Header Ads

  • Breaking News

    Lưu Thủy Hương – Tình hình dịch Covid-19 ở Việt Nam

    Khánh Hội - Việt Nam đã khai thác đường bay thương mại ngay trong đại dịch Covid-19?

    Hiểu Minh  - 3 nguyên nhân khiến dịch COVID-19 tại Hà Nội đáng báo động


    Báo chí cho rằng, Việt Nam đang bùng dịch trở lại.

    Theo tôi, Việt Nam không bị bùng dịch lại mà Việt Nam lúc nào cũng có dịch. Nhưng vì không xét nghiệm hay xét nghiệm mà không cho công bố kết quả, để chính quyền ngang nhiên tuyên bố chiến thắng, mà nhân dân bị lừa trắng mắt.

    Hàng loạt các F0 của những đợt dịch trước đã không được tìm thấy. Đợt dịch này cũng vậy, nhiều trường hợp được/bị xét nghiệm theo chiến dịch bỗng dương tính mà không rõ nguồn từ đâu như người đàn ông ở Đà Nẵng, nhân viên bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương, hai người Việt Nam sang Campuchia dương tính liên quan đến cả Bệnh viện Quân y 7A, Cục Hậu cần Quân khu 7:

    https://baomoi.com/tp-hcm-cam-trai-toan-bo.../c/38744104.epi

    và mới đây nhất là một thanh niên ở Quảng Ngãi cũng đột nhiên dương tính.

    https://vnexpress.net/mot-thanh-nien-o-quang-ngai-nghi...

    *

    Quan sát tốc độ lây nhiễm dữ dội của ca Hà Nam (thanh niên từ Nhật về) và các chuyên gia Trung Quốc cùng gái bán bar thì có thể thấy, nếu không được phát hiện sớm một F0 có thể biến thành 100 F1 và hàng ngàn F2. (Xem biểu đồ dịch tễ bên dưới của VnExpress).

    Như vậy, có hay không dấu hiệu dịch bệnh trong cộng đồng? Có! Rất rõ! Nhưng nó bị chính quyền và cả những người làm việc trong ngành y tế vì cố ý, vì bất cẩn, vì thiếu trình độ y tế bỏ qua. Từ tháng 12 năm ngoái (2020) đã có thông tin về hàng loạt ca viêm phổi và tử vong bất thường ở miền Bắc. Những ca bệnh và tử vong này không hề được xét nghiệm covid, và nhân viên y tế trực tiếp thăm khám bệnh (kể cả bệnh nhân) cũng không đeo khẩu trang hay bao tay. Thật là thiếu ý thức và đặc biệt ngu dốt (xin lỗi vì phải dùng chữ ngu dốt, nhưng đây là đại dịch toàn cầu, không thể biện luận là thiếu thông tin được).

    “Bác sĩ Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu và Đột quỵ, cho biết trong một tuần trở lại đây, thời tiết miền Bắc giảm sâu khiến bệnh nhân nhập viện do bệnh hô hấp tăng 10-15% so với các thời điểm khác trong năm. Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết lạnh, ô nhiễm khiến cơ thể dễ bị bội nhiễm vi khuẩn, phổ biến nhất là viêm phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đa số bệnh nhân bị khó thở phải cấp cứu, thở máy, nhiều bệnh nhân giai đoạn nặng đã tử vong.

    Lượng bệnh nhi đến bệnh viện Phổi Trung ương một tuần nay cũng tăng đột biến. Theo bác sĩ Hoàng Thanh Vân, khoa khám bệnh, trung bình mỗi ngày phòng khám nhi tiếp nhận khoảng 20-30 bệnh nhân, nhưng trong những ngày vừa qua, số bệnh nhân tăng gấp đôi. Các bệnh nhi đến khám với các triệu chứng viêm đường hô hấp, viêm phế quản, viêm phổi. Nhiều bệnh nhi bị viêm phổi, viêm phế quản liên tục nhiều đợt, tình trạng rất nặng.

    Các bác sĩ khoa Hô Hấp, bệnh viện Đại Học Y Hà Nội một tuần qua cũng "luôn tay, luôn chân" tiếp nhận những ca bệnh hô hấp đến khám. Hai nhóm bệnh chủ yếu là bệnh nhiễm trùng hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản... và bệnh nhân lên cơn cấp tính bệnh hen hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính...” Trích.

    https://vnexpress.net/nhieu-nguoi-gia-tre-nho-nhap-vien...

    *

    Ở đợt dịch tháng 1 vừa rồi. Việt Nam đang đắm mình trong hào quang chiến thắng bỗng vì một ca sang Nhật dương tính (cô công nhân Hải Dương) mà cả nước bị “bùng dịch trở lại”. Chiến dịch xét nghiệm diễn ra cùng khẩu hiệu, kèn trống rồi cũng dừng lại đột ngột với tuyên bố chiến thắng. Trong khi hàng loạt các trường hợp F0 (ở Vân Đồn, Tân Sơn Nhất, Hà Nội) vẫn không thể truy vết.

    Chính quyền Việt Nam khi đó đã thành công ở suy nghĩ, đại dịch trên thế giới đang chậm lại và sẽ chấm dứt. Ta cầm cự, đóng cửa chờ ngày tuyên bố đại thắng.

    *

    Tại sao lần này chính quyền Việt Nam lại khởi động chiến dịch chống covid, khi mà covid lúc nào cũng có trong cộng đồng?

    Họ sợ. Hình ảnh kinh hoàng ở Ấn Độ, thông tin trực tiếp từ sứ quán ở Ấn Độ làm họ hoảng hốt. Và ngày đại lễ vui chơi 30.04 nằm ngay trước mắt. Họ buộc phải ra thông báo kiểm dịch để chặn bớt sự di chuyển của dân chúng.

    Họ nghi ngờ chính sách của chính họ. Sự dối trá và căn bệnh chủ quan ở Ấn Độ là tấm gương covid quá khốc liệt.

    *

    Biến chủng Ấn Độ có là nguyên nhân bùng dịch ở Việt Nam? Theo WHO, các chuyên gia y tế châu Âu và nhà virus học Christian Drosten: biến chủng Ấn Độ không nguy hiểm bằng biến chủng của Anh và Nam Phi.

    https://www.facebook.com/thuphuong.vo.75436/posts/931238057678616

    Mà biến chủng của Anh đã có ở Việt Nam từ đợt dịch tháng 1. Hiện nay nó vẫn lưu hành thoải mái trong cộng đồng. Biến chủng Ấn Độ chỉ mới có ở Yên Bái, Vĩnh Phúc trong cụm các chuyên gia Ấn Độ - chuyên gia Trung quốc và quán bar Sunny.

    *

    Lần này Việt Nam sẽ lặp lại kịch bản của những lần trước: ngưng kiểm dịch, ngưng thông báo kết quả xét nghiệm và vênh vang tuyên bố chiến thắng?

    Có thể tùy thuộc vào tình hình ở Ấn Độ. Nếu Ấn Độ hồi phục được, sự sợ hãi của chính quyền Việt Nam sẽ giảm đi.

    Có thể tùy thuộc vào thực trạng Việt Nam. Nếu dịch vượt ra ngoài tầm kiểm soát của chính quyền, nhân dân Việt Nam sẽ phải đối diện với sự thật.

    *

    **

    Ở đây là suy nghĩ và lo lắng cá nhân của tôi trong buổi sáng hôm nay. Các bạn cứ tham gia thảo luận, phân tích vấn đề. Nhưng xin đừng tranh thủ cơ hội vào nhà tôi chửi rủa chế độ hay hùng hổ lên án cộng sản, hai chuyện này không giải quyết được tình trạng khẩn cấp hiện nay. Nó lại làm nhiều người đọc mất tập trung hay thấy khó chịu.

    https://www.facebook.com/thuphuong.vo.75436/posts/933554857446936

    Khánh Hội - Việt Nam đã khai thác đường bay thương mại ngay trong đại dịch Covid-19?

    07/5/2021

    Ngày 28-4, cả hai từ sân bay Tân Sơn Nhất xuất cảnh đi Campuchia trên chuyến bay K6839. Ngày 30-4, hai trường hợp này được xét nghiệm test nhanh Covid-19 tại Campuchia và có kết quả dương tính.

    Tối 5-5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết đã nhận được thông tin có hai trường hợp có kết quả test nhanh dương tính với Covid-19 tại Campuchia. Một người cư trú tại đường Trần Quý, phường 4, quận 11. Người còn lại cư trú tại Bình Dương. Trước khi qua Campuchia làm việc, ngày 26-4, hai trường hợp này đã đi xét nghiệm Covid-19 và có kết quả âm tính.

    Nội dung tin tức ở trên có một chi tiết rất bất ngờ, đó là ngày 28-4, cả hai từ sân bay Tân Sơn Nhất xuất cảnh đi Campuchia trên chuyến bay K6839. Tin này cho thấy đầy mâu thuẫn với Công văn số 1215/CHK-VTHK của Cục Hàng không Việt Nam, về “phương án tổ chức các chuyến bay quốc tế thường lệ có chở khách nhập cảnh Việt Nam”, do Phó Cục trưởng Võ Huy Cường ký ngày 24-3-2021.

    Kế hoạch cho biết, với mục tiêu khôi phục dần mạng đường bay quốc tế một cách an toàn, đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách và góp phần tái phát triển nền kinh tế, du lịch, từ ngày 1/4 đến 30/6/2021, Vietnam Airlines sẽ mở rộng kế hoạch khai thác thường lệ đến 4 đường bay quốc tế gồm Hà Nội – Narita (Tokyo, Nhật Bản), Hà Nội – Incheon (Seoul, Hàn Quốc), Hà Nội – Sydney và TP Hồ Chí Minh – Sydney (Australia).

    Cụ thể, các chuyến bay từ Hà Nội đi Seoul sẽ khởi hành vào thứ Năm hàng tuần. Các chuyến bay từ Hà Nội đi Sydney khởi hành vào thứ Bảy hàng tuần. Các chuyến bay từ TP Hồ Chí Minh đi Sydney khai thác 2 chuyến/tuần vào các ngày thứ Năm và Chủ nhật.

    Trong danh sách đường bay quốc tế này không có Campuchia.

    Tin tức từ Khmer Times cho biết, Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Campuchia (CDC) thông báo quốc gia này tiếp tục ghi nhận con số kỷ lục 880 ca nhiễm mới trong ngày 29-4.

    Bộ Y tế Campuchia công bố 672 ca Covid-19 mới trong ngày 5-5, nâng tổng số ca nhiễm tại đây lên 16.971, trong đó có 16.416 ca liên quan tới sự kiện lây nhiễm cộng đồng hôm 20-2.

    Như vậy, giả dụ như đường bay quốc tế Việt Nam – Campuchia có khai thác trở lại đi nữa, thì lẽ nào nhà chức trách vẫn dửng dưng để người Việt ‘lao mình’ sang bên đó với lý do mưu sinh như tin tức báo chí đăng tải?

    Một góc nhìn khác, cả hai người đàn ông Việt kể trên đã chủ động đi xét nghiệm SARS-CoV-2 trước khi bay sang Campuchia, trong bối cảnh dịch Covid bùng phát rất mạnh với 3 con số tại xứ Chùa Tháp. Điều đó cho thấy ắt hẳn phải vì bức bách công ăn việc làm lắm, nên họ mới chấp nhận ‘liều mạng’ đến như vậy, và để rồi họ đã ‘dính’ Covid ngay khi xuống xứ người.

    Giám đốc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết tại buổi họp của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM chiều 5/5, là “Người này sinh sống tại phường 4, quận 11. Sau khi sang Campuchia lao động, người này dương tính với virus SARS-CoV-2 khi thực hiện test nhanh. Để có kết quả chắc chắn, người này cần thực hiện thêm xét nghiệm PCR”.

    Liệu có tầm soát tất cả số hành khách ở chuyến bay K6839 từ phi trường Tân Sơn Nhất đi Campuchia vào ngày 28-4-2021? Phi hành đoàn của chuyến bay này sau đó đã tiếp tục những chuyến bay nào, và nguy cơ được dự báo ra sao?

    Tính đến cuối giờ tối ngày 5-5, báo chí vẫn không nêu rõ điểm đến của chuyến bay K6839 là phi trường nào ở Campuchia. Trên trang web của Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam, phần “Thông tin lịch bay”, dù rất cố gắng, song người viết bài này vẫn không thể tìm thấy phi trường nào đã tiếp chuyến bay ký hiệu K6839 vào ngày 28-4-2021, xuất phát từ phi trường Tân Sơn Nhất.

    https://vietnamthoibao.org/vntb-viet-nam-da-khai-thac-duong-bay-thuong-mai-ngay-trong-dai-dich-covid-19/

    Hiểu Minh  - 3 nguyên nhân khiến dịch COVID-19 tại Hà Nội đáng báo động

    07/5/2021

    Phó chủ tịch TP. Hà Nội Chử Xuân Dũng chiều 6/5 yêu cầu các đơn vị tập trung thực hiện trong giai đoạn diễn biến dịch COVID-19 vô cùng căng thẳng tại Hà Nội. Theo ông Dũng, có 3 nguyên nhân khiến dịch tại Hà Nội đáng báo động.

    Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, đến 14h chiều 6/5, Hà Nội ghi nhận thêm 5 ca mắc tại cộng đồng, 42 ca mắc trong Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (TƯ) cơ sở 2 (Đông Anh).

    Đến nay, đã xác định có 443 trường hợp F1 tại Hà Nội, tất cả đã được cách ly và lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả, đã có 9 trường hợp dương tính, 389 âm tính, 45 mẫu chưa có kết quả.

    Hà Nội đã xác minh được 794 trường hợp liên quan khác, hiện kết quả xét nghiệm 791 mẫu âm tính, 3 mẫu chưa có kết quả. Thành phố đang khoanh vùng xử lý dịch và phong tỏa tạm thời 10 khu vực của 7 quận, huyện, thị xã.

    Theo báo Zing, cũng tại phiên làm việc của Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP chiều cùng ngày, Phó chủ tịch TP. Hà Nội Chử Xuân Dũng yêu cầu các đơn vị tập trung thực hiện trong giai đoạn diễn biến dịch vô cùng căng thẳng tại Hà Nội. Theo ông Dũng, có 3 nguyên nhân khiến dịch tại Hà Nội đáng báo động.

    Thứ nhất, ông rằng các ca dương tính đang tăng nhanh với nhiều F0 trong cộng đồng. Thứ hai, chủng virus ghi nhận tại đợt bùng phát này lây lan nhanh, tỷ lệ F1 chuyển hóa F0 rất lớn. Và thứ ba, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trên địa bàn TP đang trở thành ổ dịch rất lớn với gần 50 trường hợp nhiễm bệnh.

    Cùng với đó, nguồn lây nhiễm đối với Hà Nội cũng rất đa dạng. Đó là các trường hợp F0 đang âm thầm trong cộng đồng, từ các cơ sở cách ly tập trung, từ nguồn nhập cảnh và nhập cảnh trái phép và từ việc người dân các tỉnh lân cận đến sinh hoạt, làm việc, học tập tại Hà Nội.

    ‘Covid-19 tại viện Nhiệt đới Trung ương có thể do lây nhiễm chéo’

    Theo Tuổi Trẻ, tính đến đầu giờ chiều 6/5, đã có ít nhất 52 bệnh nhân COVID-19 ở 15 tỉnh thành lây lan từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2 tại Đông Anh, theo CDC Hà Nội. Trong số này, Bắc Ninh nhiều nhất với 11 bệnh nhân, kế đó là Hà Nội với 9 bệnh nhân.

    Con số này có thể còn gia tăng trong những ngày tới, khi các tỉnh thành đang tìm kiếm người từng đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2 từ ngày 14/4 đến 5/5, tức trong 21 ngày vừa qua, đến khi bệnh viện này phải cách ly y tế từ chiều 5/5.

    Trên báo VnExpress, bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm cho rằng, với hàng chục ca nhiễm tính đến tối 6/5, có thể coi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là ổ dịch. Hiện chưa có kết quả giải trình tự gene nhưng có thể nhận thấy chủng virus ở cụm dịch này lây lan rất mạnh. Cơ quan chức năng đang điều tra, truy vết xem nguồn lây từ cộng đồng hay trong bệnh viện. Các chuyên gia cũng đưa ra nhiều giả thiết về nguồn lây.

    Ông Hà nhận định virus lây lan trong bệnh viện có rất nhiều nguyên nhân. Ông nghiêng về giả thiết lây nhiễm chéo trong viện do nơi đây hàng ngày tiếp nhận, điều trị nhiều bệnh nhân COVID-19 và cả bệnh nhân thường. Mặc dù hai khu điều trị cách biệt, quy trình nghiêm ngặt, nguy cơ lây nhiễm vẫn hiện hữu.

    “Điều này là khó tránh khỏi. Trên thế giới, nhiều nguyên thủ quốc gia được bảo vệ nghiêm ngặt song cũng mắc Covid-19”, ông Hà nói.

    Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương là tuyến đầu điều trị COVID-19 tại miền Bắc kể từ năm 2020. Đến nay, bệnh viện đã điều trị 605 bệnh nhân Covid-19, trong đó có nhiều ca nặng, phải can thiệp bằng hệ thống ECMO (oxy hóa màng ngoài cơ thể). Hiện còn 131 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại viện.

    https://vietluan.com.au/46854/3-nguyen-nhan-khien-dich-covid-19-tai-ha-noi-dang-bao-dong

    Không có nhận xét nào