Tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhậm chức vào ngày 8 tháng Tư năm 2021, sau khi được tân Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cử, Quốc hội chuẩn thuận và tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định bổ nhiệm.
Báo Tuổi Trẻ ngày 10 tháng Tư năm 2021 cho biết [1], ông Sơn gởi thư cho nhà giáo khi vừa nhậm chức. Lá thư xoay quanh: nghề làm thầy là nghề vinh quang. Nhiệm vụ càng lớn, trách nhiệm càng nặng nề, yêu cầu càng cao thì vinh quang càng lớn. Ông Sơn cũng kêu gọi giới giáo chức tự tin, đoàn kết, cùng nhau củng cố vị trí tôn nghiêm của nghề giáo và biết yêu thương, bao dung với học trò.
Trên trang facebook cá nhân [2], ông Sơn cũng nhắc lại 3 yếu tố: Bên cạnh vinh dự (dù to lớn) là trách nhiệm phải mang nặng cùng vinh quang cao cả, khi nhậm chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ngày 30 tháng Chín năm 2012, báo Thanh Niên có bài [3] "Giáo dục không chỉ lạc hậu mà còn đang lạc... lối". Trong đó, bài báo dẫn ý kiến của giáo sư Hoàng Tụy: "Giáo dục đang lạc hướng, lạc điệu từ cái gốc".
Tại Việt Nam, ngành giáo dục cũng như tất cả các ngành khác, đều chịu sự chi phối toàn diện và tuyệt đối từ Cương lĩnh ĐCSVN và trực tiếp từ Bộ Chính trị.
Sửa từ tên gọi
Trước hết, tân Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nên trình Bộ Chính trị để sửa tên gọi bộ mình ngắn gọn mà không hề thay đổi bản chất nghề giáo - Bộ Giáo Dục. Không cần phải có ba chữ "và đào tạo". Bởi giáo dục là từ ghép Hán - Việt, nó có nghĩa "dạy làm người và đào tạo mọi nghề".
Chữ "DỤC" có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa sinh ra rồi nuôi dạy nên người và truyền dạy (cho) rành nghề (nào đó) [4].
Người đời cũng biết chữ "dưỡng dục" (dưỡng là chăm sóc; là nuôi dạy, dục là sinh đẻ ("thuốc dục" là loại thuốc dành chích cho phụ nữ lúc chuyển dạ để dễ sanh). Dưỡng dục được minh họa như câu ca dao dưới đây:
Vời vợi non cao ơn dưỡng dục
Mênh mông biển rộng đức sinh thành
Khổng Tử nói: "Tiểu nhân nan dưỡng" (Kẻ nhỏ mọn rất khó dạy dỗ).
Còn nhiều chữ khác, như: đức dục, thể dục, trí dục v.v... Ngoài ra, còn có nghĩa khác mà người miền Nam hay dùng chữ "dục" (ví dụ: "đem dục nó đi", trong trường hợp này có nghĩa gột rửa cho sạch cái gì đó. Khi nói như vậy, tức là món đồ đó hết xài (tức là không thể gột rửa) thì đem liệng (vứt) vào thùng rác.
Giáo dục (dĩ nhiên, kể cả đào tạo các loại nghề) là một nghề như tất cả các nghề trong xã hội loài người. Tuy nhiên, sản phẩm của nghề giáo là Con Người (tức là Thầy - Trò từ nhà trẻ, mầm non cho đến đại học và sau đại học).
Dù độc nhất vô nhị nhưng sản phẩm của ngành giáo dục vẫn phải phục vụ cho Con Người. Đã là sản phẩm phục vụ cho Con Người, tất nhiên phải là những sản phẩm đạt đủ phẩm (hạnh)-chất (lượng) mà xã hội đòi hỏi. Do đó, ông Nguyễn Kim Sơn không nên ta thán chen lẫn tự hào "Nhiệm vụ càng lớn, trách nhiệm càng nặng nề, yêu cầu càng cao thì vinh quang càng lớn". Bởi cách bày tỏ cảm nghĩ như vậy cho thấy, vị tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn suy nghĩ theo lối mòn, mà lẽ ra ông ta nên khẳng định trách nhiệm (phải chu toàn), bổn phận (phải đầy đủ) của một nhà giáo và cao nhất với tư cách Bộ trưởng - một người trực tiếp quản trị giáo dục quốc gia.
Cứu cánh giáo dục - Triết lý giáo dục
Muốn vậy, tân Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phải xác định 2 vấn đề cốt lõi mà tất cả các đời tiền nhiệm của ông ta đều không quan tâm:
1. Cứu cánh của giáo dục hiện nay là gì?
Cứu cánh có nghĩa là mục đích tối hậu. Mục đích tối hậu của giáo dục là phải dạy NÊN NGƯỜI và RÀNH NGHỀ.
Trước năm 1975, thế hệ học trò chúng tôi đều thuộc lòng những câu thành ngữ giản dị, dễ hiểu, nhớ lâu như: "Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời", "tiên học lễ, học hậu văn" và nhiều câu khác. Song song đó, thế hệ chúng tôi không có sự nhồi sọ từ những ngày thơ ấu thông qua khăn quàng đỏ, đội Thiếu niên Tiền phong cho đến loại hình "Sao Đỏ" vốn là một thứ biến tướng của nạn "kiêu binh chi loạn" hay mật thám kiêm côn đồ như ngày nay mà phụ huynh đau lòng và bi hận buộc phải chứng kiến [5].
Dù trước 1975 lúc bấy giờ là thời chiến nhưng thế hệ học trò chúng tôi cũng không bao giờ bị dạy những bài toán đếm xác quân thù, bài văn hoan hô người lính Việt Nam Cộng Hòa hoặc chặt ngón tay để học làm phép cộng trừ. Ngay cả những từ ngữ dung tục, bạo tàn cũng không bao giờ được phép ngấm vào những mái đầu chim non của thế hệ chúng tôi.
Dạy NÊN NGƯỜI là vậy. Không NÊN NGƯỜI không thể làm bất cứ điều gì để phụng sự cho Con Người. Không NÊN NGƯỜI chắc chắn sẽ tạo ra những cỗ máy lạnh tanh, dù rất thuần thục và giỏi giang trong lãnh vực của họ, bất chấp đó là giáo sư-tiến sĩ toán học vang danh thế giới hay một chuyên gia mạng sừng sỏ vẫn chỉ là một tên tội phạm ăn cắp [6].
Cứu cánh giáo dục dưới thời Việt Nam Cộng Hòa là NÊN NGƯỜI. Cứu cánh giáo dục dưới thời Xã Hội Chủ Nghĩa là NÊN... ROBOT.
2. Triết lý của giáo dục
Báo VNEconomy số ra ngày 06 tháng Sáu năm 2018 với bài viết nhan đề [7] "Triết lý giáo dục Việt Nam là gì?" cho biết: (trích): "Nếu cần đúc rút trong một câu ngắn gọn thì triết lý giáo dục Việt Nam là gì", Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ, sáng 6/6" (hết trích).
Trả lời cho câu hỏi trên, sau tất cả những lúng túng của ông Phùng Xuân Nhạ, bài báo cho biết thêm: "...Bộ trưởng Nhạ không hồi âm đại biểu Nguyễn Thanh Hải" (!)
Tiền nhiệm của ông Nguyễn Kim Sơn không thể trả lời, bởi ông ta là sản phẩm của "nền giáo dục Xã Hội Chủ Nghĩa" - một nền giáo dục phi triết lý, vốn chịu sự chi phối toàn diện từ Cương lĩnh ĐCSVN và chịu lãnh đạo trực tiếp từ Bộ Chính trị.
Theo đó, ngày 10 tháng Năm năm 2021, báo Thanh Niên cho biết [8], tân Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu “học thật, thi thật, nhân tài thật” trong buổi làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo về những vấn đề dây dưa và âm ỉ suốt nhiều thập niên qua của ngành giáo dục. Phát ngôn của ông Chính là một phát ngôn phi triết lý, vì không chỉ được nguyên nhân gây ra thảm cảnh giáo dục ngày nay mà chỉ thay bằng mong muốn vô căn cứ. Tân Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu học thật-thi thật-nhân tài thật nhưng ông ta không hề đả động đến việc... DẠY THẬT!
Báo Thanh Niên ra ngày 03 tháng Mười Hai năm 2015 nói [9]: "Trường phổ thông chỉ dạy 4 môn. Đọc xong muốn á khẩu. Ngành giáo dục là máy cái, đào tạo con người, nhân tố quyết định mọi thành bại của đất nước. Đáng lo thay, máy cái này đang bị hư" , còn báo Đại Đoàn Kết phát hành hôm 19 tháng Mười Một năm 2018 cho biết [10]: "...Theo nhà phê bình văn học Victor Shklovsky, mặc dù thuật ngữ “kỹ sư tâm hồn” thường được nhắc tới với cuộc gặp mặt trên ở ngôi biệt thự của Gorky nhưng thực ra, Stalin đã mượn thuật ngữ này từ nhà văn Yuri Olesha. Nhưng thuật ngữ “những nhà sản xuất tâm hồn” thì đúng là do chính Stalin nghĩ ra. Cũng trong cuộc gặp đáng nhớ đó, giữa Stalin và nguyên soái Voroshilov đã nảy sinh một cuộc tranh luận nhỏ khi Voroshilov tỏ ý chưa tin hẳn vào sự vượt trội của “sản xuất tâm hồn” so với “sản xuất xe tăng”. Và Stalin đã nói: “Không đâu, đồng chí Voroshilov, các xe tăng của đồng chí không có giá trị gì hết nếu tâm hồn của chúng bị mục ruỗng. Không, sản xuất tâm hồn vẫn luôn quan trọng hơn sản xuất xe tăng!...”
Cho đến khi ngành giáo dục với Thầy-Trò vẫn còn được nhìn nhận như là những "máy cái", những "kỹ sư tâm hồn" tức là nhà cầm quyền CSVN mặc nhiên tạo ra những robot lạnh tanh khoác bên ngoài là da, là thịt con người nhưng họ không hề hay biết, vì sự ngộ nhận chữ nghĩa lại ngỡ rất hay ho. Đó là minh chứng không thể rõ hơn về một nền giáo dục phi triết lý.
Triết lý giáo dục hiện nay phải là Triết lý 3T, tức là: Trách nhiệm-Thành thật-Tự do [11]
Kết
Với triết lý: "Nhân Bản - Dân Tộc - Khai Phóng", nhà nước Việt Nam Cộng Hòa đã thành công khi đào tạo ra các thế hệ người Việt Nam có Nhân Cách. Sự thành công giản dị đó, do xác định rõ cứu cánh giáo dục và triết lý giáo dục.
Chàng trai 18 tuổi Dương Đức Thịnh giẫm đạp Cờ Vàng và phỉ báng người Việt Hải Ngoại đang đối mặt với trừng phạt có thể nghiêm khắc nhất, theo luật pháp nước Úc. Hành vi mang tính thù ghét phản khoa học, vô căn cứ, phi nguồn cội của chàng trai này, kể cả những người ủng hộ, binh vực, bao che cho Dương Đức Thịnh, thật dễ hiểu, bởi họ được dưỡng dục từ một nền giáo dục phi cứu cánh và phi triết lý.
Một nền giáo dục như vậy, không thể gọi là lạc hậu, lạc hướng, lạc lối, lạc điệu hay lạc nhịp mà phải chỉ đích danh: Nó là một nền giáo dục lạc loài - một thứ giáo dục vốn chỉ có khả năng tạo ra những thế hệ mang tiếng là người Việt Nam nhưng lạc lõng và bị khinh rẻ trên xứ người.
Từ ý kiến của tân Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn [12] "Truyền thông đóng vai trò quan trọng trong đổi mới giáo dục", một câu hỏi cũng nên đặt ra: Tại sao truyền thông trong nước hoàn toàn im lặng trước sự việc vô cùng trầm trọng về chàng trai 18 tuổi Dương Đức Thịnh vốn được dưỡng dục trong gia đình truyền thống cách mạng tại Hải Phòng?
https://www.rfavietnam
Trên trang facebook cá nhân [2], ông Sơn cũng nhắc lại 3 yếu tố: Bên cạnh vinh dự (dù to lớn) là trách nhiệm phải mang nặng cùng vinh quang cao cả, khi nhậm chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ngày 30 tháng Chín năm 2012, báo Thanh Niên có bài [3] "Giáo dục không chỉ lạc hậu mà còn đang lạc... lối". Trong đó, bài báo dẫn ý kiến của giáo sư Hoàng Tụy: "Giáo dục đang lạc hướng, lạc điệu từ cái gốc".
Tại Việt Nam, ngành giáo dục cũng như tất cả các ngành khác, đều chịu sự chi phối toàn diện và tuyệt đối từ Cương lĩnh ĐCSVN và trực tiếp từ Bộ Chính trị.
Sửa từ tên gọi
Trước hết, tân Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nên trình Bộ Chính trị để sửa tên gọi bộ mình ngắn gọn mà không hề thay đổi bản chất nghề giáo - Bộ Giáo Dục. Không cần phải có ba chữ "và đào tạo". Bởi giáo dục là từ ghép Hán - Việt, nó có nghĩa "dạy làm người và đào tạo mọi nghề".
Chữ "DỤC" có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa sinh ra rồi nuôi dạy nên người và truyền dạy (cho) rành nghề (nào đó) [4].
Người đời cũng biết chữ "dưỡng dục" (dưỡng là chăm sóc; là nuôi dạy, dục là sinh đẻ ("thuốc dục" là loại thuốc dành chích cho phụ nữ lúc chuyển dạ để dễ sanh). Dưỡng dục được minh họa như câu ca dao dưới đây:
Vời vợi non cao ơn dưỡng dục
Mênh mông biển rộng đức sinh thành
Khổng Tử nói: "Tiểu nhân nan dưỡng" (Kẻ nhỏ mọn rất khó dạy dỗ).
Còn nhiều chữ khác, như: đức dục, thể dục, trí dục v.v... Ngoài ra, còn có nghĩa khác mà người miền Nam hay dùng chữ "dục" (ví dụ: "đem dục nó đi", trong trường hợp này có nghĩa gột rửa cho sạch cái gì đó. Khi nói như vậy, tức là món đồ đó hết xài (tức là không thể gột rửa) thì đem liệng (vứt) vào thùng rác.
Giáo dục (dĩ nhiên, kể cả đào tạo các loại nghề) là một nghề như tất cả các nghề trong xã hội loài người. Tuy nhiên, sản phẩm của nghề giáo là Con Người (tức là Thầy - Trò từ nhà trẻ, mầm non cho đến đại học và sau đại học).
Dù độc nhất vô nhị nhưng sản phẩm của ngành giáo dục vẫn phải phục vụ cho Con Người. Đã là sản phẩm phục vụ cho Con Người, tất nhiên phải là những sản phẩm đạt đủ phẩm (hạnh)-chất (lượng) mà xã hội đòi hỏi. Do đó, ông Nguyễn Kim Sơn không nên ta thán chen lẫn tự hào "Nhiệm vụ càng lớn, trách nhiệm càng nặng nề, yêu cầu càng cao thì vinh quang càng lớn". Bởi cách bày tỏ cảm nghĩ như vậy cho thấy, vị tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn suy nghĩ theo lối mòn, mà lẽ ra ông ta nên khẳng định trách nhiệm (phải chu toàn), bổn phận (phải đầy đủ) của một nhà giáo và cao nhất với tư cách Bộ trưởng - một người trực tiếp quản trị giáo dục quốc gia.
Cứu cánh giáo dục - Triết lý giáo dục
Muốn vậy, tân Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phải xác định 2 vấn đề cốt lõi mà tất cả các đời tiền nhiệm của ông ta đều không quan tâm:
1. Cứu cánh của giáo dục hiện nay là gì?
Cứu cánh có nghĩa là mục đích tối hậu. Mục đích tối hậu của giáo dục là phải dạy NÊN NGƯỜI và RÀNH NGHỀ.
Trước năm 1975, thế hệ học trò chúng tôi đều thuộc lòng những câu thành ngữ giản dị, dễ hiểu, nhớ lâu như: "Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời", "tiên học lễ, học hậu văn" và nhiều câu khác. Song song đó, thế hệ chúng tôi không có sự nhồi sọ từ những ngày thơ ấu thông qua khăn quàng đỏ, đội Thiếu niên Tiền phong cho đến loại hình "Sao Đỏ" vốn là một thứ biến tướng của nạn "kiêu binh chi loạn" hay mật thám kiêm côn đồ như ngày nay mà phụ huynh đau lòng và bi hận buộc phải chứng kiến [5].
Dù trước 1975 lúc bấy giờ là thời chiến nhưng thế hệ học trò chúng tôi cũng không bao giờ bị dạy những bài toán đếm xác quân thù, bài văn hoan hô người lính Việt Nam Cộng Hòa hoặc chặt ngón tay để học làm phép cộng trừ. Ngay cả những từ ngữ dung tục, bạo tàn cũng không bao giờ được phép ngấm vào những mái đầu chim non của thế hệ chúng tôi.
Dạy NÊN NGƯỜI là vậy. Không NÊN NGƯỜI không thể làm bất cứ điều gì để phụng sự cho Con Người. Không NÊN NGƯỜI chắc chắn sẽ tạo ra những cỗ máy lạnh tanh, dù rất thuần thục và giỏi giang trong lãnh vực của họ, bất chấp đó là giáo sư-tiến sĩ toán học vang danh thế giới hay một chuyên gia mạng sừng sỏ vẫn chỉ là một tên tội phạm ăn cắp [6].
Cứu cánh giáo dục dưới thời Việt Nam Cộng Hòa là NÊN NGƯỜI. Cứu cánh giáo dục dưới thời Xã Hội Chủ Nghĩa là NÊN... ROBOT.
2. Triết lý của giáo dục
Báo VNEconomy số ra ngày 06 tháng Sáu năm 2018 với bài viết nhan đề [7] "Triết lý giáo dục Việt Nam là gì?" cho biết: (trích): "Nếu cần đúc rút trong một câu ngắn gọn thì triết lý giáo dục Việt Nam là gì", Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ, sáng 6/6" (hết trích).
Trả lời cho câu hỏi trên, sau tất cả những lúng túng của ông Phùng Xuân Nhạ, bài báo cho biết thêm: "...Bộ trưởng Nhạ không hồi âm đại biểu Nguyễn Thanh Hải" (!)
Tiền nhiệm của ông Nguyễn Kim Sơn không thể trả lời, bởi ông ta là sản phẩm của "nền giáo dục Xã Hội Chủ Nghĩa" - một nền giáo dục phi triết lý, vốn chịu sự chi phối toàn diện từ Cương lĩnh ĐCSVN và chịu lãnh đạo trực tiếp từ Bộ Chính trị.
Theo đó, ngày 10 tháng Năm năm 2021, báo Thanh Niên cho biết [8], tân Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu “học thật, thi thật, nhân tài thật” trong buổi làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo về những vấn đề dây dưa và âm ỉ suốt nhiều thập niên qua của ngành giáo dục. Phát ngôn của ông Chính là một phát ngôn phi triết lý, vì không chỉ được nguyên nhân gây ra thảm cảnh giáo dục ngày nay mà chỉ thay bằng mong muốn vô căn cứ. Tân Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu học thật-thi thật-nhân tài thật nhưng ông ta không hề đả động đến việc... DẠY THẬT!
Báo Thanh Niên ra ngày 03 tháng Mười Hai năm 2015 nói [9]: "Trường phổ thông chỉ dạy 4 môn. Đọc xong muốn á khẩu. Ngành giáo dục là máy cái, đào tạo con người, nhân tố quyết định mọi thành bại của đất nước. Đáng lo thay, máy cái này đang bị hư" , còn báo Đại Đoàn Kết phát hành hôm 19 tháng Mười Một năm 2018 cho biết [10]: "...Theo nhà phê bình văn học Victor Shklovsky, mặc dù thuật ngữ “kỹ sư tâm hồn” thường được nhắc tới với cuộc gặp mặt trên ở ngôi biệt thự của Gorky nhưng thực ra, Stalin đã mượn thuật ngữ này từ nhà văn Yuri Olesha. Nhưng thuật ngữ “những nhà sản xuất tâm hồn” thì đúng là do chính Stalin nghĩ ra. Cũng trong cuộc gặp đáng nhớ đó, giữa Stalin và nguyên soái Voroshilov đã nảy sinh một cuộc tranh luận nhỏ khi Voroshilov tỏ ý chưa tin hẳn vào sự vượt trội của “sản xuất tâm hồn” so với “sản xuất xe tăng”. Và Stalin đã nói: “Không đâu, đồng chí Voroshilov, các xe tăng của đồng chí không có giá trị gì hết nếu tâm hồn của chúng bị mục ruỗng. Không, sản xuất tâm hồn vẫn luôn quan trọng hơn sản xuất xe tăng!...”
Cho đến khi ngành giáo dục với Thầy-Trò vẫn còn được nhìn nhận như là những "máy cái", những "kỹ sư tâm hồn" tức là nhà cầm quyền CSVN mặc nhiên tạo ra những robot lạnh tanh khoác bên ngoài là da, là thịt con người nhưng họ không hề hay biết, vì sự ngộ nhận chữ nghĩa lại ngỡ rất hay ho. Đó là minh chứng không thể rõ hơn về một nền giáo dục phi triết lý.
Triết lý giáo dục hiện nay phải là Triết lý 3T, tức là: Trách nhiệm-Thành thật-Tự do [11]
Kết
Với triết lý: "Nhân Bản - Dân Tộc - Khai Phóng", nhà nước Việt Nam Cộng Hòa đã thành công khi đào tạo ra các thế hệ người Việt Nam có Nhân Cách. Sự thành công giản dị đó, do xác định rõ cứu cánh giáo dục và triết lý giáo dục.
Chàng trai 18 tuổi Dương Đức Thịnh giẫm đạp Cờ Vàng và phỉ báng người Việt Hải Ngoại đang đối mặt với trừng phạt có thể nghiêm khắc nhất, theo luật pháp nước Úc. Hành vi mang tính thù ghét phản khoa học, vô căn cứ, phi nguồn cội của chàng trai này, kể cả những người ủng hộ, binh vực, bao che cho Dương Đức Thịnh, thật dễ hiểu, bởi họ được dưỡng dục từ một nền giáo dục phi cứu cánh và phi triết lý.
Một nền giáo dục như vậy, không thể gọi là lạc hậu, lạc hướng, lạc lối, lạc điệu hay lạc nhịp mà phải chỉ đích danh: Nó là một nền giáo dục lạc loài - một thứ giáo dục vốn chỉ có khả năng tạo ra những thế hệ mang tiếng là người Việt Nam nhưng lạc lõng và bị khinh rẻ trên xứ người.
Từ ý kiến của tân Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn [12] "Truyền thông đóng vai trò quan trọng trong đổi mới giáo dục", một câu hỏi cũng nên đặt ra: Tại sao truyền thông trong nước hoàn toàn im lặng trước sự việc vô cùng trầm trọng về chàng trai 18 tuổi Dương Đức Thịnh vốn được dưỡng dục trong gia đình truyền thống cách mạng tại Hải Phòng?
https://www.rfavietnam
Không có nhận xét nào