Header Ads

  • Breaking News

    Ts. Nguyễn Hồng Vũ - Hãy ngưng định hướng chính trị đối với nhà khoa học

    Họ lấy lý do là dân thường dễ hoang mang và muốn mình nói theo kiểu có vaccine nào thì chích vaccine ấy, tin vào chính phủ
    Ts. Nguyễn Hồng Vũ - Hãy ngưng định hướng chính trị đối với nhà khoa học

    Cảm ơn tất cả các lời động viện và ý kiến đóng góp của các bạn trong bài viết trước, khi mình thể hiện sự thất vọng với quyết định chóng vánh “loại” mình ra khỏi buổi tọa đàm online về COVID-19 của “Hiệp hội các nhà khoa học và chuyên gia Việt Nam” (gọi tắt là AVSE).

    Thật sự thì mình cũng không biết đến tổ chức AVSE cho đến khi một chị là khóa trên của mình (tiền bối) mời mình tham gia buổi tọa đàm này và cho mình hay rằng đây là “Hội chuyên gia người Việt ở nước ngoài hiện đang có rất nhiều các hoạt động kết nối chuyên gia và tư vấn cho Việt Nam” và chị ấy cho mình biết là buổi tọa đàm tập trung vào việc “chuyên gia nói cho người dân hiểu, đại chúng như các post” của mình hay viết phân tích trên Facebook. Tin tức từ các báo mấy ngày qua thì mình thấy rằng chính phủ VN đang rất cần những tiếng nói của chuyên gia để định hướng chiến lược chống dịch COVID-19 cho hiệu quả nên mình nhận lời.

    Vì thời lượng chương trình có hạn nên mỗi diễn giả chỉ có khoảng 10 phút để nói về đề tài mình muốn truyền tải thông tin. Là một nhà khoa học đang làm trực tiếp về vaccine COVID-19 nên đây cũng là vấn đề mình quan tâm hàng ngày, mình đề nghị là mình sẽ nói về “Tại sao chúng ta cần các “vắc xin tốt” để vượt qua đại dịch COVID-19?”. Do chỉ có 10 phút nên mình soạn 1 bài nói chỉ có 11 trang (slides) một cách dễ hiểu và súc tích nhất có thể để nói về:

    • Cơ bản khoa học về vaccine.

    • Các phương pháp làm ra vaccine.

    • Quy trình thử nghiệm vaccine để đảm bảo an toàn & hiệu quả.

    • Đánh giá các vaccine hiện nay VN đang cho phép sử dụng khẩn cấp .

    • Đưa ra “khuyến cáo” dựa trên các dữ liệu khoa học và kết quả thực tế.

    Mọi người nhất trí là các chuyên gia phải đồng thuận với các thông điệp mà ban tổ chức sẽ đưa ra trong chương trình, nên trước khi chương trình diễn ra các chuyên gia phải họp, thảo luận với nhau trước để tìm điểm đồng thuận giữa những chuyên gia với nhau. Mình tham gia vào ngày họp nội bộ vào sáng sớm ngày 15, tức 2 ngày trước khi chương trình diễn ra. Khi mình cho họ xem nội dung mình sẽ trình bày thì họ tỏ ra “lo ngại” trong phần mình phân tích đánh giá các vaccine dựa vào bằng chứng khoa học và kết quả thực tế.

    Họ lấy lý do là dân thường dễ hoang mang và muốn mình nói theo kiểu có vaccine nào thì chích vaccine ấy, tin vào chính phủ. Mình không chịu, thì họ đưa ra đề nghị chỉ phân tích vaccine “tốt” thôi, không nói tới vaccine “kém”. Mình cũng từ chối vì nói như thế sẽ không đem lại lợi ích gì cho bà con khi chỉ cho biết “màu hồng” mà không biết xung quanh còn những “mảng tối”.

    Sau buổi họp nội bộ ấy, mình thấy rằng không tìm được điểm “đồng thuận” đối với vấn đề “đánh giá vaccine” mà mình đưa ra nên mình có chủ động viết email để phân tích cách nhìn của mình tại sao phải “nói thật” và nếu muốn mình nói chuyện trong chương trình thì phải để mình nói với tư cách là một nhà khoa học phân tích vấn đề một cách khách quan, nếu không mình sẵn sàng rút nếu họ không chấp nhận được chuyện này.

    Trong các email mình cũng nói thẳng là mình không đồng ý với lý do đưa ra là người dân với “nền tảng trình độ hiểu biết khác nhau” nên dễ hoang mang, mà thật sự bất cứ ai cũng sẽ có “tâm lý hoang mang lo ngại tiêm bất cứ một loại vaccine nào đó” khi chưa hiểu về chúng -> do vậy việc của những người làm khoa học là giải thích rõ cho họ hiểu những vaccine nào đáng lo ngại và những vaccine nào an toàn hơn dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học và bằng chứng thực tế.

    Mình cũng đặt luôn câu hỏi cho những chuyên gia ấy rằng “thực sự mà nói nếu ai trong chúng ta ngày mai sẽ chích vaccine của Sinopharm thì có hoang mang lo ngại không khi những thông tin khoa học về chúng không rõ ràng còn các thông tin thực tế ở các nước thì rất xấu?”

    Qua các trao đổi email, mình cũng nhận được những ủng hộ của một số chuyên gia và họ quyết định cho mình tham gia chương trình. Trước khi chương trình diễn ra 1 ngày mình hỏi lại một lần nữa về quyết định này và họ vẫn nói là mình cứ tham gia đi nhưng chỉ vài tiếng trước khi chương trình diễn ra thì họ “loại” mình ra một cách bất ngờ!

    Trong phần comment của bài viết trước của mình, nhiều bạn đề nghị mình làm một buổi nói chuyện khác để nói lại những gì mình chưa có dịp nói trong buổi tọa đàm “hụt” vừa qua. Dĩ nhiên là mình không ngại gì cả, nếu bạn nào quan tâm thì có thể tham gia buổi nói chuyện online khác vào Chủ Nhật sắp tới, ngày 25 tháng 7 năm 2021. Đây là buổi nói chuyện thuộc một chương trình với tên gọi là “Học với chuyên gia, trao quà người khó, lần 3” mà mình nhận được lời mời tham gia từ đầu tuần trước của anh Nguyễn Tập, làm bên báo Thanh Niên. Mình tham gia vì thấy đây là một chương trình khá hay, phi lợi nhuận nhằm “tạo một nơi chia sẻ kiến thức từ các chuyên gia đến cộng đồng” và “gây quỹ chia sẻ với đồng bào khốn khó”. Phí tham dự là miễn phí, tuy nhiên nếu bạn nào có nhã ý thì có thể đóng góp tùy hỷ cho “Quán Cơm Nụ Cười” để ủng hộ bữa cơm 2000 đồng cho người nghèo khó. Bạn có thể xem thêm chi tiết đăng ký tham gia chương trình theo đường link của anh Tap Nguyen phía dưới.

    https://www.facebook.com/photo/?fbid=10222634794711324&set=a.1160364842071

    Mình sẽ có khoảng 90 phút cho chương trình này, mình dự kiến sẽ nói trong khoảng 30-45 phút về vấn đề vaccine COVID-19 với những nội dung bao gồm như trên nhưng sâu hơn và rộng hơn (vì có nhiều thời gian hơn) và dành thời gian còn lại để trả lời câu hỏi của các bạn xoay quanh vấn đề về vaccine.

    Tóm lại, mình hoàn toàn không đồng ý với lối suy nghĩ là làm an tâm người dân bằng cách né tránh những vấn đề mà họ cần được biết, đặc biệt những vấn đề liên quan trực tiếp đến sức khỏe của họ. Họ có thể không có quyền lựa chọn loại vaccine nhưng họ có quyền được biết vaccine nào sẽ chích cho họ và được đánh giá an toàn/hiệu quả tới đâu vì chung quy lại việc chích vaccine là tự nguyện và người được chích phải ký vào cam kết “tự chịu rủi ro”.

    Bảo trọng nhe bà con,

    Các bài viết liên quan trước đó:

    Ngày 17 tháng 7 năm 2021 >Gáo nước lạnh vào sáng sớm<

    https://www.facebook.com/vu.nguyen.758/posts/4718818368132497

    Vu Hong Nguyen

    Favorites · July 17 at 10:49 AM ·

    Gáo nước lạnh vào sáng sớm

    Có một số bạn nhắn riêng hỏi mình tại sao không tham gia buổi tọa đàm online hôm nay được tổ chức bởi AVSE (Association of Vietnamese Scientists and Experts, Hiệp hội các nhà khoa học và chuyên gia Việt Nam) để nói về vấn đề vaccine như đã thông báo từ mấy hôm trước. Thôi thì mình không muốn nói lòng vòng nữa, lý do đó là "mình đã bị loại" ra khỏi chương trình vào thời điểm cuối vì dù nội dung trình bày của mình (Tại sao chúng ta cần các vắc xin tốt để vượt qua đại dịch COVID-19?) dù nhận được sự ủng hộ của một số thành viên trong nhóm chuyên gia nhưng sự e ngại từ đâu đó có lẽ lớn hơn để đưa quyết định chóng vánh này!

    Mình được mời tham gia chương trình này với vai trò là một chuyên gia khoa học, một người đang làm nghiên cứu trực tiếp vaccine COVID-19. Tuy nhiên, vì lý do bận rộn và thời gian không tiên lợi nên mình đã từ chối vài lần nhưng cuối cùng mình đã đồng ý sắp xếp thời gian để tham gia buổi tọa đàm online vào ngày 17 tháng 7 năm 2021 vì tình hình dịch bệnh ở VN đang trở nên quá phức tạp, các nhà lãnh đạo cần ý kiến của chuyên gia có chuyên môn, người dân cần biết làm thế nào cho đúng, v.v...

    Mình muốn nói rõ ràng trong bài post này, để tránh các bạn hiểu lầm là mình đã thất hứa trong việc góp ý chuyên môn và trao đổi thông tin với bà con. Mình để hình quảng cáo buổi hội thảo đăng từ ngày 14 tháng 7 trên trang AVSE, email quyết định loại mình ra được gửi trước lúc hội thảo bắt đầu khoảng vài giờ và email phản hồi bày tỏ thất vọng của mình với quyết định này cùng những chi tiết phản biện khoa học. Mình xin che tên tất cả những người trong email này vì không muốn làm ảnh hưởng đến họ.

    Mình muốn trích lại 1 câu mà mình có ghi trong email để kết thúc câu chuyện "gáo nước lạnh" hôm này là: "Vâng, những lời góp ý có ích thường không phải là những lời dịu tai, những lời có cánh nhưng chúng là CẦN THIẾT!"

    Như các bạn đã thấy, lãnh đạo Tp. HCM đã vừa thừa nhận lãng phí trong việc lấy mẫu xét nghiệm theo chỉ tiêu lớn! Chúng ta đâu muốn những sai lầm như thế (hoặc nghiêm trọng hơn) lại tiếp tục xảy ra để hao tiền, tốn của, thiệt hại thêm nhiều mạng sống của người dân khi chúng ta thấy được những "vết xe đổ" và có thể tránh.

    PS. Hôm nay mình bận việc nên có thể mình sẽ không trả lời được hết tất cả các câu hỏi trong comment. Mình sẽ hồi đáp khi có thời gian.

    Bảo trọng nhe bà con,

    TS. Nguyễn Hồng Vũ,

    Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, USA

    Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím

    #drvunguyen



    Ngày 10 tháng 7 năm 2021 >Tại sao người chích ngừa vaccine COVID-19 cần biết rõ sẽ được chích vaccine nào?<

    Vu Hong Nguyen

    Favorites · tuJiulstiy S1lrp0ro dahts 3nS:r4soer8ehde AlnSM ·

    Hôm nay, mình được biết là Việt Nam mới cho vận hành “Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19”. Đây là một trang web của chính phủ, người dân có thể lên đây để đăng ký chích ngừa vaccine COVID-19 với 4 bước rất logic:

    Điền thông tin cá nhân: giúp quản lý thông tin công dân chích ngừa.

    Tiền sử bệnh: giúp sàng lọc người có nguy cơ cao xảy ra biến chứng.

    Phiếu đồng ý tiêm: điều này là cần thiết trên phương diện luật pháp để tránh kiện cáo sau này.

    Hoàn thành:

    Việc công dân sử dụng website đăng ký sẽ giúp dễ dàng hơn rất nhiều cho công tác chích ngừa, tránh được những trường hợp đáng tiếc xảy ra cách đây không lâu ở nhà thi đấu Phú Thọ khi mọi người phải chen chúc nhau đi chích ngừa, vừa mệt, vừa tăng nguy cơ lây nhiễm chéo.

    Tuy nhiên, mình xin góp ý thêm 1 điểm “quan trọng” cần bổ sung ở đây nữa là trước khi đến bước số 3 “đồng ý tiêm” thì cần có 1 bước trước đó cho người đăng ký biết vaccine nào sẽ được chích cho họ. Điều này rất quan trọng vì hiện nay ở VN có 5 loại vaccine đang được bộ Y Tế cho phép sử dụng là:

    Vaccine của Oxford–AstraZeneca, Anh có bản chất là “Adenovirus 5” (được cấp phép 30/01/2021)

    Vaccine Sputnik V của Nga có bản chất là “Adenovirus 26” và “Adenovirus 5” (được cấp phép 23/03/2021)

    Vaccine BBIBP-CorV của Sinopharm, Trung Quốc là “virus SARS-CoV-2 bị bất hoạt” (được cấp phép 04/06/2021)

    Vaccine của Pfizer–BioNTech bản chất là mRNA (được cấp phép 12/06/2021)

    Vaccine của Moderna bản chất là mRNA (được cấp phép 29/06/2021)

    Trong 5 loại vaccine trên chúng ta đã thấy có 3 nhóm khác nhau đó là: Adenovirus, virus SARS-CoV-2 bị bất hoạt hoặc mRNA. Dù rằng một số vaccine có thể giống nhau về cơ bản như cùng sử dụng Adenovirus trong vaccine Astrazeneca hoặc Sputnik V, tuy nhiên mỗi loại lại được tạo ra bởi công nghệ khác nhau dẫn đến một số điểm có thể khác nhau như: các thành phần phụ gia, thành phần kích hoạt miễn dịch và thậm chí mã di truyền mã hóa protein S của SARS-CoV-2 khi đưa vào Adenovirus cũng có thể khác nhau chút ít trong đó, v.v...! Do vậy, phản ứng phụ của mỗi loại vaccine có thể sẽ khác nhau và nguy cơ của từng loại vaccine cho từng nhóm người cũng có thể là khác nhau. Vì thế, dựa vào các nghiên cứu tiền lâm sàng, lâm sàng và khi ra ngoài thị trường thì nhà sản xuất vaccine đưa ra những khuyến cáo riêng về nguy cơ sức khỏe, phản ứng phụ cho vaccine của họ. Ví dụ như vaccine của AstraZeneca có thể gây nên tình trạng đông máu hiếm gặp với tỉ lệ 5-10 người trên 1 triệu người nên khi chọn chích Astrazeneca thì nên cẩn trọng với những người có những bệnh liên quan đến máu trước đó, đặc biệt là những người có hội chứng rò rỉ mao mạch (capillary leak syndrome). Mặc khác, các loại mRNA vaccine gần đây cho thấy một số trường hợp hiếm gặp ở Mỹ gây ra viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim (myocarditis and pericarditis) với xác xuất khoảng 6 người trên 1 triệu người. Còn lại hai vaccine của Nga và Trung Quốc thì mình không tìm được số liệu nghiên cứu về các tác dụng phụ nên mình không thể có ý kiến.

    Nói chung, do việc chích vaccine là tự nguyện và người được chích cũng phải ký vào cam kết “tự chịu rủi ro” nên tất cả các thông tin về vaccine là cần được minh bạch. Người được chích cần biết đó là vaccine gì và các nguy cơ khi sử dụng vaccine đó ra sao đối với tình trạng sức khỏe của họ. Điều này giúp giảm nguy cơ biến chứng cho người đi chích ngừa và có ý nghĩa quan trọng trên phương diện pháp lý.

    Ngoài ra, việc ghi nhận trực tiếp lúc đăng ký, vaccine nào sẽ chích cho công dân nào một cách rõ ràng, 2 bên đều biết, thì “lỡ” có trường hợp xảy ra như ở Singapore gần đây là họ “không công nhận người chích vaccine của Trung Quốc là đã chích vaccine” thì sẽ dễ dàng hơn cho các nhà quản lý để tìm người cần “chích lại” và những người ấy cũng tự biết cẩn thận hơn để nâng cao cảnh giác phòng ngừa lây nhiễm.

    Mong Bộ Y Tế sớm có thay đổi phù hợp trên trang web “Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19” để bà con an tâm đi chích ngừa đẩy lùi dịch COVID-19.

    Các bài viết liên quan trước đó:

    Ngày 18 tháng 6 năm 2021 > Chất lượng hàng Tàu - biết đâu mà lần!<

    https://www.facebook.com/vu.nguyen.758/posts/4637277356286599

    Ngày 04 tháng 6 năm 2021 >Vaccine Trung Quốc của Sinopharm – Vết xe đổ – Tại sao chúng ta phải đi vào?!<

    https://www.facebook.com/vu.nguyen.758/posts/4596879506993051

    Ngày 10 tháng 4 năm 2021 >Nguyên nhân gây chết người "hiếm gặp" của vaccine AstraZeneca< https://www.facebook.com/vu.nguyen.758/posts/4423218084359195

    Bảo trọng nhe bà con

    TS. Nguyễn Hồng Vũ,

    Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, USA

    Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím

    Thông tin tham khảo:

    https://www.cdc.gov/.../vaccines/safety/myocarditis.html

    https://www.bmj.com/.../study-sheds-more-light-on-rate.../

    https://thanhnien.vn/.../singapore-loai-tru-lieu-tiem-vac...

    https://tiemchungcovid19.gov.vn/portal/register-person (Trang web cổng thông tin tiêm chủng COVID-19)

    https://myturn.ca.gov/ (Trang web đăng ký chích ngừa vaccine COVID-19 của California)

    #drvunguyen #vaccine #COVID19


    TS. Nguyễn Hồng Vũ,

    Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, USA

    Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím

    https://vietnamthoibao.org/vntb-hay-ngung-dinh-huong-chinh-tri-doi-voi-nha-khoa-hoc/

    Vu Hong Nguyen

    16/7/2021

    Họ đã nhận ra

    - Lấy lượng mẫu rất nhiều nhưng năng lực thực tế xét nghiệm không đạt được.

    - Áp lực lấy mẫu theo chỉ tiêu lớn nên nảy sinh vấn đề như nhập liệu và lấy mẫu chất lượng không cao.

    - Tỷ lệ phát hiện F0 là 0,06-0,08%, công sức đổ ra nhiều nhưng thu hoạch đạt được không cao, lãng phí về nhân lực cũng như thời gian để thực hiện phòng, chống Covid-19.

    Theo mình nghĩ họ không những đã lãng phí mà việc làm vội vã này có thể đã góp phần tăng lây nhiễm trong thời gian qua ở cộng đồng! Mong sao họ sẽ suy nghĩ thấu đáo một chút, bớt chạy theo chỉ tiêu một chút thì sẽ có thể tiết kiệm biết bao nhiêu tiền của, công sức của nhân viên y tế và giảm nguy cơ phơi nhiễm của biết bao nhiêu người!

    Bài viết của mình trước đó có phân tích về việc này "Sàng lọc COVID-19 toàn dân – lợi bất cập hại” (ngày 6 tháng 7 năm 2021)

    Mong sao các lãnh đạo dành nhiều thời gian hơn để lắng nghe những người có chuyên môn trong thời gian tới để đưa ra những quyết sách phù hợp hơn, để đất nước cùng nhau thoát dịch một cách an toàn và "dễ thở hơn cho người dân".

    Bảo trọng nhe bà con,

    TS. Nguyễn Hồng Vũ,

    Không có nhận xét nào