Header Ads

  • Breaking News

    Trung Hiếu – Cập nhật tình hình Biển Đông ngày 05 tháng 5 năm 2021


    Đối đầu Philipines – Trung Quốc leo thang

    Manila tiếp tục triển khai nhiều động thái cứng rắn trong cuộc đối đầu với Trung Quốc liên quan đến sự hiện diện của tàu dân binh cũng như lệnh cấm đánh bắt phi pháp mà Trung Quốc ngang nhiên áp đặt ở Biển Đông.

    I. Biển Đông

    1. Tàu Sơn Đông

    Ngày 4.5, tàu Sơn Đông được phát hiện ở vị trí có tọa độ 18.2180N/112.7881E, ở phía đông đảo Hải Nam. Khác vơi những ngày trước đây, có ít nhất ba tàu được nhìn thấy đang hoạt động gần tàu Sơn Đông.



    Trong khi đó, tàu trinh sát đại dương USNS Victorious của Hải quân Mỹ cũng xuất hiện ở gần khu vực này trong ngày 4.5, hoạt động cách vị trí của Sơn Đông ước chừng 150 hải lý.




    2. Khu vực Hải Thạch - Mộc Tinh

    Tại khu vực này, tàu Hải cảnh 5202 đã thay thế vị trí của Hải cảnh 5304 vốn đã quay trở về Tam Á. Ngày 4.5,  tàu Hải cảnh 5202 tiếp tục đi vào lô 5-03.

    3. Bãi Sa Bin

    Ngày 4.5, Nhóm đặc trách Biển Đông của Philippines (NTF-WPS) đưa ra thông cáo về sự hiện diện của tàu dân binh Trung Quốc ở bãi Sa Bin (Sabina Shoal).




    Tàu dân binh Trung Quốc ở Bãi Sa Bin - Ảnh: Tuần duyên Philippines

    Vào ngày 27.4.2021, tàu tuần duyên BRP Cabra cùng với các tàu của Cục Ngư nghiệp MCS 3002 và 3004 đã tiến đến Bãi Sabina, nằm cách Puerto Princesa, Palawan 130 hải lý và phía đông Bãi Cỏ Mây, để thi hành chức trách thực thi pháp luật và diễn tập trên biển.

    Khi đến nơi, các tàu công vụ đã thấy bảy (7) tàu của Lực lượng Dân quân biển Trung Quốc (CMM) đang xếp sát nhau hoặc theo đội hình thẳng hàng cố định tại Bãi Sabina. Thủy thủ đoàn của BRP Cabra đã đưa ra một loạt mệnh lệnh đối với các tàu xâm phạm, nhưng không nhận được phản ứng từ các tàu CMM. Tuy nhiên, sau khoảng hai mươi (20) phút, các tàu CMM đã giải tán và rời bãi cạn sau khi bị BRP Cabra yêu cầu.

    Hai ngày sau, vào ngày 29.4.2021, BRP Cabra quay trở lại Bãi Sabina và một lần nữa, quan sát được năm (5) tàu CMM. Các tàu CMM đã rời khỏi khu vực khi BRP Cabra đến.

    Bãi Sa Bin không phải là điểm nóng mới. Năm 2011, Philipines từng tố cáo Trung Quốc thả một ụ nổi và các phao định vị ở khu vực này.

    Năm 2012, Bộ Ngoại giao Philippines từng lên tiếng phản đối sự hiện diện của một tàu hải quân và hai tàu khác của Trung Quốc tại khu vực được đánh giá là có tiềm năng dầu khí này.

    4. Bãi cạn Scarborough

    Trong diễn biến liên quan, Cố vấn an ninh quốc gia Hermogenes Esperon, chủ tịch của NTF-WPS, tàu tuần duyên BRP Sindangan và tàu MCS 3005 của Cục Ngư nghiệp đã được triển khai trở lại Bãi cạn Scarborough.

    Tín hiệu AIS cho thấy hai tàu này đã xuất hiện ở khu vực vào sáng nay 5.5. Một tàu Trung Quốc không rõ chủng loại cũng được quan sát thấy ở rất gần hai tàu này.




    Tại Bãi cạn Scarborough hiện có ít nhất một tàu hải cảnh Trung Quốc là tàu 3102 và vài tàu cá.

    Ông Esperon cũng kêu gọi ngư dân Philippines hãy tiếp tục đánh bắt tại khu vực thuộc lãnh thổ và quyền tài phán của Philippines, bất chấp cái gọi là lệnh cấm đánh bắt mà Trung Quốc áp đặt kể từ ngày 1.5.

    Như đã nhận định trong nhiều bản tin trước đây, những diễn biến mới nhất tiếp tục cho thấy Bãi cạn Scarborough có thể trở thành một điểm nóng trong thời gian tới.

    Ngoại trưởng Philippines xin lỗi ông Vương Nghị vì tweet chửi thề - ABS-CBN

    5. Thị Tứ

    Trả lời phỏng vấn Đài dzBB ngày 4.5, Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines Cirilito Sobejana cho biết nước này dự định sẽ biến Thị Tứ trở thành một trung tâm hậu cần phục vụ cho hoạt động tuần tra ở quần đảo Trường Sa cũng như ở Biển Đông.

    Thực thể mà Philippines hiện chiếm đóng cũng dự kiến sẽ được xây dựng trở thành trung tâm giải trí phục vụ cho các quân nhân Philippines đóng ở khu vực Trường Sa.

    II. Mỹ - Trung – Đà

    Điều phối viên chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ Kurt Campbell ngày 4.5 đưa ra phát biểu đáng chú ý về “sự mơ hồ chiến lược” trong vấn đề Đài Loan trong cuộc hội luận do tờ The Financial Times tổ chức.

    Theo đó, ông Campbell tỏ ra không tán đồng những lời kêu gọi từ bỏ “sự mơ hồ chiến lược” trong việc bảo vệ Đài Loan một khi hòn đảo này bị Trung Quốc tấn công.

    "Tôi tin rằng có một số nhược điểm đáng kể đối với cái gọi là sự minh định chiến lược mà bạn đưa ra", Campbell nói thêm, khi được hỏi về lời kêu gọi từ một số học giả nổi tiếng của Mỹ và những người khác đề nghị Washington cung cấp cho Đài Loan một sự đảm bảo an ninh rõ ràng hơn.

    Kurt Campbell: Các nỗ lực tập hợp các đồng minh của Mỹ có thể không làm lay chuyển Trung Quốc - SCMP

    “Hoàn toàn có thể rằng trong một số trường hợp, họ chỉ càng tấn tới và sẽ không thoái lui... Và tôi nghĩ chúng ta phải nhận ra rằng có thể cần phải sửa đổi một số thành tố trong bài vở của chúng ta”.

    Mỹ tính đến việc dùng tàu ngầm Nhật Bản để 'bịt đường' hải quân Trung Quốc - Nikkei

    Chiến tranh thông tin Mỹ - Trung leo thang khi Mỹ triển khai lực lượng đặc nhiệm trong cuộc chiến giành quyền lực và ảnh hưởng - SCMP

    Bình luận: Trung Quốc chỉ là con rồng giấy - The Atlantic

    Bộ thương mại Mỹ thúc ép Đài Loan cung cấp nhiều chip hơn cho các nhà sản xuất xe hơi Mỹ - Reuters

    Đọc thêm

    Tướng đặc nhiệm Úc: Có khả năng cao sẽ xảy ra xung đột với Trung Quốc - The Sydney Morning Herald

    Úc xem xét lại thỏa thuận cho công ty Trung Quốc thuê cảng Darwin - Reuters

    Thỏa thuận đầu tư EU - Trung Quốc bị đóng băng trên thực tế - DW

    Trung Hiếu

    Không có nhận xét nào