Header Ads

  • Breaking News

    EU nói VN còn có 'vi phạm nhân quyền' và tự do báo chí 175/180 thế giới

    Nguồn hình ảnh, GEORGES GOBET

    Chụp lại hình ảnh,

    Bà Heidi Hautala, Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu khi đó (bìa trái) có chuyến thăm Việt Nam năm 2018 để xem xét tình hình nhân quyền

    Cơ quan Đối ngoại EU (EEAS) nói năm 2020 các blogger, nhà báo tiếp tục bị bắt ở Việt Nam, và tự do báo chí còn kém, tuy thế EU vẫn tiếp tục hỗ trợ cho nước này phát triển xã hội dân sự.

    Quốc gia 97 triệu dân ở Đông Nam Á vẫn chỉ xếp hạng 175/180 về tự do báo chí, theo Báo cáo của EEAS ra trong tháng 6/2021, tổng kết tình hình nhân dân, dân chủ trên thế giới năm 2020.

    https://eeas.europa.eu/sites/default/files/2020_eu_human_rights_and_democracy_country_reports.pdf

    Chính phủ Việt Nam cho rằng báo cáo của EEAS 'chưa khách quan' và "tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do thông tin ở Việt Nam được thể hiện rõ qua sự phát triển đa dạng về loại hình và phong phú về nội dung".

    Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng nói "thực tế hơn 70% dân số Việt Nam sử dụng mạng internet và mạng xã hội quốc tế và trong nước".

    Chính phủ Việt Nam tuy thế vẫn coi EU là đối tác quan trọng và muốn tiếp tục "đối thoại nhân quyền thường niên" với khối này.

    EEAS nói gì về quyền con người ở Việt Nam?

    Phần 'Tổng quan về tình hình dân chủ và quyền con người' trong văn bản của EEAS viết:

    "Năm 2020, Việt Nam tiếp tục mở rộng khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực quyền lao động để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

    Trong khi Việt Nam ngày càng nỗ lực trong cuộc chiến chống lao động trẻ em và thúc đẩy bình đẳng giới, thì tình trạng vi phạm các quyền dân sự và chính trị vẫn tiếp diễn.

    Đặc biệt lo ngại là mức độ nghiêm trọng của các hạn chế và kết án các trường hợp liên quan đến thực hiện quyền tự do ngôn luận trên mạng và ngoài xã hội.

    Người dùng mạng xã hội ngày càng phải đối mặt với sự kiểm duyệt độc đoán khi chia sẻ những quan điểm mang tính chỉ trích.

    Chính phủ ép buộc các công ty truyền thông xã hội quốc tế lớn gỡ bỏ các tài khoản hoặc nội dung chỉ trích chính phủ, tạo ra một tiền lệ đáng lo ngại.

    Cả năm 2020, một số blogger, nhà báo và những nhà hoạt động vì nhân quyền đã bị bắt, hoặc bị kết án, nhà nước tiếp tục kiểm soát các phương tiện truyền thông và hạn chế về quyền tự do ngôn luận cả trên mạng và ngoài đời thực.

    Trong Bảng Xếp hạng Tự do Báo chí Thế giới 2020, Việt Nam đứng thứ 175 trên 180 quốc gia.

    Một số bị can không được gặp luật sư, nhân viên y tế và gia đình thăm viếng, một số khác bị chuyển đến các trại giam xa nơi ở của gia đình.

    Tử hình vẫn là mối quan ngại sâu sắc và dữ liệu về hình phạt này không được các nhà chức trách công bố. Việt Nam cũng hạn chế nhiều hơn môi trường hoạt động cho các tổ chức xã hội dân sự với việc sửa đổi các nghị định và biện pháp hành chính."

    Bộ Ngoại giao Việt Nam nói gì?

    Các báo Việt Nam hôm 24/06/2021 đăng phát biểu của bà Lê Thu Hằng, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao nói:

    "Tại Việt Nam, không ai bị bắt giữ, xét xử chỉ vì "bày tỏ chính kiến", "bảo vệ nhân quyền". Như các quốc gia khác, Việt Nam cũng kiên quyết đấu tranh với các hành vi lợi dụng các quyền tự do, dân chủ để vi phạm pháp luật, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.

    Quá trình điều tra, xét xử và giam giữ được tiến hành theo đúng các quy định của pháp luật; quyền của người bị giam giữ được bảo đảm."

    Cùng lúc, bà Lê Thu Hằng khẳng định quan điểm của nhà nước là "Việt Nam coi trọng quan hệ Đối tác Hợp tác Toàn diện với EU. Việt Nam sẵn sàng trao đổi, hợp tác với EU trong vấn đề quyền con người trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở và tôn trọng nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thông qua cơ chế đối thoại nhân quyền thường niên và các khuôn khổ trao đổi song phương khác".

    Nhiều luật nhưng là để nhà nước dễ kiểm soát?

    Từ lâu nay, giới quan sát và đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam cho rằng cơ chế một đảng cộng sản nắm trọn bộ máy công an cảnh sát, tư pháp, truyền thông, và sự thiếu vắng của nguyên tắc tam quyền phân lập à cản trở cơ bản cho việc cải thiện nhân quyền ở Việt Nam.

    Dù chính phủ có nhiều luật và nghị định nhưng các văn bản này thường trao nhiều quyền cho hành pháp, cụ thể là Bộ Công an và chính quyền địa phương tự quyết định, thiếu cơ chế kiểm tra chéo trong việc bắt giữ.

    Ví dụ, một bài của cựu thành viên Nghị viện Thái Lan trong liên minh nghị viện ASEAN, ông Kasit Piromya viết hồi tháng 7/2020 trên trang The Diplomat về hiện tượng này.

    Trong bài "Why Are Peaceful Human Rights Activists Still Behind Bars in Vietnam?" ông Kasit Piromya cho rằng một luật về tôn giáo và tín ngưỡng hồi đầu 2018 của Việt Nam "cho chính phủ nước này nhiều quyền hạn rộng khắp để kiểm soát, hạn chế hoạt động tôn giáo".

    Việc bắt mọi hoạt động tôn giáo phải đăng ký với chính quyền (ở đa số các nước theo thể chế dân chủ không có quy định tương tự) khiến chính phủ Việt Nam có thể "siết chặt hoạt động tôn giáo", tác giả này viết.

    Một vấn đề khác, được cả một số luật sư, nhà nghiên cứu chính sách công tại Việt Nam nêu lên, là Bộ Công an và chính quyền địa phương hay có xu hướng "hình sự hóa" các vấn đề dân sự như đất đai, biến người khiếu kiện thành "phần tử chống đối".

    Các vụ tham nhũng nguồn lợi đất dễ được quan chức địa phương, nhóm lợi ích che đậy bằng cách quy kết người khiếu kiện là "phản động" khi họ kêu gọi ủng hộ qua mạng hoặc trả lời truyền thông nước ngoài.

    TS Phạm Quý Thọ từ Hà Nội từng viết trên trang BBC News Tiếng Việt, kêu gọi chính quyền hãy nhìn thẳng sự thật về vấn đề đất đai, sở hữu đất, "để có những thay đổi đột phá. Đừng để đất đai trở thành vấn đề gây tổn hại cho sự phát triển đất nước".

    https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-57610494

    tài liệu về bản báo cáo phần Việt Nam

    Phần 'Tổng quan về tình hình dân chủ và quyền con người' trong văn bản của EEAS  Anh ngữ

     

    EU ANNUAL REPORT ON HUMAN RIGHTS AND DEMOCRACY IN THE WORLD 2020 COUNTRY UPDATES

    Vietnam

    1. Overview of the human rights and democracy situation: In 2020, Vietnam further expanded its legal framework in the field of labour rights in line with international standards. While Vietnam has been increasingly making efforts in the fight against child labour and in the promotion of gender equality, civil and political rights violations continued. Particularly worrisome was the severity of restrictions and sentencing in cases related to the right to exercise freedom of expression online and offline. Social media users were increasingly faced with arbitrary censorship when sharing critical views online. The government compelled major international social media companies to take down accounts or content critical of the government, creating a worrying precedent. Throughout 2020, several bloggers, journalists and human right defenders were arrested or sentenced, and state control of the media and restrictions on freedom of expression both online and offline continued. In the 2020 World Press Freedom Index Vietnam ranked 175th out of 180 countries. Some detainees were not able to receive visits including by lawyers, medical personnel and family, others were transferred to prisons far away from the residence of family members. The death penalty remains a serious concern and data on capital punishment is not published by the authorities. Vietnam also further restricted the operational environment for civil society organisations with the revision of decrees and administrative measures.

    The Government of Vietnam ratified the core ILO Convention 105 on forced labour. Moreover, Vietnam committed to ratify the pending core ILO Convention 87 on freedom of association by 2023.

    2. EU action - key focus areas: The EU's advocacy priorities for 2020 continued to be on: protecting and empowering individuals: freedom of expression (online and offline); freedoms of assembly, the press, religion or belief; labour rights; abolition of the death penalty,43 and the fight against trafficking in human beings. The situation of human rights defenders was also a key area of concern. The EU insisted on the importance of upholding the rule of law to protect human rights and promote good governance, including in the case of land disputes, areas which can help build a more resilient and inclusive society. In terms of promoting aglobal system for human rights and democracy, the EU also focused on Vietnam’s action plan for the accepted recommendations under the third cycle of the Universal Periodic Review. On several occasions, the EU reiterated its encouragement to issue a standing invitation to UN Special Procedures.The EU delegation engaged actively in actions aimed at supporting human rights activists and consistently requested the possibility to observe trials and visit human right defenders in prison together with other EU embassies. Throughout the year, the EU substantially advocated and provided technical assistance for the revision of the Labour Code and the ratification of all core ILO Conventions and their implementation.

    3. EU bilateral political engagement: Human rights were mainstreamed in bilateral discussions at all levels with the government. The EU, in close coordination with EU Member States and like-minded countries, maintained regular exchanges on human rights and reiterated its request for the release of all persons detained for exercising their freedom of expression both online and offline. The EU also insisted on access to legal aid, medical support and family visits for all prisoners. At the EU-Vietnam Human Rights Dialogue, the EU expressed concerns over limitations on freedom of expression in Vietnam (both online and offline). Discussions also covered freedom of religion or belief, freedom of association and assembly, and the value of an independent and robust civil society. The situation of human rights defenders was discussed at length. At the Subcommittee on Good Governance, Rule of Law and Human Rights, the EU offered technical assistance in various areas, including for the implementation of the accepted recommendations under the third cycle of the Universal Periodic Review as well as the recommendations from the Committee against Torture. At the EU-Vietnam Joint Committee, the EU stressed that all citizens should be able to peacefully and freely associate, express their views and contribute to public life.

    4. EU financial engagement: Civil society organisations’ actions were supported through grants in the domains of children’s rights, gender equality and prevention of gender-based violence, freedom of expression, the rights of migrants, empowerment of civil society, business and human rights, cultural rights as well as COVID-19 response. In addition, Vietnam, with EU support, implemented activities to increase access to justice for persons in the most vulnerable situations, developed indicators to measure implementation of some HRC recommendations as well as assessed the compatibility of the Vietnamese legal framework with ICCPR.

    5. Multilateral context: As part of the commemoration of 25 years of the Beijing Platform for Action on Women’s Empowerment and the 20th anniversary of the UN Security Council resolution 1325 on women, peace and security, Vietnam, as non-permanent UN Security Council member (2020 – 2021), in partnership with the UN, hosted an International Conference ‘Women’s Role in Building and Sustaining Peace: from Commitments to Results’. In January 2019, in the third cycle of the Universal Periodic Review, Vietnam received 291recommendations: it fully accepted 220 recommendations and 21 partially. In 2020, Vietnam prepared the national master plan for the implementation of the Universal Periodic Reviewrecommendations accepted by the country. A mid-term assessment to enhance the effectiveness of the performance is planned in July 2021. Moreover, Vietnam is due to deliver a progress report on the implementation of the third ICCPR report priorities by March 2021

    Không có nhận xét nào