VnExpress – Bộ Y tế sáng 25/5 ghi nhận 57 ca dương tính trong nước, gồm tại Bắc Giang 45, Bắc Ninh 2, Hà Nội 4, Lạng Sơn 4 và Hà Nam 2.
Số ca nhiễm mới nâng tổng số ca nhiễm tại Bắc Giang lên 1069, Bắc Ninh 507, Hà Nội 308 ca (trong đó Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 89 ca, 48 ca ở Bệnh viện K), Lạng Sơn 41, Hà Nam 36.
Số ca mắc cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay lên 2.406 ca, ở 30 tỉnh thành. Có 6 tỉnh gồm Yên Bái, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Nam đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới. Số lượng xét nghiệm từ 29/4 đến nay đã thực hiện 890.454 xét nghiệm cho 1.629.867 lượt người.
Báo động lây lan dịch khu công nghiệp, Thủ tướng ra công điện khẩn
Tuoitre – Kiên quyết dừng hoạt động các nhà máy, xí nghiệp không đảm bảo an toàn, bắt buộc khai báo y tế với tất cả người lao động, xử phạt nghiêm trường hợp không khai báo.
Tối 24/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có công điện về việc đảm bảo an toàn COVID-19 trong các khu công nghiệp, trước bối cảnh dịch diễn biến phức tạp, lây lan nguy hiểm hơn trong cộng đồng, đặc biệt là các khu công nghiệp ở Bắc Ninh, Bắc Giang, có nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất quy mô lớn.
Với 70.000 nhà máy và trên 300 khu công nghiệp đang hoạt động, Thủ tướng nhận định nguy cơ dịch bùng phát là rất lớn nên để tập trung phòng, chống, dập dịch hiệu quả, cần có phương án đảm bảo hoạt động, tránh đứt gãy chuỗi sản xuất, nhất là các tập đoàn lớn, đa quốc gia, ảnh hưởng kinh tế địa phương và cả nước, đảm bảo thực hiện mục tiêu kép.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, cảnh giác, thực hiện nghiêm về phòng, chống dịch.
Chủ tịch các tỉnh, thành phố, bộ trưởng Bộ Công thương, bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư chỉ đạo các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp phải thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch, tự đánh giá mức độ an toàn, cập nhật lên bản đồ an toàn COVID-19. Kiên quyết dừng hoạt động khi không đảm bảo an toàn và không cập nhật mức độ an toàn lên hệ thống.
Chủ tịch tỉnh chỉ đạo thực hiện nghiêm việc khai báo y tế bắt buộc với tất cả người lao động trong các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, những người liên quan như người cung cấp, vận chuyển vật tư, hàng hóa, suất ăn… Xử phạt nghiêm các trường hợp không khai báo, khai báo không trung thực.
Thủ tướng yêu cầu bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn việc cách ly, xét nghiệm đối với người lao động trong các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp phù hợp với đặc điểm từng khu vực, diễn biến tình hình dịch bệnh để nếu có tình huống dịch xâm nhập, có thể duy trì hoặc sớm khôi phục sản xuất kinh doanh, thực hiện hiệu quả mục tiêu kép.
Còn trong thông báo kết luận cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 do Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì ngày 24-5 vừa được Văn phòng Chính phủ ban hành, đã yêu cầu tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang chủ động, sáng tạo trong tổ chức, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp.
Tỉnh thực hiện phân loại các trường hợp F1 để thực hiện cách ly, xét nghiệm phù hợp. Có kế hoạch đưa từng phần, từng bộ phận của nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp trở lại hoạt động an toàn, sớm nhất; đặc biệt là các doanh nghiệp trong các chuỗi sản xuất của các tập đoàn lớn.
Bộ Y tế sớm hướng dẫn cách ly y tế linh hoạt, thí điểm việc tổ chức đi làm trở lại theo từng vùng, từng ca, từng phân xưởng, dây chuyền sản xuất. Các địa phương thành lập “Tổ thông tin đáp ứng nhanh” để tiến hành tổng hợp các cách thức ứng phó dịch COVID-19 tại các khu công nghiệp, xây dựng nền tảng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về phòng, chống dịch COVID-19.
Trước diễn biến phức tạp của COVID-19, Hà Nội ra công điện khẩn
VnExpress – Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid 19, thành phố yêu cầu nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ, cửa hàng cắt tóc, gội đầu, tạm dừng hoạt động từ 12h ngày 25/5.
Đây là một trong những nội dung của công điện số 11, được Chủ tịch TP. Chu Ngọc Anh ban hành tối 24/5.
Các cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ phải tạm dừng hoạt động hoặc chỉ cho phép bán hàng mang về. Lãnh đạo thành phố cũng nhắc lại chủ trương “dừng triệt để hoạt động vui chơi, tập thể dục, tụ tập đông người tại công viên, vườn hoa và các địa điểm công cộng”.
Sở Du lịch Hà Nội rà soát các khu cách ly tập trung tại khách sạn và cơ sở lưu trú, dừng việc tiếp nhận đối với các cơ sở không đủ điều kiện; hạn chế và tiến tới dừng hoạt động cách ly y tế tại khách sạn và cơ sở lưu trú trong các quận nội đô.
Người dân từ các tỉnh, thành khác trở về Hà Nội từ ngày 25/5, thực hiện khai báo y tế trong vòng 24 giờ kể từ lúc có mặt tại Hà Nội. Trường hợp về Hà Nội từ 10/5 đến ngày 24/5 phải khai báo y tế, hoàn thành chậm nhất trong ngày 25/5/2021.
Hà Nội đề nghị Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn T&T và các tổ chức, doanh nghiệp tổ chức xét nghiệm nCoV cho người lao động, cư dân trong khu vực trụ sở và các dự án do doanh nghiệp đầu tư, quản lý trên địa bàn.
Đề xuất trên được đưa ra trong bối cảnh xuất hiện chùm ca bệnh mới tại Công ty cổ phần tập đoàn T&T và Park 11 Times City. Chùm ca bệnh này tính đến chiều 24/5 có 17 F0 và được Ban chỉ đạo phòng, chống dịch TP Hà Nội đánh giá “rất phức tạp, có nhiều ca mắc và liên quan tới các địa điểm rất nhiều người làm việc, sinh sống”.
Tính đến 16h ngày 24/5, Hà Nội ghi nhận 122 ca lây nhiễm cộng đồng tại 19 quận, huyện. Bên cạnh đó, có hơn 200 ca bệnh tại hai bệnh viện trung ương trên địa bàn (trong đó Bệnh viện Nhiệt đới trung ương cơ sở Đông Anh 106 ca; Bệnh viện K cơ sở Tân Triều 96 ca).
Phong tỏa Bộ TN-MT do có cán bộ nghi nhiễm COVID-19
Thanhnien – Bộ TN-MT đang phải tạm thời phong toả và yêu cầu tất cả mọi người không ra khỏi cơ quan, hạn chế tiếp xúc cho đến khi có kết quả xét nghiệm của một cán bộ nghi nhiễm Covid-19 sau khi đi đám hiếu ở Bắc Giang.
Thông tin từ Bộ TN-MT cho biết, trong ngày 24/5, một cán bộ làm việc tại Tổng cục Quản lý đất đai khi đến trụ sở làm việc thì có các biểu hiện sốt nhẹ, đau họng. Trước đó, ngày 6/5, người này đã đi đám hiếu ở tỉnh Bắc Giang.
Bộ TN-MT đã nhanh chóng cách ly cán bộ nghi nhiễm Covid-19, đồng thời xác định các trường hợp tiếp xúc gần với người này, yêu cầu toàn bộ các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không ra khỏi cơ quan, hạn chế tiếp xúc và thực hiện biện pháp y tế theo quy định.
Trung tâm Y tế dự phòng Q.Nam Từ Liêm đã cử cán bộ đến khử khuẩn, lấy mẫu xét nghiệm đồng thời đưa người nghi nhiễm đi cách ly theo quy định.
Hà Nội tìm người đến siêu thị Big C Thăng Long
VnExpress – Lực lượng chức năng phun khử khuẩn, trích xuất camera siêu thị Big C Thăng Long (quận Cầu Giấy) để tìm người tiếp xúc với ca nghi mắc Covid-19.
Đêm 24/5, bà Đỗ Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm y tế quận Cầu Giấy, thông tin, việc tạm dừng hoạt động siêu thị Big C do có một ca nghi mắc từng đến đây mua sắm ngày 22/5.
“Chúng tôi cùng với ban quản lý siêu thị trích xuất camera để điều tra dịch tễ, truy vết. Siêu thị không bị phong tỏa”, bà Hà nói.
Ca nghi mắc Covidd-19 là nam, 31 tuổi, trú tại chung cư Gelexia Riverside (phường Yên Sở, quận Hoàng Mai). Anh làm cùng tầng với “bệnh nhân 5234” ở công ty T&T số 2A Phạm Sư Mạnh quận Hoàn Kiếm.
Ngày 22/5, anh này đi mua sắm tại siêu thị Big C Thăng Long từ 15h đến 17h30, có đeo khẩu trang. Hôm sau anh được lấy mẫu xét nghiệm, ngày 24/5, CDC thông báo kết quả dương tính với nCoV. Tuy nhiên, trường hợp này chưa được Bộ Y tế công bố nên coi là ca nghi mắc.
Bác thông tin người Ấn Độ ngất ở siêu thị Big C Thăng Long
Trao đổi vớiZing tối 24/5, bà Đỗ Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Y tế quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết bệnh nhân từng đến siêu thị Big C Thăng Long là T.T.Đ. (trú tại toà CT1, chung cư Gelexia Riverside, quận Hoàng Mai). Người này làm cùng phòng với BN5243 (nhân viên của Công ty T&T).
Giám đốc Trung tâm Y tế quận Cầu Giấy cũng khẳng định không có chuyện phong tỏa, siêu thị chỉ tạm dừng hoạt động để phun khử khuẩn và trích xuất camera. Lúc 23h30 tối 24/5, công tác phun khử khuẩn vẫn được thực hiện.
Về thông tin “người đàn ông Ấn Độ ngất, nôn ra máu trong siêu thị” được lan truyền trên mạng xã hội, bà Hà khẳng định đây là thông tin thất thiệt, không chính xác.
Bắc Ninh yêu cầu người dân không ra đường sau 20h
VnExpress – Các huyện Quế Võ, Yên Phong, Thuận Thành và TP. Bắc Ninh yêu cầu người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết và không ra đường sau 20h.
Ông Vương Quốc Tuấn, Phó chủ tịch tỉnh Bắc Ninh, chỉ đạo các huyện, thành phố thực hiện đề nghị trên từ ngày 24/5, nhằm giảm thiểu tối đa lây lan dịch bệnh.
Người dân chỉ ra đường trong các trường hợp cần thiết như, thực hiện công vụ, đưa người đi cấp cứu, đi làm ca đêm, đi làm về và phải có giấy xác nhận của cơ quan, doanh nghiệp.
Lãnh đạo tỉnh cũng yêu cầu các huyện Quế Võ, Yên Phong, Thuận Thành và TP Bắc Ninh thực hiện nghiêm việc “gia đình cách ly với gia đình; thôn xóm cách ly với thôn xóm”.
Đến tối 24/5, Bắc Ninh ghi nhận 505 ca trên tổng số 2.349 ca nhiễm trong cộng đồng ở cả nước tính từ ngày 27/4; trong đó riêng hôm nay ghi nhận thêm 31 ca nhiễm, chủ yếu ở trong các địa phương đang thực hiện cách ly xã hội theo chỉ thị 16.
Hiện nay Bắc Ninh cách ly xã hội TP. Bắc Ninh, huyện Quế Võ, Yên Phong và Thuận Thành; thị xã Từ Sơn, huyện Lương Tài, Tiên Du giãn cách theo chỉ thị 15.
Việt Nam: Sáng 25/5 báo động lây lan dịch COVID-19 |
Số ca nhiễm mới nâng tổng số ca nhiễm tại Bắc Giang lên 1069, Bắc Ninh 507, Hà Nội 308 ca (trong đó Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 89 ca, 48 ca ở Bệnh viện K), Lạng Sơn 41, Hà Nam 36.
Số ca mắc cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay lên 2.406 ca, ở 30 tỉnh thành. Có 6 tỉnh gồm Yên Bái, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Nam đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới. Số lượng xét nghiệm từ 29/4 đến nay đã thực hiện 890.454 xét nghiệm cho 1.629.867 lượt người.
Báo động lây lan dịch khu công nghiệp, Thủ tướng ra công điện khẩn
Tuoitre – Kiên quyết dừng hoạt động các nhà máy, xí nghiệp không đảm bảo an toàn, bắt buộc khai báo y tế với tất cả người lao động, xử phạt nghiêm trường hợp không khai báo.
Tối 24/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có công điện về việc đảm bảo an toàn COVID-19 trong các khu công nghiệp, trước bối cảnh dịch diễn biến phức tạp, lây lan nguy hiểm hơn trong cộng đồng, đặc biệt là các khu công nghiệp ở Bắc Ninh, Bắc Giang, có nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất quy mô lớn.
Với 70.000 nhà máy và trên 300 khu công nghiệp đang hoạt động, Thủ tướng nhận định nguy cơ dịch bùng phát là rất lớn nên để tập trung phòng, chống, dập dịch hiệu quả, cần có phương án đảm bảo hoạt động, tránh đứt gãy chuỗi sản xuất, nhất là các tập đoàn lớn, đa quốc gia, ảnh hưởng kinh tế địa phương và cả nước, đảm bảo thực hiện mục tiêu kép.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, cảnh giác, thực hiện nghiêm về phòng, chống dịch.
Chủ tịch các tỉnh, thành phố, bộ trưởng Bộ Công thương, bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư chỉ đạo các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp phải thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch, tự đánh giá mức độ an toàn, cập nhật lên bản đồ an toàn COVID-19. Kiên quyết dừng hoạt động khi không đảm bảo an toàn và không cập nhật mức độ an toàn lên hệ thống.
Chủ tịch tỉnh chỉ đạo thực hiện nghiêm việc khai báo y tế bắt buộc với tất cả người lao động trong các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, những người liên quan như người cung cấp, vận chuyển vật tư, hàng hóa, suất ăn… Xử phạt nghiêm các trường hợp không khai báo, khai báo không trung thực.
Thủ tướng yêu cầu bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn việc cách ly, xét nghiệm đối với người lao động trong các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp phù hợp với đặc điểm từng khu vực, diễn biến tình hình dịch bệnh để nếu có tình huống dịch xâm nhập, có thể duy trì hoặc sớm khôi phục sản xuất kinh doanh, thực hiện hiệu quả mục tiêu kép.
Còn trong thông báo kết luận cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 do Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì ngày 24-5 vừa được Văn phòng Chính phủ ban hành, đã yêu cầu tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang chủ động, sáng tạo trong tổ chức, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp.
Tỉnh thực hiện phân loại các trường hợp F1 để thực hiện cách ly, xét nghiệm phù hợp. Có kế hoạch đưa từng phần, từng bộ phận của nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp trở lại hoạt động an toàn, sớm nhất; đặc biệt là các doanh nghiệp trong các chuỗi sản xuất của các tập đoàn lớn.
Bộ Y tế sớm hướng dẫn cách ly y tế linh hoạt, thí điểm việc tổ chức đi làm trở lại theo từng vùng, từng ca, từng phân xưởng, dây chuyền sản xuất. Các địa phương thành lập “Tổ thông tin đáp ứng nhanh” để tiến hành tổng hợp các cách thức ứng phó dịch COVID-19 tại các khu công nghiệp, xây dựng nền tảng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về phòng, chống dịch COVID-19.
Trước diễn biến phức tạp của COVID-19, Hà Nội ra công điện khẩn
VnExpress – Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid 19, thành phố yêu cầu nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ, cửa hàng cắt tóc, gội đầu, tạm dừng hoạt động từ 12h ngày 25/5.
Đây là một trong những nội dung của công điện số 11, được Chủ tịch TP. Chu Ngọc Anh ban hành tối 24/5.
Các cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ phải tạm dừng hoạt động hoặc chỉ cho phép bán hàng mang về. Lãnh đạo thành phố cũng nhắc lại chủ trương “dừng triệt để hoạt động vui chơi, tập thể dục, tụ tập đông người tại công viên, vườn hoa và các địa điểm công cộng”.
Sở Du lịch Hà Nội rà soát các khu cách ly tập trung tại khách sạn và cơ sở lưu trú, dừng việc tiếp nhận đối với các cơ sở không đủ điều kiện; hạn chế và tiến tới dừng hoạt động cách ly y tế tại khách sạn và cơ sở lưu trú trong các quận nội đô.
Người dân từ các tỉnh, thành khác trở về Hà Nội từ ngày 25/5, thực hiện khai báo y tế trong vòng 24 giờ kể từ lúc có mặt tại Hà Nội. Trường hợp về Hà Nội từ 10/5 đến ngày 24/5 phải khai báo y tế, hoàn thành chậm nhất trong ngày 25/5/2021.
Hà Nội đề nghị Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn T&T và các tổ chức, doanh nghiệp tổ chức xét nghiệm nCoV cho người lao động, cư dân trong khu vực trụ sở và các dự án do doanh nghiệp đầu tư, quản lý trên địa bàn.
Đề xuất trên được đưa ra trong bối cảnh xuất hiện chùm ca bệnh mới tại Công ty cổ phần tập đoàn T&T và Park 11 Times City. Chùm ca bệnh này tính đến chiều 24/5 có 17 F0 và được Ban chỉ đạo phòng, chống dịch TP Hà Nội đánh giá “rất phức tạp, có nhiều ca mắc và liên quan tới các địa điểm rất nhiều người làm việc, sinh sống”.
Tính đến 16h ngày 24/5, Hà Nội ghi nhận 122 ca lây nhiễm cộng đồng tại 19 quận, huyện. Bên cạnh đó, có hơn 200 ca bệnh tại hai bệnh viện trung ương trên địa bàn (trong đó Bệnh viện Nhiệt đới trung ương cơ sở Đông Anh 106 ca; Bệnh viện K cơ sở Tân Triều 96 ca).
Phong tỏa Bộ TN-MT do có cán bộ nghi nhiễm COVID-19
Thanhnien – Bộ TN-MT đang phải tạm thời phong toả và yêu cầu tất cả mọi người không ra khỏi cơ quan, hạn chế tiếp xúc cho đến khi có kết quả xét nghiệm của một cán bộ nghi nhiễm Covid-19 sau khi đi đám hiếu ở Bắc Giang.
Thông tin từ Bộ TN-MT cho biết, trong ngày 24/5, một cán bộ làm việc tại Tổng cục Quản lý đất đai khi đến trụ sở làm việc thì có các biểu hiện sốt nhẹ, đau họng. Trước đó, ngày 6/5, người này đã đi đám hiếu ở tỉnh Bắc Giang.
Bộ TN-MT đã nhanh chóng cách ly cán bộ nghi nhiễm Covid-19, đồng thời xác định các trường hợp tiếp xúc gần với người này, yêu cầu toàn bộ các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không ra khỏi cơ quan, hạn chế tiếp xúc và thực hiện biện pháp y tế theo quy định.
Trung tâm Y tế dự phòng Q.Nam Từ Liêm đã cử cán bộ đến khử khuẩn, lấy mẫu xét nghiệm đồng thời đưa người nghi nhiễm đi cách ly theo quy định.
Hà Nội tìm người đến siêu thị Big C Thăng Long
VnExpress – Lực lượng chức năng phun khử khuẩn, trích xuất camera siêu thị Big C Thăng Long (quận Cầu Giấy) để tìm người tiếp xúc với ca nghi mắc Covid-19.
Đêm 24/5, bà Đỗ Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm y tế quận Cầu Giấy, thông tin, việc tạm dừng hoạt động siêu thị Big C do có một ca nghi mắc từng đến đây mua sắm ngày 22/5.
“Chúng tôi cùng với ban quản lý siêu thị trích xuất camera để điều tra dịch tễ, truy vết. Siêu thị không bị phong tỏa”, bà Hà nói.
Ca nghi mắc Covidd-19 là nam, 31 tuổi, trú tại chung cư Gelexia Riverside (phường Yên Sở, quận Hoàng Mai). Anh làm cùng tầng với “bệnh nhân 5234” ở công ty T&T số 2A Phạm Sư Mạnh quận Hoàn Kiếm.
Ngày 22/5, anh này đi mua sắm tại siêu thị Big C Thăng Long từ 15h đến 17h30, có đeo khẩu trang. Hôm sau anh được lấy mẫu xét nghiệm, ngày 24/5, CDC thông báo kết quả dương tính với nCoV. Tuy nhiên, trường hợp này chưa được Bộ Y tế công bố nên coi là ca nghi mắc.
Bác thông tin người Ấn Độ ngất ở siêu thị Big C Thăng Long
Trao đổi vớiZing tối 24/5, bà Đỗ Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Y tế quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết bệnh nhân từng đến siêu thị Big C Thăng Long là T.T.Đ. (trú tại toà CT1, chung cư Gelexia Riverside, quận Hoàng Mai). Người này làm cùng phòng với BN5243 (nhân viên của Công ty T&T).
Giám đốc Trung tâm Y tế quận Cầu Giấy cũng khẳng định không có chuyện phong tỏa, siêu thị chỉ tạm dừng hoạt động để phun khử khuẩn và trích xuất camera. Lúc 23h30 tối 24/5, công tác phun khử khuẩn vẫn được thực hiện.
Về thông tin “người đàn ông Ấn Độ ngất, nôn ra máu trong siêu thị” được lan truyền trên mạng xã hội, bà Hà khẳng định đây là thông tin thất thiệt, không chính xác.
Bắc Ninh yêu cầu người dân không ra đường sau 20h
VnExpress – Các huyện Quế Võ, Yên Phong, Thuận Thành và TP. Bắc Ninh yêu cầu người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết và không ra đường sau 20h.
Ông Vương Quốc Tuấn, Phó chủ tịch tỉnh Bắc Ninh, chỉ đạo các huyện, thành phố thực hiện đề nghị trên từ ngày 24/5, nhằm giảm thiểu tối đa lây lan dịch bệnh.
Người dân chỉ ra đường trong các trường hợp cần thiết như, thực hiện công vụ, đưa người đi cấp cứu, đi làm ca đêm, đi làm về và phải có giấy xác nhận của cơ quan, doanh nghiệp.
Lãnh đạo tỉnh cũng yêu cầu các huyện Quế Võ, Yên Phong, Thuận Thành và TP Bắc Ninh thực hiện nghiêm việc “gia đình cách ly với gia đình; thôn xóm cách ly với thôn xóm”.
Đến tối 24/5, Bắc Ninh ghi nhận 505 ca trên tổng số 2.349 ca nhiễm trong cộng đồng ở cả nước tính từ ngày 27/4; trong đó riêng hôm nay ghi nhận thêm 31 ca nhiễm, chủ yếu ở trong các địa phương đang thực hiện cách ly xã hội theo chỉ thị 16.
Hiện nay Bắc Ninh cách ly xã hội TP. Bắc Ninh, huyện Quế Võ, Yên Phong và Thuận Thành; thị xã Từ Sơn, huyện Lương Tài, Tiên Du giãn cách theo chỉ thị 15.
Không có nhận xét nào