Cao Bá Quát người làng Phú
Thị, tỉnh Bắc Ninh, Bắc phần. Cha là Cao Bá Chiêu, dạy học, thuộc dòng khoa
bảng, văn học. Đời Lê đã có ông Cao Bá Hiền làm Thượng Thư bộ Binh, kiêm chức
Tham Tán trong phủ chúa Trịnh.
Hiện nay, không ai biết rõ
Cao Bá Quát sinh vào năm nào, vì ông can tội phản loạn, bị trảm quyết và bị
tru di tam tộc, nên những tác phẩm và tài liệu có liên hệ đến ông không ai
dám tàng trử. Song theo tung tích và sự liên lạc giữa ông và các người đương
thời, người ta đoán Cao Bá Quát ra đời vào khoảng 1800 đến 1803 (? đây chỉ là
giả thuyết), tại làng Phú Thị, tỉnh Bắc Ninh, Bắc phần.
Tức là ông ra đời vào thời
Nguyễn sơ, và trưởng thành dưới các đời vua Minh Mệnh (1820-1840), Thiệu Trị
(1841-1847), Tự Đức (1848-1883), lúc mà chế độ quân chủ Nho giáo đã bắt đầu
có cơ sở vững vàng, Hán học phục hưng, thi cử cực thịnh và khoa bảng là con
đường duy nhất của các sĩ tử để tiến thân. Nhưng khốn nỗi, triều đình nhà
Nguyễn lại thiên vị, có ý đè nén các sĩ tử Bắc hà.
Về việc phân phối các
trường thi hương trong toàn quốc thì miền Bắc vốn đất rộng, dân đông, xưa nay
nổi tiếng văn học, sĩ tử nhiều, thế mà chỉ có 2 trường thi hương, trong khi
miền Trung đất hẹp, dân ít, mới thiết lập mà có đến 4 trường, miền Nam
khai thác chưa xong cũng có được 2 trường như miền Bắc. Về việc chấm bài thi:
dưới đời Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, đã mở 27 khoa thi hội tại kinh đô Huế,
lấy đậu hàng trăm người, mà trong số ấy, chỉ có 4 người Bắc phần mà thôi.
Ngoài ra, sĩ tử Bắc hà thi hương đỗ được cử nhân, vào kinh đô Huế để thi hội,
nhiều khi bài thi hay hơn mọi người mà vẫn bị dìm xuống. Như ở khoa Mậu Tuất
đời Minh Mệnh (1838), Phạm Văn Nghị điểm cao nhất, nhưng bị xếp xuống dưới để
cho Nguyễn Cửu Trường, là người tỉnh Thanh Hoá quê hương nhà Nguyễn, lên Đình
Nguyên, đứng trên Phạm Văn Nghị là người miền Bắc.
Tình trạng nầy đã gây sự
bất bình mãnh liệt trong đám sĩ phu Bắc hà. Đến nổi, ở khoa thi Nhâm Tuất đời
Tự Đức (1862), một thí sinh Bắc hà là Hoàng Hữu Tài, trong bài văn sách hỏi
về thời sự trong nước, đã đánh liều đem việc nầy ra tố cáo trong bài thi. Tuy
vậy, vua Tự Đức chấm quyển của Hoàng Hữu Tài, không những không tỏ ý bất bình
mà còn chấm cho đậu phó bảng. Và cũng ở khoa ấy, nhà vua lấy một sĩ tử Bắc
phần đỗ Hoàng Giáp, và phê vào quyển thi: "Như vậy để phá cái thuyết
Hoàng Hữu Tài cho rằng trẫm dị thị hai kỳ!" Nhưng cử chỉ riêng rẻ của
vua Tự Đức chưa đủ để trấn an sĩ phu Bắc hà trong đó có cả Cao Bá Quát.
Tư chất thông minh, Cao Bá
Quát lên 5 đã đọc được sách Tam Tự Kinh, 14 tuổi đã làm được đủ các thể văn,
nổi tiếng hay chữ. Thế mà, năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), ông đậu á nguyên (thứ
nhì) kỳ thi hương ở Hà Nội, nhưng khi quyển đưa về bộ duyệt lại thì bị triều
đình đánh xuống hạng chót, chỉ vì lẽ bài làm hay nhưng lại sai với trường qui
(là những khuôn phép qui định về hình thức, các thí sinh phải theo đúng để
viết và trình bày bài làm ở trường thi). Năm sau, cũng vì tánh phóng
túng ấy, nên khi vào kinh đô thi Hội, bài làm khá mà Cao Bá Quát vẫn bị đánh
rớt, rồi bị đánh rớt liền vài khoa nữa. Đến năm Thiệu Trị nguyên niên (1841),
Cao Bá Quát được quan tỉnh Bắc Ninh tiến cử, Triều đình cho lĩnh một chức
quan nhỏ ở bộ Lễ.
Được cử làm sơ khảo trường
thi hương ở Thừa Thiên, ông tiếc tài nhiều bài văn hay mà bị phạm húy (1),
nên lấy muội đèn sửa giúp. Sau bị phát giác, ông bị cách chức và phát phối
(bị đày đi xa) vào Đà Nẳng. Hai năm sau, ông được cử theo giúp việc ở phái bộ
Đào Tri Phú sang Tân-gia-ba (Singapour) để đái công chuộc tội. Lúc về, ông
được phục chức, rồi thăng Chủ Sự làm việc tại Huế cho đến năm 1854.
Ông thường tự hào : 'Thiên
hạ có 4 bồ chữ, mình tôi chiếm 2 bồ, anh tôi là Bá Đạt và bạn tôi là Nguyễn
Văn Siêu giữ 1 bồ, còn lại 1 bồ phân phát cho mọi người trong thiên hạ.' Ông
nổi tiếng thơ hay. Văn chương chữ Hán của ông được vua Tự Đức khen: "Văn
như Siêu Quát vô tiền Hán" (Văn như Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát thì
lấn át cả đời Tiền Hán) và người đương thời thường gọi là: "thần Siêu,
thánh Quát". Cao Bá Quát được giới quyền quý ở kinh đô nể nang, hâm mộ.
Nhưng ông lại thường làm cho nhiều người bất bình vì thái độ kiêu căng khiếm
nhã của ông. Chẳng hạn, ông có hai câu "tặng" Thi xã Mặc Văn của
Tùng Thiện Vương như sau:
Ngán
cho cái mũi vô duyên
Câu thơ Thi Xã,
con thuyền Nghệ An!
(Ngày xưa, thuyền tỉnh Nghệ
An chở mắm đi bán khắp nơi, mắm có mùi thum thủm khó ngửi)
Năm 1854, ông đổi ra
làm Giáo Thụ ở Quốc Oai (một phủ ở biên giới tỉnh Sơn Tây). Ông mưu phản,
giao kết với đầu mục đảng kín là Nguyễn Kim Thanh, nhằm phù Lê Duy Cự (hậu duệ
nhà Lê) làm minh chủ, để lật đổ Tự Đức và nhà Nguyễn. Tháng 10 năm ấy, khởi
nghĩa ở Mỹ Lương, trên cờ hiệu ông đề hai hàng chữ:
Bình
Dương, Bồ Bản vô Nghiêu, Thuấn,
Mục Dã, Minh Điều
hữu Võ,Thang
(Nghĩa từng chữ: Bình
Dương, Bồ Bản mà không có vua Nghiêu, vua Thuấn, thì ở Mục Dã, Minh Điều đã
có Võ Vương và Thành Thang).
Ý nói ở triều đô, Tự Đức là
một bạo quân, thì trong dân gian có Lê Duy Cự là một minh Chúa, theo gương Võ
Vương, Thành Thang ngày xưa đứng lên để diệt trừ bạo quân. Hai hàng chữ trên
cờ hiệu nầy, Cao Bá Quát đã tự cho mình đứng lên "làm cách mệnh",
dựa vào câu phê phán của Tư Mã Thiên, sử gia Trung Hoa ngày xưa: "Thang,
Võ cách mệnh, thuận hồ thiên nhi ứng hồ nhân". Nghĩa là cuộc cách mệnh
của Thành Thang và của Võ Vương đã thuận theo ý trời mà thể hiện ứng vào
lòng, vào hành động của người dân.
Nguyên ngày xưa, vua Đại-Võ
nhà Hạ (2205-1766 trước Tây lịch) có đức lớn, được chư hầu tôn lên làm thiên
tử, đóng đô ở Bình Dương. Truyền 17 đời đến vua Kiệt, hoang dâm vô đạo, say
đắm nàng Muội Hỷ, lập cung thất, ao vườn xa xỉ, thuế má nặng nề, hình phạt
thảm khốc, nhân dân lầm than, oán giận. Một vua chư hầu tên là Thang hội các
chư hầu khác, bố cáo chủ trương cách mệnh diệt bạo quân để cứu dân: « Nhà Hạ
có tội, Trời sai ta đánh nó. Ta sợ mệnh Trời, không thể không tuân ». Rồi vua
Thang đánh thắng vua Kiệt ở Minh Điều và đuổi ra đất Nam Sào. Việc cách mệnh
thành công, người đời sau tặng cho vua mỹ hiệu là Thành, xưng là Thành Thang.
Vua Thành Thang lên ngôi thiên tử lập lên nhà Thương (1766-1122 tr. T.L.)
đóng đô ở Bồ Bản, truyền 27 đời đến vua Trụ. Vua Trụ là người có dũng
lược,mưu trí, nhưng lại mê đắm nàng Đắc Kỷ, ăn chơi xa xỉ, sưu cao thuế nặng,
hình phạt độc ác, hạ sát trung thần. Tây Bá là Phát hội 800 chư hầu, đánh thắng
vua Trụ ở Mục Dã. Trụ vương rút lui về tự thiêu chết trong hoàng cung. Tây Bá
Phát lên ngôi thiên tử, lấy hiệu là Võ Vương, và sáng lập ra nhà Chu.
Cuộc khởi nghĩa của Cao Bá Quát, (người đương thời gọi là "giặc châu
chấu" vì lúc ấy có nạn châu chấu xuất hiện tàn phá mùa màng) bị quân
triều đình dẹp tan ngay. Theo các bô lão, thì sau đó Cao Bá Quát bị bắt đem
về chém tại Phú Thị. Còn theo Đại Nam Liệt Truyện (quyển 4b, tờ 14, mục
Nghịch Thần) thì Cao Bá Quát bị tử trận, vua sai đem đầu bêu và rao khắp các
tỉnh Bắc kỳ, rồi đem giã nhỏ ném xuống sông.
Vấn đề được đặt ra ở đây
là:
1. Danh từ "cách
mệnh" mà nghìn năm xưa, các sử gia Trung Hoa đã dùng, vốn nghĩa như thế
nào? Trong Hán ngữ, chữ "cách" là lột bỏ, tước bỏ (như ở chữ
"cách chức"), chữ "mệnh" là sai khiến (chỉ "mệnh
trời" hay "thiên mệnh"), tức là điều mà Trời đã sai khiến, ủy
nhiệm bảo phải làm. Theo Nho giáo, vua là "thiên tử" (con của Trời)
được Trời ủy nhiệm công việc "dạy bảo dân, vì dân hưng các điều lợi, trừ
các điều hại, không phiền nhiễu dân, hết lòng lo cho dân được no ấm yên vui,
mà không được kể công đức với dân". Nếu vua không làm tròn Thiên Mệnh đã
ủy thác, mà ăn ở vô đạo, bạo ngược, làm cho nhân dân khổ sở, đói khát, đời
sống lầm than, thì lòng dân sinh ra oán ghét, thù hận. Theo Nho giáo,
"nhân thuận, thiên mệnh qui", dân muốn thì Trời cũng chiều theo ý
dân, mà cách bỏ, thu hồi thiên mệnh đã giao phó cho. (Do đó xuất hiện danh từ
cách mệnh). Trong dân gian, có người đủ tài đức, lòng dân qui phục, đứng lên
lật đổ bạo quân, tức là đã hành động thuận theo ý Trời, ứng hợp với lòng dân.
Người ấy đã làm một cuộc cách mệnh! Tóm lại, từ "cách mệnh", theo
các sử gia Tàu, có nghĩa là "lật đổ một bạo quân để thay thế bằng một
minh quân".
2. Ngày nay người ta dùng
từ "cách mệnh" để dịch ra tiếng Hán-Việt từ "révolution"
của Pháp ngữ, song hai từ ấy có hoàn toàn đồng nghĩa với nhau không? Theo các
sử gia Tây phương, "révolution" có nghĩa là xoay chuyển, là thay
đổi chế độ, tức là thay đổi cơ cấu chính trị, xã hội, kinh tế, chớ không phải
chỉ thay đổi ông vua, thay đổi kẻ cầm chính quyền mà thôi. Sự thay đổi ấy
phải quyết liệt, nhanh chóng, và tận gốc rễ. Nếu chỉ thay đổi nhà cầm quyền
mà không thay đổi chính sách, chế độ thì đó chỉ là một cuộc đảo chính, hay
cải cách.
3. Vậy, danh từ "cách
mệnh" có thể áp dụng vào trường hợp Cao Bá Quát đến mức nào?
(a) Theo định nghĩa của các
sử gia Tây phương hiện đại, ta thấy ngay rằng cuộc "khởi nghĩa" của
Cao Bá Quát chưa phải là một "cuộc cách mệnh" (révolution) đúng với
danh vị ấy, vì mục đích của cuộc nổi dậy ấy chỉ nhằm lật đổ một ông vua mà
Cao Bá Quát cho là bạo quân, để thay thế bằng một ông vua mà Cao Bá Quát cho
là minh quân. Không nhằm thay đổi cơ cấu chính trị, xã hội, kinh tế một cách
sâu xa.
(b) Nhưng có người đã căn
cứ vào định nghĩa từ "cách mệnh" theo Nho giáo và các sử gia Trung
Hoa thời xưa, mà cho rằng Cao Bá Quát về tư tường cũng như về hành động, quả
xứng đáng là một nhà cách mệnh. Bằng chứng, từ nhỏ, qua hai câu thơ ứng khẩu,
Cao Bá Quát đã từng nói lên cái mộng:
Ngã
quân tử kiến cơ nhi tác,
Dục vi Nghiêu
Thuấn quân dân.
(Nghĩa là: Tôi đây, người
quân tử, thấy thời cơ mà hoạt động, lòng muốn làm thế nào cho vua và dân trở
thành vua và dân ở thời Nghiêu, thời Thuấn).
Và sau đó, trong bài
"Đạo phùng ngạ phu" (Giữa đường gặp người đói), Cao Bá Quát có mấy
câu bằng chữ Hán bộc lộ lòng thương xót kẻ bị lỡ vận lâm vào cảnh nghèo đói,
dịch lại như sau:
Thưa
rằng tình cảnh tôi,
Nhà nghèo làm
thầy thuốc...
Ngày hai cố (a)
chiếc tráp (b),
Ngày ba nhịn đói
dài...
Chú giải: (a) Cầm = bán đỡ,
sau có tiền chuộc lại. (b) Tráp = hộp nhỏ bằng gỗ, phía ngoài có sơn, có bản
lề khóa lại, các nhà Nho ngày xưa dùng để đựng giấy tờ, bút mực (như cái cặp
da ngày nay).
Ông cũng có câu phản đối cái
cảnh tàn bạo áp bức giữa người và người:
Trời
nắng chang chang, người trói người!
Một việc đã ảnh hưởng lớn
đến tư tưởng, hành động của Cao Bá Quát là chuyến đi Tân Gia Ba (Singapour,
lúc ấy là một thuộc địa của nước Anh) trong phái bộ Đào Tri Phú. Có dịp tiếp
xúc với văn minh Tây phương, khi trở về nước ông lại càng thấy rõ những đồi
tệ, hủ lậu của Triều đình và sự yếu kém của xã hội ta lúc bấy giờ, nên ông
lại càng bất mãn hơn trước. Ông có làm bài thơ bằng chữ Hán, trích dịch mấy
câu nhận xét về việc học văn chương nước ta ngày ấy, như sau:
Nhai
văn nhá chữ buồn ta,
Con giun còn biết
dâu là cao sâu!
Tân-Gia từ vượt
con tàu,
Mới hay vũ trụ
một bầu bao la.
Giật mình khi ở
xó nhà,
Văn chương chữ
nghĩa khéo là trò chơi.
Không đi khắp bốn
phương trời,
Vùi đầu ánh sách,
uổng đời làm trai
(Trúc
Khê dịch)
Và Cao Bá Quát cũng đã cực
lực phản đối cái thói đời hay luồn cúi kẻ trên để cầu vinh, và hống hách
khinh miệt và chà đạp lên nhân phẩm những kẻ dưới mình:
Ngán nhẽ kẻ tham bề khóa
lợi, mũ cánh chuồn đội trên mái tóc, nghiêng mình đứng chực cửa hầu môn -
Quản bao kẻ mang cái dàm danh, áo giới lân phủ dưới cơ phu, mỏi gối quì mòn
sân tướng phủ. - Khéo ứng thù những bác quan trên - Xin bái ngoảnh cùng anh
hàng phố...
Tuy nhiên, năm ba câu thơ
đầy khẩu khí bộc lộ một nỗi niềm uất hận, bất mãn trên đây, đã đủ để chứng
minh tinh thần "cách mệnh" của Cao Bá Quát chưa?
Từ xưa đến nay, các nhà
cách mệnh cũng như các văn nghệ sĩ đều luôn luôn bất mãn với cuộc đời mà
họ cho là chưa đúng với lý tưởng cao đẹp của mình. Họ đòi hỏi nhiều nhu cầu
cho thế hệ, cho nhân sinh và họ uất ức, đau khổ vì thấy sự đòi hỏi của mình
không bao giờ được thỏa mãn cho đầy đủ. Sự bất mãn vốn là nguồn gốc của thi
văn, là động cơ của cách mệnh. Khác nhau là các văn nghệ sĩ bộc lộ nỗi niềm
uất hận của mình qua thi văn, còn các nhà cách mệnh bộc lộ sự bất mãn của
mình qua hành động.
Và khác nhau còn ở chỗ đối
với văn nghệ sĩ, có khi ý tưởng trong tác phẩm và hành động trong đời sống
trái ngược nhau, nhưng độc giả thường chỉ thưởng thức tác phẩm mà không mấy
khi chú trọng đến hành động trong đời sống của tác giả. Còn đối với nhà cách
mệnh, nhân dân Phương Đông, thường đòi hỏi họ phải có những hành động phù hợp
với tư tường, đạo đức cách mệnh của mình. Về các văn nghệ sĩ, có thể kể
trường hợp Jean-Jacques Rousseau đã viết quyển Emile để cổ võ cho một phương
pháp giáo dục trẻ em trong tình thương, nhưng chính ông lại bỏ các con mình
vào nhà trẻ mồ côi. Hay trường hợp nhà vẽ băng (bandes dessinées) Hergé, cha
đẻ của cậu bé Tintin, theo sự tiết lộ của P. Assouline trong tạp chí Express
(số 2330, ngày 29-02-1996) thì ông lại là người ghét trẻ con, và có lần đã
xua đuổi mắng nhiếc những đứa tìm đến chào hỏi mình, và đã kiện bắt một
trường học gần nhà phải dời đi nơi khác vì học sinh quá ồn ào phiền nhiễu
ông.
Tiếc rằng Cao Bá Quát cũng
có hành động tương tự. Qua mấy câu thơ trên đây, Cao Bá Quát đã phản đối
những hành động chà đạp lên nhân phẩm kẻ khác, nhưng trong phạm vi giao tế,
dầu các nhà thơ của nhóm Tùng Thiện Vương có dở đến đâu, tưởng cũng không
đáng cho ông miệt thị một cách tàn nhẫn, và thô bỉ, làm xúc phạm đến phẩm giá
của họ.
Chưa kể, theo quan điểm của
dân ta, một nhà cách mệnh bao giờ cũng có thái độ khiêm cung và hoà nhã, thế
mà Cao Bá Quát lại tự phụ một cách vênh váo cho mình là đỉnh cao trí tuệ loài
người, thiên hạ có 4 bồ chữ, phần mình chiếm 2 bồ, em và bạn mình chiếm 1 bồ,
còn lại 1 bồ phân phát cho tất cả mọi người trong nước !? Thử hỏi nếu
Cao Bá Quát có thành công trong cái gọi là "cách mệnh Thang, Võ"
ấy, thì liệu dân Việt Nam chúng ta có thể chịu đựng nổi một loại nhà cầm
quyền khinh người và kiêu căng đến như thế không?
Về vấn đề
Cao Bá Quát đối với "cách mệnh", nếu có nhiều phán xét khác nhau,
chẳng qua cũng chỉ vì người ta đã căn cứ vào định nghĩa của thời xưa hay định
nghĩa của thời nay, vào quan niệm nhân trị của Đông phương hay quan niệm pháp
trị của Tây phương, liên quan đến bản chất của cuộc cách mệnh cũng như liên
quan đến tác phong đạo đức của nhà cách mệnh mà thôi. Tác phong kiêu căng, tự
hào vênh váo có xứng hay không với một nhà cách mệnh, hay một nhà lãnh đạo
tương lai của đất nước; cuộc khởi nghĩa ở Mỹ Lương có thành công hay thất bại
trong thời điểm lúc bấy giờ; người đời nay hẳn không căn cứ vào đấy mà luận
anh hùng hay thăng hoa thi tài của Cao Bá Quát.
Song không
ai phủ nhận được chí hướng và hành động quật cường của ông trước những cảnh
áp bức bất công, cũng không ai phủ nhận được cái giá trị văn chương của
ông: «lời hùng, ý hùng, cả cách đặt câu xếp chữ cũng hùng, đọc lên như
thấy cái khí phách lẫm liệt bổng hiện lên mặt giấy.» (2)
Cao Bá Quát
vẫn đáng cho chúng ta ngưỡng phục: ông đã dám vượt ra khỏi cái tháp ngà của
thi văn mà mạnh dạn bước vào trường hoạt động, cũng như nhà thi hào nước Anh
là Byron đã tình nguyện đi chiến đấu cho nền độc lập của Hi Lạp vào năm 1823.
CHÚ THÍCH
(1) Phạm húy : Là
một lỗi trong các lỗi "phạm trường qui". Những chữ húy đều là tên
dòng họ nhà vua. Trọng húy là tên các vua, khinh húy là tên những bà vua, mẹ
vua, hay là tổ tiên lâu đời của vua. Những chữ húy có rất nhiều và được yết
trước cổng trường thi cho thí sinh biết. Những chữ trọng húy tức là húy nặng
(trọng = nặng) thì cấm đọc, cấm viết, coi như là chữ bỏ đi, phải tìm chữ khác
đồng nghĩa mà dùng. Còn những chữ khinh húy thì có thể dùng được vì thuộc về
húy nhẹ (khinh = nhẹ), nhưng phải "kính khuyết nhất bút" nghĩa là
cung kính mà bỏ sót đi một nét. Bài thi nào có những chữ trọng húy hay những
chữ khinh húy viết mà không bỏ sót nét thì bị lỗi gọi là "phạm
húy", bị đánh rớt, có khi còn bị tội nữa.
(2) Theo Ngô
Tất Tố, Thi văn bình chú.
Cao Ba Quat and the Thang Vo Revolution
Translated by Thomas D. Le
To Vietnamese
Version
Cao Ba Quat was born in Phu
Thi Village, Bac Ninh Province in the north of Vietnam. His father Cao Ba
Chieu, teacher-scholar, issued from a long line of literary and scholarly
figures, going back to Cao Ba Hien, who was Minister of War under the Le
dynasty and assumed an additional post of Grand Marshall at the court of the
Trinh Lords.
There is uncertainty
surrounding Cao Ba Quat's birthdate, because as a convicted traitor, he was
executed along with three generations of his family, and no documents
relating to his life or works were preserved by his fearful contemporaries.
However, existing genealogical evidence and what had been passed on about his
relationship with his contemporaries allow the conjecture of a highly
speculative birth year of between 1800 and 1803.
It was known that he was
born in the early Nguyen Dynasty, and grew up under the reigns of Kings Minh
Menh (1820-1840), Thieu Tri (1841-1847), Tu Duc (1848-1883), during a period
when the monarchy had achieved great stability, learning in the classics had
been well established, and the only way to fame and career for the educated
was through the mandarinate. However, the Court was known for its
discriminatory practices against the scholars of northern extraction.
For example, in the north,
which was endowed with a large population, and distinguished by a long
scholarly tradtion and numerous men of letters, the number of schools
offering the Thi Huong competitive examinations (equivalent to a Bachelor's
degree) was two. In contrast the more sparsely populated and impoverished
central region enjoyed four schools, and the developing south had two
schools. Test scorings showed another aspect of discrimination. Under the
reigns of Kings Minh Menh, Thieu Tri and Tu Duc, twenty-seven nationwide Thi
Hoi examinations (for doctoral candidates) were held in Hue. Out of the
hundreds of scholars who received passing grades, only four came from the
north. Some northern doctoral candidates had their superior performances
downgraded for no apparent reasons. Such an egregious example occurred in the
year 1838 under King Minh Menh, when a northern candidate by the name of Pham
Van Nghi, who had the highest scores, was downgraded to allow candidate
Nguyen Cuu Truong to pass with honors because the latter was a native of
Thanh Hoa Province, where the Nguyen Dynasty had its roots.
This systemic issue was the
root cause of a great deal of discontent among the northern scholars, and had
become so severe that during an examination session held in 1862 under King
Tu Duc one northern candidate named Hoang Huu Tai took the audacious step of
excoriating the problem is his paper. But King Tu Duc, who graded his paper,
instead of being flustered gave him a high mark that made him 'pho bang'
(second rank). The King went further by making another northern candidate of
that session a 'hoang giap' (passing with perfect scores), and writing the
following remark in his paper, "To show that I do not discriminate
between regions." However, this isolated action by King Tu Duc failed to
mollify the northern scholars, chief among whom was Cao Ba Quat.
Endowed with a superior
intelligence, Cao Ba Quat was able to read the Tam Tu Kinh (The Three Canons)
at the age of five. By the age of fourteen, he could write in all literary
forms with skill, and enjoyed a widespread reputation for his scholarship.
During the twelfth year of King Minh Menh's reign (1831), Cao Ba Quat entered
the Thi Huong examinations in Hanoi, and was ranked second among the
successful candidates. Yet when his test papers were reviewed at the Court,
he was placed last for violating examination rules, which set forth the
stylistic and formal parameters and guidelines for candidates to follow in
their papers. The following year, ever the maverick he sat for the Thi Hoi
examinations at Hue, and flunked although he put on an admirable performance.
And his successive examinations ended up in repeated failings. During the
first year of King Tu Duc's reign in 1841, upon recommendation by the Bac
Ninh Province's governor, he was appointed to a minor post at the Ministry of
Rites.
Once he served as
semi-final examiner during a Thi Huong session at Hue. He tried to save a
candidate from failing for having violated the rule of names (1) by
correcting his paper with lamp soot. This action later uncovered cost him his
post, and sent him demoted in exile to Da Nang. Two years later, he was
attached to a mission led by Dao Tri Phu to Singapore to allow him an
opportunity to redeem himself. On his return, he was rehabilitated, and
promoted to Agency Director at the Court, where he served until 1854.
He was wont to boast that
'There are four storehouses of words in the world. I have two, my brother Ba
Dat and my friend Nguyen Van Sieu keep one, and the remaining one is
distributed to everyone else.' He was renowned for his scholarship. His
Sino-Vietnamese works were highly praised by King Tu Duc, who said, 'The
literary achievements of Sieu and Quat have no peers even among the Anterior
Hans.' His contemporaries referred to the pair as 'god Sieu and saint Quat'.
Admired by the intelligentsia and powers that be at the capital, he was not
above infuriating them with his superciliousness and irreverence. For
instance, he once wrote disparaging verses 'in honor of' Thi Xa Mac Van of
the Tung Thien Vuong Poetry Group:
What
a disrespectful nose
That couldn't tell a Thi Xa poem from a Nghe An
boat!
(In the old days, boats from
Nghe An carried fish to market, and were notorious for their distinctive
smell.)
In 1854, Cao Ba Quat was
sent as Education Commissioner to Quoc Oai District, adjacent to Son Tay
Province. Here he conspired with the rebel leader Nguyen Kim Thanh in a plot
to restore Le Huy Cu (a Le Dynasty descendant) to the throne, and to
overthrow King Tu Duc and the Nguyen Dynasty. The revolt broke out in the
10th month of that year, under a flag that proclaimed:
If
Binh Duong, Bo Ban did not have King Nghieu and King Thuan
Then at Muc Da, Minh Dieu there were King Vo
and King Thang.
The implication is that at
the capital there is a tyrant in Tu Duc, while among the population there is
an enlightened leader in Le Duy Cu, who will rise like Kings Vo and Thang to
rid the country of tyranny. With that slogan on the standard, Cao Ba Quat
proclaimed a 'cach menh' or 'revolution' in the same sense as the ancient
Chinese historian Tu Ma Thien expounded, "The revolutions led by King Vo
Vuong and King Thanh Thang were in accord with the will of Heaven, and in
accord with the will of the people."
As far back as the time of
the Ha Dynasty (2205-1766 B.C.), the virtuous King Dai Vo, who was
acknowledged by vassal lords as their sovereign, established his capital in Binh
Duong. There his throne passed through seventeen kings until King Kiet, who
turned out to be a despotic, licentious, and brutal monarch. He doted on his
concubine Muoi Hy, for whom he built sumptuous palaces, and indulged her
lavish lifestyle, in the process impoverishing the people with crushing
taxation. He meted out inhuman punishments, and caused dire misery among the
people, thereby stoking the fire of their anger. Before the assembled vassal
kings, Thang raised the flag of revolution with the proclamation, "The
Ha Dynasty has committed crimes. Heaven entrusted me with the mission of
striking it down. In fear of Heaven's wrath, I must obey." King Thang
defeated King Kiet at Minh Dieu and drove him out to the land of Nam Sao.
Upon his success he was honored by the people with the title of Thanh. Thus
King Thanh Thang founded the Thang Dynasty (1766-1122 B.C.) at Bo Ban, and
the crown passed through twenty-seven reigns to King Tru. Tru was an astute
and cunning ruler. But he was so enamored of his courtesan Dac Ky that he
ruined the treasury in lavish living and indulgence. He governed with an iron
hand, taxed the people heavily, punished brutally, and exterminated his loyal
followers. The Earl of Tay Ba named Phat led 800 vassal rulers and their troops
into a decisive battle that defeated King Tru at Muc Da. King Tru withdrew
into his palace, where he immolated himself. Tay Ba Phat acceded to the
throne, took the title of King Vo Vuong, and founded the Chu Dynasty.
The Cao Ba Quat uprising
(known by his contemporaries as the Locust Rebellion because it coincided
with an outbreak of locust attack on crops) was quickly stamped out. By
contemporaneous accounts of the elderlies, Cao Ba Quat was captured and later
executed at Phu Thi District. But according to the Dai Nam Liet Truyen (A
Story of Dai Nam, volume 4b, folio 14, Section 'Traitors'), Cao Ba Quat died
in battle. The King ordered his head displayed throughout the north before
grinding it and scattering the pieces in the river.
The issues raised in this
paper are:
1. What
does the term 'cach menh' as used by Chinese historians for thousands of
years mean? The Chinese term 'cach' means to abolish, to annul, to remove, as
in 'cach chuc' (to remove from office); and 'menh' is an order, a command, a
mandate, as in 'menh troi' (heavenly mandate), a mandate from heaven, an
order to carry out. In Confucianist view, the king is the son of Heaven,
charged by Heaven with the mandate to "instruct the people, to do good
for the people, to eradicate evils, not to be a burden on the people, to look
after the welfare of the people without boasting about the good deeds."
If the ruler failed in his mandate, became a tyrannical despot, and caused
misery, hunger, and poverty, he incurred the hatred and enmity of the people.
Confucianist teachings assert that if the people wills it, then Heaven goes
along, and repeals its mandate. This is the meaning of 'cach menh', an
annulment of the heavenly mandate. At that time, if there rises among the
populace a person with sufficient talent and virtue who commands the loyalty
of the people, he acts in accord with Heaven's will and with the people's
will against the failed ruler. He has led a revolution. Thus, according to
Chinese historical precedents and usage, a revolution is a replacement of an
evil ruler with a virtuous ruler.
2. Today
it is common to translate the term 'cach menh' into the term 'revolution'.
But are these terms synonymous? In the western sense of the word, revolution
signifies a turning around, a change in the political, social, and economic
structure, not just a change of kings or rulers. The change implied in a
revolution must be drastic, fundamental and radical. If the change affects
only the ruling parties, and not the policies or the structure, it can only
be called a coup d'etat or a reform.
3. Given
this, to what extent may the term 'cach menh' be applied in Cao Ba Quat's
case?
(a) By
the western definition of the word 'revolution', Cao Ba Quat's uprising does
not qualify as a revolution, because of his ostensible purpose of replacing
what he considers to be an evil ruler with someone he considers to be a more
virtuous one. His action does not entail a drastic change in the political,
social, and economic structure of the country.
(b) However,
another school of thought maintained that Cao Ba Quat was, both in thought
and in action, a true revolutionary in the ancient Confucian.sense of the
word 'cach menh'. Evidence of this existed in an impromptu couplet he spoke
that embodied his spirit:
I as a gentleman will seize the opportunity to act,
That king and subjects
be as they were during the Nghieu Thuan era.
Elsewhere, in a poem
entitled Meeting a hungry man on the road, Cao Ba Quat expressed compassion
for a person who had fallen on hard times:
Sir, this is my situation.
Out of poverty I became
a medicine man.
On day two I pawned my
briefcase.
On day three I went
without food.
He was outraged by man's
brutality:
Man tied man under the torrid sun.
A great change in his thoughts
and actions occurred after his return from the Doan Phu Tu mission to
Singapore (then a British colony). Contact with western civilization had
opened his eyes to the distress, backwardness, and weakness of our society,
and kindled in him a greater discontent with the situation than ever before.
He put his frustrations in Sino-Vietnamese verse as follows:
We just chewed on letters and words,
And being earthworms
knew nothing about caterpillars.
Since that trip by boat
to Singapore
It was clear the world
was truly immense.
What a wakeup call from
our confined corner.
All that literature and
classics were mere games.
Without travels abroad
All that devotion to
letters was just a waste of manly ambition.
Cao Ba Quat also inveighed
against society's sycophantic fawning for wordly gains, and contempt for
human dignity, especially of the weak and vulnerable.
I am sick of those greedy
for fame and wealth, who with their dragonfly headdress [a sign of status]
patiently cool their heels in front of the court of the powerful. How many
are those who aspire to vain glory, covering themselves in fine clothing to
kneel till the courtyard wore out for a chance to flatter the high officials,
all the while despising the common man?
One must ask whether utterance
of words of indignant anger and frustration was enough to make Cao Ba Quat a
revolutionary.
Throughout history
revolutionaries as well as writers have often been discontented with society
for failing to live up to their ideals of perfection. They demanded more for
their generations and for their lives, and suffered when their demands were
not met to their satisfaction. Discontent has been the prime reason for
revolution. It impels writers to write and revolutionaries to spring to
action.
Another remarkable fact was
the gulf that sometimes separates a writer's thoughts and his actions.
Readers tend to familiarize themselves with an author's work, yet rarely pay
attention to the author's behavior in life. People in the East, however,
generally expect a revolutionary to live and practice their own ideals. An
example of this schism may be cited in the case of Jean-Jacques Rousseau, the
author of Emile in which he expounded his philosophy of education based on
love, who actually abandoned his own children to orphanages. Again, take the
cartoonist Herge, creator of the lovely boy Tintin. According to an article
by P. Assouline in the Express issue No. 2330 of February 29, 1996, Herge
hated children. He had once chased them and verbally abused them when they
came to greet him, and even sued a school to get it to move on grounds that
the children were a nuisance to him.
It is regrettable that Cao
Ba Quat behaved similarly. Even though he deplored how people destroyed one
another's dignity, he himself was far from being guiltless. He had utterly
humiliated, deservedly or not, the poets in the Tung Thien Vuong Group in the
most merciless and caustic way possible.
And that is not to mention
the fact that in Vietnamese society, revolutionary leaders are expected to
conduct themselves with humility and courtesy. Yet Cao Ba Quat was arrogant,
boastful, and megalomaniac. One might wonder what kind of a leader he would
make if he had succeeded in his "Thang Vo revolution," and whether
the Vietnamese people would countenance such a leader.
The controversy surrounding
the issue of whether Cao Ba Quat was a true revolutionary was due to the
different interpretations of the concept of revolution, the Eastern notion of
the rule of man versus the Western notion of the rule of law, the nature of
revolution as opposed to the behavior and virtue of the revolutionary leader.
The question remains whether Cao Ba Quat's own sense of superiority and his
delusion of grandeur were worthy of a leader. We should not judge his literary
achievements or his historical status solely on the basis of the success or
failure of his endeavor at My Luong.
In the final analysis, no
one can deny his indomitable spirit before the gross injustices of his time,
or the literary merits of his works. As one critic put it, "Heroic
thoughts clothed in heroic words; even his style and diction all testified to
the presence of a lofty and uplifting spirit." (2)
Cao Ba Quat deserved our
respect for stepping out of his ivory tower and getting engaged in the cause
in which he believed, much in the same way as the English poet Lord Byron,
who enlisted for the cause of Greek independence in 1823.
Notes:
(1)
Breach of the rule of names is one of the infractions against examination
regulations. These names are personal names that belong to members of the
royal family. A list of these names is posted at the gate to the examination
center for the benefit of candidates, who are to avoid using them in their
papers. A severe violation results from using the names of kings. A light
violation occurs when the candidate uses the names of the king's wife, mother
and ancestors. It is forbidden to read, write, or use in any way the names in
the "severe" list. In other words, these words are off-limit.
Candidates must find synonyms or equivalents. Words in the "benign"
list may be used if and only if a stroke is omitted out of deference for the
person whose name is being written. Candidates whose exam paper contained
names from the first list, or names from the second without the omission of a
stroke would receive a failing grade, and sometimes punishment.
(2) From
Ngo Tat To, Thi Van Binh Chu.
|
Không có nhận xét nào