Header Ads

  • Breaking News

    Cập nhật tình hình Biển Đông ngày 04/6/2021


    Trung Hiếu tổng hợp

    Trung Quốc tập trận, căng thẳng Mỹ - Trung

    Với những thông tin mới được hé lộ cùng với sự tập trung của dư luận vào nghi vấn vi rút bị rò rỉ, khó điều gì có thể cản trở các nỗ lực làm sáng tỏ nguồn gốc vi rút.

    Điều này cũng đồng nghĩa với việc quan hệ Mỹ - Trung sẽ tiếp tục lao dốc trong thời gian tới bởi Trung Quốc chắc chắn sẽ phản ứng với mọi lời kêu gọi minh bạch.

    I. Chuyển động quân sự

    1. Trung Quốc tập trận ở vịnh Bắc Bộ

    Cuộc tập trận trên phạm vi rộng ở vịnh Bắc Bộ sẽ diễn ra từ ngày 4 đến 7.6, theo thông báo của Cục Hải sự tỉnh Quảng Tây.

    ALERT 3.6: Trung Quốc tập trận phạm vi rộng ở vịnh Bắc Bộ

    2. Vụ 16 máy bay vận tải Trung Quốc ở Biển Đông

    Liên tiếp trong hai ngày, tờ South China Morning Post dẫn nguồn tin ẩn danh và các chuyên gia quốc phòng nêu ra nghi ngờ về vụ 16 máy bay vận tải quân sự Trung Quốc bay xuống phía nam quần đảo Trường Sa ngày 31.5.

    Ngày 3.6, tờ báo này viết:

    Các máy bay đánh chặn cất cánh từ căn cứ không quân Labuan đã nhận diện 16 máy bay trong đội hình - bao gồm máy bay vận tải Ilyushin IL-76 và Xian Y-20 - theo một tuyên bố của Không quân Hoàng gia Malaysia.

    Tuy nhiên, một nguồn tin trong quân đội Trung Quốc nắm rõ thông tin cho biết Trung Quốc chỉ điều hai máy bay vận tải đến Biển Đông và nhiệm vụ của chúng là cung cấp nhu yếu phẩm cho binh lính đóng trên khu vực Trung Quốc kiểm soát.

    “Sau khi nhiệm vụ cung cấp hàng hóa kết thúc, hai máy bay đã tiến hành "huấn luyện và diễn tập bay thích ứng" để họ làm quen với thời tiết và các tình huống ở Biển Đông”.

    Ngày 4.6, tiếp tục có một bài viết khác, lần này dẫn lời các chuyên gia quốc phòng gieo rắc nghi ngờ về con số 16 máy bay mà phía Malaysia công bố.

    Ridzwan Rahmat, nhà phân tích quốc phòng chính của Janes, cho biết không chắc Trung Quốc đã cử 16 máy bay vận tải thực hiện một nhiệm vụ.

    Rahmat nói: “Tôi khá bối rối khi thấy người Malaysia đã phát hiện ra 16 máy bay... Trung Quốc đã gửi các phi đội đến Biển Đông trước đây, nhưng không phải ở quy mô này. Vì vậy, tôi tự hỏi làm thế nào họ có được con số này”.

    Điều tôi có thể khẳng định là nguồn tin đầu tiên của SCMP đã cố tình nhập nhèm giữa hai hoạt động khác nhau ở Trường Sa để dẫn dắt dư luận.

    Thứ hai, cho đến lúc này Bắc Kinh không hề phủ nhận chi tiết về số lượng cũng như khu vực hoạt động ở phía nam quần đảo Trường Sa, mà chỉ khẳng định chúng không bay vào không phận Malaysia. Nếu tuyên bố của phía Malaysia sai về số liệu chắc chắn Trung Quốc đã phản ứng một cách chính thức.

    Trong khi đó, tờ SCMP hôm nay cũng dẫn số liệu từ tổ chức Sáng kiến tìm hiểu tình hình chiến lược Biển Đông (SCSPI) của Bắc Kinh cho bài viết về hoạt động của máy bay trinh sát Mỹ ở khu vực.

    Hoa Kỳ tiếp tục các chuyến bay của máy bay do thám trên Biển Đông, với mức tăng 'khổng lồ' từ năm 2020 - SCMP

    Thông tin này có thể khiến người ta có sự so sánh giữa hoạt động của máy bay Mỹ và Trung Quốc nhưng có một điều khác biệt lớn ở đây là khác với máy bay Trung Quốc, máy bay Mỹ không hoạt động lén lút mà giữ liên lạc với các trung tâm kiểm soát không lưu ở khu vực.

    Tư lệnh không quân Thái Bình Dương chỉ trích các chuyến bay của Trung Quốc gần Đài Loan và Malaysia là “leo thang” và “gây bất ổn” - AFP

    3. Tàu sân bay Anh, Pháp hội ngộ ở Địa Trung Hải

    Ngày 3.6, tàu sân bay Charles De Gaulle của Pháp và HMS Queen Elizabeth của Anh đã hội ngộ và tiến hành diễn tập ở Địa Trung Hải, phía nam Toulon. 


    Ảnh: Hải quân Pháp

    Cuộc tập trận này có sự tham gia của chỉ huy hải quân ba nước Anh, Pháp và Mỹ. Màn diễn tập này cũng kết thúc cuộc tập trận Gallic Strike kéo dài ba ngày.

    Sau cuộc tập trận, tàu Charles De Gaulle trở về nước trong khi tàu Queen Elizabeth tiếp tục hành trình triển khai đến Tây Thái Bình Dương.

    Vị trí tàu Queen Elizabeth trong ngày 3.6

    II. Mỹ - Trung

    1. Mỹ cấm đầu tư vào 59 công ty Trung Quốc

    Trong một động thái đáng chú ý, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 3.6 đã ký sắc lệnh hành pháp cấm các nhà đầu tư Mỹ đầu tư vào 59 công ty Trung Quốc.

    Sắc lệnh hành pháp

    Fact Sheet

    Theo The Wall Street Journal

    Sắc lệnh hành pháp mà ông Biden ký hôm thứ năm nâng tổng số công ty Trung Quốc bị cấm nhận đầu tư của Mỹ lên 59 công ty và cho thấy chính quyền của ông đang tiếp nối một số chính sách cứng rắn với Trung Quốc mà cựu Tổng thống Donald Trump để lại.

    Nhiều công ty mới bị đưa vào danh sách là các công ty con và chi nhánh của các công ty nhà nước lớn và các doanh nghiệp khác đã có tên trong danh sách đen trước đó. Chúng bao gồm một loạt các công ty liên quan đến Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc khổng lồ thuộc sở hữu nhà nước và hai chi nhánh của nhà sản xuất thiết bị viễn thông Huawei Technologies Co.

    ...

    Hành động này là một trong những hành động kiên quyết nhất cho đến nay giữa lúc chính quyền Biden tiến hành một cuộc rà soát chính sách đối với Trung Quốc trên diện rộng, bao gồm cách xử lý với thuế quan và các biện pháp thương mại khác của ông Trump. Cho đến nay, chính quyền chỉ thúc đẩy một số ít hành động cụ thể chống lại Bắc Kinh, mặc dù Mỹ gần đây đã cùng các đồng minh áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc tham gia vào vụ giam giữ hàng loạt người dân tộc thiểu số chủ yếu theo đạo Hồi ở khu vực Tân Cương.

    2. Cuộc điều tra nguồn gốc vi rút

    Tờ Vanity Fair ngày 3.6 đăng một bài báo dài 11.000 chữ về cuộc điều tra nguồn gốc vi rút.

    Điểm nhấn của bài báo này là nó hé lộ một cuộc đối đầu trong nội bộ các cơ quan chính phủ Mỹ liên quan đến cuộc điều tra nguồn gốc vi rút. Trong đó, một nhóm quan chức và nhà khoa học dường như tìm mọi cách cản trở cuộc điều tra để che giấu sự liên quan của Mỹ với nghiên cứu gain-of-function được tiến hành ở Viện Vi rút học Vũ Hán.

    Một số chi tiết đáng chú ý trong bài báo này:

    Trong một cuộc họp của Bộ Ngoại giao, các quan chức đang đòi hỏi sự minh bạch từ chính phủ Trung Quốc cho biết họ đã bị các đồng nghiệp yêu cầu thẳng thừng rằng không nên tìm hiểu nghiên cứu gain-of-function của Viện Vi rút học Vũ Hán, vì nó sẽ thu hút sự chú ý không mong muốn đến nguồn tài trợ của chính phủ Mỹ.

    Thomas DiNanno, cựu quyền Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Cục Kiểm soát, Xác minh và Tuân thủ các quy định về vũ khí của Bộ Ngoại giao Mỹ, viết trong một biên bản ghi nhớ rằng nhân viên từ hai cơ quan, của chính ông và của Cục An ninh Quốc tế và Không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, "đã cảnh báo” các lãnh đạo trong cục của ông "không theo đuổi cuộc điều tra về nguồn gốc của Covid-19” vì nó sẽ “tạo ra phiền phức” nếu được tiếp tục.

    Cựu Cục trưởng CDC Mỹ Robert Redfield cho biết ông bị dọa giết, không phải từ những kẻ nặc danh hay chính khách, mà bởi chính những nhà khoa học đồng nghiệp của mình sau khi nói ông tin rằng vi rút bắt nguồn từ phòng thí nghiệm cuối tháng 3 năm nay.

    Bốn cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ kể với Vanity Fair rằng các thành viên của một nhóm điều tra nghi vấn vi rút bị rò rỉ liên tục bị cảnh báo rằng không nên mở “chiếc hộp Pandora”.

    Làm thế nào những nhà điều tra nghiệp dư phanh phui câu chuyện phòng thí nghiệm Vũ Hán và khiến giới truyền thông muối mặt - Newsweek

    Ông Fauci thúc giục Trung Quốc công khai hồ sơ y tế của các nhân viên phòng thí nghiệm Vũ Hán - Nikkei Asia Review

    Với những thông tin mới được hé lộ cùng với sự tập trung của dư luận vào nghi vấn vi rút bị rò rỉ, khó điều gì có thể cản trở các nỗ lực làm sáng tỏ nguồn gốc vi rút. Điều này cũng đồng nghĩa với việc quan hệ Mỹ - Trung sẽ tiếp tục lao dốc trong thời gian tới bởi Trung Quốc chắc chắn sẽ phản ứng với mọi lời kêu gọi minh bạch.

    Sự hồi sinh của giả thuyết rò rỉ vi rút có nguy cơ khiến quan hệ Mỹ - Trung xấu hơn - Bloomberg

    Bà Bonnie Glaser, Giám đốc Chương trình Châu Á tại Quỹ German Marshall, một nhóm nghiên cứu chính sách ở Washington, nói rằng: “Vấn đề về nguồn gốc của virus có liên quan sâu sắc đến tính chính danh của Đảng Cộng sản Trung Quốc, vì vậy tôi không trông đợi Trung Quốc sẽ trở nên minh bạch hơn - họ sẽ liên tục chống lại chuyện này".

    “Tuy nhiên, Trung Quốc không có khả năng sử dụng các hình thức cưỡng bức kinh tế đối với Mỹ mà họ đang áp dụng để chống lại Úc, một phần vì họ lo ngại sự trả đũa của Mỹ dưới hình thức áp thêm hạn chế đối với công nghệ cao”, bà nói thêm.

    Không có nhận xét nào