Header Ads

  • Breaking News

    Matt Blomberg - Bị Campuchia đuổi đi, người Việt bị kẹt ở biên giới

    Leuk Daek, Cambodia

    Thomson Reuters Foundation

    Khánh An dịch 

    Song ngữ Việt Anh

     

    Xin Việt Nam  làm ơn làm phước cho con dân được trở về đất mẹ

    Bị chính quyền cả hai bên biên giới xa lánh, Bach Bai sống nhờ vào lòng hảo tâm của những người xa lạ kể từ khi cộng đồng ngư dân gốc Việt bị trục xuất khỏi thủ đô Campuchia cách đây ba tuần và đưa nhà nổi của họ đi về phía hạ nguồn.

    Nhưng không mấy ai sẵn lòng giúp đỡ hàng trăm gia đình không quốc tịch kiếm sống bằng nghề cá và đón khách du lịch trên sông Tonle Sap ở Campuchia, và hiện họ đang neo đậu ở một bờ sông cách Việt Nam vài km, với mong muốn được phép vào bên trong [Việt Nam].

    “Tôi sinh ra ở Tonle Sap nhưng Campuchia không còn là quê hương của tôi nữa”, Bai nói, ngồi xổm trên mũi con tàu nhỏ bé của mình ở Leuk Daek, cách Phnom Penh khoảng 100 km về phía nam, khi ba đứa con nhỏ của anh ăn mì và xin tiền các phóng viên.

    “Chúng tôi không có tiền, không thuốc men và sắp hết gạo … Việt Nam, xin làm ơn làm phước, cho con dân được trở về đất mẹ,” ông nói, sau khi bị đuổi quay trở lại biên giới khoảng hai tuần trước.

    Khoảng 15 triệu người trên toàn thế giới, như Bai, không được bất kỳ quốc gia nào công nhận là công dân và ngày càng dễ bị tổn thương trước đại dịch COVID-19, khi sự bất bình đẳng ngày càng tăng giữa những người có công việc và nhà cửa ổn định và những người không có nhà cửa hoặc việc làm.

    Vụ trục xuất hàng loạt – một trong những vụ lớn nhất trong nhiều năm – đã thu hút sự lên án, vì lây nhiễm COVID-19 hàng ngày đạt mức cao mới trong tháng 6 ở cả hai quốc gia.

    Bà Naly Pilorge, giám đốc nhóm nhân quyền LICADHO, cho biết: “Việc tiến hành trục xuất nhanh chóng vào đỉnh điểm bùng phát COVID-19 của Campuchia khiến sức khỏe và quyền con người của cộng đồng này gặp nguy hiểm”.

    Nhưng người dân địa phương không quan tâm đến việc hỗ trợ những người gốc Việt di cư, nhóm dân tộc thiểu số lớn nhất Campuchia với khoảng 180.000 người – hoặc 1% dân số – theo dữ liệu của chính phủ, mặc dù nhiều người tin rằng con số này cao hơn nhiều.

    “Chúng tôi không có vấn đề gì với họ, miễn là họ ở trên thuyền của họ và tránh xa chúng tôi,” một chủ cửa hàng ở Leuk Daek, chỉ cho biết tên là Han.

    Chin Vantan, một người không quốc tịch khác, cho biết ông không cảm thấy an toàn khi rời thuyền.

    Ông nói: “Ở đây người ta sợ chúng tôi vì COVID-19. Một số mang cho chúng tôi thức ăn, nhưng chúng tôi không biết điều đó sẽ được trong bao lâu.”

    Khu ổ chuột nổi

    Campuchia đã cho 1.500 tàu thuyền – hầu hết là nơi ở của các gia đình người Việt Nam không quốc tịch – thời hạn một tuần để rời đi vào ngày 2 tháng 6, với lý do lo ngại về việc các khu ổ chuột nổi gây chướng mắt và nguy hiểm cho sức khỏe trước khi Phnom Penh đăng cai Thế vận hội Đông Nam Á 2023.

    Người phát ngôn chính phủ Campuchia Phay Siphan cho biết: “Chúng tôi đã nói với họ nhiều năm nay” và nói thêm rằng chính phủ không thể đợi cho đến khi đại dịch kết thúc để thực thi luật pháp.

    Ông nói với Thomson Reuters Foundation: “Họ phớt lờ những lời cảnh báo và sau đó phàn nàn rằng họ không có nơi nào để đi.

    Làn sóng di cư của người Việt Nam vào Campuchia có từ thế kỷ 19 và người dân tiếp tục vượt qua các biên giới để tìm kiếm cơ hội, bất chấp các quy định chặt chẽ hơn khiến hạn chế khả năng tiếp cận giáo dục và chăm sóc sức khỏe.

    Trong những năm gần đây, do chính quyền Campuchia tìm cách cắt giảm ô nhiễm và đánh bắt quá mức; hàng ngàn thuyền nhân Phnom Penh đã được hồi hương về Việt Nam hoặc chuyển đến các khu định cư, nơi mà các nhóm nhân quyền cho rằng thường thiếu nước uống và nhà vệ sinh.

    Đại sứ Việt Nam tại Phnom Penh Vũ Quang Minh chỉ trích việc trục xuất trên trang Facebook của ông là “một quyết định đột ngột”, viện dẫn rủi ro COVID-19, trước khi kêu gọi người Việt Nam nỗ lực hơn để hòa nhập ở Campuchia và không “trông đợi từ thiện”.

    Hầu hết những người vừa bị đuổi đã chuyển lên đất liền hoặc đi thuyền ra ngoài Phnom Penh cho đến khi bán được cá, nhưng việc giúp đỡ các gia đình ở biên giới là “vượt quá khả năng của chính phủ”, phát ngôn viên Siphan cho biết.

    Cách những chiếc thuyền của những người mới đến neo đậu vài cây số, một hàng loạt những tàu lớn dăng ngang sông, chặn đường vào Việt Nam.

    Hình ảnh vệ tinh của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu cho thấy khu vực ngăn chận này xuất hiện ngay sau khi vụ trục xuất diễn ra. Một phóng viên của Thomson Reuters Foundation khi tiếp cận khu vực này đã bị hải quan buộc quay lại và nói: “Ông không nên kiểm tra vấn đề này.”

    Đại sứ Việt Nam Vũ Quang Minh và Bộ Ngoại giao đã không trả lời yêu cầu bình luận về việc di dời hoặc phong tỏa bên trong lãnh thổ Việt Nam.

    Bài Việt Nam

    Đa số những thuyền nhân bị đuổi đi mà Thomson Reuters Foundation tiếp xúc ở Leuk Daek cho biết họ sinh ra ở Campuchia, mặc dù không có bằng chứng nào. Nhiều người cho biết họ không nói tiếng Khmer, ngôn ngữ chính thức của Campuchia.

    Một phụ nữ cho biết cô đã ở Campuchia bảy năm, đã làm thẻ thường trú nhân – do Campuchia cấp từ năm 2015 cho người thiểu số như một cầu nối để nhập tịch – nhưng nói rằng cô muốn “về nhà”.

    Các nhà nghiên cứu cho biết tinh thần bài Việt Nam lan rộng ở Campuchia, nhiều thập niên sau khi hai quốc gia liên minh với các phe đối lập trong Chiến tranh Lạnh, khiến người di cư không được ủng hộ.

    Ou Virak, người sáng lập Tổ chức tư vấn của Diễn đàn Tương lai ở Phnom Penh, cho biết: “Việc bắt đầu thảo luận về chính sách nhập cư là vì lợi ích của Campuchia. Có những người đã sống ở đây hàng chục năm và xứng đáng được pháp luật bảo vệ.”

    Ủy viên hội đồng địa phương Suy Khon không trợ giúp gì cho những người mới đến.

    “Việt Nam không chấp nhận họ và chúng tôi không có hướng dẫn rõ ràng từ (Phnom Penh), vì vậy chúng tôi cho phép họ tạm thời ở lại trên sông,” bà nói.

    Trong khi một số người bị trục xuất cố gắng giữ lại cá của họ – được nuôi trong lồng bên dưới nhà của họ – thì khoảng 30 gia đình bị mất thuyền và phải sống trên những chiếc xuồng làm bằng sợi thủy tinh.

    Ông Bai cho biết: “Tất cả những gì chúng tôi biết là chúng tôi phải ở lại đây cho đến khi hết COVID-19,” ông Bai nói, khi bốn gia đình trên vài chiếc thuyền đang vá lại những chiếc lưới đánh cá mà họ đã mua bằng số tiền tích cóp được, mong được trở lại làm việc.

    “Anh có biết khi nào không?”

    Nguồn: Reuters

    https://vietnamthoibao.org/vntb-bi-campuchia-duoi-di-nguoi-viet-bi-ket-o-bien-gioi/

    "Please show mercy": Evicted by Cambodia, ethnic Vietnamese stuck at watery border

    03 July 2021

    MATT BLOMBERG

    Leuk Daek, Cambodia
    Thomson Reuters Foundation

    Shunned by authorities on both sides of the border, Bach Bai has been relying on the generosity of strangers since his ethnic Vietnamese fishing community was evicted from Cambodia's capital three weeks ago and cast off downstream on their floating homes.

    But few are willing to help hundreds of stateless families, who had earned a living breeding fish and hosting tourists on Cambodia's Tonle Sap River, and are now moored to a riverbank a few kilometres from Vietnam, desperate to be allowed inside.

    "I was born on the Tonle Sap but I'm told Cambodia is no longer my home," Bai said, squatting on the bow of his tiny vessel in Leuk Daek, about 100 kilometres south of Phnom Penh, as his three young children ate noodles and asked reporters for money.

    "We have no money, no medicine and we are running out of rice...Vietnam, please, show mercy, allow your children to return to the motherland," he said, after being turned back at the border about two weeks ago.

     


    Ethnic Vietnamese children talk to each other on the banks of the Mekong River in Lauk Daek district, Cambodia, on 26th June, 2021. PICTURE: Thomson Reuters Foundation/Matt Blomberg.

    Some 15 million people worldwide, like Bai, are not recognised as citizens by any country and are increasingly vulnerable with the COVID-19 pandemic, as inequality grows between those with stable work and homes and those without.

    The mass eviction - one of the largest in years - has drawn condemnation, as daily COVID-19 infections hit new highs in June in both countries.

    "Undertaking a rapid eviction at the height of Cambodia's COVID-19 outbreak puts this community's health and human rights at risk."

    - Naly Pilorge, director of local human rights group LICADHO.

    "Undertaking a rapid eviction at the height of Cambodia's COVID-19 outbreak puts this community's health and human rights at risk," said Naly Pilorge, director of local human rights group LICADHO.

    But locals were not keen to support the displaced ethnic Vietnamese, who make up Cambodia's largest minority, comprising some 180,000 people - or one per cent of the population - according to government data, though many believe the figure is much higher.

    "We don't have a problem with them, so long as they stay in their boats and away from us," said one shopkeeper in Leuk Daek, who gave her name only as Han.

    Chin Vantan, another stateless evictee, said he did not feel safe leaving his boat.

    "People here are afraid of us because of COVID-19," he said. "Some bring us food, but we don't know how long that will last."

     


    Ethnic Vietnamese families sit on their floating homes, in Lauk Daek district, Cambodia, on 26th June, 2021. PICTURE: Thomson Reuters Foundation/Matt Blomberg

    Cambodia gave 1,500 boats - mostly housing stateless ethnic Vietnamese families - one week to leave on 2nd June, citing concerns about floating slums being an eyesore and health hazard ahead of Phnom Penh's hosting of the 2023 Southeast Asian Games.

    "We've been telling them for years," said Cambodian Government spokesperson Phay Siphan, adding that the government could not wait until the end of the pandemic to enforce the law.

    "They ignore the warnings and then complain that they have no place to go," he told the Thomson Reuters Foundation.

    Waves of Vietnamese migration into Cambodia date back to the 19th century, and people have continued to cross the region's porous borders in search of opportunities, despite tighter regulations which limit access to education and healthcare.

    In recent years, thousands of Phnom Penh's boatpeople have been repatriated to Vietnam or moved to settlements, which human rights groups say often lack drinking water and toilets, as Cambodian authorities seek to cut pollution and overfishing.

    Vietnam's ambassador in Phnom Penh Vu Quang Minh criticised the evictions on his Facebook page as "a sudden decision", citing the COVID-19 risk, before later urging Vietnamese to work harder to integrate in Cambodia and not "expect charity".

    Most of those just evicted had moved on to land or taken their boats outside Phnom Penh until their fish could be sold, but helping families on the border was "beyond the capacity of the government", said its spokesman Siphan.

     


    Ethnic Vietnamese families sit on their floating homes, in Lauk Daek district, Cambodia, on 26th June. PICTURE: Thomson Reuters Foundation/Matt Blomberg

    A few kilometres past the new arrivals' moored boats, a string of large ships stretched across the river, blocking entry to Vietnam.

    Approaching the blockade - which appeared shortly after the evictions, European Space Agency satellite images show - a Thomson Reuters Foundation reporter was turned back by customs police and told: "You should not be checking on this issue."

    Vietnam's ambassador Minh and its foreign affairs ministry did not respond to requests for comment on the displaced or the blockade, which is inside Vietnamese territory.

    The majority of the displaced boatpeople who spoke with the Thomson Reuters Foundation in Leuk Daek said they were born in Cambodia, though none had proof. Many said they could not speak Khmer, Cambodia's official language.

    "It's in Cambodia's interest to start discussion on immigration policy. There are people who have been living here for decades and rightfully deserve legal protection."

    - Ou Virak, founder of the Future Forum thinktank in Phnom Penh.

    One woman, who said she had been in Cambodia for seven years, flashed a permanent resident card - issued by Cambodia since 2015 to minorities as a bridge to citizenship - but said she wanted "to go home".

    Anti-Vietnamese sentiment is widespread in Cambodia, decades after the two states allied with opposing sides in the Cold War, leaving the migrants with little support, academics said.

    "It's in Cambodia's interest to start discussion on immigration policy," said Ou Virak, founder of the Future Forum thinktank in Phnom Penh. "There are people who have been living here for decades and rightfully deserve legal protection."

    Local councillor Suy Khon was not giving any aid to the new arrivals.

    "Vietnam doesn't accept them and we don't have clear instructions from [Phnom Penh], so we allow them to stay in the river temporarily," she said.

     


    Ethnic Vietnamese families sit on their floating homes, in Lauk Daek district, Cambodia, on 26th June. PICTURE: Thomson Reuters Foundation/Matt Blomberg

    While some of the evictees managed to retain their fish - reared in cages beneath their homes - about 30 families lost their houseboats, and were living on fibreglass canoes.

    "All we know is that we must stay here until COVID-19 is over," said Bai, as four families a few boats over sewed together fishing nets that they had bought with their pooled money, eager to get back to work.

    "Can you tell me, when is that?"

    https://www.sightmagazine.com.au/features/20798-please-show-mercy-evicted-by-cambodia-ethnic-vietnamese-stuck-at-watery-border

    Không có nhận xét nào