Header Ads

  • Breaking News

    Cập nhật tình hình Biển Đông ngày 19 tháng 5 năm 2021

    Philippines tiếp tục điều tàu đến bãi Scarborough

    Đây là lần đầu tiên Philippines triển khai cùng lúc 4 tàu công vụ ra khu vực bãi cạn Scarborough kể từ khi căng thẳng với Bắc Kinh leo thang liên quan đến sự hiện diện của tàu dân binh Trung Quốc ở Biển Đông.

    1. Chuyển động quân sự

    Hải quân Mỹ thông báo khu trục hạm USS Curtis Wilbur đã băng qua eo biển Đài Loan vào ngày 18.5. Đây là lần thứ 5 một tàu chiến Mỹ băng qua eo biển này kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức vào tháng 1.

    Phân tích hình ảnh vệ tinh cho thấy tàu USS Curtis Wilbur đã áp sát đường trung tuyến ở eo biển Đài Loan ở khoảng cách 800 mét trước khi rẽ ra xa và di chuyển xuống Biển Đông.




    Phản ứng với diễn biến này, một phát ngôn viên của Chiến khu Đông bộ ở Trung Quốc cáo buộc tàu Mỹ đe dọa ổn định và hòa bình ở khu vực.

    Sáng 19.5, tàu sân bay USS Ronald Reagan tiếp tục trở ra biển sau khi quay trở lại quân cảng Yokosuka ngày 16.5. Nhiều khả năng tàu sân bay Mỹ sẽ sớm bắt đầu tuần tra ở khu vực trong chuyến ra biển lần này.

    Ngày 17.5, Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo một nhóm tàu chiến Trung Quốc băng qua eo biển Miyako xuống Biển Philippines.

    Đây là nhóm tàu chiến thuộc biên đội hộ tống số 38 của Hải quân Trung Quốc đang trên đường thực hiện sứ mệnh chống cướp biển ở vịnh Aden và vùng biển ngoài khơi Somalia. Nhóm tàu bao gồm khu trục hạm Type 052D Nam Kinh (155), hộ vệ hạm Type 054 Dương Châu (578) và tiếp vận hạm Type 903A Cao Bưu Hồ (966).

    Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) ngày 17.5 đưa tin các hạm đội thuộc ba chiến khu Đông bộ, Bắc bộ và Nam bộ đã tiến hành tập trận trong những ngày qua nhưng không tiết lộ cụ thể thời gian và địa điểm, theo South China Morning Post.

    2. Philippines - Trung Quốc

    Sáng 19.5, 4 tàu công vụ Philippines đã xuất hiện tại gần bãi cạn Scarborough sau khi rời khỏi cảng Subic ngày hôm qua.

    Nhóm tàu này gồm 3 tàu tuần duyên BRP Gabriela Silang (OPV-8301), BRP Sindangan (MRRV-4407) và BRP Habagat (TB-271) cùng một tàu của Cục Nghư nghiệp BFAR MCS-3005.




    Nhiều khả năng các tàu Philippines sẽ tiếp tục tiến tuần tra ở khu vực bãi cạn Scarborough. Đây là lần đầu tiên Philippines triển khai cùng lúc 4 tàu ra khu vực này kể từ khi căng thẳng với Bắc Kinh leo thang liên quan đến sự hiện diện của tàu dân binh Trung Quốc ở Biển Đông.

    Tại bãi cạn Scarborough hiện có ít nhất 2 tàu hải cảnh Trung Quốc 3102 và 3301, theo tín hiệu AIS.

    Các tàu công vụ Philippines tiến hành đợt tuần tra huấn luyện mới ở khu vực sau khi Bộ Ngoại giao Philippines đưa ra tuyên bố mới phản đối lệnh cấm đánh bắt phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông vào tối 18.5.

    Khu vực bãi cạn Scarborough nằm trên vĩ tuyến 12, thuộc phạm vi của cái gọi là lệnh cấm đánh bắt mà Trung Quốc đơn phương áp đặt. Vì thế, đối đầu có thể sẽ xảy ra nếu hải cảnh Trung Quốc tiến hành quấy phá tàu cá Philippines hoạt động ở khu vực.

    Trong một diễn biến khác, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 17.5 yêu cầu các bộ trưởng nước này kiềm chế phát biểu về vấn đề Biển Đông trước công chúng và thay vào đó chỉ thảo luận trong nội bộ.

    Diễn biến này nhiều khả năng bắt nguồn từ màn đấu khẩu giữa Ngoại trưởng Teddy Locsin và phát ngôn viên Phủ tổng thống Harry Roque cách đây vài ngày.

    (Đọc thêm: SITREP 12.5: Quan điểm của chính phủ Philippines về Ba Đầu)

    Tuyên bố của ông Duterte có vẻ như cũng nhắm vào Ngoại trưởng Locsin, người liên tục phát biểu về Biển Đông cũng như quan hệ với Trung Quốc trên Twitter trong thời gian qua.

    Ông Duterte cũng cho biết phát ngôn viên Harry Roque được phép lên tiếng về vấn đề này trước công chúng.

    Những phát biểu của ông Duterte gây chú ý nhưng nhiều khả năng chúng là một nỗ lực dàn xếp mâu thuẫn nội bộ thay vì hàm ý nào khác. Trong đó, ông đã thể hiện sự ủng hộ đối với ông Roque.

    3. Nghiên cứu mới về dân quân biển Trung Quốc

    Hai chuyên gia về dân quân biển Trung Quốc Zachary Haver và Ryan Martinson liên tiếp công bố các báo cáo mới về lực lượng khét tiếng này trong các bài báo mới.

    Vạch mặt lực lượng dân quân biển của Trung Quốc - Zachary Haver

    Những chiếc tàu bất bình thường: Giải mã dân quân biển Trung Quốc ở Trường Sa - Ryan Martinson

    4. Đọc thêm

    Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosy kêu gọi các nguyên thủ tẩy chay Thế vận hội mùa đông 2022 ở Bắc Kinh vì cách đối xử của chính quyền Trung Quốc với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương - CNBC

    Chính quyền Mỹ trì hoãn lệnh cấm mua bán cổ phiếu của các công ty có liên hệ với quân đội Trung Quốc thêm 2 tuần - Channel NewsAsia

    Thượng viện Mỹ thúc đẩy Dự luật Biên giới vô tận (Endless Frontier Act) đầu tư vào khoa học công nghệ nhằm cạnh tranh với Trung Quốc - Politico

    EU chuẩn bị bỏ phiếu về việc đóng băng thỏa thuận đầu tư với Trung Quốc - Politico

    Hồng Kông đình chỉ hoạt động của Phòng Kinh tế, thương mại và văn hóa ở Đài Loan - Focus Taiwan

    Honduras có thể cắt quan hệ với Đài Loan để nhận vắc xin Trung Quốc - Financial Times

    Mỹ chạy đua nâng cấp các xưởng đóng tàu hải quân vì lo ngại Trung Quốc - Nikkei Asia Review

    Ấn Độ theo dõi cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc ở gần biên giới - Times of India

    Thách thức Trung Quốc: Nước Anh hậu Brexit vật lộn với chính sách đối ngoại mới - Financial Times

    Được lên kế hoạch bao phủ 26.000 hải lý từ Địa Trung Hải đến Vịnh Aden và đến Biển Philippines, đợt triển khai này sẽ tìm cách chứng minh rằng nước Anh thời hậu Brexit vẫn có vị thế quốc tế. Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace mô tả chiếc tàu sân bay là “một chiến hạm, một mẫu hạm, một tàu trinh sát giám sát. . . và là một biểu tượng về quyền lực mềm và cứng của nước Anh”.

    Nhưng trọng tâm của chuyến đi kéo dài 8 tháng - một cuộc tập trận tự do hàng hải ở Biển Đông - được coi là một tín hiệu quân sự đối với Bắc Kinh, phía mà các cuộc xâm nhập trên không và trên biển xung quanh Đài Loan đang làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

    Không có nhận xét nào