Header Ads

  • Breaking News

    Cố gắng tối đa cho chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam


    Full steam ahead on Vietnam’s anti-corruption campaign

    Tác giả: Hai Hong Nguyen, UQ

    Hai Hong Nguyen is an Associate Researcher at the Centre for Policy Futures, Faculty of Humanities and Social Sciences, University of Queensland.

    Anh Khoa dịch 

    24/5/2021

    Song ngữ Việt Anh

     Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã hoàn thành một cuộc cải tổ lớn trên toàn bộ bộ máy chính trị: bộ máy đảng, chính phủ và quốc hội sau kết thúc Đại hội 13 vào tháng 2 năm 2021. 

    Trước thềm Đại hội, chưa rõ tính liên tục của chiến dịch chống tham nhũng cấp cao của ĐCSVN do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo. Ông Trọng được cho là sẽ từ chức vì tuổi cao và sức khỏe yếu. Nhưng ông Trọng đã tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba, bất chấp việc bầu cử của ông đã vi phạm các quy tắc của ĐCSVN. Sau khi trao lại quyền chủ tịch nước cho cựu thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Trọng bây giờ được tự do tập trung vào việc củng cố quyền lực của Đảng, một mặt chống tham nhũng và làm trong sạch Đảng.

    Là Chủ tịch Ban Chỉ đạo Phòng, chống Tham nhũng Trung ương từ năm 2013, ông Trọng đặt tên cho nỗ lực chống tham nhũng của Việt Nam là đốt lò. Những nỗ lực của Trọng trong tám năm qua đã mang lại cho ông ấy danh tiếng là người đốt lò vĩ đại. Chưa bao giờ trong lịch sử 91 năm của ĐCSVN lại có nhiều quan chức bị kỷ luật, khai trừ Đảng, bỏ tù vì liên quan đến tham nhũng.

    Đến cuối năm 2020, hơn 11.700 vụ án tội phạm kinh tế đã được điều tra, truy tố và đưa ra tòa án xét xử sơ thẩm. Trong đó bao gồm 1900 vụ tham nhũng liên quan đến 1400 nghi phạm. Hơn 800 người, bao gồm một ủy viên đương nhiệm của Bộ Chính trị, bảy cựu ủy viên và uỷ viên đương nhiệm của ủy ban trung ương, bốn cựu bộ trưởng và bộ trưởng đương nhiệm cùng bảy tướng lĩnh quân đội và công an – có liên quan đến gần 90 vụ tham nhũng và sai phạm kinh tế – đã bị kết án.

    Phát biểu tại một cuộc họp báo sau khi kết thúc Đại hội 13, ông Trọng nói rằng cuộc chiến tham nhũng cho đến nay nên được coi là một chiện lược ‘ngăn chặn và phòng ngừa ban đầu và sẽ đối mặt với những thách thức trong tương lai.

    Chống tham nhũng trong nhà nước độc đảng ở Việt Nam không đơn giản và được coi là mối đe dọa đối với sự tồn vong của chế độ ĐCSVN. Chống tham nhũng bị vướng vào các cấu trúc thể chế trong đó các quy tắc của Đảng đè lên hiến pháp và luật, và tòa án tuân theo các quyết định của Đảng. Các vụ án tham nhũng, đặc biệt là những vụ việc được ĐCSVN định nghĩa là ‘các vụ án lớn’, thường được liên kết với các nhóm lợi ích có ảnh hưởng chính trị và có thể liên quan đến các nhân vật của chế độ ở cấp cao nhất. Ông Trọng ví chống tham nhũng như đánh chuột không để vỡ bình.

    Dư luận đang chú ý đến việc ông Trọng và 18 thành viên Bộ Chính trị mới sẽ quyết định số phận của ‘ba con cá lớn’ và các cựu thành viên Bộ Chính trị: cựu trùm đảng Hà Nội Hoàng Trung Hải, cựu trùm đảng Hồ Chí Minh TP Lê Thanh Hải và nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình ra sao. Cả ba người này đều bị kỷ luật vào năm ngoái.

    Trước Đại hội 13, Hoàng Trung Hải và Nguyễn Văn Bình đã bị cảnh cáo, không cho tái cử vào Bộ Chính trị khóa mới. Lê Thanh Hải đã từng cách chức từ chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010-2015.

    Hoàng Trung Hải phải chịu trách nhiệm về việc chỉ đạo trong thời gian làm Phó thủ tướng đối với dự án hợp tác giữa Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên và Tập đoàn luyện kim của Trung Quốc, làm thất thoát hàng trăm triệu đô la. Tin đồn nói rằng ông Trọng không thể trừng phạt Hoàng Trung Hải vì gốc gác người Hoa và mối liên hệ với chính quyền ở Bắc Kinh. Với vai trò là thống đốc ngân hàng nhà nước, Nguyễn Văn Bình đã đưa ra những quyết định trái pháp luật và trái với quy định của chính phủ, gây tổn thất lớn cho các nguồn thu của nhà nước.

    Cả Hoàng Trung Hải và Nguyễn Văn Bình đều là thành viên nội các của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nếu không có sự chấp thuận và chống lưng của ông Dũng thì Hải và Bình đã không có những hành vi sai trái này. Trước hoặc sau khi đưa ra các quyết định quan trọng của thành viên nội các, các ông Hải và Bình đều tham khảo ý kiến và báo cáo với ông Dũng. Việc trừng phạt họ nhiều nữa sẽ là một thách thức đối với ông Trọng.

    Với biệt danh ‘Bố già TP.HCM’, Lê Thanh Hải từng tham gia vào dự án phát triển bất động sản trị giá hàng tỷ USD, chịu trách nhiệm cho hàng nghìn cư dân sinh sống tại đây rơi vào điều kiện khốn khổ. Mạng lưới hoạt động sâu rộng trong khu vực nhà nước và tư nhân của ông Hải, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp Hoa – Việt mà một số người cho rằng đóng vai trò ‘thế lực tiềm ẩn’, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

    Chiến dịch đốt lò của ông Trọng đã không trừng phạt Hải vì lý do này, mặc dù một số dấu hiệu cho thấy ông Trọng sẽ không từ bỏ. Vào ngày 7 tháng 4 năm 2021 tại một cuộc họp do ông Trọng chủ trì, Ban Bí thư ĐCSVN khai trừ đồng minh thân cận của ông Hải là ông Tất Thành Cang ra khỏi Đảng sau khi ông Cang bị bắt giam vào năm 2020.

    Ông Trọng đã nhiều lần tuyên bố chống tham nhũng. Giao lại chức Chủ tịch nước cho ông Phúc, giờ ông Trọng rảnh tay để làm việc đó. Nhưng chỉ có thời gian mới trả lời được liệu ông Trọng có câu được ba con cá lớn hay không.

    Hai Hong Nguyen là Cộng tác viên Nghiên cứu tại Đại học Queensland.

    Nguồn:  East Asia Forum

    https://vietnamthoibao.org/vntb-co-gang-toi-da-chien-dich-chong-tham-nhung-cua-viet-nam/

    Full steam ahead on Vietnam’s anti-corruption campaign

    20 May 2021

    Author: Hai Hong Nguyen, UQ

    The Communist Party of Vietnam (CPV) has completed a major reshuffle across the country’s political machinery, including the party apparatus, the government and the national assembly. The reshuffle follows the conclusion of the 13th Congress in February 2021.

    Before the Congress, the continuity of the CPV’s high-profile anti-corruption campaign led by Secretary-General Nguyen Phu Trong, who was expected to step down due to his advanced age and ailing health, was unclear. But Trong beat the odds when he was re-elected for a third term, despite his election breaching CPV rules. Having handed over the presidency to former prime minister Nguyen Xuan Phuc, Trong is now free to focus on fortifying Party power with one hand, while fighting corruption and cleaning up the Party on the other.

    Chairperson of the Central Anti-Corruption Steering Committee since 2013, Trong christened Vietnam’s anti-corruption drive, Dot Lo (or furnace firing). Trong’s efforts over the past eight years earned him a reputation as the great furnace firing man. Never before in the 91-year history of the CPV have so many officials been disciplined, expelled from the Party or imprisoned in connection with corruption.

    By the end of 2020, more than 11,700 economic crime cases were investigated, prosecuted and brought to court for first-hearing trials. This included 1900 corruption cases involving 1400 suspects. More than 800 people, including one incumbent member of the Politburo, seven former and incumbent members of the central committee, four formers and incumbent ministers and seven military and police generals — linked to nearly 90 corruption and economic wrongdoing cases — have been convicted.

    Speaking at a press conference following the conclusion of the 13th Congress, Trong said the corruption fight so far should be considered an ‘initial containment and prevention’ strategy and will face future challenges.

    Combating corruption in Vietnam’s one-party state is not simple and it is seen as a threat to the CPV regime’s survival. It is entangled with institutional structures in which Party rules override the constitution and law, and legal courts follow the Party’s decisions. Corruption cases, particularly those defined by the CPV as ‘grand cases’, are often linked to interest groups which have political influence and are possibly associated with regime figures at the top level. Trong likened combating corruption to beating mice without breaking the vase.

    Public attention is being drawn to how Trong and the new 18-member Politburo will decide on the fate of the ‘three big fish’ and former members of the Politburo: former party boss of Hanoi Hoang Trung Hai, former party boss of Ho Chi Minh City Le Thanh Hai and former governor of the State Bank of Vietnam Nguyen Van Binh. All three men were disciplined last year.

    Prior to the 13th Congress, Hoang Trung Hai and Binh were sent warnings, preventing them from being re-elected to the new Politburo. Le Thanh Hai was dismissed from his position of Secretary of Ho Chi Minh City Party Committee for the 2010–2015 tenure.

    Hoang Trung Hai was held accountable for the direction given during his time as deputy prime minister to a cooperation project between Thai Nguyen Iron and Steel Joint Stock Company and the Metallurgical Corporation of China, which caused a loss of hundreds of millions of dollars. Rumours say Trong has not been able to punish Hoang Trung Hai because of his Chinese ancestral origin and connection with authorities in Beijing. In his role as the state bank governor, Binh made unlawful and contradictory decisions against government rules, causing huge losses for the state’s revenues.

    Both Hoang Trung Hai and Binh were members of the cabinet headed by notorious former prime minister Nguyen Tan Dung. Without Dung’s approval and back-up, Hai and Binh would not have committed these wrongdoings. Before or after making important decisions as cabinet members, Hai and Binh consulted and reported to Dung. Punishing them further would be challenging for Trong.

    Nicknamed the ‘Godfather of Ho Chi Minh City’, Le Thanh Hai was involved in a multi-billion dollar property development project, responsible for many thousands of residents living in miserable conditions. Hai’s deep network in the public and private sector, especially the Chinese–Vietnamese business community which some believe acts as a ‘hidden power force’, have a strong influence on Ho Chi Minh City’s economy.

    Trong’s Dot Lo campaign has failed to punish Hai for this reason, though some signs suggest he will not give up. On 7 April 2021 at a meeting chaired by Trong, the CPV Secretariat expelled Hai’s close ally, Tat Thanh Cang from the Party after he was arrested and detained in 2020.

    Trong has repeatedly vowed to combat corruption. Having handed over the presidency to Phuc, he now has free hands to do so. But only time will tell whether Trong will be able to catch the three big fish.

    Hai Hong Nguyen is an Associate Researcher at the Centre for Policy Futures, Faculty of Humanities and Social Sciences, University of Queensland.

    https://www.eastasiaforum.org/2021/05/20/full-steam-ahead-on-vietnams-anti-corruption-campaign/

    Không có nhận xét nào