Header Ads

  • Breaking News

    Phan Bội Châu - Văn tế Nguyễn Thái Học và cô Giang

    Lễ kỷ niệm Đảng trưởng Nguyễn Thái Học và Phạm Hồng Thái được tổ chức tại Nhà Đấu xảo. Hà Nội ngày 18/6/1946 ( Ảnh trong anbum Devillers).

     

    https://gallica.bnf.fr, Le Petit Parisien : journal quotidien du soir, 10 mai 1930

     

    Tin L’Œuvre ngày 10 tháng 5, 1930, trang 3

    Than rằng:

    Sóng nhân đạo ở hai mươi thế kỷ, bạn má hồng toan cướp gái làm trai;
    Gương nữ hùng trên một góc trời Nam, bọn da trắng phải ghê giòng giống Việt.
    Trên quốc sử mực chàm giấy phấn, ong cả đoàn nhan nhản bầy nô;
    Dưới Long Thành máu thắm cỏ xanh, gái đến thế rành rành chữ liệt.
    Trăng thu mờ mịt, trông những buồn tênh;
    Người ngọc xa vời, nghĩ càng đau tuyệt.
    Nhớ nữ liệt sĩ xưa:
    Đất nhả tinh hoa;
    Trời treo băng tuyết.
    Vóc quần thoa nhưng chí khí tu mi;
    Thân khuê các mà can trường khí tiết.
    Thuở bé nhờ ơn gia giáo, Hán học vừa thông;
    Tuổi xanh vào chốn học trường, Pháp văn cũng biết.
    Tang hải gặp khi xoay cuộc, ngó giang sơn luống những lòng đau;
    Trần ai tức lôí không người, thấy nô lệ giương đôi tròng ngút.
    Xem sách Pháp từng đem óc nghĩ: Dan Đà, La Lan thuở nọ, chị em mình đã dễ ai hơn;
    Giở sử nhà bỗng vỗ tay reo: Bà Trưng, Cô Triệu sau này, non nước ấy có đâu hồn chết.
    Triều cách mạng đang dâng sùng sục, cát Vệ Tinh ngậm đầy trước miệng, mong thấy bể vùi;
    Vai quốc dân nặng gánh trìu trìu, đá Oa Hùng dắp sẵn trong tay, nỡ xem trời khuyết.
    Tức tội cường quyền;
    Thi gan sấm sét.
    Khi nhập đảng tuổi vừa mười tám, cơ nữ binh đăng đội tiền phong;
    Lúc tuyên truyền sách động ba quân, lưỡi biện sĩ trổ tài du thuyết.
    Thổi gió phun mây từng mấy trận, nào Lâm Thao, nào Yên Bái, nữ tham mưu đưa đẩy đội hùng binh;
    Vào sinh ra tử biết bao phen, kia thành huyện, kìa đồn binh, cờ nương tử xông pha hùm rắn rết.
    Nguyễn Thái Học trổ tài kiện tướng, nhờ có cô mà lông cánh thêm dài;
    Phạm Thị Hào nổi tiếng trung trinh, em có chị mà xứng danh nữ kiệt.
    Khốn nỗi thay!
    Vận nước còn truân;
    Tai trời chửa hết!
    Trắc trở buồm xuôi gió ngược, tài anh thư gặp bước gian truân;
    Ngại ngùng nước biếc non xanh, tay chức nữ uổng công thêu dệt.
    Nhưng hãy còn:
    Thiết thạch tâm can;
    Châu toàn bách chiết.
    Thời như thế, việc đành phải thế, đoạn đầu đài mừng được thấy anh lên;
    Sống là còn thác vẫn là còn, súng kề cổ không nhường cho giặc giết.
    Tiếng súng lúc vang lên một phát, núi đổ sông nhào!
    Hồn anh thư hẹn phút trùng lai, thần gào quỷ thét.
    Ôi thương ôi!
    Khóc nữa mà chi;
    Nói không kể xiết!
    Một nén hương lòng;
    Mấy lời thống thiết!
    Bạn nữ lưu, ai nối gót theo chân?
    Nghĩa đoàn thể, xin từ đây cố kết!
    Hỡi ơi! Thương thay!
    (Phan Bội Châu)

    Ảnh các yếu nhân tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Báy

     

    Nguyễn Thái Học, founder and leader of the VNQDĐ.

    Chân dung Đảng trưởng  Nguyễn Thái Học (1902-1930) khi bị giam tại Hỏa Lò, 1930 . Nguồn: Bảo Ngậu

    https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Nguy%E1%BB%85n_Th%C3%A1i_H%E1%BB%8Dc.jpg

     

    Ảnh Đảng trưởng Nguyễn Thái Học, hình bìa tác phẩm Nguyễn Thái Học do Nhượng Tống viết. Xuất bản năm 1945.

    Archives par mot-clé : Mai Kieu

    Sách về Nguyễn Thái Học ‘tái xuất’ sau 70 năm

    17/06/2015

    [ndlr] Réédition de l’ouvrage de Nhượng Tống (Hoàng Phạm Trân, 1904-1949) paru la première fois en juin 1945 à Hanoi à l’occasion de l’anniversaire de Yên Bái. L’ouvrage fut ensuite réédité une première fois en 1949 par Tân Việt à Saigon et en 1950 aux éditions Ngày Mai à Hanoi puis en 1956 de nouveau à Saigon chez Tân Việt dans la collection « Tủ sách Những mảnh gương« . Il fut réédité aux États-Unis par le VNQDĐ en exil dans les années 1980. Il s’agit ici de la première réédition à Hanoi depuis la réunification du pays (NXB Hội Nhà Văn). Présentation succincte de Mai Kiều.

     


    Editions de 1945 (Hanoi), 1950 (Hanoi) et 1956 (Saigon) © Nhi Linh & TTXVA

     

    Ông Nguyễn Khắc Nhu (1881- 1930).

    Ông Phó Đức Chính (1907- 1930).


    Ông Đoàn Trần Nghiệp (1908- 1930).

     

    Con cháu của ông Nguyễn Khắc Nhu tại khu di tích Nguyễn Thái Học.

    Phan Bội Châu: Thác lời Nguyễn Thái Học cùng chị em cô Giang, Bắc

     


     bài 1 - Cô khóc cậu

    Thình lình một tiếng sét ngang lưng,
    Nuốt nghẹn tình tơ xiết nói năng.
    Mây mịt mờ xanh trời vẫn hắc,
    Giọt chan chứa đổ, bể khôn bằng.
    Thân vàng đành cậu liều theo cái,
    Dạ tuyết thôi em gởi với trăng.
    May nữa duyên sau còn gặp gỡ,
    Suối vàng cười nụ có ngày chăng ?

    Từ năm 1927 đến 1930, phong trào thanh niên "Việt Nam quốc dân đảng" nổi lên rầm rộ, đánh thức lòng hoạt động yêu nước của các tầng lớp xã hội và làm sôi nổi xứ Bắc, với những cuộc tổ chức bí mật, những vụ ám sát, bãi công, những cuộc khởi nghĩa máu sắt ở Yên Bái, ở Lâm Thao, ở Vĩnh Bảo. Phong trào lúc ấy có nhiều phụ nữ tham gia, đóng góp tài sức vào mọi việc hoạt động của đảng rất đắc lực. Cô Nguyễn Thị Giang, sau khi việc đảng vở lỡ và vụ đổ máu Yên Bái, vẫn mạo hiểm làm trọn nhiệm vụ liên lạc giữa đảng trưởng Nguyễn Thái Học và các anh em đồng chí ẩn núp khắp nơi. Cô khéo giữ tung tích, đến nỗi mật thám Pháp lùng bắt cô ráo riết mà không sao bắt được. Trong khi ấy, cô vẫn ở quanh Hà Nội, vẫn làm việc đảng như thường.

    Cho tới ngày 16 tháng sáu 1930, Thái Học lên đoạn đầu đài ở Yên Báy với 12 bạn đồng chí, cô Giang trà trộn chung quanh, lấy tâm hồn tiễn đưa đảng trưởng, rồi đáp xe lửa xuống Vĩnh Yên, rút súng lục tự tử giữa cánh đồng làng Thổ Lang, chính là quê hương Thái Học.

    Cách đó không lâu, cụ Phan gởi đăng ở một tuần báo trong Sài Gòn, mấy bài thơ này. Cụ thác ra chuyện một đôi nhân tình gắn bó, nhưng chẳng may cậu trai bị nạn chết, cô gái đặt bàn thờ khóc tế bằng một bài thơ. Hồn cậu trai cũng làm thơ đáp lại, giãi bày tâm sự. Sau cô gái thác theo ý trung nhân. Người chị thương em, khóc than cảm khái. Lúc bấy giờ, ai cũng thấy rõ cụ Phan ký thác vào chuyện Thái Học và chị em cô Giang cô Bắc mà làm ra mấy bài thơ này.

    bài 2 - Hồn cậu trả lời 1

    Gặp mình, mình lại thẹn cùng mình,
    Ai khiến em mà vội gặp anh ?
    Vẫn nghĩ hữu chung ví hữu thuỷ,
    Thôi thề đồng tử chẳng đồng sinh.
    Trăm năm cuộc bụi, dâu hay bể,
    Một tấm lòng son, sắt với đinh.
    Gió dữ mưa cuồng thây kệ nó,
    Dắt nhau ta tới tận thiên đình.

    bài 3 - Hồn cậu trả lời 2

    Dắt nhau ta tới tận thiên đình
    Quyết dẹp cho yên sóng bất bình
    Mặt nước em còn hồng giọt máu
    Nợ đời anh chửa trắng tay tanh
    Trăm năm thề với trời riêng đội
    Bảy thước âu là mẹ chẳng sinh
    Mình hỡi! Mình đừng buồn bã quá
    Hồn còn mạnh khoẻ, phách còn linh

    bài 4 - Chị khóc em khi em chết theo người yêu 1

    Em ơi! Em vậy, chị thời sao ?
    Ghê gớm mà cùng tiếc biết bao!
    Chung nợ cha sinh và mẹ dưỡng
    Rẽ đường vực thẳm với bờ cao
    Ngại ngùng gió yếu, mây trơ mực
    Tức tối trời say, máu úa đào
    Hồn có thiêng liêng, dúm tính nhỉ
    Mẹ già em bé nghĩ dường nao!

    bài 5 - Chị khóc em khi em chết theo người yêu 2

    Mẹ già em bé nghĩ dường nao!
    Và nợ chồng con nặng biết bao
    Nổ đất thình lình tay vỗ kép
    Nhuộm trời ghê gớm máu phun đào
    Giữa trường tân khổ no cay đắng
    Trước trận phong ba nổi gió trào
    Chị có ngờ đâu em đặng thế
    Biển ngần ấy rộng, núi ngần cao!


    (Phan Bội Châu)

    Không có nhận xét nào