The Senate Foreign Relations Committee has introduced the Strategic Competition Act of 2021, which aims to “bolster the United States diplomatic strategy in addressing challenges posed by the Chinese government”. If passed, it would authorise the imposition of sanctions with respect to forced labour, sexual abuse, forced sterilisation, and other human rights abuses in Xinjiang. In addition, the bill would introduce reporting requirements on: (i) the use of Hong Kong by the Chinese government to circumvent US export controls; and (ii) Chinese companies in US capital markets that (amongst other things) have contributed to PLA’s military development, human rights abuses, or proliferation activities.
Ngày 14 tháng Tư , Ủy ban Ngoại giao Thượng viện Mỹ sẽ nghe điều trần về một dự luật mang tên “Luật Cạnh tranh Chiến lược năm 2021.” Nhìn sơ qua cũng thấy hồ sơ 280 trang này nhắm mục tiêu ngăn không cho Trung Cộng bành trướng.
Dự luật được cả hai đảng ủng hộ, sẽ dành $1,150 triệu mỹ kim cho các hoạt động quân sự và an ninh hàng hải trong vùng “Ấn Độ - Thái Bình Dương” trong 4 năm tới. Mỹ sẽ tăng cường cộng tác với Đài Loan, xác định lại hòn đảo này là một phần trọng yếu trong chiến lược của Mỹ trong vùng Á Đông và Ấn Độ Dương.
Phần quan trọng trong bản dự luật là các biện pháp kinh tế và chính trị đối với Trung Cộng. Chính phủ Mỹ cần phản đối chính sách “diệt chủng” của Trung Cộng đối với người Uighurs ở Tân Cương, bảo vệ các quyền tự do dân Hồng Kông đang được hưởng, và phản công các chiến dịch tuyên truyền của Bắc Kinh. Mỹ sẽ kiểm soát các vụ đầu tư của Trung Cộng vào nước Mỹ chặt chẽ hơn.
Thượng viện Mỹ chú trọng đến các lãnh vực bảo vệ quyền làm người và an ninh quốc gia, còn bên Hành pháp nhấn mạnh đến nhu cầu cạnh tranh kinh tế. Lâu nay, Bắc Kinh vẫn than phiền Mỹ cố ý ngăn cản không cho kinh tế nước Tàu tiến lên để cạnh tranh với mình. Bây giờ, ngược lại, Tổng thống Joe Biden báo động nước Mỹ phải chạy nhanh hơn để bắt kịp Trung Quốc!
Trong bài diễn văn về một chương trình hoàn toàn đối nội, là xây dựng hạ tầng cơ sở, ông Biden kể cho dân Mỹ biết Trung Cộng đã đầu tư ào ạt để bành trướng các phi trường, bến cảng, đập nước, xa lộ, đường xe lửa cao tốc, vân vân, trong khi hệ thống hạ tầng cơ sở của nước Mỹ không được tu bổ. Ông đã nhắc đến tên “China” đến sáu lần, một cách để được mọi người ủng hộ, nhưng cũng chứng tỏ lòng dân Mỹ chống Trung Cộng đang lên cao.
Ông Biden nói, “Nước Mỹ không còn dẫn đầu thế giới, vì chúng ta không đầu tư.” Ông cho biết trong số các cường quốc kinh tế Mỹ là nước duy nhất đã giảm bớt số đầu tư vào nghiên cứu và phát huy sáng kiến (R&D).
Trong quốc hội, cả hai đảng Cộng Hòa và Dân chủ đã đồng ý với nhau về nhu cầu phải cạnh tranh kinh tế với Trung Cộng. Những khoản đầu tư sẽ dễ dàng được thông qua gồm có:
Thứ nhất, dành $50 tỷ mỹ kim để nghiên cứu và sản xuất chất bán dẫn, để khỏi bị lệ thuộc vào nguồn tiếp liệu từ Trung Quốc. Kinh nghiệm thời gian bệnh dịch Covid-19 hoành hành cho thấy khi nguồn nhập cảng chất bán dẫn từ Trung Quốc bị gián đoạn, nhiều ngành công nghiệp khắp thế giới phải ngưng trệ, gây thiệt hại hàng trăm triệu đô la. Công ty Boeing đã trình cho Bộ Thương Mại lý do thiếu các loại chip là vì nước Mỹ lâu nay không còn chế tạo những loại chip bình thường, rẻ tiền nữa.
Đặc biệt, nhiều công ty xe hơi ở Mỹ phải ngưng công việc vì thiếu những con “chip” rất tầm thường. Tòa Bạch Ốc mới tổ chức một cuộc họp mặt trên mạng với giới chỉ huy các công ty Ford và General Motors bàn vấn đề này. Các nhà kỹ nghệ cho biết vì thiếu những con chip nhập cảng, công việc sẽ còn đình đốn trong sáu tháng sắp tới, số lượng xe hơi làm ra sẽ giảm mất 1.28 triệu xe trong năm nay. Chính các hãng xe yêu cầu chính phủ phải dành một số tiền giúp việc sản xuất loại chip này. Ông Biden cho biết sẽ cung cấp $37 tỷ đô la đầu tư giúp sản xuất chip trong nước.
Ngoài lãnh vực sản xuất chip, chương trình sắp tới của chính phủ Mỹ sẽ dành $180 tỷ hỗ trợ các công trình nghiên cứu (R&D). Hiện nay Mỹ vẫn chi nhiều nhất thế giới trong R&D nhưng Trung Cộng đứng thứ nhì sắp sửa bắt kịp. Trong thời gian qua nhiều cơ sở ở Mỹ đã giảm bớt số nhà nghiên cứu, có nơi đóng cửa luôn vì thiếu tiền.
Chương trình mới sẽ dành một ngân sách đem mạng lưới tiếp liệu công nghiệp về Mỹ. Chính phủ sẽ dùng $50 tỷ mỹ kim để nâng đỡ các cơ xưởng về làm trong nước Mỹ. Hệ thống cung cấp, tiếp liệu toàn cầu rất phức tạp. Công ty Pfizer sản xuất vaccine ngừa bệnh Covid-19 cùng với một công ty Đức, trụ sở đặt ở Mỹ, nhưng hệ thống tiếp liệu phức tạp hơn 5,000 nhà cung cấp khắp thế giới. Một cái iPhone của Apple cần các bộ phận được sản xuất trong 49 quốc gia; trước khi một công ty Đài Loan tổ chức ráp thành thành phẩm trong các cơ xưởng tại Trung Quốc.
Các dự án trên hiện đang được cả hai đảng Cộng Hòa và Dân chủ ủng hộ, vì nước Mỹ mới trải qua kinh nghiệm Covid-19 làm hệ thống tiếp liệu bị tắc nghẽn, nhưng cũng được đề ra vì mọi người muốn đối phó với Trung Cộng.
Nhưng đây là một điều bất thường trong nền kinh tế Mỹ. Vì kinh tế tư bản xưa nay vẫn đặt trên nguyên tắc là chính phủ không can thiệp vào thị trường. Chính phủ không nên khuyến khích và nâng đỡ một ngành công nghiệp nào; mà nên để các các xí nghiệp điều chỉnh hoạt động theo luật cung cầu. Thị trường, với những người tiêu thụ, sẽ tưởng thưởng hay trừng phạt các doanh nhân. Nâng đỡ một ngành công nghiệp sẽ khiến thị trường giảm bớt hiệu năng. Các công ty được trợ cấp sẽ ỷ lại, các quyết định đầu tư có thể phí phạm vì khi “tiêu tiền chùa” thì các xí nghiệp không còn lo “của đau con xót” nữa. Người ta đã chứng kiến tình trạng đó ở Trung Quốc; các doanh nghiệp nhà nước đầu tư rất nhiều dù không mang lại lợi ích kinh tế nào.
Cho nên, chương trình chi tiêu $2,300 tỷ của chính phủ Biden cần phải giới hạn. Đầu tư $180 tỷ giúp các đại học, viện nghiên cứu, các xí nghiệp phát huy các sáng kiến và sản phẩm mới là điều đáng làm, nhưng nên chú trọng vào các cuộc nghiên cứu khoa học căn bản, có giá trị mở đường, hơn là những áp dụng. Vì khi bước vào lãnh vực áp dụng thì cuộc cạnh tranh của các doanh nhân có hiệu quả cao hơn nhiều.
Các chương trình đưa hệ thống tiếp liệu trở về nước Mỹ, đặc biệt là các nhà sản xuất chất bán dẫn, chỉ nên thu hẹp trong một thời gian, càng ngắn càng tốt. Vì đây là một vấn đề ngắn hạn, do bệnh dịch Covid gây ra, sau một năm nữa sẽ qua khỏi. Nếu không giới hạn trước, sẽ đẻ ra những xí nghiệp luôn luôn ỷ lại vào trợ giúp của chính phủ. Cạnh tranh với Trung Cộng, nước Mỹ không thể bắt chước, sử dụng các miếng võ của họ. Vì trong cách tổ chức sản xuất và phân phối thì kinh tế thị trường trong một chế độ dân chủ vẫn có hiệu quả hơn.
Hơn nữa, kinh tế Mỹ đang trên đường hồi phục. Số người được chích ngừa tăng rất nhanh, các hoạt động kinh tế sẽ trở lại bình thường trong vòng một năm. Ngân Hàng Trung Ương Mỹ (Fed) vẫn tỏ ra lạc quan không lo lạm phát sẽ lên cao quá 2 phần trăm trong vài năm tới. Nếu lạm phát tăng nhanh hơn dự đoán, Fed cũng chưa cần tăng lãi suất, vì lãi suất lên có thể làm cho kinh tế đi chậm lại. Ngân Hàng Trung Ương Mỹ chỉ cần ngưng chương trình mua trái khoán, như đang thi hành, mỗi tháng vẫn bơm $120 tỷ đô la vào kinh tế.
Với tương lai kinh tế lạc quan như vậy, quốc hội và chính phủ Mỹ đủ tự tin để mở cuộc chạy đua với Trung Cộng, trên mặt kinh tế, ngoại giao, cũng như quân sự.
Ông Biden đã mô tả dự án đầu tư $2.3 ngàn tỷ là một phần trong cuộc chạy đua ý thức hệ mà nước Mỹ không để Trung Quốc qua mặt. “Trung Quốc có đứng đó chờ, không đầu tư vào hạ tầng cơ sở và nghiên cứu, phát kiến (R&D) hay không? Tôi bảo đảm với quý vị là không!” Ngược lại, “Họ đang nghĩ rằng chế độ dân chủ của nước Mỹ chia rẽ, chậm chạp, nên không chạy được nhanh như họ.” Ông nhấn mạnh, “Chúng ta phải chứng tỏ cho Trung Quốc và thế giới thấy, quan trọng hơn là cho chính chúng ta thấy, rằng chế độ dân chủ làm việc có hiệu quả. Chứng tỏ rằng chúng ta có thể đoàn kết với nhau.”
Dự luật mang tên “Luật Cạnh tranh Chiến lược năm 2021.” Bản PDF
https://www.foreign.senate.gov/imo/media/doc/DAV21598%20-%20Strategic%20Competition%20Act%20of%202021.pdf
https://www.voatiengviet.com/a/canh-tranh-chien-luoc-my-trung/5849733.html
Không có nhận xét nào