Header Ads

  • Breaking News

    Cập nhật tình hình Biển Đông ngày 06 tháng 9 năm 2021

    Khi giàn xử lý trung tâm Sao Vàng được lắp đặt vào tháng 6.2020, tàu Hải Dương Địa Chất 4 (Haiyang Dizhi 4) đi vào vùng biển Việt Nam ở gần khu vực. Thời điểm đó có một sự kiện đáng chú ý nữa là vào đầu tháng 7.2020, tàu tác chiến cận bờ của Mỹ USS GabrielleGiffords (LCS-10) đã áp sát tàu Hải Dương 4 trong vùng biển Việt Nam.

    Cập nhật tình hình Biển Đông ngày 06 tháng 9 năm 2021

    1. Mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt

    Cuối tuần qua, hãng McDermott của Mỹ ra thông cáo cho biết họ đã hoàn tất việc vận chuyển và lắp đặt ở mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt thuộc lô 05-1b và 05-1c của Việt Nam.

    Được biết, quá trình lắp đặt giàn chân đế và khối thượng tầng của giàn đầu giếng (WHP) ở mỏ Đại Nguyệt diễn ra vào cuối tháng 8.

    Trong thời gian này, tàu nghiên cứu Hướng Dương Hồng 10 (Xiang Yang Hong 10) của Trung Quốc đã đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở gần đó.

    Cũng thời gian này, tàu Hải Dương Địa Chất 10 (Haiyang Dizhi 10) đã tiến xuống phía nam, đi vào EEZ Việt Nam, nhưng rốt cuộc nó đã di chuyển xuống vùng biển Indonesia, gần khu vực hoạt động của giàn Clyde Boudreaux ở lô Tuna.

    Trước đó, trong khuôn khổ dự án Sao Vàng - Đài Nguyệt do công ty Nhật Bản Idemitsu Kosan là nhà điều hành, giàn chân đế của mỏ Sao Vàng được lắp đặt vào tháng 8.2019. Giàn xử lý trung tâm của mỏ Sao Vàng được lắp đặt vào tháng 6.2020.

    Khi giàn chân đế Sao Vàng được lắp đặt, tàu Hải Dương Địa Chất 8 đang xâm nhập vùng biển Việt Nam.

    Khi giàn xử lý trung tâm Sao Vàng được lắp đặt, tàu Hải Dương Địa Chất 4 (Haiyang Dizhi 4) đi vào vùng biển Việt Nam ở gần khu vực. Thời điểm đó có một sự kiện đáng chú ý nữa là vào đầu tháng 7.2020, tàu tác chiến cận bờ của Mỹ USS Gabrielle Giffords (LCS-10) đã áp sát tàu Hải Dương 4 trong vùng biển Việt Nam.

    Và khi giàn chân đế và mỏ Đại Nguyệt, tàu Hướng Dương Hồng 10 lại xuất hiện ở vùng biển Việt Nam.

    Tất nhiên, đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Theo tôi, các tàu nghiên cứu Trung Quốc nhiều khả năng đã vào vùng biển Việt Nam để do thám các hoạt động của Viêt Nam liên quan đến công tác lắp đặt.

    2. Tàu Hải Dương Địa Chất 10

    Những ngày qua, Tàu Hải Dương Địa Chất 10 vẫn tiếp tục hoạt động trong vùng biển Indonesia. Sau khi thực hiện các đường di chuyển theo hướng ngang, nay tàu này bắt đầu di chuyển theo hướng dọc và nó vẫn chưa quay trở lại vùng biển Việt Nam.


    Trong khi đó, tàu Hải Dương Địa Chất 12 vẫn hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế Philippines.

    Ngày 6.9, tàu nghiên cứu khoa học tổng hợp Thực nghiệm 6 (Shiyan 6) bắt đầu chuyến ra khơi đầu tiên từ Quảng Châu - CCTV

    3. Chuyển động Hàng Không Mẫu Hạm

    Nhóm tác chiến HKMH/ HMS Queen Elizabeth đã ghé quân cảng Yokosuka của Nhật Bản vào ngày 4.9, bắt đầu chuyến thăm dự kiến kéo dài 5 ngày.

    Trong khi đó, di chuyển của máy bay trên HKMH/ USS Carl Vinson gợi ý nhóm tác chiến tàu này đã di chuyển đến phía đông eo biển Ba Sỹ vào ngày 5.9.

    Điều đó có nghĩa là tàu này có thể tiến vào Biển Đông trong thời gian tới. Tàu USS Carl Vinson cũng chỉ mới rời quân cảng Yokosuka ngày 28.8.

    4. Trung Quốc tập trận

    Ngày 5.9, Trung Quốc đã kết thúc cuộc tập trận hải quân ở Biển Hoa Đông, theo thông báo của Cục Hải sự tỉnh Chiết Giang. Theo kế hoạch trước đó, cuộc tập trận này dự kiến kéo dài từ ngày 2 đến 7.9.

    Trong ngày 5.9, Trung Quốc cũng thiết lập một khu vực cấm bay gần như trùng khớp với khu vực tập trận. Điều này cho thấy đây là cuộc tập trận bắn đạn thật liên quan đến hoạt động phóng tên lửa và nó đã kết thúc sau các cuộc bắn thử ngày 5.9.

    Cũng trong ngày 5.9, Trung Quốc triển khai 19 máy bay quân sự vào khu vực tây nam Vùng nhận diện phòng không Đài Loan.

    19 máy bay này gồm 4 oanh tạc cơ H-6, 10 chiến đấu cơ J-16, 4 chiến đấu cơ Su-30 và 1 máy bay săn ngầm Y-8.

    5. Chuyển động khác

    Hai tàu chiến Úc HMAS Canberra (L02) và HMAS Anzac (FFH-150) của Úc quay trở lại Biển Đông trong ngày 5.9 sau khi tiến vào eo biển Malacca cách đó vài ngày.

    Trong thời gian này, hai tàu chiến Úc đã tiến hành diễn tập với hải quân và không quân Singapore cũng như với hải quân Malaysia.

    Cuối tuần qua, ba tàu chiến Ấn Độ INS Ranvijay, INS Kiltan và INS Kora cũng tập trận với Singapore ở rìa phía nam của Biển Đông.

    Ngày 6.9, tàu đổ bộ tấn công USS Essex của Mỹ băng qua eo biển Malacca ra Ấn Độ Dương sau khi tiến vào Biển Đông thông qua eo Balabac ngày 2.9.

    Một máy bay lạ được phát hiện ở gần khu vực eo biển San Bernardino của Philippines ngày 2.9.

    Giới quan sát nhận xét hình dạng của nó giống với máy bay không người lái bí mật RQ-180 Sentinel của Mỹ. Nếu đó thực sự là RQ-180 Sentinel, nhiều khả năng loại máy bay này đã được triển khai đến Guam.

    Điều thú vị là trong cùng ngày 2.9, Philippines đã triển khai chiến đấu cơ sau khi phát hiện một máy bay lạ tại khu vực tây bắc nước này.

    Luật an toàn giao thông hàng hải sửa đổi của Trung Quốc ẩn chứa những toan tính riêng và trái với UNCLOS

    Góc nhìn Nghiên Cứu Biển Đông

    Cục Hải sự Trung Quốc vừa thông báo về Luật An toàn Giao thông Hàng hải sửa đổi, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/9. Luật này ngay lập tức gây sự chú ý của dư luận quốc tế, vì điều 54 quy định "các phương tiện tàu ngầm, tàu hạt nhân, tàu chở vật liệu phóng xạ và tàu chở hóa chất và các chất độc hại khác phải báo cáo thông tin chi tiết khi đến lãnh hải Trung Quốc".

    Từ góc nhìn của NCBĐ, quy định này ẩn chứa những toan tính riêng của Bắc Kinh và trái với quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

    Quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài trong vùng lãnh hải vừa là quy định của UNCLOS, vừa là tập quán quốc tế lâu đời. Đây là một trong những quyền hàng hải quan trọng hàng đầu của tàuthuyền.

    Trên thực tế, UNCLOS trao cho quốc gia ven biển rất ít quyền lực trong việc điều chỉnh việc qua lại không gây hại của tàu thuyền nước ngoài. Cụ thể, quốc gia ven biển chỉ được viết luật điều chỉnh việc đi qua không gây hại trong một số vấn đề, bao gồm: an toàn hàng hải; bảo vệ hệ thống cáp ngầm và ống dẫn; bảo vệ tài nguyên sinh vât; ngăn chặn hành vi vi phạm luật đánh bắt hải sản; bảo vệ môi trường và ngăn ngừa, giảm thiểu, kiểm soát ô nhiễm; nghiên cứu khoa học biển và điều tra thuỷ văn; ngăn chặn các vi phạm về thuế khoá, hải quan, di cư và vệ sinh dịch tễ theo luật của quốc gia ven biển.

    Ngay cả đối với tàu thuyền chở các hoá chất độc hại, phóng xạ, Công ước chỉ yêu cầu “mang các tài liệu và tuân thủ chặt chẽ các biện pháp phòng ngừa được quy định cho riêng loại tàu đấy theo quy định của các thoả thuận quốc tế” (Điều 23, UNCLOS). Quy định này không nhằm hạn chế mà ngược lại, đảm bảo quyền qua lại vô hại của loại tàu này - với điều kiện tuân thủ các quy định quốc tế về phòng ngừa rủi ro. Nói cách khác, điều 23 UNCLOS không nhằm trao cho trao cho quốc gia ven biển quyền quy định các biện pháp hạn chế, cản trở các loại tàu nói trên. Đáng chú ý, đối với tàu ngầm, UNCLOS chỉ quy định tàu ngầm “khi thực hiện đi qua không gây hại trong lãnh hại phải thực hiện chế độ nổi”, mà không có các yêu cầu gì khác.

    Trong khi đó, quy định của Trung Quốc yêu cầu các loại tàu thuyền chở hoá chất, phóng xạ, cả tàu ngầm, phải khai báo thông tin, tuân thủ các quy định của Trung Quốc. Điều này vượt qua thẩm quyền của quốc gia ven biển, đặt thêm gánh nặng cho tàu thuyền nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại. Dự báo về cách Trung Quốc thực thi luật mới, Gregory B. Poling, Giám đốc chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nhận định quy định mới của Trung Quốc về khai báo hải trình một lần nữa chứng tỏ nước này "không nghiêm túc quan tâm đến thương lượng mà muốn thiết lập kiểm soát trên thực tế từng bước một đến khi đạt được tham vọng độc chiếm Biển Đông".

    Không có nhận xét nào