Header Ads

  • Breaking News

    Gs. Nguyễn Văn Tuấn - Sống với 'Bình thường Mới' (sau mùa dịch) như thế nào?


    Sáng 25/6, hàng nghìn người tập trung về nhà thi đấu Phú Thọ (quận 11, TP.HCM) để được tiêm vắc xin ngừa Covid-19.

    Nguồn: https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/xep-hang-trung-trung-lop-lop-o-diem-tiem-vac-xin-lon-nhat-tp-hcm-749045.html

    Sáng nay (25/6), TP.HCM dự kiến tiêm vắc xin cho hơn 9.000 người là công nhân viên chức, người lao động trên địa bàn

    Hàng nghìn người từ sáng sớm đã đến nhà thi đấu Phú Thọ, quận 11 để xếp hàng chờ được tiêm chủng. Do số lượng người quá đông nên ban tổ chức chỉ cho từng lượt người vào bên trong

    Xin hân hạnh giới thiệu các bạn một bài phỏng vấn của phóng viên Phan Việt Anh (?) trên báo VNexpress (phiên bản tiếng Anh) chung quanh câu chuyện Covid-19 [1]. Tôi nghĩ con virus này nó sẽ chẳng đi đâu cả, và chúng ta sẽ phải thay đổi lối sống theo cái gọi là 'Bình thường Mới' (New Normal), nhưng chúng ta cũng sẽ mất nhiều quyền tự do khi Anh Cả trở thành một thực tế. 

    Con virus mới này (tạm gọi là 'virus Vũ Hán') sẽ không biến mất; ngược lại, nó sẽ ở lại với chúng ta vĩnh viễn như bao nhiêu con virus khác. Nó sẽ không chết, nhưng theo thời gian sẽ biến hoá sang một dạng khác, đúng như dự báo của triết lí Phật. Do đó, những chiến lược tiêu diệt nó không thể nào khả thi và phi thực tế. 

    Tôi muốn nhìn tác động của virus Vũ Hán qua những gì xảy ra sau HIV/AIDS. Vào thập niên 1980s (tức chỉ 40 năm trước), dịch HIV quét qua thế giới, giết chết hàng trăm ngàn người chỉ trong vòng vài tuần sau chẩn đoán. Một số lớn chết trước khi được chẩn đoán. Con HIV làm cho cả thế giới sợ hãi, gây ra biết bao tang thương, và làm cho con người đối xử với nhau một cách ích kỉ. Nhiều người, do kém hiểu biết về dịch HIV, xem những bệnh/nạn nhân như là nỗi ô nhục, là 'tiện dân'. Tuy nhiên, ngày nay thì công chúng đã hiểu nhiều hơn về HIV và AIDS, nên những 'stigma' xã hội đó đã thuyên giảm rất nhiều. 

    Nhưng HIV đã thay đổi thế giới và thay đổi lối sống của chúng ta. Những thay đổi đáng chú ý có lẽ là tiếng nói của bệnh nhân và văn hoá mới. Bệnh AIDS đã cho ra đời một phong trào bệnh nhân gọi là "Patient Activism", bệnh nhân càng ngày càng có tiếng nói trong y khoa, nghiên cứu y khoa, và nhứt là sự riêng tư (privacy) của bệnh nhân. AIDS buộc chúng ta phải nói về tình dục và đồng tính luyến ái. AIDS cho ra đời khái niệm 'safe sex' như là một nét văn hoá mới. Con người đã phải thay đổi lối sống để thích nghi với HIV hơn 40 năm qua. 

    Con người cũng sẽ phải thay đổi lối sống để thích nghi với con virus Vũ Hán trong tương lai. Chúng ta đã thấy chỉ trong thời gian ngắn (trên 1 năm) đã có ít nhứt là 3 làn sóng nhiễm mới. Trong tương lai, chắc chắn sẽ còn có vài làn sóng khác nữa, nhưng với vaccine và miễn dịch cộng đồng, thì hi vọng rằng tình hình sẽ không nghiêm trọng như trong năm 2020. Điều này nó nói lên rằng chúng ta sẽ phải sống với con virus này mãi mãi, y như chúng ta đã sống với con virus HIV từng gây hoang mang một thời. 

    Vậy thì lối sống mới là gì? Tôi nghĩ có thể tóm tắt trong một mệnh đề: giãn cách xã hội. Con virus mới này buộc chúng ta phải duy trì khoảng cách giữa chúng ta, và đó là điều chắc chắn. Điều này dẫn đến những thay đổi mà tất cả chúng ta phải suy nghĩ và thực hành. 

    1.  Thiết kế lại các phương tiện công cộng 

    Bởi vì giãn cách xã hội sẽ là cái bình thường mới, nên các phương tiện giao thông công cộng đều cần phải giảm số hành khách hay thiết kế lại. Ở Úc, xe lửa ngày xưa một ghế dành cho 3 hành khách thì nay chỉ dành cho 2; ghế dành cho 2 hành khách thì nay là 1. Ở các nhà hàng cũng vậy: người dân bắt đầu quen với giảm số thực khách cho mỗi bàn ăn. Rồi đây, máy bay, xe điện, xe bus, xe đò, rạp chiếu phim, v.v. đều phải thiết kế ghế ngồi để tuân thủ theo qui định về giãn cách xã hội. Đó chắc chắn là thay đổi hiển nhiên nhứt. 

    2.  Vệ sinh cá nhân

    Đối với người Việt, rửa tay sau khi đi chế biến thức ăn, đi tiểu tiện hay đại tiện, thậm chí sau khi khám bệnh nhân ít khi xảy ra. Nhưng sau trận dịch này, rửa tay sẽ trở thành một thói quen y như người phương Tây. Các bình hoá chất diệt khuẩn sẽ được cài đặt khắp nơi, thậm chí trong nhà, để khách có thể tự làm vệ sinh tay. Đây là một tác động tích cực cho cộng đồng người Việt, nhưng cũng là cơ hội kinh doanh vậy. 

    3.  E-commerce là cơ hội 

    Tôi nghĩ việc buôn bán qua mạng sẽ trở thành phổ biến hơn nữa. Đã qua rồi cái thời người ta phải chen chúc nhau trong các tiệm chạp phô Á châu, vì người ta có thể đặt hàng qua mạng. Người ta sẽ ít đi siêu thị hơn, và thay vào đó là người tiêu thụ sẽ chọn hàng và mua hàng qua mạng. Thành ra, e-commerce chắc chắn sẽ phát triển nhanh, và điều này tạo ra nhiều cơ hội làm giàu cho những người có đầu óc kinh doanh. Trước hết, các dịch vụ 'delivery' sẽ nở rộ hơn nữa, và sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân. 

    4.  Chúng ta sẽ phải làm việc từ nhà (work from home) 

    Tôi nghĩ trận đại dịch này cũng là một thử nghiệm về mô hình làm việc từ nhà. Ở Úc, sau một thời gian lockdown và làm việc từ nhà, các công nhân viên bắt đầu ... lười biếng. Nói đúng ra, họ lười biếng vàko công sở, chớ không phải lười biếng làm việc. Do đó, nhiều nơi đã lên kế hoạch cho công nhân viên làm việc từ nhà lâu dài. Dĩ nhiên, họ vẫn đến office, nhưng không thường xuyên như trước thời đại dịch nữa. Cố nhiên, đối với những người làm việc cần phải có labo và máy móc, thì họ vẫn phải đến công sở. 

    Làm việc từ nhà thì dễ dàng hơn và linh động hơn. Những hành vi 'tiểu tiết' như sáng ra không phải cạo râu, không phải bận tâm khoác cái áo nào hay cái quần nào hay chọn cái và-vạt nào, không phải hối hả chạy theo kim đồng hồ để đón chuyến xe điện đúng giờ, v.v. Người ta có thể ngủ một giấc trưa (nếu không meeting) y như ở Việt Nam mà chẳng ai làm phiền. 

    5.  'Anh Cả' (Big Brother) ở mọi nơi 

    Một điều làm cho nhiều người phương Tây quan ngại nhứt là chánh phủ càng ngày càng có quá nhiều quyền và họ có thể lộng hành. Họ có thể nhân danh 'y tế công cộng' để hạn chế quyền tự do cá nhân của dân chúng (và việc này đã xảy ra). Họ cũng có thể nhân danh sức khoẻ cộng đồng để gây sự hoang mang, sợ hãi trong dân chúng, và qua đó họ điều khiển công chúng dễ dàng hơn. Lúc nào họ cũng treo lơ lửng một kẻ thù tưởng tượng để làm cho công chúng lúc nào cũng bị động, và họ dễ kiểm soát người dân hơn. Họ (chánh phủ) sẽ trở thành những kẻ chuyên gieo rắc nỗi sợ hãi để cướp quyền tự do công dân. 

    Nói cách khác, chánh phủ sẽ trở thành những kẻ 'Big Brother' (Anh Cả) như trong tiểu thuyết trứ danh '1984' của George Orwell. Có lẽ vài bạn biết qua nhân vật Anh Cả: đó là một nhân vật được Orwell hư cấu hoá như là một kẻ độc tài, toàn trị trong Nhà nước Oceania. Anh Cả được miêu tả như là một người nhân từ, lôi cuốn, nhưng trong thực tế lại là một kẻ cầm quyền tàn bạo và ác ôn. Anh Cả không xuất hiện trực tiếp, nhưng có mặt trong tất cả các hoạt động xã hội quả khẩu hiệu, bích chương, hình ảnh (Anh Cả đang quan sát bạn -- Big Brother is watching you). 

    Trong thế giới sau dịch Covid-19, cái hình ảnh Anh Cả đó dần dần hiện rõ nét. Anh Cả đây là hệ thống Apps theo dõi từng bước đi của người dân. Người dân đi đâu, tiếp xúc ai, mua cái gì, nói chuyện gì, làm việc gì, v.v. đều được Anh Cả ghi lại hết. Cái viễn ảnh đó tưởng như là tiểu thuyết, nhưng hoá ra đang dần dần hình thành ngay bây giờ. 

    Các nhà xã hội học dự báo rằng chúng ta sẽ sống trong một xã hội Anh Cả trị (thay vì Công An trị trong các xã hội toàn trị). 

    6.  Webimar sẽ trở nên phổ biến hơn 

    Tôi làm trong lãnh vực khoa học, nên hội nghị, seminar, workshop là vô cùng quan trọng, vì đó là phương tiện để giữ liên lạc và trao đổi thông tin. Trước đây thì hội nghị diễn ra theo mô thức truyền thống, tức là 'face-to-face' với người nói chuyện và người nghe trong một khán phòng. Trước đây, khi tôi được mời đi nói chuyện hay giảng thì ban tổ chức chi tiền mua vé máy bay, đặt phòng khách sạn, và có khi cả giải trí. 

    Nhưng tôi nghĩ trong tương lai thì mô thức này sẽ không còn nhiều nữa, mà người ta sẽ chuyển sang trực tuyến theo hình thức Webinar. Trong thực tế, hơn 1 năm qua, tôi dự không biết bao nhiêu hội thảo trực tuyến như vậy. Thật ra, mấy tháng qua tôi đã giảng cho nhiều nơi ở Á châu, và đặc biệt là Việt Nam. Tôi đã 'du hành' từ Tàu, rồi Singapore sang Phi Luật Tân, qua Thái Lan, về Hà Nội trước, rồi về Sài Gòn bằng ... màn hình. Những 'webinar' như tế sẽ trở thành phổ biến và dần dần trở thành chuẩn mực mới. 

    Trong tương lai, một số hội nghị lớn sẽ diễn ra theo mô hình hỗn hợp (trực tuyến và trực tiếp) như hội nghị loãng xương Châu Á ở Hồng Kông vào Chủ Nhựt vừa qua. 

    Tóm lại, com virus Vũ Hán sẽ ở lại với chúng ta mãi mãi nhưng sẽ ít độc hại hơn (theo Qui luật Darwinian Medicine), và chúng ta sẽ phải học cách sống chung với nó như chúng ta đã sống chung với HIV trong 40 năm qua. Nhưng con virus Vũ Hán còn làm thay đổi những nét văn hoá con người, như hạn chế mức độ tương tác giữa người với người, nó làm cho con người mất quyền tự do hơn, và con người sẽ ích kỉ hơn. Đại dịch sẽ sản sanh ra nhiều cơ hội kinh doanh và khởi nghiệp, nhưng cũng dịp để các nhà cầm quyền trở thành những Anh Cả có thể nguy hiểm. 

    _____

    [1] https://e.vnexpress.net/news/news/what-vietnam-needs-for-successful-covid-vaccination-campaign-4300085.html

    Bài phỏng vấn của VNexpress Internation 

    VNE: What is your outlook of Covid-19 in Vietnam? 

    TVN: Vietnam has undoubtedly been successful in the control of Covid-19 pandemic. However, the ongoing new wave of Covid-19 in the country and around the world is a powerful reminder that the virus is not going to disappear in any time soon. In fact, I think that we, as a community, will live with this virus in the long haul. 

    We have seen the emergence of new variants of the virus around the world. What had happened in India has really captured our attention. Vietnam will likely experience some more waves of outbreak, and it is likely that the virus is increasingly becoming endemic. We have to learn how to live with it and how to protect the most vulnerable in the community. 

    VNE: Could you please give your recommendations for Vietnam to have a successful vaccination campaign? 

    TVN: Well, I would like to invoke the idea of herd immunity to answer this question. Briefly, herd immunity happens when a proportion of people in the general population becomes  immune to an infectious disease. This can be achieved by two ways: one, many people contract the disease and with time they develop a natural immunity; and two, many people are vaccinated against the disease, because vaccination help our immune systems to create antibodies that fight the virus. 

    The relevant question is: how many people in Vietnam should be vaccinated to achieve herd immunity? The answer to this question is dependent on two factors: vaccine efficacy and reproduction number (R0). R0 is the average number of secondary cases infected by a single infected individual over a certain period. 

    Recent results from clinical studies showed that the efficacy of Covid-19 vaccines (eg Pfizer, AstraZeneca, Moderna) ranged between 70 and 95%. Moreover, a recent meta-analysis found that the average R0 value is about 2.9.

    Using the two figures, I estimate that between 70% and 95% of the population need to be vaccinated to create a community of herd immunity.

    However, to have 70 - 95% of population vaccinated is a huge challenge. Assuming that Vietnam has adequate vaccine stockpile, the challenge is how to convince people to have vaccination. I can see that general practitioners or family doctors can play an important role here, because they can influence their patients to increase vaccination uptake. I also think of other approaches, such as patient notification and recall systems, and opportunistic vaccination, can also help improve the vaccination uptake. 

    VNE: Your calculation is based on the assumption that Vietnam has enough vaccine, but that is not the case at the present time. What advice would you give to the Government in order to acquire more vaccine? 

    TVN: I understand that the Government is raising fund for purchasing vaccine from various sources. I also understand that currently Vietnam is falling short of vaccine amid the new wave of infection. So, the critical task at present is to acquire more vaccines. It would be ideal to have vaccines made in Vietnam for the Vietnamese population, but this will take some time to realize. 

    As an alternative option, I would suggest that the Government negotiates with overseas makers of vaccine to have their technology conditionally transfered to Vietnam so that vaccines can be made locally. I believe that Vietnam has infrastructure for producing other vaccines, and I hope that such an infrastructure can be repurposed for Covid-19 vaccine production. 

    VNE: Do we still maintain social distancing after vaccination? 

    TVN: Absolutely. If you look at the equation of herd immunity, you will find that the effect of reproduction number R0 on the proportion [of population required vaccination] is greater than that of vaccine efficacy. For instance, given that vaccine efficacy is 70%, if R0 is 2.9, then the proporition of vaccinated people should be 94%. However, if R0 is 1.5, then the proporition of vaccinated people is now only 48%. 

    Now, one effective way to reduce R0 is by applying public health measures, including social distancing. Indeed, a study published in Nature Medicine (16/12/2020) showed that limiting small gathering, closure of education institutions, and border restriction are among the best measures for reducing the reproduction number. So, I think even with vaccination, some forms of social distancing should still be maintained for some time. 

    VNE: What are the risks that the country should notice ? 

    TVN: I cannot think of any major risk associated with vaccination. On the contrary, there are ample evidence that vaccination can reduce the severity of Covid-19 and improving life expectancy for people affected by the disease. 

    There are, of course, adverse events, some serious ones (eg rare blood clots and heart complications), associated with vaccination. However, research has consistently shown that vaccine benefits still outweigh risks.

    https://www.facebook.com/t.nguyen.2016

    Không có nhận xét nào