1) Ngay từ khi mới thành lập (1994), Trường Đại học Duy Tân đã luôn nhấn mạnh đến tính chất khai phóng, khoa học và nhân văn trong quản lý và đào tạo.
Cô giáo so sánh cách các nhà nước "phương Tây" hỗ trợ người dân với cách nhà nước Việt Nam hỗ trợ dân.
Sinh viên chụp mũ cô là phân biệt chủng tộc và nói cảm thấy "nhục nhã". Cô giải thích cho sinh viên quan niệm của mình về sự "nhục nhã":
"CÔ CẢM THẤY NHỤC NHÃ KHI ĐỒNG BÀO CỦA CÔ CHẠY XE MÁY MỘT NGÀN RƯỠI CÂY SỐ VỀ. Cô cảm thấy rất nhục nhã vì điều đó. TẠI SAO CŨNG LÀ NGƯỜI mà khi dịch đến, những quốc gia trên thế giới người ta được hỗ trợ rất nhiều, kể cả việc tiếp cận vắc xin, còn chúng ta thì thế nào? ĐỒNG BÀO CỦA CHÚNG TA. Em lên thử đèo Hải Vân coi, đó mới là sự nhục nhã”
Sinh viên đáp trả bằng cách tấn công cá nhân cô giáo:
"Tất cả những gì cô thấy chỉ là bề nổi, cô có biết không cô? Nếu cô thấy không sống được ở đây thì cô nên dừng việc dạy ở trường Duy Tân. Cô nên nhớ là..."
3) Và đây là cách ứng xử thể hiện tính chất khai phóng của Trường Đại học Duy Tân: Lãnh đạo nhà trường vội vã báo công an.
Trao đổi với Zing tối 7/8, ông Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng trường Đại học Duy Tân (Đà Nẵng), cho biết bộ phận xác minh của trường đang làm rõ những thông tin liên quan đến vụ việc.
"Chúng tôi đã báo cáo Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an TP Đà Nẵng vào cuộc. Khi nào xác minh xong đúng sự việc, đúng người sẽ xử lý nghiêm", ông Hải nói.
Sau khi báo công an, lãnh đạo trường đại học khai phóng này thống nhất sa thải cô giáo, tuyên bố không còn trách nhiệm gì với cô giáo, đề nghị công an xử lý.
"Trong buổi họp sáng nay, Hội đồng Quản trị nhà trường đã thống nhất sa thải cô T. (Trần Thị Thơ) từ ngày 9/8. Kể từ bây giờ, chúng tôi không có trách nhiệm với người này, việc xử phạt cũng thuộc công an thành phố"
Thậm chí, cái trường "đại học" khai phóng này làm nhanh đến mức, họ báo công an rồi "thống nhất sa thải" khi mà công an còn chưa kịp nói gì. ản lý và đào tạo của Trường Đại học Duy Tân
Không có nhận xét nào