Header Ads

  • Breaking News

    Tin tức thế giới ngày Thứ hai 12 tháng 7 năm 2021

    Người dân Cuba biểu tình đòi Chủ tịch Diaz-Canel từ chức

    Hôm 11/7, người dân Cuba tổ chức biểu tình lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua, từ thủ đô Havana cho đến thành Santiago, kêu gọi “tự do” và đòi Chủ tịch Miguel Diaz-Canel từ chức, theo Reuters.

    Các cuộc biểu tình nổ ra trong bối cảnh Cuba rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất và số ca nhiễm COVID-19 tăng kỷ lục. Người dân bày tỏ sự tức giận về tình trạng thiếu nhu yếu phẩm, hạn chế quyền tự do dân sự và việc chính quyền xử lý đại dịch.

    Hàng nghìn người đã xuống đường ở nhiều khu vực khác nhau của thủ đô Havana, bao gồm cả khu trung tâm, hô to “Diaz-Canel từ chức” át cả tiếng hô “Fidel” của các nhóm người ủng hộ chính phủ vẫy cờ Cuba.

    Những chiếc xe jeep có trang bị súng máy của lực lượng đặc biệt được nhìn thấy khắp thủ đô và sự hiện diện của cảnh sát rất dày đặc ngay cả khi hầu hết những người biểu tình đã về nhà lúc 9 giờ tối - giờ giới nghiêm do đại dịch.

    Bà Miranda Lazara, 53 tuổi, một giáo viên dạy khiêu vũ, người đã tham gia cùng hàng nghìn người tuần hành ở thủ đô Havana cho Reuters biết: “Chúng tôi đang trải qua những khoảng thời gian thực sự khó khăn. Chúng tôi cần một sự thay đổi hệ thống.”

    Chủ tịch Diaz-Canel, người cũng đứng đầu Đảng Cộng sản, nói trong một bài phát biểu trên truyền hình vào chiều 11/7 rằng nguyên nhân của tình trạng bất ổn là do Hoa Kỳ trong những năm gần đây đã thắt chặt lệnh cấm vận thương mại hàng thập kỷ đối với Cuba.

    Ông Diaz-Canel cho biết nhiều người biểu tình chân thành nhưng bị ảnh hưởng bởi các chiến dịch truyền thông xã hội do Hoa Kỳ tổ chức và “lính đánh thuê” trên thực địa, đồng thời cảnh báo rằng sẽ không dung thứ cho những “hành động khiêu khích” tiếp diễn, cũng như kêu gọi những người ủng hộ đối đầu với “những hành động khiêu khích”.

    Bà Julie Chung, quyền thứ trưởng của Vụ các vấn đề Tây Bán cầu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, cho biết Hoa Kỳ vô cùng quan ngại đến “những lời kêu gọi chiến đấu” ở Cuba và ủng hộ quyền hội họp hòa bình của người dân Cuba.

    Các nhân chứng của Reuters trong các cuộc biểu tình ở Havana đã nhìn thấy lực lượng an ninh, được hỗ trợ bởi các nhân viên mặc thường phục nghi cũng là an ninh, bắt giữ khoảng hai chục người biểu tình. Cảnh sát đã sử dụng bình xịt hơi cay và đánh một số người biểu tình cũng như một nhiếp ảnh gia làm việc cho hãng tin AP.

    Đài Loan: Foxconn và TSMC mua 10 triệu liều vaccine Covid tặng chính phủ




    Nguồn hình ảnh, Reuters

    Chụp lại hình ảnh,

    Mỗi tập đoàn Foxconn và TSMC mua năm triệu liều vaccine.

    Hai trong số các nhà sản xuất công nghệ lớn nhất thế giới đang mua 10 triệu liều vaccine Covid cho Đài Loan.

    Foxconn, công ty sản xuất thiết bị cho Apple và hãng chế tạo chip TSMC của Đài Loan đã đứng ra ký thỏa thuận nhận mua vaccine BioNTech sảu xuất tại Đức, trị giá 350 triệu đô la.

    Trong nhiều tháng qua, Đài Loan đã cố gắng mua vaccine từ BioNTech của Đức và đổ lỗi cho Trung Quốc đã ngăn cản một thỏa thuận.

    Trung Quốc, quốc gia tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình, phủ nhận các cáo buộc.

    Báo Anh, tờ Independent hôm 1207/2021 bình luận rằng việc các công ty Đài Loan mua vaccine cho chính phủ làm nổi bật lên tình thế khó xử của chính quyền Đài Loan, không được tham gia Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cơ quan điều phối việc phân chia vaccine trên thế giới.

    Các thỏa thuận sẽ cho phép mỗi tập đoàn Foxconn và Công ty Chế tạo Bán dẫn Đài Loan (TSMC) mua năm triệu liều vaccine và tặng cho chính phủ để phân phối.

    Thỏa thuận này đã được công bố trong một thông cáo của đại lý bán hàng Trung Quốc của BioNTech tại Tập đoàn Dược phẩm Fosun Thượng Hải.

    Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Fosun Pharma, Ngô Dĩ Phương cho biết họ sẽ "hợp tác chặt chẽ với các đối tác của chúng tôi để cung cấp vaccine an toàn và hiệu quả cho Đài Loan trong thời gian sớm nhất".

    Nhà sáng lập và chủ tịch của Foxconn, tỷ phú Quách Đài Minh (Terry Gou), đã viết trên trang Facebook của mình rằng Bắc Kinh không can thiệp vào các cuộc đàm phán.

    BioNTech đã phát triển vaccine mRNA, được bán trên thị trường với tên gọi Comirnaty, với sự hợp tác của tập đoàn dược phẩm Pfizer của Hoa Kỳ.

    Chính phủ Đài Loan đã phải đối mặt với áp lực lớn từ công chúng trong việc đẩy nhanh chương trình tiêm chủng.

    Tháng trước, chính phủ đã đồng ý cho phép ông Quách Đài Minh và TSMC thay mặt họ đàm phán các thỏa thuận về vaccine.

    Một quỹ Phật giáo lớn của Đài Loan là Tzu Chi Foundation (Quỹ Từ Tế-慈濟基金會) cũng đang cố gắng mua vaccine cho Đài Loan.

    Riêng Hoa Kỳ và Nhật Bản đã tài trợ tổng cộng gần năm triệu liều vaccine Covid cho Đài Loan để giúp hòn đảo này tăng tốc chương trình tiêm chủng.

    Trong khi đó, Đài Loan có hàng triệu vaccine theo đơn đặt hàng, chủ yếu từ AstraZeneca và Moderna.

    Hiện mới có 0,3% dân số Đài Loan được tiêm chủng đầy đủ.

    Tuần trước, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn cho biết chính phủ đặt mục tiêu 25% dân số được tiêm chủng ít nhất một liều chích ngừa trong chương trình tiêm hai mũi vào cuối tháng Bảy.

    Stephen Moore: Thị trường chứng khoán của Mỹ gấp 5 lần so với của Trung Quốc


    Theo ông Stephen Moore, cựu cố vấn kinh tế của Tổng thống Donald Trump, việc thoát khỏi đại dịch virus corona toàn cầu đã giúp thị trường chứng khoán Mỹ tăng vọt. Đây là một bằng chứng tích cực cho chủ nghĩa ngoại lệ Hoa Kỳ thông qua chủ nghĩa tư bản.

    Ông Moore nói với chương trình “The Cats Roundtable” trên WABC 770 AM-N.Y: “Định giá của thị trường chứng khoán Mỹ lớn hơn năm lần so với thị trường chứng khoán Trung Quốc. Chúng ta lại trở thành siêu cường kinh tế của thế giới. Hiện giờ, không có ai thực sự tiếp cận gần [chúng ta]. Trung Quốc đang cố gắng bắt kịp. Châu Âu bị bỏ lại phía sau.”

    Ông nhấn mạnh: “Thành quả này là một sự tôn vinh đối với nước Mỹ và hệ thống doanh nghiệp tự do của chúng ta.”

    Ông Moore còn nhận định với người dẫn chương John Catsimatidis, kể từ khi bắt đầu của chính quyền Reagan, thị trường chứng khoán Mỹ đã có “sự mở rộng đáng kinh ngạc.”

    Ông ca ngợi: “Đây là một thị trường 40 tuổi mà thế giới chưa bao giờ nhìn thấy trước đó. Quay lại những năm đầu 1980, khi đó chỉ số Dow Jones chỉ ở mức 1.000. Hiện giờ, chỉ số này đã gần 35.000. Hãy nghĩ về điều đó: mức định giá đã tăng gấp 35 lần.”

    Tuy nhiên, ông Moore cũng bày tỏ một số lo lắng, bao gồm việc chi tiêu quy mô lớn của Tổng thống Joe Biden có thể đưa nước Mỹ trở lại những năm 1970 dưới thời chính quyền Jimmy Carter với tình trạng lạm phát gia tăng, lãi suất cao cũng như thiếu hụt năng lượng và tăng thuế.

    Ông cho hay: “Điều gì có thể phá hoại thành quả này? Tôi lo lắng về việc có quá nhiều tiền dễ (tiền kiếm được dễ dàng mà không phải lao động cật lực).”

    Vị cựu cố vấn kinh tế khuyến nghị: “Chúng ta phải quay lại chính sách tiền tệ hợp lý để đảm bảo chúng ta không tạo ra một bong bóng [tài chính] khác như chúng ta đã có trong năm 2008.”

    Theo ông Moore, thị trường nhà đất của Hoa Kỳ “hiện đang ở trong tình trạng một chút bong bóng” rồi. Ông cũng cảnh báo nguy cơ trước các chính sách thuế và chi tiêu của giới lãnh đạo Đảng Dân chủ. “Tôi nghĩ chúng ta phải chống lại việc tăng thuế này; đó là vấn đề khiến tôi lo lắng nhất.”

    Ông còn lưu ý, “thuế thặng dư vốn cao hơn, thuế thừa kế cao hơn, thuế đầu tư cao hơn” tất cả đều “ảnh hưởng tiêu cực đối với thị trường chứng khoán cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm.”

    Ông Moore tiếp tục, dù vậy thì Phố Wall vẫn đang lạc quan bởi vì họ không tin Tổng thống Biden sẽ chứng tỏ được hiệu quả trong các mục tiêu của mình.

    Ông kết luận: “Chúng ta chỉ cần để nền kinh tế phục hồi theo thời gian, điều đó sẽ mang đến thành công to lớn. Chúng ta không cần phải có thêm gói kích thích kinh tế từ Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Chúng ta không cần phải có thêm gói kích thích kinh tế từ chính phủ liên bang. Tôi lo ngại mọi người đang nghiện các chi phiếu liên bang miễn phí này. Nếu chúng ta có thể đảm bảo chương trình nghị sự tích cực nhất của ông Biden không xảy ra, tôi nghĩ nền kinh tế [Mỹ] sẽ tiếp tục hồi phục rất tốt đẹp.”

    Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen

    cho biết cơ chế đánh thuế các công ty đa quốc gia lợi nhuận cao vừa được thông qua có thể vẫn chưa sẵn sàng trình ra quốc hội cho đến năm 2022. Bà Yellen nói tiến trình đàm phán phân bổ lại quyền đánh thuế ở các nước giàu đang “chậm hơn một chút” so với việc đàm phán mức thuế doanh nghiệp toàn cầu ít nhất 15%, vốn được 132 quốc gia ủng hộ.

    Đài Loan


    Nhận được 10 triệu liều vắc xin BioNTech covid-19 sau một quá trình kéo dài mà hòn đảo cáo buộc Trung Quốc ngăn chặn họ tiếp cận vắc-xin. Tập đoàn dược phẩm Fosun Thượng Hải có hợp đồng bán vắc-xin BioNTech ở Trung Quốc, Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan, khiến Đài Loan không thể mua thuốc trực tiếp từ công ty Đức.

    Kênh đào Suez


    của Ai Cập báo cáo doanh thu kỷ lục trong năm tính đến tháng 6, dù từng phải đóng cửa sáu ngày trong tháng 3 vì vụ kẹt tàu container Ever Given. Cụ thể nó kiếm được 5,84 tỷ đô la trong năm tài chính 2020-2021, tăng từ mức 5,72 tỷ đô la của năm trước. Hồi đầu tháng con tàu này cũng được cho rời khỏi kênh.

    Colombia

    xác nhận 13 nghi phạm trong vụ giết tổng thống Haiti Jovenel Moïse là thành viên của quân đội nước này. Hai người Mỹ gốc Haiti tự xưng là phiên dịch cho đội sát thủ cũng nằm trong số những nghi phạm bị bắt. Một số người Haiti đã kêu gọi Mỹ hỗ trợ quân sự; nhưng chính quyền Biden từ chối.

    Lạm phát tăng cao ở Ấn Độ


    Gió mùa đang khiến thời tiết ở Ấn Độ trở nên ngột ngạt. Nhưng đối với nhiều người Ấn sống sót qua làn sóng biến thể Delta hồi tháng 4 và tháng 5, thì lạm phát mới là vấn đề lớn nhất. Cụ thể chỉ số lạm phát chính đã lên 6,3% trong tháng 5, vượt 2% so với mục tiêu 4% của ngân hàng trung ương. Và hôm nay họ sẽ công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 trong bối cảnh kỳ vọng lạm phát cao.

    Thủ tướng Narendra Modi từng lên nhậm chức vào năm 2014 nhờ tình hình lạm phát cao lúc đó. Kể từ đó ông đã cố gắng giải quyết vấn đề này. Song vì thu ngân sách hạn hẹp, ông Modi phải duy trì áp thuế nhiên liệu kể cả khi xăng vượt 100 rupee (1,34 USD) một lít. Và điều này đã khiến giá vận chuyển và thực phẩm lên cao. Khi nền kinh tế thế giới mở cửa trở lại, Ấn Độ – với chỉ 5,3% dân số được tiêm chủng đầy đủ – đang cảm thấy áp lực khi các nước khác khôi phục nhu cầu.

    Jordan xét xử một cựu chính khách

    Từng có lúc các nhóm nhân quyền biểu tình phản đối ông về vấn đề tra tấn. Nhưng giờ đây theo lời gia đình thì chính ông trở thành nạn nhân. Bassem Awadallah, người từng đứng đầu triều đình, đang bị tạm giam với cáo buộc phản loạn chống Vua Abdullah II. Phiên tòa xét xử ông đã diễn ra rất nhanh mà không hề có các nhân chứng quan trọng và cũng rất bí mật. Gần như chắc chắn ông sẽ bị kết tội khi tòa kết án vào hôm nay (cùng với Sharif Hassan bin Zaid, một thành viên hoàng gia khác).

    Nhưng phe ủng hộ nói ông chỉ là vật tế thần cho nền kinh tế suy thoái của Jordan và sự cai trị ngày càng hà khắc của nhà vua. Một số người cũng nghi ngờ giới tình báo dàn xếp tỷ số. Từ lâu, tình báo đã đồn rằng ông là một người Palestine trong một hệ thống vốn được thống trị bởi các bộ lạc Bedouin. Ngoài ra họ cũng ghét kế hoạch tư nhân hóa của ông. Ông Awadallah là một công dân Mỹ và có những người bạn quyền lực, đặc biệt là Thái tử Ả Rập Saudi, Muhammad bin Salman. Nhưng xem ra các người bạn này thích xem hơn là can thiệp.

    Sự kiện 12 tháng 7 ủng hộ Anh ở Bắc Ireland

    Hôm nay hàng chục nghìn “Orangemen” và các ban nhạc đi cùng sẽ diễu hành khắp Bắc Ireland để kỷ niệm chiến thắng năm 1690 của Vua Kháng cách William III trước Vua Công giáo James II trong trận Boyne. Năm nay họ sẽ đặc biệt tưng bừng vì sự kiện 12 tháng 7 năm ngoái đã bị tổ chức huynh đệ Kháng cách Orange Order hủy bỏ do đại dịch.

    Nhưng ẩn dưới niềm vui đó là một sự u ám. Một biên giới thương mại hậu Brexit đã cắt đứt Bắc Ireland khỏi Vương quốc Anh và tạo động lực cho phong trào đòi trưng cầu dân ý thống nhất Ireland. Trong khi đó đảng Liên minh Dân chủ (thân Anh), vốn được Orangemen ủng hộ, đang rơi vào tình trạng hỗn loạn, khi đã bổ nhiệm lãnh đạo đảng thứ ba chỉ trong ba tháng qua. Và cuộc điều tra dân số năm nay dự kiến ​​sẽ xác nhận hiện ở Bắc Ireland đang có đa số Công giáo. Với cuộc bạo loạn tháng 4 vẫn còn nguyên trong trí nhớ, nhiều người lo ngại sự kiện 12 tháng 7 năm nay có thể xảy ra bạo lực.

    Gian nan việc tham dự Olympics Tokyo của các vận động viên


    Tokyo 2020 đã cấm khán giả. Nhưng Thế vận hội Olympic sẽ vẫn cần các vận động viên (VĐV). Dự kiến sẽ có khoảng 11.500 VĐV, cùng với 79.000 nhân viên hỗ trợ, quan chức và nhà báo.

    Đưa các VĐV từ 205 quốc gia, cũng như túi xách, thuyền, cung tên của họ đến Nhật Bản là một thách thức. Hạn chế đi lại khiến một số tuyến bay bị loại trừ. Với số lượng chuyến bay ít hơn bình thường, hầu hết các hành trình đều có nhiều điểm dừng. Một số thành viên đội Fiji đã bay trên một chiếc máy bay chở hàng. Và sau đó là câu hỏi về những gì cần đóng gói mang theo. Các vận động viên sẽ chỉ được quanh quẩn trong khu vực sinh hoạt của họ. Các VĐV Canada mang theo các bàn cờ để giết thời gian. Gửi thiết bị bằng đường biển có nguy cơ bị chậm trễ kéo dài. Ngựa cũng phải được kiểm dịch.

    Các vận động viên chỉ được di chuyển vào làng Olympic bảy ngày trước khi thi đấu và phải rời đi trong vòng 48 giờ sau khi kết thúc. Vì vậy, bị loại sớm khỏi giải đấu sẽ dẫn tới những sự thất vọng nối tiếp nhau, bởi sau đó là một cuộc đua khác: đặt vé máy bay về nước.

    Bắc Kinh kêu Mỹ ‘sửa sai’ vụ từ chối 500 đơn visa của sinh viên Trung Quốc


    Vision Times – Việc Mỹ từ chối ký hợp đồng với 500 nghiên cứu sinh khoa học và kỹ thuật Trung Quốc sang Mỹ học, điều này đã thu hút sự chú ý từ thế giới bên ngoài.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên khẳng định Mỹ “Hãy sửa chữa sai lầm”. Cư dân mạng đã lôi ra video trước đó của Cảnh Sảng có nội dung “Những người không được chào đón đương nhiên sẽ không được vào” để so sánh. Câu nói mâu thuẫn giữa hai người khiến cư dân mạng chế giễu: “Mâu thuẫn, đây đúng là trường hợp điển hình tâm thần phân liệt, những người thật không biết xấu hổ”.

    Vào ngày 6/7, phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc “China Daily” đưa tin rằng hơn 500 sinh viên tốt nghiệp khoa học và kỹ thuật Trung Quốc đã bị từ chối thị thực khi họ nộp đơn xin thị thực vào Hoa Kỳ.

    Sau khi thông tin về việc từ chối cấp thị thực được đưa ra, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã nhanh chóng phản ứng về vụ việc và phản đối mạnh mẽ hành động của Mỹ, nói rằng Trung Quốc bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về vấn đề này và yêu cầu Mỹ “sửa chữa những sai lầm của mình”. Ngừng viện nhiều lý do để “hạn chế và đàn áp một cách vô lý” sinh viên Trung Quốc du học, đồng thời bảo vệ “quyền và lợi ích hợp pháp” của sinh viên Trung Quốc.

    Về vấn đề này, cư dân mạng đã chế giễu ĐCSTQ rằng: “Tôi muốn ăn trộm công nghệ của ông nhưng ông không được từ chối. Nếu ông từ chối thì tôi sẽ phản đối kịch liệt và yêu cầu ông ‘sửa sai”.

    Một số cư dân mạng đã lôi ra video bài phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ do người phát ngôn Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng chủ trì vào ngày 29/11/2019. Trong video, khi một phóng viên hỏi về việc Trung Quốc soạn thảo lệnh cấm các dân biểu Hồng Kông và Hoa Kỳ nhập cảnh vào Trung Quốc. Ông Cảnh Sảng nói: “Vấn đề thị thực là chủ quyền của một quốc gia. Tất nhiên, chính phủ Trung Quốc có quyền quyết định ai được phép nhập cảnh và ai không được phép nhập cảnh”.

    Cư dân mạng ghép hai đoạn video nói trên của người phát ngôn Bộ Ngoại giao để so sánh: “Tiêu chuẩn kép điển hình, từ đây chúng ta có thể thấy việc ĐCSTQ đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ là quan trọng như thế nào! ĐCSTQ không sử dụng nó trong vấn đề này? Còn ‘luật trừng phạt’ chống lại Hoa Kỳ thì sao? Điểm yếu của ĐCSTQ đã xuất hiện”.

    Người dân Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ đã bị thao túng bởi các chính sách ngu xuẩn của nó. Trong khi các quan chức Trung Quốc luôn miệng nói ghét Hoa Kỳ nhưng lại thích đi sang Hoa Kỳ, đây là nghịch lý trong cán bộ ĐCSTQ, nó cũng đã lan rộng đến mọi người. Những trường hợp như vậy bị cư dân mạng đánh giá là “tâm thần phân liệt”.

    Vào ngày 9/7, một video phỏng vấn khác trên Twitter cho thấy một số người Trung Quốc được phỏng vấn bày tỏ sự bất bình đặc biệt đối với Hoa Kỳ. Một số nói rằng họ rất vui về Sự kiện 11/9 ở Hoa Kỳ. Một số nói rằng nước Mỹ đang quá hỗn loạn và sợ bất ngờ bị bắn trên đường phố. Một số người nói rằng trùm khủng bố Osama Bin Laden là một anh hùng dám thách thức nước Mỹ…

    Nhưng khi phóng viên hỏi mọi người liệu họ có sẵn sàng đến Mỹ nếu có cơ hội hay không, tất cả đều trả lời: “Tôi thích nước Mỹ. Tôi sẽ học ở Mỹ sớm. Tôi sẽ không quay lại nếu tôi có thể trở lại Trung Quốc trong tương lai. Tôi hy vọng sẽ đi. Tôi sẵn sàng đến Hoa Kỳ khi có cơ hội. Một trong những người được phỏng vấn cũng kết luận rằng Hoa Kỳ quảng bá trên truyền hình Trung Quốc hoàn toàn khác với Hoa Kỳ thật sự”.

    EU bắt đầu đối kháng lại “vành đai và con đường” của ĐCSTQ


    Các nước Liên minh châu Âu (EU)đã bắt đầu đối đãi nghiêm túc với sáng kiến xây dựng cơ sở hạ tầng “Một vành đai, Một con đường” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), yêu cầu đưa ra danh sách các biện pháp đối kháng lại dự án này. Mỹ đã thông qua “Công ty Tài chính Phát triển quốc tế Mỹ” để triển khai dự án toàn cầu nhằm đối kháng với kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng của ĐCSTQ.
    Dự án Đường sắt tiêu chuẩn Mombasa–Nairobi của sáng kiến “Vành đai và Con đường” mà Chính phủ Kenya ký kết với ĐCSTQ đang tiếp tục gây tranh cãi, gần đây Tòa án phúc thẩm Kenya phán quyết rằng hợp đồng dự án là bất hợp pháp.

    Theo dự thảo kết luận của Hội đồng Liên minh châu Âu mà trang tin tức Politico tại Mỹ đọc được, các nước châu Âu hy vọng Ủy ban Liên minh châu Âu sẽ đưa ra danh sách một loạt “dự án có sức ảnh hưởng và rõ ràng” trong vài tháng tiếp theo, để cân bằng và đối kháng với “Một vành đai, Một con đường” của Bắc Kinh. Dự kiến Ngoại trưởng EU sẽ ký vào văn kiện liên quan đến ý tưởng này vào ngày 12/7.

    Thách thức mà hiện tại châu Âu đang đối mặt đó là đặt một cái tên thu hút cho kế hoạch này, cũng cần phải thiết kế một biểu tượng cho nó.

    Những năm qua, ĐCSTQ đẩy mạnh các dự án “Một vành đai, Một con đường” trên toàn cầu. Cùng lúc mở rộng sức ảnh hưởng ra toàn cầu ĐCSTQ, đồng thời khiến nhiều nước hợp tác rơi vào khủng hoảng nợ nần. Ngoài ra, “Một vành đai, Một con đường” còn cướp đi cơ hội việc làm của người bản địa. Do đó chiến lược này của ĐCSTQ đã vấp phải chỉ trích của các nước Âu, Mỹ. Bắc Kinh bị cáo buộc thông qua các dự án liên hợp phát triển kinh tế không bền vững để thiết lập bẫy nợ cho các nước đối tác bao gồm Montenegro và Sri Lanka.

    Tháng trước, trong thời gian lãnh đạo các nước G7 tổ chức thượng đỉnh tại Anh, đã đưa ra kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng “Tái thiết thế giới tốt đẹp hơn” (Build Back Better World,B3W), kế hoạch này được ngoại giới coi là phương án đối kháng với “Một vành đai, Một con đường” của ĐCSTQ. Mặc dù ĐCSTQ miêu tả “Một vành đai, Một con đường” tốt đẹp như thế nào đi nữa, nhưng dự thảo kết luận của Hội đồng Liên minh châu Âu cho thấy liên minh này không hoàn toàn tin vào cách nói của ĐCSTQ.
    Nhắm trúng châu Phi và Mỹ La-tinh

    Điều vô cùng quan trọng đó là EU thề sẽ thiết lập một liên minh EU “liên thông toàn cầu”, điều này sẽ khiến EU có thể chuyển sức chú ý của mình vào châu Phi và Mỹ La-tinh, trong khi hai khu vực lớn này là đích đến đầu tư chủ yếu của ĐCSTQ.

    Dự tính Hội đồng EU sẽ yêu cầu các cơ quan hành chính EU, tất cả các cơ quan liên quan của Liên minh EU lựa chọn hành động chế định một bản mô tả / thuyết minh thống nhất. Bản mô tả phải bao gồm một tên thương hiệu và biểu tượng dễ nhận biết cùng phát triển bởi các quốc gia thành viên, đồng thời yêu cầu có các hoạt động hỗ trợ liên quan để nâng cao mức độ nhận biết của công chúng.
    Mỹ khởi động DFC đối kháng “vành đai và con đường”

    Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump từ năm 2017 đã chỉ ra trong báo cáo An ninh Quốc gia rằng, ĐCSTQ thông qua sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” để mở rộng sức ảnh hưởng địa chính trị, đồng thời gián tiếp thách thức năng lực lãnh đạo toàn cầu của Mỹ và lợi ích quốc gia của Mỹ.

    Năm 2018, Quốc hội Mỹ thông qua “Đạo luật Tận dụng tốt thúc đẩy đầu tư năm 2018” (BUILD Act), hợp nhất Công ty Đầu tư Tư nhân Hải ngoại (OPIC – một công ty đã được thành lập gần nửa thế kỷ) và Cơ quan Quản lý Tín dụng Phát triển thuộc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) để thành lập “Công ty Tài chính Phát triển Quốc tế Mỹ” (DFC), công ty này đã tăng gấp đôi mức trần đầu tư lên 60 tỷ đô la Mỹ và có các công cụ tài chính mới như ủy quyền vốn chủ sở hữu.

    Trang web của DFC cho biết: “Chỗ khác biệt của chúng tôi so với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nằm ở chỗ, DFC ủng hộ đầu tư phù hợp với hợp tác kinh tế có hiệu quả và do khu vực tư nhân lãnh đạo. Sự thay thế mạnh mẽ này khác với đầu tư do quốc gia cụ thể chủ đạo, có thể tránh cho một bộ phận quốc gia rơi vào gánh nặng nợ nần.” Điều này đã chỉ ra rõ ràng sự khác biệt giữa “vành đai và con đường” phiên bản Mỹ và phiên bản Trung Quốc.

    Dấu chân của DFC đã có tại châu Phi, Trung Đông, Mỹ La-tinh, Đông Âu, khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, lĩnh vực trong kế hoạch đang được tiến hành gồm có chống lại COVID-19, biến đổi khí hậu, khoa học công nghệ, giáo dục và xây dựng cơ sở hạ tầng, v.v. Được biết, DFC đã thực hiện đầu tư toàn cầu với tổng số tiền khoảng 4,6 tỷ đô la Mỹ, trong đó có các dự án ở 7 nước thuộc khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương với tổng kim ngạch đầu tư là 900 triệu đô la Mỹ.

    Triều Tiên bác bỏ viện trợ nhân đạo của Mỹ, cho rằng đó là ‘âm mưu thâm độc’


    Một nhà nghiên cứu Triều Tiên nói viện trợ nhân đạo của Mỹ là một “kế hoạch chính trị nham hiểm” nhằm gây áp lực lên các quốc gia khác, theo Reuters.

    Hôm 11/7, Bộ Ngoại giao Triều Tiên công bố chỉ trích về viện trợ của Mỹ trên một trang web chính thức. Theo Reuters, tuyên bố trên phản ánh quan điểm của chính phủ Triều Tiên.

    Ông Kang Hyon Chol, được biết là một nhà nghiên cứu cấp cao tại Hiệp hội Xúc tiến Trao đổi Kinh tế và Công nghệ Quốc tế trực thuộc Bộ Ngoại giao Triều Tiên, liệt kê một loạt các ví dụ từ khắp nơi trên thế giới mà theo ông, nêu bật một thực tiễn của Hoa Kỳ là liên kết viện trợ với các mục tiêu chính sách đối ngoại của mình hoặc gây sức ép về vấn đề nhân quyền.

    Ông Kang viết: “Điều này cho thấy rõ ý đồ của Mỹ khi liên kết ‘hỗ trợ nhân đạo’ với ‘vấn đề nhân quyền’ là để hợp pháp hóa sức ép của họ đối với các quốc gia có chủ quyền và đạt được âm mưu chính trị thâm độc của họ”.

    Các quan chức Mỹ cho biết họ ủng hộ viện trợ nhân đạo cho Triều Tiên nhưng không có nỗ lực nào được tiến hành để cung cấp các hỗ trợ trực tiếp.

    Hàn Quốc tuyên bố sẽ cung cấp vaccine COVID-19 nếu được yêu cầu và một số nhà phân tích cho rằng viện trợ nước ngoài như vậy có thể tạo cơ hội để nối lại các cuộc đàm phán ngoại giao với Triều Tiên.

    Bộ Thống nhất Hàn Quốc, cơ quan xử lý các mối quan hệ với Triều Tiên, lưu ý rằng bài báo trên không phải là tuyên bố chính thức và cho biết họ sẽ tiếp tục tìm cách hợp tác với Bình Nhưỡng để đảm bảo vấn đề y tế và an toàn ở cả hai miền Triều Tiên.

    Từ trước đến nay, Triều Tiên không có dấu hiệu công khai quan tâm đến viện trợ từ Hàn Quốc hoặc Hoa Kỳ, mặc dù họ đã chấp nhận hỗ trợ, ít nhất là từ Trung Quốc và Nga.

    Không có nhận xét nào