: 1) bải đậu xe trong tòa nhà ph1 cua DAO; 2) sân bóng chày (baseball field) ở bên cạnh tòa nhà ph1 này; và 3, sân quần vợt bên cạnh rạp hát trong khu vực chính cua DAO. Tất cả các đơn vị cua Tiểu Đoàn 2/4 TQLC trải ra khắp khu vực và thiết lập phòng tuyến để bảo vệ an ninh cho DAO.14 Những người Mỹ và Việt đã có mặt tại DAO được xếp thành từng toán 65 ngUời và xếp hàng để được tuần tự hướng dẫn lên các trực thăng. 36 chiếc phi cơ trực thăng lớn này sẽ đUợc sử dụng để di tản họ ra các hàng không mẫu hạm cua Task Force 76 ngoài khơi Vũng Tàu. Các trực thăng lớn này sẽ còn thực hiện nhiều lần các phi vụ con thoi này trong suốt ngày hôm đó. Mỗi chiếc trực thăng CH-53 chở được 65 người di tản. Phần thực hiện OFW trong khu vực cua DAO tại Tân Sơn Nhứt tương đoi gặp nhiều thuận lợi và đúng kế hoạch. Một số phi cơ trực thăng này cũng đã chỉ định đến di tản người từ sân thượng trên nóc của Tòa Đại Sứ Mỹ.

    Tại Tòa Đại Sứ Mỹ tình hình khó khăn hơn rất nhiều vì số người Việt muốn tìm cách vào bên trong vào để được di tản tụ tập lại quá đông. Các binh sĩ TQLC Mỹ chịu trách nhiệm an ninh cho Tòa Đại Sứ vô cùng vất vả trong việc kiểm soát các cổng vào Tòa Đại Sứ.

    Bên trong Tòa Đại Sứ, tình hình rất căng thẳng và, từ buổi sáng, nhân viên các phòng ban của Tòa Đại Sứ đã bắt đầu các công tác tiêu huy hồ sơ, tài liệu. Các máy cắt vụn giấy (document shredder) và các lò thiêu (incinerator) làm việc liên tục. Cây cối trong sân bị chặt đốn, và xe hơi trong bải đậu xe cũng được dời đi hết để tạo bải đáp an toàn cho trực thăng. Khoảng 130 binh sĩ của Tiểu Đoàn 2/4 TQLC đã được điều động từ DAO đến tăng cường an ninh cho Toà Đại Sứ, nâng tổng số TQLC tại đây lên 175 binh sĩ. Lúc bấy giờ trong khuôn viên của Tòa Đại Sứ đã có đến mấy ngàn người Việt Nam đã vượt qua được các cổng và vào được bên trong rồi. Họ được lục soát khí giới, tập trung lại gần bải đáp trực thăng trong bãi đậu xe cạnh hồ bơi. Một số cũng được cho vào bên trong, sắp hàng trong khu vực cầu thang dẫn lên sân thượng của Tòa Đại Sứ để chờ được di tản. Việc di tản tại Tòa Đại Sứ lúc đầu chỉ tập trung dành cho các công dân Hoa Kỳ, phần lớn là nhân viên của Tòa Đại Sứ và các cơ quan dân sự như USIA (United Stated Information Agency = Cơ Quan Thông Tin Hoa Kỳ) và USAID (United States Agency for International Development = Quan Phát Triển Quoc Tế của Hoa Kỳ) và một số người Việt thuộc loại VIP mà Tòa Đại Sứ đã có danh sách. Việc   di tản những người Việt Nam, không có tên trong danh sách VIP và đã dùng mọi cách lọt được vào Tòa Đại Sứ chỉ, được thực hiện vào khoảng cuối buổi chiều, lúc gần tối.

    Buổi tối ngày Thứ Ba 29-4-1975 và sáng sớm ngày Thứ 30-4-1975

    Tại DAO, vào khoảng sau 6 giờ chiều, một cuộc chạm súng đã xảy ra giữa các binh sĩ TQLC Hoa Kỳ phụ trách an ninh tại đó với một số binh sĩ Nhảy Dù có nhiệm vụ bảo vệ căn cứ Tân Sơn Nhứt. Các binh sĩ Nhảy Dù vô kỷ luật này bất mãn và tức giận vì họ đã thấy quá rõ là người Mỹ đang rút bỏ Việt Nam. Về phía người Mỹ thì họ cũng đã thấy quá rõ là không còn có thể giữ nổi an ninh để tiếp tục di tản người tại khu vực DAO được nữa. TUớng Smith ra lệnh cho binh sĩ TQLC rút bỏ tòa nhà ph1 (Annex) và tập trung tất cả về tòa nhà chính và bảo vệ an ninh cho 2 bải đáp trực thăng tại sân bóng chày và sân quần vợt. Lúc đó tại tòa nhà chính cua DAO vẫn còn khoảng 1.000 người cần được di tản.   Việc di tản so người còn lại này tiếp tục và hoàn tất vào khoảng 10 giờ tối hôm đó. Sau thời điểm này, toàn bộ khu vực DAO chỉ còn lại binh sĩ TQLC Hoa Kỳ dưới quyền chỉ huy của hai sĩ quan cao cấp là Chuẩn Tướng Richard E. Carey (về hưu vào năm1983 với cấp bậc Trung Tướng) và Đại Tá Alfred M. Gray (về sau Đại Tướng Lệnh TQLC Hoa Kỳ năm 1987, về hưu năm 1991) với nhiệm  vụ tiêu hủy toàn bộ trang thiết bị quan trọng của DAO. Công tác này được hoàn tất vào khoảng 11:30 tối và Đại Tá Gray cùng các binh sĩ TQLC Hoa Kỳ cuối cùng lên trực thăng rời khỏi khu vực của DAO giữa cảnh toàn bộ các tòa nhà của DAO nổ tung   bốc cháy dữ dội do các chất nổ mà binh sĩ TQLC Hoa Kỳ đã gài lại khắp nơi trong khu vực.15

    OFW bây giờ hoàn toàn tập trung vào một địa điểm cuối cùng và duy nhứt: Tòa Đại sứ Hoa Kỳ. Lúc bấy giờ, bên trong Tòa Đại sứ vẫn còn hàng ngàn người Việt, đã dùng mọi cách lọt được vào, đang chờ được di tản. Tại đây chỉ 2 bải đáp cho trực thăng: một trên nóc tòa nhà chính và một trong bãi đậu xe, bên cạnh hồ bơi. Vì trời đã vào đêm, và vì cả hai bãi đáp đều không được rộng rãi và trống trải, việc đáp trực thăng có nhiều phần nguy hiểm hơn tại khu vực DAO, các giới chức chỉ huy quân sự Hoa Kỳ (cả Đô Đoc Gayler, CINCPAC, và Phó Đề Đoc Whitmire, Tư Lệnh Task Force 76) đều khuyến cáo nên tạm ngưng việc di tản, chờ đến sáng hôm sau sẽ tiếp tục trở lại, nhưng tất cả đều bị Đại sứ Martin bác bỏ. Bản thân ông Đại sứ, mặc dù lúc đó đã bị sưng phổi   khá nặng và thuốc trụ sinh đã làm cho ông rất mệt mỏi, rã rời, nói không ra tiếng, gần như một cái xác không hồn, cũng đã mấy lần không tuân lệnh khi Ngoại Trưởng Kissinger ra lệnh cho ông rời Tòa Đại sứ, vì ông biết rõ là, nếu ông đi rồi, chắc chắn chính phủ Mỹ sẽ ra lệnh chấm dứt việc di tản ngay. Ông muốn ở lại để cứu được càng nhiều người Việt càng tốt. Ông đã nhiều lần báo cáo về Washington con số người Việt còn trong Tòa Đại sứ, và mỗi lần đều khác nhau, để kéo dài cuộc di tản. Đến khoảng 2 giờ rưởi khuya, sau khi được ông báo cáo là vẫn còn 726 người cần được di tản (500 người Việt, 53 người Mỹ, và 173 binh sĩ TQLC Hoa Kỳ), Chính phủ Hoa Kỳ, cụ thể là Tòa Bạch Ốc (tức Phủ Tổng Thong) và Ngũ Giác Đài (tức Bộ Quốc Phòng) quyết định đây sẽ là đợt di tản cuối cùng. Chín (9) phi vụ trực thăng CH-53 sẽ được điều dộng để di tản toàn bộ 726 người đó từ Tòa Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, OFW sẽ chấm dứt vào lúc 3 giờ 45 phút sáng ngày 30-4-1975, giờ Sài Gòn, và Đại sứ Martin phải rời khỏi Tòa Đại sứ trên chuyến trực thăng áp chót.16, 17 Trên thực tế, khi 3 giờ 45 phút sáng đã trôi qua, cuộc di tản người bằng trực thăng vẫn còn tiếp diễn tại đây. Theo lời kể lại cua ông Thomas Polgar, Trưởng Trạm CIA tại Tòa Đại sứ Mỹ tại Saigon, Đại sứ Martin chỉ chịu rời Tòa Đại sứ vào lúc 4 giờ 22 phút sáng ngày 30-4-1975, trên chiếc trực thăng CH-46 mang tên Lady Ace 09, sau khi nhận được lệnh của chính Tổng Thống Gerald Ford.18, 19 Sau khi chiếc trực thăng chở đại sứ Martin rời nóc Tòa Đại sứ, toàn bộ những nhân viên còn lại và binh sĩ TQLC lần lượt ra đi trên những chiếc trực thăng kế tiếp.   Vào lúc 7 giờ 53 sáng ngày Thứ Tư, 30-4-1975, chiếc trực thăng cuối cùng rời nóc Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn, mang theo 11 binh sĩ TQLC, người cuối cùng lên trực thăng là Trung sĩ nhứt Juan Valdez,20 chấm dứt sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ vào Việt Nam từ đầu thập niên 1950.

    Thay Lời Kết

    Tính từ 11:57 sáng Thứ Ba, 29-4-1975 đến 7:53 sáng Thứ TU 30-4-1975, Chiến dịch Frequent Wind, với m1c tiêu là di tản người Mỹ nguời Việt ra khòi Sài Gòn bằng phi cơ trực thăng, đã kéo dài đúng 19 giờ và 56 phút. Mặc dù phải bỏ lại rất nhiều người Việt trong danh sách “at risk Vietnamese,” chiến dịch đã thành công, di tản được trên 7.800 người (kể cả Mỹ và Việt Nam, với đa số là người Việt, trong số này phần đóng góp của Air America là khoảng 1.000) từ khu vực cua DAO và từ Tòa Đại sứ Mỹ. Sự thành công của OFW, với thiệt hại về phi cơ và nhân mạng rất ít, là do việc soạn thảo kế hoạch rất kỹ lưỡng và cũng do quyết định của phe Cộng sản là không cản trở, phá hoại việc người Mỹ rút ra khỏi Sài Gòn. Bên cạnh con số người Việt đUợc chính thức di tản như đã trình bày bên trên, còn có thêm hàng chục ngàn người Việt dùng phương tiện ghe thuyền riêng cua mình đã vượt thoát từ Vũng Tàu, Long Hải, vv. được các chiến hạm của Task Force 76 cứu vớt và tiếp nhận.


     


    Không có nhận xét nào