Header Ads

  • Breaking News

    Võ Thu Phương - Thỏa hiệp giữa Đức và Đài loan sẽ là cú đấm vào mặt Tập Cận Bình.


    Tại sao nước Đức vướng vào tranh chấp vaccine giữa Đài Loan và Trung Quốc?

    Hôm trước tôi có đưa tin sơ qua về chuyện Đài Loan không ký được hợp đồng với công ty BioNTech. Theo đó, BioNTech bị mắc kẹt vào hợp đồng đã ký với Fosun từ tháng 3. 2020. Fosun sẽ cung cấp vaccine BioNTech trên toàn lãnh thổ Trung Quốc, bao gồm: China, Hongkong, Macau và Taiwan. Thông tin này được đăng tải công khai trên trang web của BioNTech và các bản tin lớn của thế giới.

    https://www.facebook.com/thuphuong.vo.75436/posts/947553206047101

    Vì lý do dịch bệnh đang tăng nhanh ở Đài Loan, chính phủ Đức đã lên tiếng chính thức can thiệp để Đài Loan có thể mua trực tiếp vaccine BioNTech mà không thông qua Fosun. Họ dàn xếp cho Đài Loan nhận vaccine qua một trung gian khác mà không vi phạm hợp đồng giữa BioNTech và Fosun. Trung gian đó là tỉ phú Terry Gou. Ông Gou sẽ bỏ tiền ra mua 5 triệu liều vaccine trực tiếp từ BioNTech và cung cấp lại cho chính phủ nước ông.

    Theo một bản tin của đài truyền hình Đức, chính quyền bà Thái Vân Anh là một chính quyền có lòng tự trọng. Họ không năn nỉ, không ăn xin. Để có vaccine, họ mời gọi nước Đức trao đổi một hợp đồng kinh tế: Đài Loan sẽ cung cấp cho Đức chip máy tính cho ngành công nghiệp xe hơi.

    Thật là đáng nể phục.

    https://www.n-tv.de/.../Milliardaer-will-Impfstoff-fuer...

    Thỏa hiệp giữa Đức và Đài loan sẽ là cú đấm vào mặt Tập Cận Bình.

    Vì vậy mà tôi dịch bản tin này. Nó hơi dài một chút, nhưng nó giới thiệu mối quan hệ ngoại giao thực tế rất phức tạp giữa Đức và Đài Loan. Thông tin có thể sẽ là món nhậu thú vị đối với nhiều người.

    Một mặt khác nữa. Bạn hãy so sánh chỉ số dịch bệnh giữa Đài Loan và Việt Nam. Nó tương đương nhau. Nhưng Đài Loan xét nghiệm dày đặc. Việt Nam gần như không có năng lực xét nghiệm. Cho nên con số ca nhiễm thực tế của Việt Nam chắc chắn cao hơn Đài Loan “rất nhiều lần”. Tại sao họ được thế giới ưu tiên giúp đỡ? Tại sao họ được phép chen lên phía trước nhận vaccine? Đó là câu hỏi dành cho người Việt Nam.

    Tại sao?

    VTP-LTHg

    *

    **

    https://www.t-online.de/.../china-und-taiwan-warum-sich...

    Tại sao nước Đức vướng vào tranh chấp vaccine giữa Đài Loan và Trung Quốc?

    Tổng thống Đài Loan cáo buộc Trung Quốc ngăn chặn việc cung cấp vaccine từ BioNTech. Quốc đảo đang thiếu vaccine trầm trọng. Nước Đức hiện đang ra tay can thiệp.

    Thomas Prinz không phải là người hay nổ bom - chém gió (aufsehenerregender Wortmeldungen). Một mặt, vì ông là một nhà ngoại giao. Prince rất thận trọng trong nghề nghiệp của mình. Mặt khác, ông là người Đức hiện đang làm việc tại Đài Loan - một quốc gia có vị trí ngoại giao khá phức tạp.

    Mặc dù Đài Loan là một quốc gia độc lập, Berlin và Đài Bắc không có quan hệ ngoại giao. Điều này là do Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình. Nước Đức tuân thủ yêu sách lãnh thổ này - ít ra là công khai.

    Nhưng Berlin vẫn duy trì Viện Đài Bắc của Đức ở Đài Loan như một dạng đại sứ quán mà không chính thức. Không chính thức, nghĩa là: viện không có danh xưng đại sứ quán. Và người lãnh đạo của nó không phải là một đại sứ. Thomas Prinz chính là Tổng Giám đốc của Viện Đức - Đài Bắc. Ngoại giao của người Đức không thể tiến xa hơn.

    Berlin hỗ trợ cung cấp vaccine

    Tuy nhiên, vào hôm thứ Tư, Prinz đã châm ngòi nổ. Berlin đang làm trung gian giữa Đài Loan và BioNTech để cung cấp cho quốc đảo vaccine Covid-19 của công ty Đức, ông viết trên trang Facebook của Viện Đức - Đài Bắc. Theo đó, chính phủ liên bang và đặc biệt là Bộ trưởng Kinh tế Peter Altmaier đã đứng ra can thiệp. Hợp đồng có tiến triển hay không, bây giờ phụ thuộc vào Đài Loan và BioNTech. Prinz đã viết thông điệp bằng tiếng Trung Quốc – để đảm bảo rằng nó sẽ trở thành bản tin quan trọng nhất ở Đài Loan.

    Prinz đã phản ứng trước hai cơn lốc xoáy. Trước tiên, Đài Loan, quốc gia có cách ứng phó với đại dịch từ lâu đã được ca ngợi là mẫu mực, nay lại gặp phải vấn đề với corona. Vào tháng 5, các phi công của China Airlines đã phát tán virus trong phi hành đoàn. Nó lây lan từ các phi công sang đồng nghiệp, gia đình và bạn bè. Từ đó, nó lan rộng, đầu tiên đến miền bắc Đài Loan, sau đó đến phần còn lại của hòn đảo.

    2.600 ca nhiễm corona trong một tuần

    Vào giữa tháng 5, các nhà chức trách đã báo cáo khoảng 2.600 trường hợp corona trong một tuần. Nghe có vẻ không nhiều, nhưng đó là rất nhiều đối với một quốc gia hầu như không báo cáo bất kỳ trường hợp nhiễm mới nào trong hơn một năm. Xu hướng hàng tuần tăng hơn 400 phần trăm, tỉ số sinh sản của virus là hơn 15. Các nhà chức trách đã áp đặt mức cảnh báo độ 3/4 ở toàn đảo, họ cũng hạn chế các cuộc tụ tập ngoài trời và đưa ra luật bắt đeo khẩu trang – những chính sách này được đa số của người Đài Loan tự nguyện thực thi.

    Trong khi đó, sự bùng phát dường như đã lên đến đỉnh. Cơ quan dịch bệnh Đài Loan đã báo cáo 549 trường hợp vào thứ Tư. Tuy nhiên, chúng bao gồm 177 trường hợp đã được thêm vào sau khi xét nghiệm bị tồn đọng. Vì vậy, chỉ có 372 ca nhiễm mới được báo cáo trong vòng một ngày. Tổng số ca nhiễm tăng - với dân số 23 triệu người - lên hơn 9.000 người.

    Khả năng miễn dịch tự nhiên thấp

    Sự bùng phát rất nguy hiểm đối với Đài Loan vì một số lý do. Một là, cho đến nay chỉ có một số ít người Đài Loan bị nhiễm coronavirus. Khả năng miễn dịch tự nhiên từ đó rất thấp. Và thứ hai là, không có đến hai phần trăm dân số được tiêm chủng. Để so sánh: Ở Đức, hơn 44 phần trăm người dân được tiêm chủng một phần và khoảng 19 phần trăm được tiêm chủng đầy đủ.

    Nhưng ở Đài Loan đang thiếu vaccine. Đây là cơn lốc xoáy thứ hai mà Prinz đã phản ứng lại bằng một status trên Facebook. Với việc làm này, nhà ngoại giao đã tạo ra nguy cơ xung đột chính trị - Cộng hòa Nhân dân có thể thổi phồng thành một sự sỉ nhục.

    Bởi vì hôm thứ Tư tuần trước, Tổng thống Đài Loan Tsai Ing-wen đã cáo buộc Trung Quốc ngăn cản thỏa thuận với BioNTech về việc cung cấp vaccine cho Đài Loan. Tsai viết trên Facebook: “Chúng tôi gần như đã ký được hợp đồng với nhà sản xuất Đức, nhưng không thể hoàn thành vì Trung Quốc đã can thiệp.

    Chỉ trích đoạn văn trên báo

    Một ngày sau, Bộ trưởng Y tế của họ, Chen Shih-chung, cho biết rằng công ty có trụ sở tại Mainz đã yêu cầu Đài Loan xóa việc tự chỉ định là một quốc gia khỏi một thông cáo báo chí. Ngay sau đó, BioNTech đã đề cập đến vấn đề kẹt hàng và yêu cầu thêm thời gian để thực hiện các thay đổi đối với hợp đồng. Từ đó vấn đề rơi vào bế tắc.

    Nền tảng của tranh chấp có lẽ là Tập đoàn Fosun của Trung Quốc đã ký kết được quyền tiếp thị cho BioNTech ở Trung Quốc vào năm ngoái - và trong đó Đài Loan cũng có quyền lợi. Fosun là tập đoàn sở hữu tư nhân. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên các công ty tư nhân của Trung Quốc bị cáo buộc làm phương tiện cho chính trị. Trong trường hợp của nhà cung cấp thiết bị mạng Huawei, các nhà phê bình cũng cảnh báo rằng nhà chức trách Trung Quốc có thể sử dụng công ty tư nhân cho các mục đích riêng của họ.

    Đài Loan bị loại khỏi Hội đồng Y tế Thế giới

    Trung Quốc ngăn Đài Loan đứng ngoài hầu hết các tổ chức quốc tế. Vào tháng 5, trước áp lực từ Trung Quốc, lần thứ năm liên tiếp Đài Loan đã không được mời tham dự Đại hội đồng Y tế Thế giới, cơ quan ra quyết định cao nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Trong khi mà Đài Loan phản ứng với sự bùng dịch nhanh hơn hầu hết các quốc gia khác - và đã chiến đấu thành công trong một thời gian dài.

    Việc đất nước thiếu vaccine không chỉ là nỗi lo của các chính trị gia. Tuần này, doanh nhân Terry Gou thông báo rằng ông sẽ mua 5 triệu liều vaccine trực tiếp từ BioNTech. Gou là người sáng lập Foxconn nhà cung cấp Apple và là một trong những người đàn ông giàu nhất trên đảo.

    Tời báo Welt đã đặt câu hỏi với BioNTech về hợp đồng với Fosun và đơn đặt hàng của Terry Gou, nhưng chưa nhận được câu trả lời.

    https://www.facebook.com/thuphuong.vo.75436

    Không có nhận xét nào