Hoa Kỳ đang kêu gọi các đồng minh thành lập một khối kinh tế chung chống lại Trung Quốc. Tổng thống Biden sẽ công bố kế hoạch của ông vào ngày thứ hai của hội nghị thượng đỉnh G7 ở Cornwall, Anh, các quan chức cấp cao của chính phủ Mỹ cho biết. Họ đã nói chuyện bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 với các hãng truyền thông có mặt.
Nhóm bảy nước công nghiệp phát triển lớn (Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Vương quốc Anh) đã tập hợp từ hôm qua cho một hội nghị thượng đỉnh kéo dài ba ngày. Chương trình nghị sự gồm cả cuộc chiến chống lại đại dịch COVID. EU cũng tham gia hội nghị thượng đỉnh; các khách mời là lãnh đạo Australia, Ấn Độ, Hàn Quốc và Nam Phi.
Nhưng đối với ông Biden, hội nghị thượng đỉnh cũng là nơi nói lên những lo ngại của ông về Trung Quốc. Ông muốn các quốc gia cùng lên tiếng chống lại nạn lao động cưỡng bức đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác đang diễn ra ở Trung Quốc.
Cạnh tranh với Con đường tơ lụa mới
Ngoài ra, ông Biden muốn huy động hàng trăm tỷ đồng để cung cấp một giải pháp thay thế cho Con đường tơ lụa mới củaTrung Quốc. Đây là một dự án lớn về cơ sở hạ tầng của Trung Quốc bắt đầu vào năm 2013 và được thiết kế để kết nối Trung Quốc với các lục địa khác. Với kế hoạch này Trung Quốc nước này muốn kích thích thương mại với cả thế giới.
Ông Biden hy vọng rằng các nước tham gia hội nghị thượng đỉnh sẽ cùng đưa ra một tuyên bố về Trung Quốc vào ngày mai. Liệu tất cả các quốc gia có thực sự ủng hộ Mỹ hay không vẫn còn phải chờ xem.
Lãnh đạo các nước EU đã thảo luận về mối quan hệ với Trung Quốc trước hội nghị thượng đỉnh. “Lập trường của châu Âu rất rõ ràng: Trung Quốc là một đối thủ mang tính hệ thống, một đối tác trong các vấn đề toàn cầu và là một đối thủ cạnh tranh”, Tổng thống Pháp Macron cho biết trong một tuyên bố.
Những lời chỉ trích trước đây của Hoa Kỳ
Tổng thống mới tiếp tục chính sách Trung Quốc cứng rắn của người tiền nhiệm Trump. Trong tháng Hai ông Biden đã gọi cho Tập Cận Bình vào đêm giao thừa của Tết Nguyên Đán. Sau đó, ông cũng đề cập các vấn đề như Hồng Kông, Đài Loan và việc đàn áp của người Duy Ngô Nhĩ. Ông Biden cho biết sẽ hợp tác với Trung Quốc nếu điều đó có lợi cho Mỹ.
Và trong tháng 3 có các nhà ngoại giao của cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đổ lỗi cho nhau. Ví dụ, Ngoại trưởng Mỹ bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về vai trò của Trung Quốc trong các cuộc tấn công mạng vào Mỹ và các vấn đề khác mà ông cho rằng đe dọa “sự ổn định trên thế giới”. Một nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc cáo buộc Mỹ đã ép buộc “phiên bản dân chủ của riêng”.
Biến đổi khí hậu: Khối G7 cứng rắn đối với việc sử dụng than hóa thạch
Lãnh đạo các nước công nghiệp phát triển đang nhóm họp tại Cornwall, Anh Quốc sẽ ra những biện pháp nghiêm ngặt đối với hoạt động của các nhà máy nhiệt điện, như một phần trong cuộc chiến chống lại tình trạng biến đổi khí hậu.
Nhóm G7 cam kết sẽ từ bỏ các nhà máy nhiệt điện, trừ phi loại hình này có được công nghệ mới nhằm loại trừ khí thải carbon.
Quyết định được đưa ra vào lúc Huân tước David Attenborough, gương mặt truyền thông và là nhà nghiên cứu lịch sử tự nhiên nổi tiếng người Anh, cảnh báo rằng con người đang đứng mấp mé ở ranh giới gây bất ổn cho cả hành tinh.
Ông nói các lãnh đạo G7 đang đối diện với những quyết định quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại.
Tuyên bố đối phó với việc sử dụng than được đưa ra từ Tòa Bạch Ốc, theo đó nói rằng đây là lần đầu tiên lãnh đạo các nước giàu trên thế giới cam kết duy trì mức nhiệt độ độ toàn cầu tăng không quá 1,5 độ C.
Để đạt được điều này, cần phải có một loạt các chính sách khẩn cấp, mà đứng đầu trong đó là việc giảm dần, tiến tới loại bỏ việc sử dụng than, trừ khi hoạt động này được cải thiện nhờ công nghệ hấp thụ, tiêu trừ khí thải carbon.
Than là nguồn nhiên liệu chủ yếu gây ô nhiễm nhất thế giới, và việc chấm dứt sử dụng than được các nhà hoạt động vì môi trường coi là một bước đi to lớn.
Tuy nhiên, họ cũng muốn các nước giàu đảm bảo sẽ thực hiện những cam kết trước đây trong việc giúp đỡ các nước nghèo thích ứng với tình trạng thay đổi khí hậu.
Khối G7 sẽ chấm dứt tài trợ cho nhà máy nhiệt điện mới ở các nước đang phát triển, và sẽ ra đề nghị tài trợ tới 2,8 tỷ đô la để chấm dứt việc sử dụng loại nhiên liệu này.
Biến đổi khí hậu là một trong những chủ đề then chốt trong kỳ họp thượng đỉnh kéo dài ba ngày tại Vịnh Carbis, Cornwall.
Lãnh đạo bảy nền công nghiệp lớn trên thế giới, gồm Anh, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Pháp, Đức và Italy, được trông đợi sẽ đưa ra những kế hoạch nhằm làm giảm mức khí thải từ hoạt động nông nghiệp, giao thông vận tải, và từ việc sản xuất sắt thép, xi măng.
Các nhà lãnh đạo sẽ cam kết bảo vệ 30% diện tích đất và biển toàn cầu cho mục đích tự nhiên, tính đến năm 2030.
Họ cũng được trông đợi sẽ cam kết cắt giảm tới một nửa lượng khí thải ở nước mình tính đến năm 2030 so với mức phải phải xả thải ở năm 2010. Anh Quốc cho đến nay đã vượt mức trong việc thực hiện cam kết này.
Thủ tướng Anh Boris Johnson tổ chức họp báo trong chiều Chủ Nhật, ngày cuối cùng của kỳ họp thượng đỉnh, nơi ông đã có va chạm với các lãnh đạo EU quanh các đòi hỏi về thỏa thuận Brexit đối với việc kiểm tra hàng hóa từ Anh vào Bắc Ireland.
Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp đối với than và chấm dứt hầu như toàn bộ sự hỗ trợ trực tiếp của chính phủ đối với các ngành sử dụng loại nhiên liệu hóa thạch này ở nước ngoài, khối G7 được trông đợi sẽ dần xóa bỏ việc dùng xe hơi chạy bằng xăng và diesel.
Trung Quốc - nước mà theo một báo cáo là nơi chịu trách nhiệm cho 27% lượng khí thải toàn cầu trong năm 2019, là mức cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác - không phải là thành viên khối G7.
Các lãnh đạo khối G7 cũng được trông đợi sẽ hậu thuẫn cho một kế hoạch nhằm đảo ngược tình trạng tổn thất mức đa dạng sinh thái - một biện pháp đo lường xem có bao nhiêu loài khác nhau sống trong những hệ sinh thái - tính đến cuối thập niên này.
Ông Johnson cũng sẽ công bố một một quỹ trị giá 500 triệu bảng nhằm bảo vệ các đại dương và đời sống sinh vật biển trên toàn thế giới.
"Quỹ hành tinh xanh" sẽ giúp các nước, trong đó có Ghana, Indonesia và các quốc đảo Thái Bình dương, đối phó với tình trạng đánh bắt cá không bền vững, bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái vùng duyên hải, như rừng đước, các rặng san hô, và giảm tình trạng ô nhiễm đại dương.
Một phúc trình lớn của Liên hiệp quốc năm 2019 nói rằng mức khí thải carbon dioxide toàn cầu phải không được vượt quá mức đỉnh điểm hồi 2020 thì mới có thể giữ cho hành tinh không bị tăng nhiệt độ lên quá 1,5 độ C.
Cảnh sát Ý bắt người dính đến vụ 39 người Việt chết trong xe tải ở Anh
TƯ LIỆU: Một người phụ nữ tại bàn thờ với hình của Phạm Thị Trà My, một trong những nạn nhân trong số 39 người chết trong thùng xe tải ở Anh, tại nhà của cô ở tỉnh Hà Tĩnh, ngày 27 tháng 10, 2019.
Cảnh sát Ý ngày thứ Bảy cho biết họ đã bắt giữ một công dân Romania, đối tượng truy nã quốc tế từ Vương quốc Anh, vì tội ngộ sát 39 người Việt Nam được đưa lậu vào Anh.
Stefan Damian Dragos, 28 tuổi, bị cáo buộc đã cung cấp chiếc xe tải được sử dụng để chở nhóm di dân, cảnh sát Ý nói trong một phát biểu. Những di dân này đã chết khi được tìm thấy trong thùng chở hàng ở phía sau xe vào tháng 10 năm 2019.
Không có phát biểu ngay lập tức từ nghi phạm hoặc từ bất cứ luật sư nào đại diện cho anh ta. Anh ta bị bắt tại thị trấn Cinisello Balsamo, phía bắc Milan, nhưng cảnh sát không cho biết thêm chi tiết.
Vụ phát hiện rất nhiều người chết - hai người mới 15 tuổi - trong thùng xe tải tại một khu công nghiệp ở phía đông London đã gây bàng hoàng cho cả Anh và Việt Nam. Nó cũng tập trung sự chú ý vào một kĩ nghệ toàn cầu phi pháp đưa những người nghèo ở Châu Á, Châu Phi và Trung Đông vào những hành trình đầy nguy hiểm đến phương Tây.
Hầu hết những người thiệt mạng đến từ các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh ở vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam, nơi mà triển vọng việc làm kém, thảm họa môi trường và hứa hẹn về những công việc trả lương cao đã khiến nhiều người đổ xô đi nước ngoài.
Vào tháng 1, bốn người đàn ông bị tuyên án tù dài hạn sau khi đã nhận hoặc bị kết tội ngộ sát và các tội về nhập cư.
Ông Biden sẽ không họp báo chung với ông Putin sau cuộc họp ở Geneva
Trang NPR cho hay, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ họp báo riêng, không xuất hiện chung với người đồng cấp Nga Vladimir Putin sau hội nghị thượng đỉnh tại Thụy Sĩ vào tuần sau.
Thông tin này được một quan chức Toà Bạch Ốc giấu tên hôm 12/6 tiét lộ cho báo giới.
Vị này nói: “Cuộc gặp ở Geneva được kỳ vọng sẽ diễn ra thẳng thắn và chân thành. Họp báo đơn lẻ sau sự kiện là phương án phù hợp nhằm thể hiện rõ ràng những đề tài được thảo luận, cả trong các lĩnh vực mà hai bên nhất trí và vấn đề mà chúng tôi có lo ngại đáng kể”.
Toà Bạch Ốc trước đó thông báo hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Joe Biden và người đồng cấp Vladimir Putin sẽ có hai phiên họp, nhưng không cho biết chi tiết.
Hai nhà lãnh đạo dự kiến hội đàm trực tiếp vào ngày 16/6 tại thành phố Geneva, Thụy Sĩ. Ông Biden dự kiến nêu ra hàng loạt vấn đề khi gặp ông Putin, bao gồm cáo buộc Nga can thiệp bầu cử và liên quan đến các vụ tấn công mạng, cũng như lo ngại của Mỹ về hoạt động quân sự do Nga tiến hành gần biên giới Ukraine, vụ bắt lãnh đạo đối lập Alexei Navalny và sự ủng hộ của Mátxcơva với Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.
Thượng đỉnh Mỹ – Nga diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước rơi vào khủng hoảng lớn nhất trong nhiều năm. Matxcova và Washington đều hạ thấp kỳ vọng về việc đạt được bước đột phá, dù giới chức Mỹ liên tục khẳng định mục đích sự kiện này là giúp quan hệ với Nga trở nên “ổn định và dễ đoán định hơn”.
Quỹ vaccine: Nhìn thẳng vào nỗi đau!
Thủ tướng Chính phủ rơm rớm nước mắt đứng trước màn hình vận động mua vaccine. Tin nhắn từ Mặt Trận Tổ Quốc và Chính phủ xin từng ngàn đồng cho quỹ vaccine lời lẽ khẩn thiết: “…ai có ít góp ít, ai có nhiều góp nhiều…”. Có ai tin được đây chính là lời lẽ vận động từ một quốc gia đã từng thất thoát, thiệt hại hàng trăm ngàn tỷ đồng do “lỗi quản lý” hay không?
Đành rằng quốc gia lâm nguy toàn dân bỏ qua tất cả cùng nhau gánh vác. Nhưng suy đi ngẫm lại, nỗi đau hôm nay khó có thể tránh được khi nhìn thực trạng diễn ra. Số tiền mua vaccine ước tính khoảng vài chục ngàn tỷ đồng. Nó thấp hơn gấp đôi số tiền Bộ Công thương từng báo lỗ năm 2019-2020: 63 ngàn tỷ đồng, gần bằng thiệt hại ngân sách trong vụ Thủ Thiêm: 26.000 tỷ đồng tiền vốn chưa tính lãi. Dĩ nhiên, còn nhiều vụ khác nữa.
Đó là chưa kể đến hàng chục hay thậm chí hàng trăm miếng đất vàng đội nón ra đi với giá “bán mão”. Ai cũng thuộc câu: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà Nước thống nhất quản lý”. Vậy thiệt hại của đất công sản là thiệt hại chung thuộc về toàn dân.
Mới vài năm gần đây thôi, nguyên Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân công bố, số tiền xây nhà hát Thủ Thiêm (trên dưới 1.500 tỷ đồng) không dùng tiền ngân sách mà dùng tiền bán đất vàng mà có.
Trời đất quỷ thần ơi! Đất vàng công sản cũng là một loại ngân sách thuộc tài sản chung của toàn dân chứ còn gì? Tiến độ xây nhà hát Thủ Thiêm không thể như quý ngài mong muốn, cho tới nay cũng vài 3 năm có lẻ. Số tiền bán đất nằm trong ngân hàng sinh lãi có cao bằng giá thị trường phi mã tăng nhanh không?
Vậy tới khi chính thức xây nhà hát Thủ Thiêm thật phải bù thêm bao nhiêu tiền hay bán thêm bao nhiêu đất để bù vào khoảng đội vốn? Tầm nhìn quản trị của lãnh đạo không lẽ không ước lượng được điều cơ bản này?
Nếu không có những lỗi quản lý gây thất thoát đó thì có phải bây giờ Chính phủ không cần “bở hơi tai” đi vận động từng ngàn đồng một hay không? Cho nên nếu nhìn thẳng, nhìn thật thì theo cái nhìn cá nhân của tôi: Quỹ vaccine là một minh chứng cho sự thất bại của công tác quản trị đất nước. Những lớp lãnh đạo trước đã làm gì khi để công sản, ngân sách trôi đi như xòe tay múc nước?
Và hậu quả của thất thoát có phải được chia đều lên đầu toàn dân hay chăng?
TNS Hontiveros: Người dân Philippines ‘không quỳ lạy Trung Quốc’
Thượng nghị sĩ Risa Hontiveros nói hôm thứ Bảy (12/6), khi đất nước kỷ niệm Ngày Độc lập, người dân Philippines phải cùng nhau đứng lên chống lại sự hiện diện liên tục của Trung Quốc ở Biển Đông.
Theo trang Global Nation, bà Hontiveros nói rằng sự hiện diện của Trung Quốc trong vùng biển của Philippines là một sự xúc phạm đối với nền độc lập của đất nước. Hơn một thế kỷ đã trôi qua kể từ khi Philippines được giải phóng khỏi thực dân, nhưng Hontiveros cho biết lịch sử dường như đang lặp lại với những nỗ lực của Trung Quốc nhằm thống trị khu vực và chiếm lấy vùng biển của chúng ta.
Hontiveros nói trong một tuyên bố: “Ngày Độc lập này, tôi kêu gọi mọi người trong chúng ta, đặc biệt là các quan chức chính phủ của chúng ta, hãy đoàn kết chống lại sự xói mòn dần chủ quyền của chúng ta ở Biển Đông”.
‘Không quỳ lạy Trung Quốc’
Bà Hontiveros cho biết, người dân Philippines nên khẳng định phẩm giá, niềm tự hào và quyền chủ quyền của đất nước.
Bà nói: “Tôi kêu gọi tất cả người dân Philippines tuyên bố – để Trung Quốc và các cường quốc khác trên thế giới nghe thấy – rằng Philippines và Biển tây Philippines là của chúng ta. Không gọi Trung Quốc là bạn tốt nhất của chúng ta; không hạ thấp chiến thắng năm 2016 của chúng ta tại La-hay; không quỳ xuống Trung Quốc. Bây giờ là lúc để đứng lên”.
Hontiveros lưu ý rằng vào đầu năm, hơn 200 tàu dân quân biển của Trung Quốc đã tràn vào bãi Đá Ba Đầu, khiến Bộ Ngoại giao phải đệ trình một loạt các phản đối ngoại giao.
Bà nói, Trung Quốc cũng tiếp tục từ chối các tàu của Philippines tiếp cận tại Bãi Đá Ba Đầu bất chấp lời kêu gọi rời đi.
Bà nói thêm,Trung Quốc cũng từ chối tuân thủ luật biển được quốc tế công nhận và duy trì hòa bình và ổn định khó giành được trong khu vực.
Hontiveros nói: “Sự xâm phạm của Trung Quốc vào vùng biển của chúng ta sẽ không bao giờ được người dân Philippines chấp nhận và không bao giờ được bình thường hóa”.
Bà nói thêm: “Chúng ta phải luôn nhớ rằng Biển tây Philippines là một phần của quyền yêu nước của người dân Philippines, được để lại cho chúng ta bởi những anh hùng dũng cảm đã hy sinh để bảo vệ quyền tự quyết định số phận của dân tộc”. Philippines gọi một phần Biển Đông là biển Tây Philippines.
Tổng thống Duterte đã vun đắp tình hữu nghị với Trung Quốc kể từ khi lên nắm quyền và tuyên bố không có cách nào để thực thi chiến thắng năm 2016 của Philippines tại Tòa Trọng tài Thường trực làm vô hiệu các yêu sách sâu rộng của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Thượng nghị sĩ Leila de Lima đã chỉ trích ông Duterte vì tỏ ra hữu hảo với Trung Quốc ngay cả khi nước này đang xâm nhập vùng biển của Philippines.
Bà Leila de Lima nói: “Duterte nên ngừng lôi kéo toàn bộ đất nước với cái gọi là tình bạn sâu sắc và bền chặt với Trung Quốc”. De Lima nói rằng việc ông Duterte quy phục Trung Quốc không tương đương với việc có một tình bạn sâu sắc và bền chặt.
Bà nhấn mạnh: “Một quốc gia xâm phạm lãnh thổ của chúng ta, quấy rối và lấy đi sinh kế của ngư dân và đe dọa người dân của chúng ta không thể được coi là bạn”, bà nói. “Chiến lược của Duterte về nhu cầu và sự phục tùng” đã phản bội Hiến pháp và người dân Philippines”.
Võ Thái Hà tóm lược
Không có nhận xét nào