Header Ads

  • Breaking News

    Nước Mỹ đang "lùi hay tiến " ở mặt trận Thái Bình Dương

    Bình luận trên “Asia Times” ngày 29/7, TS. Stephen Bryen cho rằng Mỹ đang tiến hành cuộc “Đại Thoái lui” ở Châu Á và Trung Đông. Xu hướng này thể hiện qua việc Mỹ điều chuyển HKMH duy nhất ở Thái Bình Dương tới Biển Ả Rập để hỗ trợ rút quân; thiếu tập trung vào năng lực phòng thủ, ngân sách quốc phòng chưa tương xứng với thách thức, đặc biệt khi Trung Quốc phát triển nhanh…Những luận điểm này có phản ảnh một bức tranh đầy đủ?

    Bình luận trên “Asia Times” ngày 29/7, TS. Stephen Bryen cho rằng Mỹ đang tiến hành cuộc “Đại Thoái lui” ở Châu Á và Trung Đông. Xu hướng này thể hiện qua việc Mỹ điều chuyển HKMH duy nhất ở Thái Bình Dương tới Biển Ả Rập để hỗ trợ rút quân; thiếu tập trung vào năng lực phòng thủ, ngân sách quốc phòng chưa tương xứng với thách thức, đặc biệt khi Trung Quốc phát triển nhanh…Những luận điểm này có phản ảnh một bức tranh đầy đủ?

    (i) Lợi ích của Mỹ gắn bó mật thiết với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Các Tổng thống Barack Obama (2011), Donald Trump (2017) nhiều lần khẳng định Mỹ là “một công dân” ở mái nhà chung Thái Bình Dương. Gần nhất tại cuộc họp Thượng đỉnh Quad tháng 3/2021, Tổng thống Joe Biden tuyên bố khu vực này gắn bó chặt chẽ với tương lai của các nước. Khó hình dung kịch bản Mỹ “thoái lui” khỏi khu vực, phương hại chính lợi ích quốc gia của Mỹ;

    (ii) Sức ép nguồn lực luôn hiện hữu, ngay cả với một siêu cường. Tháng 6/2021, Mỹ triển khai HKMH USS Ronald Reagan tới khu vực hoạt động của Hạm đội 5 để hỗ trợ việc rút quân khỏi Afghanistan. Thông cáo hải quân Mỹ khẳng định tàu Ronald Reagan, “hỗ trợ bằng không lực để bảo vệ Mỹ và lực lượng liên quân rút khỏi Afghanistan”. Việc tác chiến không quân từ tàu sân bay rất quan trọng, ngay cả nếu Afghanistan có biển. Đây là sự bổ sung cần thiết khi nhóm tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower phải trở về Virginia bảo dưỡng sau khi điều động hai lần trong vòng 36 tháng;

    (iii) Mỹ đang “lần tìm” chiến lược để hóa giải đối thủ. Các đối thủ của Mỹ, đặc biệt Trung Quốc, ngày càng lớn mạnh. Chính quyền Biden nhanh chóng hướng về đồng minh, xây dựng mặt trận chung đối phó Trung Quốc, thay vì chủ nghĩa đơn phương như ông Trump. Khá trùng hợp khi HKMH duy nhất của Mỹ vắng mặt, Anh “lấp chỗ trống” với tàu HMS Queen Elizabeth cùng sự góp mặt của 10 tiêm kích F-35B của Mỹ trên suốt hành trình ở khu vực. Về quốc phòng, Mỹ tập trung vào công nghệ, vũ khí tối tân để gia tăng khoảng cách với Trung Quốc. “Hướng An ninh Quốc gia Tạm thời” tháng 3/2021 khẳng định Mỹ tập trung vào các công nghệ tạo ưu thế trong tương lai như tên lửa Tomahawk và Tên lửa đánh chặn SM-6, máy bay tàng hình F-35 thế hệ mới, lực lượng vũ trụ, vũ khí siêu thanh…;

    (iv) Đề xuất ngân sách Quốc phòng Mỹ cho năm 2022 cao hơn năm 2021. Tháng 4/2021, Chính quyền Biden đề xuất ngân sách an ninh quốc gia khoảng 753 tỷ USD, với 715 tỷ USD cho Bộ Quốc phòng năm tài khóa 2022. So với năm 2021, ngân sách an ninh quốc gia khoảng 740 tỷ USD với 705 tỷ USD phân bổ cho Bộ Quốc phòng. Đáng chú ý năm 2022, chính quyền Biden dành 5,1 tỷ USD cho “Sáng kiến Răn đe Thái Bình Dương”, gấp đôi năm 2021. Ngân sách Lục quân năm 2022 giảm so với hải quân, không quân. Xét tổng thể, một cuộc chiến tương lai, nếu có, sẽ định đoạt trên mặt biển, bầu trời và không gian.

    (v) Lực lượng “đông” nhưng chưa chắc “tinh”. Tính đến cuối năm 2020, Trung Quốc sở hữu 360 chiến hạm, nhiều hơn Mỹ 63 chiếc. Tuy nhiên, Mỹ có nhiều lợi thế về năng lực triển khai, kinh nghiệm thực chiến, khí tài hiện đại, tàu trọng tải lớn…Hạm đội tàu ngầm tấn công năng lượng hạt nhân của Mỹ gồm 50 chiếc, trong khi Trung Quốc chỉ sở hữu 7 tàu ngầm năng lượng hạt nhân trong tổng 62 chiếc. Ngoài ra, nhiều chiến hạm của Trung Quốc là tàu hộ vệ hạm, khu trục nhỏ không phù hợp với hoạt động biển xa.

    Hải quân Mỹ ngày 2/8/2021 thông báo HKMHCarl Vinson chính thức trở lại sau thời gian dài bảo dưỡng từ năm 2019. Sau khi tân trang, Carl Vinson là HKMH đầu tiên có thể

    Không có nhận xét nào