Header Ads

  • Breaking News

    Việt Nam phản đối việc Trung Quốc đăng ký nhãn hiệu các thực thể tại Biển Đông

    Phó phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, Đoàn Khắc Việt, vào ngày 29 tháng tư cho biết Hà Nội phản đối việc Bắc Kinh cho đăng ký nhãn hiệu các thực thể tại Biển Đông.

    Việt Nam phản đối việc Trung Quốc đăng ký nhãn hiệu các thực thể tại Biển Đông

    Phản đối của Việt Nam được đưa ra khi phóng viên hỏi về thông tin mà BenarNews của Đài Á Châu Tự do loan đi hôm 13/4 vừa qua. Cụ thể, nghiên cứu các tài liệu của chính phủ Trung Quốc từ năm 2014 do BenarNews thực hiện đã cho thấy rằng thành phố Tam Sa, thành phố chịu trách nhiệm quản lý đối với các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, đã đăng ký hàng ngàn nhãn hiệu cho 286 đá, bãi đá, bãi cát và các thực thể đang tranh chấp khác cũng như toàn khu vực Biển Đông.

    Ông Đoàn Khắc Việt khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp khác trên các vùng biển của Việt Nam được xác lập trên cơ sở UNCLOS 1982.

    "Mọi hành vi phương hại đến chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng biển của mình đều vô giá trị và không được công nhận. Việt Nam kiên quyết phản đối", ông Việt cho biết.

    Theo tìm hiểu của BenarNews, mỗi một nhãn hiệu được Trung Quốc đăng ký như vậy bao gồm tên thực thể được viết theo kiểu chữ Trung Quốc và được xếp loại theo một trong số 45 loại nhãn hiệu quốc tế vốn bao phủ tất cả các lĩnh vực từ nhạc cụ đến các dịch vụ pháp lý.

    Nhiều nhãn hiệu còn bao gồm cả phần dịch tiếng Anh của tên thực thể và logo minh hoạ cho thấy một cách nhìn nhiều màu sắc đối với thực thể. Sự miêu tả các thực thể dường như đi trước chiến dịch bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo rộng lớn của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được bắt đầu vào năm 2014.

    281 thực thể được đăng ký nhãn hiệu bởi thành phố Tam Sa phần lớn khớp với danh sách 287 thực thể mà Trung Quốc đã đặt tên và đòi chủ quyền vào năm 1983, và sau đó mở rộng vào tháng tư năm 2020.

    Ví dụ, thành phố Tam Sa đăng ký nhãn hiệu với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo mà Việt Nam và Đài Loan cũng đòi chủ quyền; Nhóm Trăng Khuyết và Nhóm An Vĩnh lập thành hai nhóm đảo của quần đảo Hoàng Sa; nhóm Đảo Qilian nhỏ là một phần thuộc nhóm An Vĩnh, Đảo Cây, một phần của nhóm đảo Qilian.

    Thành phố Tam Sa cũng đã đăng ký hàng loạt các đá, bãi đá ở quần đảo Trường Sa bao gồm các thực thể đang được kiểm soát bởi các nước khác như đảo Ba Bình do Đài Loan kiểm soát, đảo Thị Tứ do Philippines kiểm soát và đảo Sinh Tồn do Việt Nam kiểm soát.

    https://www.rfa.org/

    Không có nhận xét nào