Header Ads

  • Breaking News

    Thới Bình - Việt Nam trước bờ vực làn sóng Covid-19 lần thứ tư

    Trong đợt dịch lần thứ tư này, khoảng 80% người mắc Covid-19 tại Việt Nam ít có triệu chứng.
    Thới Bình - Việt Nam trước bờ vực làn sóng Covid-19 lần thứ tư

    Thuyết âm mưu cho rằng hệ lụy từ ‘nghỉ ăn lễ’ hồi cuối tháng tư, và ‘ngày hội non sông’ hôm Chủ nhật 23 tháng 5 là hai nguyên do ‘góp gió vào bão’ trong làn sóng Covid-19 lần thứ tư hiện tại.

    Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã ký Công điện khẩn số 749/CĐ-BCĐQG, về việc khẩn trương rà soát và tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực, điều trị người bệnh Covid-19 tại các địa phương theo đúng phương châm “4 tại chỗ”.

    Trên cương vị Phó Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đưa ra 3 yêu cầu đối với Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

    Một.

    Khẩn trương củng cố các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện cấp cứu đặc biệt là máy thở, hệ thống ô-xy trung tâm, khí nén, vật tư tiêu hao, thuốc thiết yếu; tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực tại bệnh viện đa khoa tỉnh/ thành phố và các bệnh viện được phân công thu dung điều trị ca bệnh Covid- 19.

    Các tỉnh/ thành phố chưa phát hiện ca bệnh Covid-19 lập tức cử ngay các kíp điều trị đi đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị tại các bệnh viện tuyến cuối (hoặc đào tạo trực tuyến).

    Hai.

    Phê bình các bệnh viện được phân công điều trị Covid-19 của một số tỉnh/ thành phố đã thiếu chủ động trong công tác cấp cứu, hồi sức tích cực, điều trị ca bệnh Covid-19.

    Yêu cầu Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 các tỉnh/ thành phố chỉ đạo Giám đốc Sở Y tế và giám đốc các bệnh viện rà soát lại năng lực điều trị người bệnh Covid-19 của các bệnh viện trên địa bàn; chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để tiếp nhận, cách ly và điều trị người bệnh theo phương châm “4 tại chỗ” (dự phòng, cách ly, điều trị tại chỗ; cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc, dụng cụ phòng hộ theo yêu cầu tại chỗ; kinh phí tại chỗ; nhân lực tại chỗ).

    Sở Y tế và các bệnh viện báo cáo diễn biến ca bệnh hằng ngày, năng lực điều trị, cấp cứu, hồi sức tích cực trên phần mềm trực tuyến cdc.kcb.vn theo hướng dẫn của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế.

    Ba.

    Chuẩn bị sẵn sàng phương án phân công ít nhất một bệnh viện trong địa bàn làm bệnh viện dã chiến (căn cứ theo quy mô dân số địa phương), trong đó có bố trí khu cấp cứu, hồi sức tích cực và chuẩn bị các trang thiết bị, khí y tế và các điều kiện khác.

    Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn – trưởng Tiểu ban điều trị, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 quốc gia, cho biết từ 28-4 đến chiều ngày 26-5, dịch diễn biến phức tạp tại 30 tỉnh thành, đến thời điểm này đã có 10 ca tử vong, số ca mắc tăng nhanh, 10% chuyển nặng và rất nặng.

    Trong một động thái đầy bất ngờ, mặc dù được đánh giá là cơ bản kiểm soát được tình hình lây nhiễm Covid trên địa bàn, song người đứng đầu thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu khách đến cơ quan công sở liên hệ công tác, làm việc phải khai báo y tế. Mỗi cơ quan, đơn vị phải thành lập một Tổ An toàn Covid-19 để kiểm soát y tế hành khách ra vào cơ quan mình.

    TP.HCM tổ chức giãn cách mật độ mua sắm tại các chợ truyền thống, siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đêm, chợ đầu mối… theo hướng mua từng nhóm, bảo đảm khoảng cách tối thiểu 2 m và hạn chế tối đa tập trung đông người.

    Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 của TP.HCM tái kích hoạt và đi vào hoạt động từ ngày 27-5. Cùng với đó, phối hợp Sở Y tế ban hành thông cáo báo chí vào lúc 18 giờ hằng ngày về tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP.HCM để cung cấp chính thống, đầy đủ thông tin cho người dân TP.HCM.

    Thống kê từ Tiểu ban Điều trị cho thấy trong đợt dịch này khoảng 80% người mắc Covid-19 tại Việt Nam ít có triệu chứng.

    Cơ thể người mắc ít thấy có biến đổi, sốt không cao, cảm giác mệt mỏi chưa nhiều, viêm phổi chưa biểu hiện. Tuy nhiên, những người này vẫn được đưa vào điều trị ở những nơi đảm bảo cách ly an toàn, theo dõi sát sao.

    Bên cạnh đó, khoảng 20% bệnh nhân Covid-19 trong đợt dịch hiện tại có thể diễn biến nặng. Trong đó, 10% dễ chuyển từ biểu hiện ho, sốt, khó thở sang cấp cứu. Còn lại, 5% có nguy cơ cao chuyển sang nặng, 5% có nguy cơ rất nặng.

    Chiến lược điều trị trong giai đoạn hiện nay vẫn tập trung vào khoảng 20% bệnh nhân có thể diễn biến nặng.

    https://vietnamthoibao.org/vntb-viet-nam-truoc-bo-vuc-lan-song-covid-19-lan-thu-tu/

    Tp. HCM có 36 ca nhiễm COVID-19 liên quan đến một Hội thánh Tin lành


    Một con hẻm ở quận Gò Vấp bị phong tỏa do liên quan đến các trường hợp tín hữu Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng dương tính với SARS-CoV-2. Photo Giadinhnet.

    Hôm 27/5, thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận 36 ca liên quan đến Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng, khiến nhiều khu vực ở 16 quận/huyện bị phong tỏa.

    Báo Tuổi Trẻ vào chiều 27/5 dẫn nguồn tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết thành phố phát hiện thêm 11 ca nghi nhiễm liên quan Hội thánh Truyền giáo Phục hưng, nâng tổng số lên 36 trường hợp.

    HCDC cho biết thêm qua đánh giá nhanh thấy số ca mắc trong hội viên của Hội thánh này là 29/38, chiếm 3/4 số hội viên.

    Chính quyền thành phố cho biết Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng có điểm nhóm ở Gò Vấp được cấp phép hoạt động từ năm 2006. Ban Tôn giáo TP.HCM nói rằng trụ sở Hội thánh này “chật hẹp, không đảm bảo khoảng cách.”

    Truyền thông Việt Nam dẫn lời mục sư Phương Văn Tân, đại diện Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng, cho biết, từ đầu tháng 5 đến nay, Hội không có tập trung và truyền giảng đạo ở bên ngoài, mục sư không tiếp cận người nước ngoài. Do vậy, chính quyền địa phương vẫn chưa xác định được nguồn lây nhiễm trong Hội thánh này.

    Các địa phương khác ở Việt Nam báo cáo số ca nhiễm mới đến trưa ngày 27/5 như sau: 30 ca ở Bắc Ninh, 21 ca ở Bắc Giang, 2 ca ở Sóc Trăng, 1 ca ở Điện Biên, và 1 ca ở Hải Dương, theo số liệu của Bộ Y tế.

    Tính đến nay, Việt Nam ghi nhận 6.182 ca nhiễm và 46 ca tử vong vì COVID-19.

    Hôm 27/5, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết hiện Việt Nam mới đạt tỉ lệ tiêm chủng COVID-19 hơn 1% dân số, ở mức khá thấp.

    Liên quan đến việc cách ly 21 ngày đối với người nhập cảnh, Việt Nam hôm 27/5 cho biết các cơ quan liên quan của Việt Nam đang xây dựng bộ hướng dẫn về cách ly y tế phòng chống dịch dựa trên nhiều tiêu chí.

    Trả lời yêu cầu bình luận về việc Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) gần đây kêu gọi Việt Nam giảm thời gian cách ly với người nhập cảnh đã tiêm vaccine COVID-19 xuống còn 7 ngày, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm 27/5 nói:

    “Các chính sách và biện pháp cách ly đối với người xuất nhập cảnh vào Việt Nam luôn được điều chỉnh một cách linh hoạt, phù hợp với diễn biến của tình hình dịch bệnh và đảm bảo mục tiêu cao nhất là ngăn ngừa sự lây lan dịch bệnh ở trong nước”.

    https://www.voatiengviet.com/a/thhcm-co-36-ca-nhiem-covid-19-lien-quan-den-mot-hoi-thanh-tin-lanh/5906448.html

    Covid-19: TP HCM dừng hết các hoạt động tôn giáo,

    Tổng số ca của đợt dịch từ ngày 27/4 đến nay cao gấp 3,4 lần so với tổng số ca của đợt dịch từ ngày 28/1.

    16 quận/huyện tại TP HCM được nhà chức trách cách ly sau khi phát hiện ít nhất 36 ca dương tính Covid-19 từ thành viên của một tổ chức tôn giáo, tính tới chiều 27/05.

    Các ca nhiễm là từ các thành viên của Hội thánh truyền giáo Phục Hưng, sinh hoạt tại phường 3, quận Gò Vấp.

    Chùm ca nhiễm này xảy ra đúng một tháng kể từ khi Việt Nam thông báo đợt lây nhiễm cộng đồng thứ 4, hiện có hơn 30 tỉnh thành liên quan và hơn 3000 ca nhiễm và hơn 10 ca tử vong.

    Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức được truyền thông dẫn lời cho biết đã lấy mẫu xét nghiệm 70 trường hợp F1 và 336 trường hợp F2 và rằng “tình hình đang được kiểm soát”.

    Tuy nhiên ông Đức cũng nói rằng “Những khu vực có nguy cơ cao sẽ thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15/CT-TTg hoặc Chỉ thị 16/CT-TTg” mặc dù không nói rõ là những khu vực nào.

    “TPHCM sẽ ngừng một số hoạt động, giảm quy mô tập trung xuống dưới 10 người, dừng hết các hoạt động liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng; tạm ngừng tất cả các cuộc họp không cần thiết để giảm lượng giao lưu và tăng cường các biện pháp kiểm soát.

    “Tinh thần những khu vực có nguy cơ dịch bệnh cao TPHCM sẽ thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15/CT-TTg hoặc Chỉ thị 16/CT-TTg,” ông Dương Anh Đức được truyền thông Việt Nam dẫn lời.

    Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong phiên họp trực tuyến với giới lãnh đạo TP HCM nhắc nhở rằng Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có văn bản quy định trách nhiệm của cấp ủy và người đứng đầu, chịu trách nhiệm trực tiếp chống dịch trên địa bàn.

    Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức: "Tinh thần những khu vực có nguy cơ dịch bệnh cao TPHCM sẽ thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 hoặc16"

    “Gần đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đặc biệt yêu cầu phải phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, cá nhân hoá trách nhiệm. Người đứng đầu chính quyền cấp tỉnh/thành phố trực tiếp chỉ đạo và cũng phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,” ông Đam nói.

    Những diễn biến khác

    Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong chỉ đạo tạm ngưng dịch vụ làm đẹp, tiệm hớt tóc, gội đầu; tạm dừng hoạt động của các nhà hàng trong khách sạn

    Trước mắt ngưng những chuyến bay đưa người Việt Nam bị kẹt ở nước ngoài về nước không hạ cánh xuống TPHCM.

    Khoảng 90.000 công nhân tại Bắc Ninh và 150.000 công nhân tại Bắc Giang sẽ được tiêm vaccine trong thời gian tới.

    Bộ Y tế thông báo ca tử vong 46 liên quan đến COVID-19, bệnh nhân từng được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.

    Các thành viên đội tuyển Việt Nam đã nhận được kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2, qua đó sẵn sàng bước vào tập luyện tại UAE, chuẩn bị cho 3 trận đấu còn lại trong khuôn khổ vòng loại thứ hai World Cup khu vực châu Á

    https://www.bbc

    Không có nhận xét nào