Header Ads

  • Breaking News

    Phóng viên AP tại Việt Nam: Vài ngày cuối tuần thành 9 tuần phong toả

    VŨNG TÀU, Việt Nam (AP) – Tôi thức dậy khi chiếc loa ngoài cửa sổ bắt đầu chương trình phát thanh lúc 7 giờ sáng. Tôi cố nhớ lại ngày tháng. Việc phong toả nhằm ngăn chặn đại dịch của Việt Nam kéo dài quá lâu khiến tôi mất đi cảm giác về thời gian. Bây giờ tôi đếm tuần.

    Phóng viên AP tại Việt Nam: Vài ngày cuối tuần thành 9 tuần phong toả

    Đây là tuần thứ 9 tôi bị mắc kẹt ở Vũng Tàu, một thành phố nghỉ mát ven biển cách nhà tôi ở Hà Nội hơn 1.500 km (900 dặm).

    Tôi ra khỏi giường, giữ thói quen tập yoga trước khi ăn sáng. Khi tôi trải thảm tập ra, chương trình phát thanh phát đi những tin tức mới nhất về đại dịch và phát ra một bài hát mang tính tuyên truyền: “Toàn dân hãy đồng lòng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID …”

    Khi tôi bắt đầu chuyến đi, một đợt dịc mới bùng phát ở Việt Nam nhưng tôi tự tin – và tôi tin rằng Việt Nam cũng tự tin – rằng họ có thể ngăn chặn dịch nhanh chóng, giống như những đợt dịch trước đó. Cho đến thời điểm đó, Việt Nam chỉ ghi nhận hơn 8.000 ca nhiễm và 35 ca tử vong do COVID và giành được nhiều lời khen ngợi trên toàn cầu vì sự thành công chống dịch.

    Sự xuất hiện của biến thể delta đã làm thay đổi mọi thứ.

    Dịch bệnh lây lan như cháy rừng trong các nhà máy ở khu công nghiệp, vào các chợ và đến các cộng đồng trên khắp đất nước. Tại Thành phố Hồ Chí Minh với 10 triệu dân, chính quyền đã ra lệnh phong tỏa toàn thành phố lớn nhất Việt Nam. Chẳng bao lâu toàn bộ khu vực phía Nam, nơi sinh sống của hơn một phần ba trong tổng số 98 triệu dân của đất nước cũng bị phong toả.

    Giao thông công cộng liên tỉnh bị tạm dừng, và đường hàng không từ Thành phố Hồ Chí Minh, kể cả chuyến bay về Hà Nội của tôi đã bị ngừng lại. Tôi bị mắc kẹt ở Vũng Tàu khi thành phố này công bố ca COVID-19 đầu tiên.

    Lúc đầu có vẻ không có chuyện gì lớn.

    Tôi tin rằng tình hình sẽ nhanh chóng được kiểm soát; rằng tôi chỉ cần đợi hết hai tuần cách ly và mọi thứ sẽ trở lại bình thường. Dường như đó là cơ hội để sống chậm và tận hưởng thời gian với bạn tôi của tôi.

    Tôi bọc một hạt quả bơ của bữa trưa mới đây trong khăn giấy ẩm và cho vào túi để xem nó có nảy mầm hay không trước khi phong toả kết thúc.

    Hơn một nửa dân số Việt Nam hiện đang bị phong toả.

    Ca mới hàng ngày đã vượt qua con số 10.000 và với hàng trăm ca tử vong. Trong số gần 16.000 ca tử vong do COVID-19 của Việt Nam, thì hơn 99% là do đợt dịch mới nhất này .

    Chính phủ đã thắt chặt các hạn chế hơn nữa trong tháng này, yêu cầu mọi người “ở đâu ở yên đó” để có thời gian tiêm chủng cho nhiều người hơn.

    Các rào chắn và trạm kiểm soát được lập ra để đảm bảo người dân không thể ra ngoài đường trừ khi có giấy phép. Ở một số phường xã, chính quyền còn khóa cổng từng hộ gia đình.

    Người dân phải ở nhà ngoại trừ những người làm việc trong một số ít các doanh nghiệp được xếp vào loại dịch vụ thiết yếu. Tại các khu vực có nguy cơ cao, quân đội đã được huy động để vận chuyển lương thực và nhu yếu phẩm đến từng hộ gia đình. Ở những khu vực có nguy cơ thấp hơn như nơi tôi ở, mỗi gia đình được phép ra ngoài mua thực phẩm và thuốc mỗi tuần một lần trong khu phố nhỏ của họ.

    Tuần này, chính phủ cho biết đang đẩy nhanh chương trình tiêm chủng. Cuối tuần qua, chỉ riêng tại Hà Nội đã có hơn 1 triệu liêu được tiêm và chính quyền đang đặt mục tiêu 100% người dân được tiêm ít nhất một mũi vào cuối tuần.

    Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng nói chung vẫn ở mức thấp với chỉ 4% được tiêm đủ hai mũi.

    Vũng Tàu đã gia hạn phong toả lần thứ sáu vào cuối tuần qua, thêm hai tuần nữa.

    Những ngày phong toả dài đằng đẵng và phong toả càng lâu thì ngày lại càng dài .

    Mỗi khi cảm thấy bực bội, khi đứng ở ban công, tôi tự an ủi mình bằng cách nghĩ rằng mình thật may mắn và được ưu đãi khi không phải nhốt mình trong những căn hộ nhỏ không máy lạnh trong cái nóng bức mùa hè như hàng triệu đồng bào tôi.

    Để tránh trầm cảm, tôi cố gắng làm những thứ khác khác bên cạnh công việc cho hết ngày. Tôi say mê xem Netflix với bạn tôi, chúng tôi chưa bao giờ ở bên nhau lâu như vậy trong suốt bảy năm qua. Tôi dành nhiều thời gian hơn để học tiếng Pháp mẹ đẻ của bạn tôi. Tôi theo dõi các bài tập thể dục trên YouTube để bù cho việc chạy marathon bị gián đoạn.

    Trước làn sóng này, tôi có cảm giác như đại dịch đang ở một nơi khác. Tôi không biết ai nhiễm vi rút ở Việt Nam.

    Nhưng tin xấu bắt đầu ập đến: Một người bạn của tôi cùng với bốn người khác trong gia đình bị nhiễm virus. Ba người được chuyển đến ba bệnh viện khác nhau trong khi hai người vẫn ở nhà vì có triệu chứng nhẹ. Trên Facebook của tôi, một số người đã thay đổi hình ảnh của họ thành màu đen để để tang cho một người thân đã mất. Với tôi đại dịch đã trở thành sự thật.

    Tôi trò chuyện video hầu như mỗi ngày với cha mẹ tôi, họ đã ngoài 70 tuổi.

    Tôi lo lắng rằng vi-rút đã len vào đường phố Hà Nội; những người hàng xóm của bố mẹ tôi là những ca nhiễm mới nhất và con hẻm được treo biển báo “khu vực có đại dịch.” Tôi thở phào nhẹ nhõm khi cuối cùng bố mẹ tôi cũng tiêm được mũi vắc xin đầu tiên cách đây hai tuần.

    Tôi cũng có một cuộc trò chuyện cả gia đình với ba anh chị em và năm cháu gái trai. Chúng tôi rất thân thiết và thường xuyên gặp nhau. Chúng tôi đã không thể gặp nhau kể từ khi phong toả.

    Trong các cuộc chạy marathon, luôn có một vạch đích, một mục tiêu để cho tôi tiếp tục. Với việc phong toả kéo dài nhiều lần, thật khó để hình dung khi nào sẽ có thể kết thúc. Tuy nhiên, nếu không phong toả không ai biết được số người chết có thể là bao nhiêu.

    Hiện tại, tôi cố gắng tìm kiếm niềm an ủi trong những việc đơn giản hơn.

    Hạt giống bơ của tôi đã nảy mầm và phát triển nhanh hơn những hạt khác mà tôi đã gieo mầm trước đây.

    Tôi có rất nhiều cây ở Hà Nội. Thật không may, nhiều cây giờ đã chết.

    Tôi không định đi xa lâu như vậy.

    Long Weekend Becomes 9 Week Lockdown For AP Vietnam Reporter


    VUNG TAU, Vietnam (AP) — I wake up as the loudspeaker outside my window starts the community broadcast at 7 a.m. I try to recall the date. Vietnam's pandemic lockdown has been so long I've lost my sense of time. I now count by weeks.

    This is the ninth I've been stuck in Vung Tau, a seaside resort more than 1,500 kilometers (900 miles) from my home in Hanoi.

    I get out of bed, keeping to my routine of yoga before breakfast. As I roll out the mat, the broadcast gives the latest pandemic news and blares out a propaganda-style song: "Citizens, let's join forces in this fight so COVID disappears..."

    As I started my travels, a new outbreak emerged in Vietnam but I was confident — and I believe the country was confident — that it would be able to stop it quickly, just as it had previous ones. Until then, Vietnam had reported just over 8,000 cases and 35 virus deaths and won global praise for its pandemic success.

    The delta variant's arrival changed everything.

    Article continues after sponsor message

    The strain spread like wildfire through factories in industrial zones, into markets and on to communities across the country. In Ho Chi Minh City, the country's largest with 10 million people, authorities ordered a city-wide lockdown. Soon it was expanded to include the entire southern region, home to more than a third of the country's 98 million people.

    Inter-provincial public transport was halted, and air travel from Ho Chi Minh City was suspended, including my return flight home. I was stranded in Vung Tau as the city announced its first ever COVID-19 case.

    It didn't seem like a big deal at first.

    I was positive the situation would be under control quickly; that I'd just have to wait out the two-week lockdown and things would get back to normal. It seemed like a chance to slow down and enjoy time with my partner.

    I took an avocado seed from a recent lunch, wrapped it in damp paper towel and put it in a bag to see if it would sprout before the lockdown ended.

    More than half of Vietnam's people are currently under lockdown.

    New daily cases have surpassed 10,000 and deaths are being reported in hundreds. Of Vietnam's nearly 16,000 COVID-19 fatalities, more than 99% have come in this latest wave.

    The government tightened restrictions further this month, telling people to "stay put wherever you are" to buy time to vaccinate more people.

    Barricades and checkpoints were set up to make sure people can't go out on the street unless they hold a permit. In some communities, authorities padlocked the gates of each household.

    Under the restrictions, people must stay at home except for those working in a handful of businesses classified as essential services. In high-risk areas, the army has been mobilized to deliver food and basic necessities to each household. In lower-risk areas, like where I am, each family is allowed to go out to buy food and medicine once a week within their small neighborhood.

    This week the government said it was speeding up its vaccination program. Over the weekend, more than 1 million shots were given in Hanoi alone and authorities were aiming to have 100% of eligible residents with at least one shot by week's end.

    Still, the overall vaccination rate remains low with only 4% having received two shots.

    Vung Tau extended its lockdown for the sixth time over the weekend, adding another two weeks.

    The lockdown day is long and the longer it goes on, the more it drags.

    From my balcony, every time I feel frustrated, I comfort myself by thinking how lucky and privileged I am for not having to spend the lockdown in far less comfortable conditions like millions of my countrymen cooped up in small non-air conditioned apartments in the summer heat.

    To avoid depression, I try to fill the days with other activities beside work. I binge Netflix with my partner, with whom I've never been together for such a long time over the past seven years. I spend more time learning my partner's native French. I follow workouts on YouTube, making up for the disruption of my marathon training.

    Before this wave, I felt like the pandemic was somewhere else. I didn't know anyone who contracted the virus in Vietnam.

    But bad news started to rush in: A friend of mine got it, together with four others in her family. Three of them were moved to three different hospitals while two remained at home because of their mild symptoms. On my Facebook feed, some changed their profile to black to mourn a lost loved one. The pandemic had become real to me.

    I video chat almost every day with my parents, who are in their 70s.

    It worries me that the virus has inched onto their Hanoi street; their neighbors were the latest cases and their alley was cordoned off with a sign "pandemic area." I breathed a slight sigh of relief when they finally got their first shot of vaccine two weeks ago.

    I also have a family group chat, including my three siblings and five nieces and nephews. We're very close and are used to seeing each other often. We haven't been able to meet up since the lockdown.

    In marathons, there's a finish line, a goal that helps keep me going. With the lockdown extended over and over again, it's hard to envisage when it might end. Yet without it, who knows what the death toll could be.

    For the moment, I try to seek solace in simpler things.

    My avocado seed has sprouted and has grown tall, more quickly than others I've sprouted in the past.

    I keep a lot of plants in Hanoi. Unfortunately, many must have died by now.

    I didn't plan to be away this long.

    Không có nhận xét nào