Header Ads

  • Breaking News

    Thái Hóa Lộc: Bài học giải mật từ vụ 911

    Ngày 03 tháng 09 năm 2021, TT Hoa Kỳ Joe Biden đã ban hành lệnh hành pháp yêu cầu Bộ Tư Pháp và Cơ quan Điều Tra Liên Bang xem xét các tài liệu điều tra để giải mật và công bố hồ sơ lên quan đến cuộc khủng bố 9-11 nhân dịp tưởng niệm 20 năm biến cố đau thương vẫn còn là vết sẹo chưa lành hẳn đối với lịch sử Hoa Kỳ, đặc biệt là gia đình các nạn nhân.

    Thái Hóa Lộc: Bài học giải mật từ vụ 911

    Trong ngày công bố quyết định giải mật hồ sơ 9-11, TT Biden đã phát biểu: “Khi tranh cử, tôi từng cam kết bảo đảm minh bạch liên quan đến việc giải mật hồ sơ vụ khủng bố 11/9/2001 nhằm vào nước Mỹ. Giờ đây, khi chúng ta chuẩn bị tưởng niệm 20 năm sau thảm kịch, tôi đang thực hiện cam kết đó”, Reuters dẫn lời Tổng thống Mỹ Joe Biden. Sắc lệnh yêu cầu Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland công bố tài liệu giải mật vụ khủng bố 11/9 trong vòng 6 tháng tới, dựa trên tài liệu điều tra của FBI. Ông Biden nhấn mạnh, quá trình giải mật sẽ được tiến hành trên cơ sở tôn trọng gia đình các nạn nhân vụ khủng bố…Tuy nhiên sẽ không tự động giải mật tất cả tài liệu. Những tin tức được cho là sống còn đối với an ninh quốc gia vẫn phải giữ bí mật.

    Biến cố 9-11 bắt đầu vào sáng 11/9/2001, một nhóm không tặc gần như cùng lúc cướp 4 chiếc máy bay chở hành khách. Chúng điều khiển hai máy bay đâm vào tòa tháp đôi của Trung tâm thương mại thế giới ở Manhattan (New York) lúc 9giờ sáng, khiến hai tòa nhà này sụp đổ trong vòng 2 tiếng đồng hồ. Một nhóm khác lái chiếc máy bay thứ 3 lao vào trụ sở Ngũ Giác Đài của Mỹ ở Virginia vào khoảng 9 giờ 30 sáng. Chiếc máy bay thứ 4, chuyến bay 93 của United Airlines, đã được định hướng tới mục tiêu là Tòa nhà Quốc hội Mỹ cuối cùng đã rơi xuống một cánh đồng ở ngoại ô Thành phố Shanksville, Tiểu Bang Pennsylvania, sau khi các hành khách dũng cảm khống chế nhóm không tặc.

    Vụ tấn công khiến gần 3.000 người thiệt mạng, ngoài ra, hơn 6.000 người trên mặt đất cũng bị thương. Sự kiện này đã làm thay đổi nhận thức của thế giới về mối đe dọa khủng bố. Đây là vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mỹ. Hai mươi năm sau vụ tấn công, nhiều câu hỏi vẫn chưa có lời giải đáp. Một số ý kiến cho rằng, sắc lệnh giải mật cũng khó đưa ra câu trả lời cho tất cả những bí ẩn liên quan đến vụ khủng bố.

    Brett Eagleson, con trai một nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công, cho biết các gia đình nạn nhân sẽ theo dõi sát sao tiến trình giải mật. “Tổng thống Biden đề nghị chúng tôi tin tưởng rằng chính quyền sẽ mang lại công lý cho các nạn nhân vụ khủng bố 11/9. Chúng tôi hy vọng đây là một bước ngoặt lớn. Chúng tôi sẽ theo dõi sát sao tiến trình này để bảo đảm Bộ Tư pháp và FBI giúp các gia đình tìm ra sự thật”.

    Tài liệu cho biết trong các ấn phẩm gần đây của Al-Qaeda và ISIS trên các phương tiện truyền thông, cả hai nhóm đều nhắc đến 9-11 và việc quân đội Mỹ rút quân ra khỏi Afghanistan. FBI, Bộ An Ninh Nội Địa (DHS) và Trung tâm chống Khủng Bố Quốc Gia bày tỏ lo ngại rằng trong bối cảnh hiện nay, những kẻ khủng bố có thể bắt đầu tuyển mộ các thành viên mới trong số những kẻ cực đoan địa phương.

    Cũng mới đây Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) đã cho giải mật 5 tài liệu (dài gần 500 trang, nhưng chỉ là một phần trong số những hồ sơ mật), tiết lộ mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ giới chức chính quyền liên quan đến sự kiện này.Tuy nhiên, vấn đề gây tranh cãi trong báo cáo là vai trò của Arập Saudi và mối quan hệ của quốc gia này với tổ chức khủng bố quốc tế Al-Qaeda đã bị thay đổi khá nhiều.

    Mặc dù vậy, báo cáo vẫn cho thấy “không có bằng chứng về việc chính quyền Arập Saudi sẵn sàng ủng hộ Al-Qaeda”. Chính quyền của cựu Tổng thống Barack Obama cũng từ chối giải mật 28 trang tài liệu điều tra mối quan hệ của Arập Saudi với bọn không tặc trong vụ khủng bố ngày 11/9 và hơn 30 trang khác trong báo cáo liên quan đến quốc gia này đã bị “bôi đen”. Một cựu đặc vụ Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) làm việc tại Trung tâm Chống khủng bố (CTC) của CIA nhận định:

    “Chính quyền Mỹ đã che đậy mối quan hệ bí mật giữa cơ quan tình báo và một số cá nhân Arập Saudi có lẽ liên quan đến âm mưu khủng bố”. Ủy ban 11-9 và Ủy ban Điều tra Quốc hội về ngày 11/9 đánh giá bọn không tặc hành động mà không có sự hỗ trợ của chính quyền nào đó là điều không hợp lý. Theo nhiều giới chức cao cấp chống khủng bố, việc chính quyền Mỹ giải thích bọn không tặc ngày 11/9 là “những con sói cô đơn” và chỉ liên kết với Al-Qaeda là mơ hồ không thuyết phục.

    Một bất ngờ khác là chính Hoàng thân Bandar bin Sultan al-Saud của Arập Saudi từng điều hành những nỗ lực phối hợp bí mật giữa nước này với CIA để vũ trang cho lực lượng du kích Hồi giáo (mujahadeen) ở Afghanistan trong cuộc chiến chống Liên Sô và hiện nay cũng đang cung cấp vũ khí cho Al-Qaeda ở Syria. Ngoài ra, chính quyền Washington cũng cho phép các thành viên gia đình trùm khủng bố Osama bin Laden – cùng với những người Arập Saudi đáng ngờ khác – lên máy bay rời khỏi nước Mỹ ngay sau vụ tấn công ngày 11/9 mà không hề tiến hành bất kỳ cuộc thẩm vấn nào đối với họ…

    Chỉ còn vài ngày nữa là đến lễ tưởng niệm 20 năm, nhiều người Mỹ đang đánh giá những bài học từ vụ tấn công khủng bố ngày 11/09/2001. Quyết định giải mật hồ sơ 9-11 của ông Joe Biden là muốn đong đếm ra cái giá phải trả là bằng sinh mạng và những điều quý báu, người Mỹ có thể cũng ngẫm nghĩ xem một kẻ thù khác lớn hơn như nhà cầm quyền Trung Cộng. Họ đã học được gì từ cuộc tấn công này và điều đó có thể diễn tiến ra sao ở bất cứ cuộc xung đột nào trong tương lai.


    Theo “Báo cáo của Ủy ban 11/09: Báo cáo Cuối cùng của Ủy ban Quốc gia về Các cuộc Tấn công Khủng bố vào Hoa Kỳ,” cuộc tấn công 11/09 theo một cách nào đó “còn tàn khốc hơn cả Trân Châu Cảng”. Đó hầu như không phải là một sự phóng đại. Bản báo cáo này được công bố vào năm 2004 cho thấy sự thất bại của các cơ quan CIA và FBI được đặc cách giao nhiệm vụ giữ cho Hoa Kỳ được an toàn. Cả hai cơ quan này đều đã có cơ hội để ngăn chặn âm mưu 11/09 nhưng đã không làm được. Các quan chức của Trung Cộng chắc chắn sẽ để ý và cách phản ứng chính thức [của Hoa Kỳ] đối với sự kiện 11/09 cũng sẽ được Trung Cộng quan tâm.

    Báo cáo của ủy ban này công bố “Con đường dẫn tới sự kiện 11/09 một lần nữa làm sáng tỏ việc chính phủ Hoa Kỳ đồ sộ, cồng kềnh đã có xu hướng đánh giá thấp một mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng hơn bao giờ hết”. Ủy ban này kết luận: “Trí tưởng tượng không phải là một món quà thường gắn liền với các bộ máy quan liêu,” nhưng phản ứng với sự thất bại của một bộ máy hành chính quan liêu khổng lồ sẽ tạo ra một bộ máy quan liêu khổng lồ mới sau đó. Bộ An ninh Nội địa (DHS) đã kết hợp “22 bộ và cơ quan liên bang khác nhau thành một cơ quan Nội các thống nhất, tích hợp”. Giống như Dịch vụ Điều hành Cao cấp, một cơ quan hành chính mới được thành lập dưới thời Tổng thống Carter, DHS sẽ nhanh chóng bị chính trị hóa và đánh mất sứ mệnh ban đầu của mình.

    DHS đã thất bại trong việc ngăn chặn tên khủng bố Nidal Hasan gây thiệt mạng 13 lính Mỹ và làm bị thương hơn 30 người khác tại Fort Hood, Texas. Hồi năm 2015, DHS đã thất bại trong việc ngăn chặn những kẻ khủng bố Syed Farook và Tashfeen Malik sát hại 14 người ở San Bernardino, California. Hồi năm 2016, DHS đã thất bại trong việc ngăn kẻ ủng hộ Nhà nước Hồi giáo Omar Mateen sát hại 49 người tại một hộp đêm ở Orlando, Florida…Giờ đây, DHS đang hạ thấp chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo và nhắm mục tiêu vào những người Mỹ bình thường đang tìm cách thực thi các quyền hiến định của họ. Giống như các cơ quan chính phủ liên bang khác, DHS phớt lờ việc coi an ninh biên giới như một biện pháp để chống khủng bố. Trong bối cảnh như vậy, một đối thủ đầy thủ đoạn có thể dễ dàng xâm nhập vào trong đám phá hoại. Sự so sánh có thể là huyền hoặc như trận Trân Châu Cảng của Nhật trước đây không phải là một ví dụ so sánh không thể, đó là một cuộc tấn công bất ngờ với quy mô lớn của kẻ thù.

    Hai mươi năm sau vụ khủng bố 9-11-2001, rất nhiều người Mỹ vẫn không hiểu điều gì đã xảy ra? Phong trào đòi sự thật về vụ 11 tháng 9 là cái tên chung của các tổ chức và cá nhân không tin hoặc nghi ngờ về cách giải thích sự kiện 9-11 của chính phủ. Những người ủng hộ và thảo luận các giả thuyết khác nhau về cách thức các cuộc tấn công xảy ra và kêu gọi một cuộc điều tra mới đối với những vụ tấn công.

    Sau 20 năm, một cuộc tấn công có thể lớn hơn 9-11 trong tương lai không ai khác là Trung Cộng, một Trung Cộng hùng mạnh và hung hãn hơn bất cứ lúc nào trong khi chính phủ Hoa Kỳ lại luôn ở thế thủ và dễ tổn thương. Nếu chính quyền Trung Cộng khai thác tối đa nhược điểm của Hoa Kỳ sau vụ 11/09, thì chính kẻ thù này có thể nắm giữ lợi thế cách biệt trong một cuộc xung đột quân sự nếu xảy ra. Giải mật hồ sơ 9-11 có thể là một bài học của Hoa Kỳ trước tình hình mới!

    https://baotgm.net/

    Không có nhận xét nào