Header Ads

  • Breaking News

    Cập nhật tình hình Biển Đông ngày 24 tháng 8 năm 2021


    Tàu nghiên cứu Trung Quốc làm gì trong vùng biển Việt Nam?

    Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn

     


    Đáng chú ý trong số đó là tàu Hải Dương Địa Chất 8 vốn được dùng cho mục đích khảo sát dầu khí và từng xâm nhập trái phép vùng biển Việt Nam trong năm 2019.

    Những hoạt động đo đạc này thường có mục đích lưỡng dụng, ngoài nghiên cứu khoa học phục vụ dân sự còn có thể nhằm thu thập thông tin tình báo hải quân. Cụ thể, chúng có thể vẽ bản đồ đáy biển phục vụ cho hoạt động của tàu ngầm.

    I. Biển Đông, chuyển động quân sự

    1. Tàu nghiên cứu/khảo sát Trung Quốc

    Trong khoảng thời gian từ ngày 16 đến ít nhất ngày 23.8, tàu nghiên cứu Xiang Yang Hong 10 (Hướng Dương Hồng 10) đã hoạt động trong vùng biển Việt Nam, cụ thể là Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) ngang Vũng Tàu.

    Tàu này xuất hiện trong vùng biển Việt Nam sau khi tiến hành nghiên cứu trong vùng biển Malaysia trong vài tuần trước đó. Có một điểm đáng chú ý là sau khi rời vùng biển Malaysia, tàu này đã bật tín hiệu AIS trở lại gần như ngay vừa khi đi vào EEZ Việt Nam rạng sáng ngày 16.8.

    Tuy nhiên, Xiang Yang Hong 10 nhiều khả năng không phải tiến hành thăm dò dầu khí. Đường đi của tàu này trong hơn 1 tuần qua gợi ý nó đang tiến hành vẽ bản đồ đáy biển.

     


    Những hoạt động đo đạc này thường có mục đích lưỡng dụng, ngoài nghiên cứu khoa học phục vụ dân sự còn có thể nhằm thu thập thông tin tình báo hải quân. Cụ thể, tàu nghiên cứu có thể vẽ bản đồ đáy biển phục vụ cho hoạt động của tàu ngầm.

    Không loại trừ khả năng nó còn có thể nghiên cứu những tuyến di chuyển dưới biển của tàu ngầm Việt Nam.

    Tôi không rõ lắm về việc luật pháp quốc tế điều chỉnh như thế nào về tàu nghiên cứu/khảo sát hoạt động dưới danh nghĩa nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác.

    Vào cuối năm 2019, tàu nghiên cứu Shiyan 1 (Thực nghiệm 1) của Trung Quốc đã bị hải quân Ấn Độ trục xuất khi bị phát hiện hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này ở Ấn Độ Dương.

    Đối với Việt Nam, Điều 36 của Luật Biển quy định tàu thuyền nước ngoài nếu tiến hành nghiên cứu trong vùng biển Việt Nam phải phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, chịu sự giám sát của phía Việt Nam…

    Ngoài ra, Điều 37 còn quy định cấm tiến hành nghiên cứu khoa học trái phép. Trường hợp thu thập thông tin tình báo hải quân cũng có thể được liệt vào diện đe dọa chủ quyền, quốc phòng, an ninh của Việt Nam.

    " Điều 36. Nghiên cứu khoa học biển

    1. Tàu thuyền, tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, chịu sự giám sát của phía Việt Nam, bảo đảm cho các nhà khoa học Việt Nam được tham gia và phải cung cấp cho phía Việt Nam các tài liệu, mẫu vật gốc và các kết quả nghiên cứu liên quan.

    2. Khi tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân phải tuân thủ những quy định sau đây:

    a) Có mục đích hòa bình;

    b) Được thực hiện với phương thức và phương tiện thích hợp theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan;

    c) Không được gây cản trở đối với các hoạt động hợp pháp trên biển theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan;

    d) Nhà nước Việt Nam có quyền tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học của nước ngoài trong vùng biển Việt Nam và có quyền được chia sẻ các tài liệu, mẫu vật gốc, sử dụng và khai thác các kết quả khoa học thu được từ các hoạt động nghiên cứu, khảo sát đó.

    Điều 37. Quy định cấm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam

    Khi thực hiện quyền tự do hàng hải, tự do hàng không trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, tổ chức, cá nhân không được tiến hành các hoạt động sau đây:

    1. Đe dọa chủ quyền, quốc phòng, an ninh của Việt Nam;

    2. Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, đánh bắt hải sản trái phép;

    3. Khai thác trái phép dòng chảy, năng lượng gió và tài nguyên phi sinh vật khác;

    4. Xây dựng, lắp đặt, sử dụng trái phép các thiết bị, công trình nhân tạo;

    5. Khoan, đào trái phép;

    6. Tiến hành nghiên cứu khoa học trái phép;

    7. Gây ô nhiễm môi trường biển;

    8. Cướp biển, cướp có vũ trang;

    9. Các hoạt động bất hợp pháp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế."

    Trong khi đó, 4 tàu nghiên cứu/khảo sát khác của Trung Quốc gồm Haiyang Dizhi 8 (Hải Dương Địa Chất 8), Xiang Yang Hong 3 (Hướng Dương Hồng 3), Dong Fang Hong 3 (Đông Phương Hồng 3), Hai Da Hao cũng được ghi nhận tập trung ở khu vực quanh bãi Macclesfield ở Biển Đông.

    2. Chuyển động quân sự

    Cục Hải sự tỉnh Quảng Đông thông báo Trung Quốc sẽ tiến hành cuộc tập trận ở phía nam Ma Cao từ ngày 24 đến 26.8.

    Hình ảnh vệ tinh cho thấy HKMH/ Liêu Ninh của Trung Quốc đã quay trở lại căn cứ ở Thanh Đảo sau khi ra biể chỉ vài ngày. Tàu Sơn Đông hiện vẫn ở Tam Á.

    Hàng Không Mẫu Hạm HMS Queen Elizabeth của Anh đã đế vùng biển phía đông đảo Okinawa của Nhật Bản. Hoạt động gần tàu này là tàu đổ bộ tấn công USS America của Mỹ.

      Trong khi đó, HKMH/ USS Carl Vinson đã di chuyển sang khu vực phụ trách của Hạm đội 7. Như vậy, hiện trong khu vực phụ trách của Hạm đội 7 hiện có 3 tàu đều được triển khai chiến đấu cơ F-35 là HMS Queen Elizabeth, USS America và USS Carl Vinson. Không loại trừ khả năng 3 tàu này sẽ tiến hành tập trận chung trong thời gian tới.

      Ngày 23.8, hai tàu chiến Ấn Độ INS Ranvijay và INS Kora tập trận cùng tàu BRP Antonio Luna của Philippines ở Biển Đông.

      Hai tàu còn lại trong nhóm 4 tàu chiến Ấn Độ được triển khai đến Tây Thái Bình Dương là INS Shivalik và INS Kadmatt đã đến Guam chuẩn bị cho cuộc tập trận Malabar cùng với 3 nước còn lại trong nhóm Quad là Mỹ,  Nhật, Úc. Cuộc tập trận dự kiến sẽ bắt đầu ngày 26.8.

    II. Chuyến thăm của Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris

    Sáng 24.8, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris có bài phát biểu về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong một phần chuyến thăm Singapore và Việt Nam.

    Trong đó, bà tố cáo Trung Quốc ép buộc, đe dọa và đưa ra yêu sách phi pháp ở Biển Đông.

    " Trong khu vực này, chúng tôi từ lâu đã đưa ra tầm nhìn về hòa bình và ổn định, tự do trên biển, thương mại không bị cản trở, thúc đẩy nhân quyền, cam kết tuân thủ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và thừa nhận rằng lợi ích chung của chúng ta không phải có tổng bằng không.

    Bây giờ, khi chúng ta phải đối mặt với các mối đe dọa đối với trật tự đó, tôi ở đây để tái khẳng định cam kết của chúng tôi đối với tầm nhìn đó - củng cố nó và đảm bảo nó giải quyết những thách thức của hôm nay và ngày mai.

    Để làm được điều đó, chúng tôi sẽ đầu tư thời gian và sức lực để củng cố các mối quan hệ đối tác quan trọng của mình, bao gồm cả với Singapore và Việt Nam. Các mối quan hệ đối tác của chúng tôi sẽ dựa trên sự thành thật, cởi mở, bao hàm, lợi ích chung và các bên cùng có lợi.

    Hoa Kỳ sẽ theo đuổi một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở, thúc đẩy lợi ích của chúng tôi và lợi ích của các đối tác và đồng minh của chúng tôi.

    ….

    Ở Biển Đông, chúng ta biết rằng Bắc Kinh tiếp tục ép buộc, đe dọa và đưa ra các yêu sách đối với phần lớn Biển Đông. Những yêu sách phi pháp này đã bị phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài bác bỏ. Và các hành động của Bắc Kinh tiếp tục phá hoại trật tự dựa trên luật lệ và đe dọa chủ quyền của các quốc gia.

    Hoa Kỳ sát cánh với các đồng minh và đối tác của chúng tôi khi đối mặt với những mối đe dọa này. Và tôi phải nói rõ ràng rằng: Sự can dự của chúng tôi ở Đông Nam Á và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương không chống lại bất kỳ quốc gia nào, cũng không phải để khiến bất kỳ ai phải lựa chọn giữa các quốc gia. Thay vào đó, sự can dự của chúng tôi là nhằm thúc đẩy một tầm nhìn lạc quan mà chúng tôi có đối với sự tham gia và quan hệ đối tác của chúng tôi trong khu vực này. Và tầm nhìn kinh tế của chúng tôi là một phần quan trọng trong đó."

    Không có nhận xét nào