Header Ads

  • Breaking News

    Tin tức thế giới ngày Thứ năm 05 tháng 8 năm 2021

    Đô đốc Aquilino : Mỹ tiếp tục hoạt động ở Biển Đông để bảo đảm thịnh vượng cho tất cả các nước

    Đô đốc John C. Aquilino, tư lệnh Bộ chỉ huy Mỹ tại Ấn Độ - Thái Bình Dương (Indo-Pacom), khẳng định Indo-Pacom dành nhiều thời gian với các đồng minh và đối tác của Washington để làm giảm căng thẳng ở Biển Đông, bảo đảm quyền tự do hàng hải cho tất cả, duy trì ổn định, hòa bình và sự thịnh vượng chung của khu vực, bảo đảm rằng trật tự dựa trên luật lệ quốc tế được duy trì và các đòi hỏi bất hợp pháp không thể được đưa ra mà không bị phản đối.

    Những tuyên bố trên được đô đốc Aquilino đưa ra hôm qua, 04/08/2021, tại Diễn đàn An ninh Aspen ở bang Colorado, Mỹ. Theo trang mạng của bộ Quốc Phòng Mỹ, đô đốc John C. Aquilino nhấn mạnh Indo-Pacom tập trung mối quan tâm vào các hoạt động của Trung Quốc, bởi hành động của nước này thường không khớp với các phát biểu của Bắc Kinh. Tư lệnh bộ chỉ huy Mỹ tại Ấn Độ - Thái Bình Dương khẳng định điều ông quan tâm nhất không phải là lời nói, mà là hành động của Bắc Kinh.

    Một trong những mối quan tâm đặc biệt của Indo-Pacom là các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, mà theo đô đốc Aquilino, đang ảnh hưởng đến sự thịnh vượng của tất cả các quốc gia trong khu vực. Đô đốc Aquilino khẳng định khoảng 1/3 lượng khí thiên nhiên hóa lỏng trung chuyển qua Biển Đông và 1/4 giao thương toàn cầu được thực hiện qua vùng biển này. Các quốc gia giáp Biển Đông cũng phải dựa vào nguồn tài nguyên của vùng biển này. Biển Đông cực kỳ quan trọng đối với các quốc gia trong khu vực.

    Theo đô đốc Aquilino, những yêu sách trái phát luật của Bắc Kinh đối với toàn bộ Biển Đông có “tác động trực tiếp và tiêu cực đến mọi quốc gia trong vùng”, gây hại cho sinh kế của người dân trong khu vực, cho dù đó là các hoạt động đánh bắt cá, hay tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do đó, tư lệnh Bộ chỉ huy Mỹ tại Ấn Độ - Thái Bình Dương khẳng định “việc thực thi các biện pháp răn đe tổng hợp” của Indo-Pacom phải được tiến hành ngay lập tức và phải coi đó là “nhu cầu cấp bách”. Vị đô đốc cũng nhấn mạnh Mỹ hoạt động ở Thái Bình Dương suốt hơn 80 năm qua và sẽ tiếp tục làm như vậy để bảo đảm hòa bình, ổn định và sự thịnh vượng.

    Chính quyền Biden phê duyệt thương vụ vũ khí đầu tiên cho Đài Loan


    Chính quyền Mỹ ngày 04/08/2021 cho biết đã phê chuẩn thương vụ bán vũ khí trị giá 750 triệu đô la cho Đài Loan. Hành động này của Washington đã lập tức được chính quyền Đài Bắc hoan nghênh, nhưng được cho là sẽ gây thêm căng thẳng với Bắc Kinh.

    Theo kênh truyền hình Mỹ CNN, chính quyền tổng thống Biden đã thông báo cho Quốc Hội Mỹ về quyết định bán cho Đài Loan 40 hệ thống pháo tự hành M109 và các thiết bị liên quan.

    Theo Cơ Quan Hợp Tác An Ninh Quốc Phòng thuộc Lầu Năm Góc, thương vụ bán vũ khí này nhằm phục vụ "các lợi ích quốc gia, kinh tế và an ninh của Hoa Kỳ bằng cách hỗ trợ các nỗ lực liên tục của bên được trợ giúp - ở đây là Đài Loan - để hiện đại hóa các lực lượng vũ trang và duy trì khả năng phòng thủ đáng tin cậy”.

    Theo Đạo Luật về Quan Hệ với Đài Loan, được Quốc Hội Mỹ thông qua vào năm 1979 sau khi Hoa Kỳ bỏ Đài Loan để công nhận Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là đại diện duy nhất của Trung Quốc. Washington vẫn duy trì quan hệ trong thực tế mặc dù không chính thức với Đài Bắc, và cung cấp vũ khí cùng thiết bị cho đảo này để có thể duy trì khả năng tự vệ.

    Đài Loan dĩ nhiên đã đánh giá cao hành động của chính quyền Biden. Ngay hôm qua, trên mạng Twitter, bộ Ngoại Giao Đài Loan cho rằng quyết định của Mỹ sẽ cho phép họ duy trì "khả năng tự vệ vững như bàn thạch, cũng như hòa bình và ổn định trong khu vực."

    Nếu Đài Bắc vui mừng, thì Bắc Kinh hết sức tức giận. Trong một thông cáo được công bố vào hôm nay, bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho biết là Bắc Kinh cực lực chống lại quyết định của chính quyền Biden và đã gởi công hàm phản đối đến phía Mỹ. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cũng đe dọa là sẽ có phản ứng thích đáng.

    Tổng thống mới của Iran nhậm chức


    Không mấy tổng thống Iran nhậm chức trong bối cảnh u ám như hiện nay. Người mãn nhiệm là Hassan Rouhani, một giáo sĩ từng học ở Anh và muốn bình thường hóa quan hệ với phương Tây. Kế nhiệm là Ebrahim Raisi, một giáo sĩ sùng đạo hơn có quan điểm coi sự cô lập và chủ nghĩa tôn giáo-dân tộc cứng rắn là sự cứu rỗi của chế độ.

    Ông Raisi đối mặt nhiều thách thức. Chế độ thần quyền đang gặp khó khi cung cấp vắc-xin covid-19, nước và điện. Ngay giữa mùa hè nóng bức, chính các vấn đề này đang làm bùng phát tình trạng bất ổn. Trong khi đó, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, thường hoạt động hoàn toàn độc lập, đẩy mạnh hoạt động dân quân khắp khu vực và – gần đây nhất, theo Mỹ – đã tiến hành một cuộc tấn công máy bay không người lái vào một tàu chở dầu.

    Đáng lo ngại nhất là việc Iran đình chỉ các cuộc đàm phán thỏa thuận hạt nhân ở Vienna và đẩy nhanh quá trình làm giàu uranium vượt quá mức cần thiết cho mục đích dân sự. Điều này có thể nhằm giúp Iran có lợi thế đàm phán. Song hầu hết các nhà phân tích lo ngại nó sẽ chỉ càng làm kéo dài tình hình hiện tại.

    Thiếu hụt chip ảnh hưởng lớn lên ngành ô tô

    Động cơ đốt trong đang được thay thế bởi các thiết bị điện tử điều khiển cả hệ thống an toàn và thông tin giải trí. Do đó tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn ảnh hưởng rất nặng lên ngành công nghiệp xe hơi. Thiệt hại của nó được thể hiện qua kết quả kinh doanh gần đây của các hãng sản xuất ô tô, với dự kiến doanh số bán xe phục hồi chậm hơn. Ví dụ, Stellantis thông báo sẽ sản xuất chưa tới 1,4 triệu ô tô so với dự kiến vào năm 2021 vì gặp khó với nguồn cung chip. Nhìn chung, cả ngành công nghiệp xe hơi toàn cầu có thể sản xuất ít hơn 5 triệu xe so với kế hoạch.

    Để không lặp lại vấn đề này, các nhà sản xuất ô tô khả năng cao sẽ đẩy mạnh hợp tác với các hãng làm chip. Họ hiện nằm ở cuối chuỗi cung ứng. Song họ thậm chí có thể bắt đầu tự thiết kế chip của riêng mình. Trong tương lai các hãng ô tô sẽ phải tự thay đổi sao cho giống các công ty công nghệ.

    Ngân hàng Trung ương Anh họp bàn chính sách tiền tệ


    Cuộc họp hôm nay của ủy ban chính sách tiền tệ (MPC) của Ngân hàng Trung ương Anh khó có thể dẫn đến nhiều thay đổi. Các nhà đầu tư đều rất mong chờ tin tức từ ngân hàng trung ương. Một số người cảm thấy MPC phải lên tiếng giải thích. Chỉ ba tháng trước, ngân hàng dự đoán phải đến cuối năm lạm phát mới vượt quá mục tiêu 2% trong thời gian ngắn. Nhưng lạm phát hiện đã ở mức trên 2% kể từ tháng 5. Nhiều dự đoán còn cho rằng nó sẽ tăng lên khoảng 4% vào mùa thu.

    MPC có thể sẽ duy trì một thời kỳ lạm phát cao hơn nếu các thành viên ủy ban tin đây chỉ là lạm phát ngắn hạn, như họ từng làm vào năm 2011 khi lạm phát tăng tạm thời lên trên 5%. Quyết định ngày hôm nay sẽ đến từ kỳ vọng lạm phát và mức tăng lương trên thị trường lao động, hiện đang ở mức khoảng 2% hàng năm. Cả hai yếu tố này hiện chưa gây quá nhiều lo ngại.

    Nữ tổng thống mới của Tanzania không quá khác người tiền nhiệm


    Khi Samia Suluhu Hassan trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Tanzania vào tháng 3, người ta đã kỳ vọng vào một cuộc chia tay vĩnh viễn với John Magufuli. Có biệt danh “xe ủi đất”, ông Magufuli đã hủy hoại nền dân chủ mong manh của đất nước với khuynh hướng độc tài của mình, khi ông để người dân chết và kiên quyết phủ nhận sự nghiêm trọng của covid-19. Ít nhất đến nay thì bà vẫn khá hơn vị cựu tổng thống. Tuần trước bà đã tiêm vắc-xin công khai, và khởi động một chiến dịch tiêm chủng trên toàn quốc. Nhưng rõ ràng là bà không thích chính trị dân chủ, cũng như ông Magufuli.

    Vào ngày 21 tháng 7, lãnh đạo đảng đối lập chính của Tanzania Freeman Mbowe đã bị bắt. Một tuần sau ông bị buộc tội khủng bố và phá hoại kinh tế, những tội danh không thể bảo lãnh ở nước này. Ông và đảng của ông, Chadema, nói các cáo buộc này mang động cơ chính trị và đã kiến ​​nghị lên tòa án cấp cao tuyên bố việc bắt giữ và buộc tội ông là vi hiến. Hôm nay ông ra điều trần trước tòa. Có lẽ sau quá trình tố tụng người ta sẽ phán xét bà Samia, chứ không phải ông Mbowe.

    Pfizer và Biontech bán 500 triệu liều vaccine cho chính phủ Mỹ để tặng cho những quốc gia nghèo nhất: VN sẽ nhận được 47 triệu liều vaccine (Pfizer, 10-6-2021)

    Nguồn gốc của 47 triệu liều vaccine mà Bộ Trưởng Y Tế VN nói với báo chí hôm 4-8-2021. Đây là số vaccine nằm trong số 500 triệu liều mà chính phủ Mỹ mua của Pfizer với giá vốn, để cung cấp cho 100 quốc gia nghèo nhất thế giới như VN và các nước Phi Châu.

    Chính phủ Mỹ, thông qua cơ quan viện trợ USAID, cũng sẽ tặng cho VN 77 hệ thống chuổi máy lạnh nhiệt độ siêu lạnh để bảo quản số lượng 47 triệu liều vaccine này. Bộ trưởng QP Mỹ LLoyd Austin đã báo tin cho VN biết về số 47 triệu liều vaccine này trong chuyến viếng thăm tháng 7/2021. Để VN có thể trữ số lượng lớn vaccine này, chính phủ Mỹ viện trợ thêm 77 hệ thống máy lạnh nhiệt độ thấp.

    Trần Hoàng (dịch bài PFIZER AND BIONTECH TO PROVIDE 500 MILLION DOSES OF COVID-19 VACCINE TO U.S. GOVERNMENT FOR DONATION TO POOREST NATIONS)

    Nguồn tin đăng trong website của hãng Pfizer

    Thứ Năm, ngày 10 tháng 6 năm 2021

    -Chính phủ Hoa Kỳ mua với giá phi lợi nhuận 200 triệu liều vào năm 2021 và 300 triệu trong nửa đầu năm 2022

    -Dự định tặng cho khoảng 100 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp hơn, bao gồm cả những quốc gia ở Liên minh châu Phi thông qua Cơ sở COVAX

    -Nỗ lực này là một phần trong cam kết gần đây của các công ty về hai tỷ liều để đảm bảo tiếp cận công bằng trên toàn cầu đối với vắc xin

    NEW YORK & MAINZ, Germany – (báo BUSINESS WIRE) –

    Pfizer Inc. (NYSE: PFE) và BioNTech SE (Nasdaq: BNTX): hôm nay đã công bố kế hoạch cung cấp cho chính phủ Hoa Kỳ với giá phi lợi nhuận 500 triệu liều vắc xin COVID-19 của các công ty, 200 triệu liều vào năm 2021 và 300 triệu liều trong nửa đầu năm 2022, để hỗ trợ hơn nữa các nỗ lực đa phương nhằm giải quyết sự gia tăng của nhiễm trùng ở nhiều nơi trên thế giới và giúp chấm dứt đại dịch. Đến lượt mình, chính phủ Mỹ sẽ tặng các liều vắc xin Pfizer-BioNTech cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp hơn và các tổ chức hỗ trợ họ.

    Xem toàn bộ bản phát hành tại đây: https://www.businesswire.com/news/home/20210609005930/vi/

    Là một phần của kế hoạch, Hoa Kỳ sẽ phân bổ liều vắc xin cho 92 quốc gia và nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình thấp hơn theo định nghĩa của Cam kết thị trường trước COVAX (AMC) của Gavi và 55 quốc gia thành viên của Liên minh châu Phi. Chính phủ Hoa Kỳ và các công ty sẽ làm việc với COVAX để đảm bảo những vắc xin này được phân phối đến các quốc gia cụ thể trên thế giới theo cách hiệu quả và công bằng nhất.

    Những liều này là một phần trong cam kết của Pfizer và BioNTech đã công bố trước đó cung cấp hai tỷ liều vắc-xin COVID-19 cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình trong 18 tháng tới.

    “Quan hệ đối tác của chúng tôi với chính phủ Hoa Kỳ sẽ giúp đưa hàng trăm triệu liều vắc xin của chúng tôi đến các quốc gia nghèo nhất trên thế giới càng nhanh càng tốt. COVID-19 đã tác động đến tất cả mọi người, ở khắp mọi nơi, và để giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại đại dịch này, chúng ta phải đảm bảo việc tiếp cận nhanh chóng với vắc xin cho tất cả mọi người. Tôi muốn cảm ơn Tổng thống Biden vì sự lãnh đạo của ông ấy trong việc bảo vệ những nước láng giềng kém thuận lợi nhất trên toàn cầu của chúng ta, ”Albert Bourla, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành, Pfizer cho biết. “Phân phối công bằng đã là tiêu chuẩn hướng dẫn của chúng tôi kể từ Ngày đầu tiên và chúng tôi tự hào được làm phần việc của mình để giúp tiêm chủng cho thế giới, một công việc lớn nhưng có thể đạt được.”

    “Là một công ty phát triển vắc-xin, chúng tôi cảm thấy có nhiệm vụ làm ra một loại vắc-xin được dung nạp tốt và hiệu quả cao và cung cấp cho càng nhiều người trên toàn thế giới càng tốt. Thỏa thuận hôm nay nhấn mạnh rằng những nỗ lực chung của khu vực tư nhân và nhà nước đang cung cấp các giải pháp giúp chấm dứt đại dịch này ”, Ugur Sahin, M.D., Giám đốc điều hành và Đồng sáng lập BioNTech cho biết. “Chúng tôi cũng cam kết hiện thực hóa các giải pháp bền vững bằng cách hỗ trợ thiết lập mạng lưới sản xuất ở nhiều châu lục khác nhau. Bước đầu tiên của chúng tôi là thành lập Trụ sở chính khu vực Đông Nam Á tại Singapore, nơi cũng sẽ bao gồm năng lực sản xuất mRNA để cung cấp cho khu vực và toàn cầu. Mục tiêu của chúng tôi là tận dụng công nghệ mRNA độc quyền của mình để giúp cải thiện sức khỏe của mọi người trên khắp thế giới. ”

    Việc phân phối 200 triệu liều sẽ bắt đầu vào tháng 8 năm 2021 và tiếp tục trong thời gian còn lại của năm. 300 triệu liều cho năm 2022 sẽ được phân phối từ tháng 1 đến cuối tháng 6 năm 2022. Chính phủ Hoa Kỳ cũng có tùy chọn cho các liều bổ sung vào năm 2022. Kế hoạch là sản xuất các liều vaccine do chính phủ Hoa Kỳ mua tại các cơ sở của Pfizer tại Hoa Kỳ. Những địa điểm có trụ sở tại Hoa Kỳ tham gia sản xuất vắc xin COVID-19 bao gồm Kalamazoo, MI; Andover, MA; Chesterfield, MO; Groton, CT và McPherson, KS.

    Đến nay, Pfizer và BioNTech đã vận chuyển 700 triệu liều thuốc đến hơn 100 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trên thế giới. Các công ty này có thỏa thuận cung cấp trực tiếp với 122 quốc gia và các cuộc thảo luận đang diễn ra với nhiều quốc gia khác về việc cung cấp vắc xin COVID-19 của các công ty. Dựa trên những dự đoán hiện tại, Pfizer và BioNTech dự kiến ​​sẽ sản xuất lên đến 3 tỷ liều vắc xin COVID-19 vào năm 2021. Năng lực sản xuất đã liên tục tăng trưởng do chuỗi cung ứng vắc xin tiếp tục được cải tiến, bao gồm mở rộng các cơ sở hiện có, thêm nhiều nhà cung cấp , đồng thời thu hút thêm các trang web Pfizer / BioNTech và các nhà sản xuất hợp đồng trên khắp thế giới để sản xuất vắc-xin …

    Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Kamala Harris sẽ tập trung vào quyền tự do hàng hải ở biển Đông

    Phó Tổng thống Kamala Harris sẽ tập trung vào việc bảo vệ các quy tắc quốc tế ở Biển Đông, củng cố vai trò lãnh đạo khu vực của Hoa Kỳ và mở rộng hợp tác an ninh trong chuyến công du của bà tới Việt Nam và Singapore trong tháng này, một quan chức cấp cao của Nhà Trắng nói với Reuters.

    Bà Harris sẽ là phó tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Việt Nam khi Washington tìm cách tăng cường hỗ trợ quốc tế để chống lại ảnh hưởng toàn cầu ngày càng tăng của Trung Quốc.

    Quan chức Mỹ cho biết Washington coi cả hai nước [ Việt Nam và Singapore] vì quy mô nền kinh tế, quan hệ thương mại và quan hệ đối tác an ninh về các vấn đề như Biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ ở đó.

    Cựu thù của Hoa Kỳ, Việt Nam là một đối thủ lớn của Trung Quốc về Yêu sách Biển Đông. Các nước trong khu vực phần lớn hoan nghênh sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại đây trước việc quân sự hóa của Trung Quốc đối với tuyến đường thủy và đội tàu đánh cá và đội tuần duyên.

    “Chúng tôi không muốn thấy bất kỳ quốc gia nào thống trị khu vực hoặc lợi dụng quyền lực để xâm phạm chủ quyền của người khác ”, quan chức Nhà Trắng nói.

    “Phó Tổng thống sẽ nhấn mạnh rằng cần có một lối đi tự do cho thương mại, trên khắp Biển Đông và không một quốc gia nào được coi thường quyền của người khác. “

    Hải quân Hoa Kỳ đã duy trì một mô hình ổn định về hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông và gần Đài Loan nhưng những hoạt động này dường như không làm Bắc Kinh nản lòng.

    Chuyến công du của bà Harris theo sau chuyến đi của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin vào tuần trước đến Hà Nội để tìm cách thúc đẩy mối quan hệ an ninh ngày càng sâu sắc hơn.

    Chuyến công du cũng sẽ diễn ra sau các cuộc đàm phán cấp cao giữa Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman và các nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc vào tháng trước mà không làm dịu đi mối quan hệ căng thẳng sâu sắc.

    Tuần này, Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ tìm cách củng cố thông điệp của Mỹ rằng họ nghiêm túc trong việc hợp tác với Đông Nam Á để đẩy lùi Trung Quốc bằng cách tham gia một loạt các cuộc họp khu vực được tổ chức hầu hết trực tuyến.

    Phát biểu tại một phiên họp ảo của Diễn đàn An ninh Aspen hôm thứ Ba, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết các chuyến thăm cấp cao của Hoa Kỳ là “có giá trị lớn” vì cho thấy Washington biết rằng họ có những lợi ích đáng kể để bảo vệ và phát triển trong khu vực.

    Tuy nhiên, ông bày tỏ lo ngại về việc quan hệ Mỹ-Trung đang xấu đi và cho biết nhiều nước hy vọng điều này được xem xét “bởi vì nhiều bạn bè và đồng minh của Hoa Kỳ muốn duy trì mối quan hệ sâu rộng của họ với cả hai cường quốc”.

    Ông nói: “Điều quan trọng là Mỹ và Trung Quốc phải cố gắng can dự lẫn nhau để đối đầu với một cuộc đụng độ, điều sẽ gây tai hại cho cả hai bên và thế giới ”.

    Quan chức Nhà Trắng cho biết đại dịch COVID-19, tiêm chủng và chất lượng vắc xin cũng sẽ là ưu tiên hàng đầu của bà Harris.

    Tháng trước, Washington đã gửi 3 triệu liều vắc xin Moderna COVID-19 đến Việt Nam, nâng tổng số tiền viện trợ cho Hà Nội lên 5 triệu.

    Bà Harris sẽ đến Singapore vào ngày 22 tháng 8, đến Việt Nam vào ngày 24 tháng 8 và rời đi ngày 26 tháng 8.

    (Tường trình: Nandita Bose ở Washington và Aradhana Aravindan ở Singapore, Biên tập: David Brunnstrom và Nick Zieminski, Reuters

    Thomson Reuters 2021.

    Covid: WHO kêu gọi tạm ngưng tiêm liều tăng cường để dành vaccine cho nước nghèo


    Các nước nghèo với ca nhiễm tăng cao hiện vẫn chưa tiêm chủng cho đại bộ phận cư dân

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi tạm đình chỉ việc tiêm liều vaccine Covid-19 tăng cường cho đến ít nhất là cuối tháng 9.

    Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, người đứng đầu WHO, cho biết việc tạm ngưng này sẽ cho phép ít nhất 10% dân số ở mọi quốc gia được tiêm chủng.

    Một số quốc gia bao gồm cả Israel và Đức đã công bố kế hoạch tiêm liều thứ ba.

    Nhưng Tiến sĩ Tedros đã cảnh báo rằng các quốc gia nghèo hơn đang bị tụt lại phía sau.

    Theo WHO, các nước thu nhập thấp chỉ có thể tiêm 1,5 liều cho mỗi 100 người do thiếu nguồn cung.

    Tiến sĩ Tedros nói rằng cần phải có một sự đảo ngược và phần lớn vaccine nên được chuyển đến các nước có thu nhập thấp hơn.

    "Tôi hiểu mối lo của tất cả các chính phủ trong việc bảo vệ người dân của họ khỏi biến thể Delta. Nhưng chúng tôi không thể chấp nhận việc các quốc gia vốn đã sử dụng hầu hết nguồn cung vaccine toàn cầu lại tiếp tục sử dụng thêm," ông nói thêm.

    Đây là một lời kêu gọi mạnh mẽ từ WHO, giữa lúc cơ quan này nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa các quốc gia có thu nhập cao và thu nhập thấp.

    WHO muốn đến tháng sau, 10% người dân ở mọi quốc gia sẽ được tiêm chủng, nhưng xét theo tình hình hiện nay thì mục tiêu đó khó có thể đạt được.

    Ở Haiti và Cộng hòa Dân chủ Congo, chưa có người dân nào được tiêm hai liều vaccine.

    Indonesia, quốc gia đã chứng kiến số ca nhiễm và tử vong tăng đột biến trong những tháng gần đây do biến thể Delta, mới chỉ tiêm phòng đầy đủ cho 7,9% dân số, theo Our World in Data.

    Trong khi đó, Israel đã bắt đầu triển khai một mũi tiêm nhắc lại cho những người trên 60 tuổi, còn Đức hôm thứ Ba thông báo rằng họ sẽ bắt đầu cung cấp liều thứ ba vaccine Moderna và Pfizer. Ở Anh, hàng triệu người được xếp vào nhóm dễ bị tổn thương có thể được tiêm liều tăng cường kể từ tháng 9.

    Chụp lại video,

    Covid ở Indonesia: Đội đi thu nhận xác những người qua đời tại nhà

    Mỹ chưa công bố chính sách về tiêm tăng cường nhưng Nhà Trắng cho biết vào hôm thứ Tư rằng họ có đủ liều vaccine để phân phối ra nước ngoài đồng thời đảm bảo người Mỹ có thể được tiêm chủng đầy đủ.

    "Chúng tôi chắc chắn cảm thấy đó là một lựa chọn sai lầm và chúng tôi có thể làm cả hai," Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nói.

    Đây không phải là lần đầu tiên Tiến sĩ Tedros kêu gọi các quốc gia giàu có hơn quyên góp vaccine cho các quốc gia có thu nhập thấp.

    Vào tháng 5, ông đã kêu gọi các quốc gia giàu có hoãn kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ em và thanh thiếu niên và thay vào đó hãy đem tặng số vaccine này.

    Tiến sĩ Tedros kêu gọi các quốc gia cung cấp nhiều vaccine hơn cho chương trình tiếp cận công bằng toàn cầu Covax. Tuy nhiên, một số quốc gia, bao gồm cả Vương quốc Anh, đang thúc đẩy kế hoạch tiêm chủng cho trẻ em và thanh thiếu niên.

    TQ: Đã tiêm 1,7 tỷ liều vắc-xin vẫn bùng dịch, chính phủ và khách sạn tận dụng cơ hội để kiếm tiền


    Trong tuần này, cả nước Trung Quốc có gần 100 trường hợp mắc Covid-19 mới được chẩn đoán mỗi ngày và thành phố Thụy Lệ, Vân Nam, tuần này đã thực hiện các biện pháp phong tỏa lần thứ ba trong năm nay. Cư dân địa phương phàn nàn rằng phí cách ly khách sạn là 7.000 NDT/người (tương đương 25 triệu đồng).

    Trong ba ngày qua, số trường hợp dương tính mới được công bố trên trang web của Ủy ban Y tế Trung Quốc là 98 ca nhiễm vào hôm Chủ nhật , 90 ca nhiễm vào hôm thứ Hai và 96 ca nhiễm vào hôm thứ Ba. Số ca mới được chẩn đoán ở các tỉnh, thành phố nhìn chung cao hơn tháng trước. Có 7 ca mới ở Vân Nam, 3 trong số đó là ở thành phố Thụy Lệ. Điều này khiến thành phố Thụy Lệ phải thực hiện các biện pháp đóng cửa một lần nữa.

    Dịch bùng phát, chính phủ và khách sạn tận dụng cơ hội để kiếm tiền


    Cư dân mạng Thụy Lệ viết trên Weibo: Thụy Lệ đã bị phong tỏa chưa đầy mười ngày sau khi được mở cửa trở lại. Tính đến nay, thành phố đã 5 lần bị đóng cửa. Lần thứ ba trong năm nay, 2 giờ chiều ngày mùng 3, bỗng có chỉ thị từ trên xuống cưỡng chế cách ly, dùng mỹ từ là “nghỉ ngơi ở nhà”, nhưng chẳng hề công bố quỹ đạo di chuyển của các trường hợp được xác nhận, và cũng chẳng biết làm thế nào họ bị nhiễm bệnh”.

    Một người dùng mạng tên”Bạc Hà” viết trên Weibo rằng: Tất cả các trường hợp dương tính đều được đưa đến cách ly ở khách sạn Đảo Mặt Trăng, phí cách ly tự trả là 7000 NDT/người. Có người nói rằng họ không có tiền và phải chờ vay tiền để trả, người ở đó nói rằng nếu không trả thì sẽ không có thức ăn.

    Tại tỉnh Hà Nam, có 3 ca nhiễm trong ngày qua, trong đó 2 trường hợp địa phương và 7 trường hợp nhiễm trùng không triệu chứng. Sau khi các trường hợp được xác nhận xảy ra ở nhiều cộng đồng ở Trịnh Châu, việc quản lý khép kín đã được thực hiện và người dân không được phép ra ngoài.

    Anh Lý, một cư dân mạng Vân Nam, nói với trang RFI rằng kể từ khi dịch bùng phát, chính phủ và các khách sạn ở các cấp đã tận dụng cơ hội để kiếm tiền.

    Anh nói: “Tôi nghĩ nó có thể liên quan nhiều đến nền kinh tế dịch bệnh. Phí sẽ mang lại lợi ích lớn cho chính phủ. Mặt khác, thông qua sự hoảng loạn, tạo không khí cho mọi người để có được lượt tiêm mũi nhắc lại thứ ba”.

    Cả nước đã tiêm 1,7 tỷ liều vắc-xin vẫn không ngăn được dịch

    Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã báo cáo vào hôm thứ Tư 4/8 rằng kể từ ngày 3/8, lượng tiêm chủng tích lũy của nước này chống COVID-19 đã vượt quá 1,7 tỷ liều. Tuy nhiên, ông Chu đến từ Nam Kinh đã chỉ ra rằng nhiều người vẫn nghi ngờ tính hiệu quả của vắc-xin trong nước.

    Ông Chu nói: Những người mà tôi quen biết, tất cả đều cảm thấy rằng vắc-xin bất hoạt mà chúng tôi đã tiêm không có tác dụng nhiều trong việc bảo vệ trước virus Delta, nó lây lan rất nhanh, và bạn sẽ có triệu chứng nặng sau hai hoặc ba ngày nhiễm bệnh. Vắc xin bất hoạt sản xuất trong nước chắc chắn không tốt bằng vắc xin Pfizer của Mỹ. Lần này các ca ở sân bay Nam Kinh Lục Khẩu chủ yếu đều là biến thể Delta”.

    Cư dân mạng đặt câu hỏi với nhà chức trách rằng nếu virus xuất phát từ sân bay Nam Kinh và được nhập khẩu từ nước ngoài, thì điều kỳ lạ là sau khi đáp chuyến bay quốc tế, tất cả hành khách phải được tổ chức và buộc cách ly trong 14 ngày. Nếu họ bị nhiễm dịch từ một chuyến bay quốc tế, thì hành khách trên chuyến bay tương ứng phải có vấn đề. Và nếu hành khách gặp sự cố, xét nghiệm axit nucleic khi xuống máy bay và thời gian cách ly 14 ngày chắc chắn sẽ được tìm thấy. Nếu một vấn đề được tìm thấy, tại sao không có báo cáo? Tại sao không có biện pháp xử lý sớm? Tại sao chỉ có nhân viên vệ sinh bị nhiễm virus và chỉ được phát hiện sau khi phát bệnh?

    Vào tháng 7, chủng đột biến Delta đã lây lan ở hơn mười tỉnh và thành phố ở Trung Quốc, bao gồm Giang Tô, Sơn Đông, Hà Nam, Hà Bắc và Bắc Kinh, và hầu hết chúng đều là ca nhiễm không có triệu chứng.


    Võ Thái Hà tổng hợp


    Không có nhận xét nào