Header Ads

  • Breaking News

    Cập nhật tình hình Biển Đông ngày 10 tháng 6 năm 2021

    Ngày 10.6, tàu tác chiến cận bờ USS Charleston (LCS 18) của Mỹ tiến vào Biển Đông thông qua eo biển Verde Island.

    Trung Quốc không còn hy vọng vào chính quyền Biden

    Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn

    Trung Quốc đã đẩy nhanh kế hoạch thông qua luật chống trừng phạt sau khi không còn hy vọng vào việc Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ có cách tiếp cận mềm mỏng hơn so với người tiền nhiệm Donald Trump.

    I. Biển Đông, ASEAN

    1. Chuyển động quân sự

    Theo thông báo của Cục Hải sự tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc tiếp tục tiến hành huấn luyện quân sự tại khu vực vịnh Bắc Bộ ở phía tây bán đảo Lôi Châu từ ngày 9 đến 18.6. Trước đó, Trung Quốc cũng tiến hành tập trận tại khu vực này từ ngày 4 đến 7.6.




    Đây là lần đầu tiên một tàu LCS trở lại Biển Đông sau khi hai tàu USS Montgomery (LCS 8) và USS Gabrielle Giffords (LCS-10) lần lượt kết thúc chuyến triển khai ở khu vực vào năm ngoái.
     



    Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines Cirilito Sobejana có chuyến thị sát ở đảo Thị Tứ vào ngày 7.6 nhằm khảo sát kế hoạch xây dựng trung tâm hậu cần ở khu vực này, theo truyền thông Philippines.

    Trong khi đó, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte yêu cầu phía Mỹ giải thích vai trò của họ trong cuộc khủng hoảng bãi cạn Scarborough trước khi xem xét khả năng gia hạn Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng (VFA) giữa hai nước, theo Philippine News Agency.

    Chiến đấu cơ trên tàu sân bay J-15 được nhìn thấy ở căn cứ không quân hải quân Lăng Thủy ở Hải Nam. Ảnh vệ tinh cho thấy hình vẽ mô phỏng kích thước tàu sân bay ở địa điểm này, gợi ý Lăng Thủy sẽ là nơi trú đóng của phi đội chiến đấu cơ trên tàu sân bay Sơn Đông, theo Defense News.

    Trung Quốc tập trận đổ bộ ở Phúc Kiến - SCMP

    2. ASEAN

    Một số tiết lộ về Hội nghị đặc biệt của Ngoại trưởng ASEAN - Trung Quốc ở Trùng Khánh ngày 7.6 cho biết tranh cãi căng thẳng đã diễn ra liên quan đến vấn đề Biển Đông tại hội nghị này.

    Về vấn đề Biển Đông, tuyên bố của đồng chủ tịch hội nghị đặc biệt này kêu gọi:

    Tăng cường và thúc đẩy an ninh biển, duy trì tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, tự kiềm chế trong việc tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định.

    Tuy nhiên, theo tờ The Straits Times, Philippines đã kêu gọi đưa ra tuyên bố mạnh mẽ hơn về Biển Đông vào trong tuyên bố nhưng không thành vì Trung Quốc và các nước ASEAN nhỏ hơn phản đối.

    Trang Benarnews dẫn nguồn ngoại giao Philippines tiết lộ Philippines, Malaysia và Việt Nam đứng về một phía đối chọi với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông trong khi các nước ASEAN khác không lên tiếng.

    Trong khi đó, nguồn tin của hãng Jiji Press cho hay Việt Nam lên tiếng mạnh mẽ nhất về vấn đề này.

    Cũng liên quan vấn đề Biển Đông, kênh ABS CBN cho biết ASEAN và Trung Quốc đặt ra mục tiêu mới là kết thúc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trong năm 2022.

    II. Mỹ - Trung

    1. Chuyển biến mới

    Trong một bài báo đáng chú ý, tờ South China Morning Post tiết lộ Trung Quốc đã đẩy nhanh kế hoạch thông qua luật chống trừng phạt sau khi không còn hy vọng vào việc Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ có cách tiếp cận mềm mỏng hơn so với người tiền nhiệm Donald Trump.

    Theo nguồn tin của tờ báo này, kế hoạch thông qua luật chống trừng phạt được khởi động vào năm ngoái, nhưng Bắc Kinh đã trì hoãn nhằm theo dõi những động thái mới của chính quyền Biden.

    Luật này dự kiến sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 10.6. Với việc thông qua luật này, Trung Quốc dường như đã có đánh giá của họ về cách tiếp cận của chính quyền Biden.

    Trong khi đó, Trung Quốc dường như cũng đã giậm thắng trong vấn đề biến đổi khí hậu, một trong những lĩnh vực hiếm hoi có khả năng mở ra hợp tác với Mỹ, khi ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng so với giảm khí thải, theo The Wall Street Journal.

    Đọc thêm:

    Thượng viện Mỹ thông qua đạo luật 250 tỷ đô la để cạnh tranh và chống lại Trung Quốc - SCMP

    Mỹ lập lực lượng tác chiến thương mại nhắm vào Trung Quốc - White House

    Biden tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh trong cuộc đối đầu với Putin, Trung Quốc - The Wall Street Journal

    Mỹ và Châu Âu xây dựng liên minh công nghệ trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy - Politico

    2. Chỉ thị về Trung Quốc của Bộ Quốc phòng Mỹ

    Ngày 9.6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã ban hành chỉ thị nội bộ về việc phát động nỗ lực của Bộ Quốc phòng nhằm giải quyết tốt hơn những thách thức an ninh từ Trung Quốc.

    Chỉ thị này được đưa ra dựa trên các khuyến nghị cuối cùng của nhóm công tác về Trung Quốc được Bộ Quốc phòng thành lập hồi tháng 2. Tuy nhiên, chỉ thị này được xếp loại mật nên hầu như không có thông tin nào về nó cũng như các khuyến nghị được công khai.

    Những nỗ lực mà tôi đang chỉ đạo hôm nay sẽ cải thiện khả năng của bộ trong việc khôi phục mạng lưới các đồng minh và đối tác của chúng ta, tăng cường khả năng răn đe và đẩy nhanh sự phát triển của các khái niệm tác chiến mới, các năng lực mới nổi, bố trí lực lượng tương lai và nguồn nhân lực quân sự và dân sự hiện đại hóa.

    Tờ Stars and Stripes dẫn lời một quan chức tiết lộ chính quyền Biden đang soạn chiến lược quốc phòng mới, sẽ được định hình một phần bởi các kết luận của nhóm công tác về Trung Quốc.

    Tuy các khuyến nghị và phần lớ chỉ thị của ông Austin được xếp loại mật nhưng quan chức này cũng cho biết Lầu Năm Góc sẽ cập nhật cho Quốc hội Mỹ và công chúng khi có thể.

    Không có nhận xét nào