Header Ads

  • Breaking News

    Tin tức thế giới ngày Chủ nhật 05 tháng 9 năm 2021

    Võ Thái Hà tổng hợp

    Cơ quan quản lý y tế Brazil đình chỉ sử dụng 12 triệu liều vắc-xin Sinovac của Trung Quốc

    Cơ quan quản lý y tế liên bang Brazil, Anvisa hôm 4/9 tuyên bố họ đã đình chỉ việc sử dụng hơn 12 triệu liều vắc-xin COVID-19 Sinovac của Trung Quốc vì được sản xuất tại một nhà máy chưa được cấp phép, hãng tin Reuters cho hay.

    Anvisa cho biết một ngày trước đó nó đã nhận được thông báo từ Viện Butantan ở Sao Paulo, một trung tâm y sinh hợp tác với hãng Sinovac để tiêm lô vắc-xin Sinovac tại địa phương, tương đương 12,1 triệu liều.

    Cơ quan quản lý cho biết: “Đơn vị sản xuất … đã không được kiểm tra và không được Anvisa chấp thuận trong việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vắc-xin đã được đề cập”. Lệnh cấm là “một biện pháp phòng ngừa để giúp người dân tránh  phải gặp rủi ro tiềm năng”.

    Viện Butantan cũng nói với Anvisa rằng 17 lô khác, tổng cộng 9 triệu liều, đã được sản xuất tại cùng một nhà máy và đang trên đường đến Brazil. 

    Trong thời hạn 90 ngày cấm, Anvisa sẽ tìm cách kiểm tra nhà máy và tìm hiểu thêm về tính an toàn của quá trình sản xuất. Trong đợt tiêm chủng tại Brazil hồi đầu năm nay, phần lớn vắc-xin được sử dụng ở nước này là của Sinovac Trung Quốc.

    Hơn 140,000 người dân Pháp biểu tình phản đối giấy chứng nhận y tế

    Quy định về chứng nhận y tế – tức là chứng nhận đã tiêm chủng, hoặc đã bình phục sau khi mắc COVID, hay qua xét nghiệm PCR với kết quả âm tính – được áp dụng hầu hết các địa điểm công cộng, bao gồm nhà hàng, quán cà phê, sân vận động thể thao và phòng tập thể dục. Những người không có giấy chứng nhận sẽ không được vào.  

    Luật có hiệu lực vào tháng trước và sẽ yêu cầu tất cả nhân viên y tế Pháp phải được tiêm phòng trước ngày 15/9. 

    Hơn 141.000 người đã tham gia các cuộc biểu tình hôm 4/9, trong đó có 18.425 người ở Paris, theo báo cáo của Ouest France. Đây là tuần thứ 8 liên tiếp người Pháp xuống đường phản đối quy định này.

    Eight weeks in, enormous protests across France against vaccine passports and medical tyranny show no sign of slowing down.pic.twitter.com/uFJbzO2qKK— Michael P Senger (@MichaelPSenger) September 4, 2021

    People in France storm a shopping centre and refuse to show proof of vaccination in protest to the mandatory domestic vaccine passes in the country. pic.twitter.com/htcd2xiqsW— Marie Oakes (@TheMarieOakes) September 4, 2021

    People in France storm a shopping centre and refuse to show proof of vaccination in protest to the mandatory domestic vaccine passes in the country.

    Police are unable to prevent people from being in the shopping centre. pic.twitter.com/lWEAZ3zndJ— Marie Oakes (@TheMarieOakes) September 4, 2021

    Theo Bộ Nội vụ Pháp, mặc dù có rất nhiều người phản đối thẻ sức khỏe nhưng 80,5% dân số trưởng thành của Pháp đã được tiêm phòng đầy đủ. 

    Tổng thống Emmanuel Macron hồi tháng 7, khi luật được thông qua  cho biết những người biểu tình có thể “tự do thể hiện bản thân một cách bình tĩnh và tôn trọng”, nhưng kêu gọi người dân đi tiêm phòng. 

    Thẻ sức khỏe hiện chỉ áp dụng cho người trưởng thành ở Pháp nhưng sẽ có hiệu lực cho tất cả mọi người từ 12 tuổi trở lên bắt đầu từ ngày 30/9. Nó được thiết lập để kéo dài đến ngày 15/11, nhưng các quy tắc có thể được mở rộng tùy thuộc vào mức độ phổ biến của virus Corona tại thời điểm đó.

    Làn sóng COVID-19 ở Đông Nam Á làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu

    Đông Nam Á đã nổi lên như một nhân tố quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu trong vài thập kỷ qua, các quốc gia như Việt Nam, Thái Lan và Malaysia trở thành những trung tâm sản xuất lớn. Khu vực này hiện là nơi sản xuất quan trọng các mặt hàng ô tô, máy tính, điện tử và hàng may mặc cùng nhiều sản phẩm khác cho thế giới.

    Nhưng sự gián đoạn sản xuất lớn do đại dịch COVID gây ra hiện nay có nguy cơ gây ra sự thay đổi trong các chuỗi giá trị khi hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng nặng nề.

    Theo hãng tin DW (Đức), khu vực Đông Nam Á đã bị ảnh hưởng bởi làn sóng dịch bùng phát trở lại trong những tháng gần đây, phần lớn là do biến thể Delta dễ lây lan. Các biện pháp phong toả và hạn chế chặt chẽ hơn để kiểm soát sự lây lan của virus cũng đã khiến các nhà máy ở nhiều quốc gia phải đóng cửa.

    Hoạt động sản xuất trên toàn khu vực đã bị ảnh hưởng nặng nề và “vẫn trong tình trạng suy thoái trong suốt tháng 8”, theo một cuộc khảo sát với khoảng 2.100 nhà máy.

    Theo hãng cung cấp thông tin IHS Markit (có trụ sở tại London), Chỉ số Nhà quản lý Mua hàng (PMI) “vẫn ở trong vùng bị thu hẹp” ở mức 44,5 do “các ca COVID-19 gia tăng và các biện pháp đóng cửa”. Tháng 8 vừa qua là tháng thứ ba liên tiếp chỉ số PMI của Đông Nam Á ở dưới mức 50, tức là có sự suy giảm.

    Nhà kinh tế Lewis Cooper của IHS Markit nói với hãng thông tấn DPA: “Tốc độ giảm nhanh nhất được ghi nhận ở Myanmar, Việt Nam và Malaysia”.

    Sự sụt giảm năng lực sản xuất, đặc biệt là ở các nước như Thái Lan và Việt Nam, đã ảnh hưởng đến chuỗi giá trị toàn cầu. Nhiều công ty tìm nguồn cung ứng hàng hóa từ khu vực cho biết họ đã phải đối mặt với sự gián đoạn chưa từng có trong năm nay do các đợt bùng dịch COVID-19 và tình trạng thiếu container.

    “Với vai trò ngày càng tăng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu, đặc biệt là ở giai đoạn lắp ráp cuối cùng của thiết bị điện tử trong những năm gần đây, làn sóng dịch đang được cảm nhận ở các mặt hàng liên quan đến viễn thông”, Sian Fenner, nhà kinh tế hàng đầu châu Á tại Oxford Economics, nói với tờ DW.

    Rajiv Biswas, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á -Thái Bình Dương của IHS Markit, cho biết ảnh hưởng của việc đóng cửa các nhà máy ở Việt Nam đã lan rộng hơn. “Trên 100 nhà máy chế biến hải sản đã đóng cửa ở miền nam Việt Nam trong tháng 8, trong khi trên 1/3 nhà máy dệt may được báo cáo đã đóng cửa tạm thời trong những tuần gần đây do đại dịch”, ông Biswas nói với tờ DW.

    Vị chuyên gia chỉ ra rằng những tập đoàn lớn như Samsung và Toyota cũng đối mặt với thách thức về sản xuất. Ông cho biết Samsung đã cố gắng giảm thiểu sự gián đoạn bằng cách chuyển sản xuất sang các bộ phận khác trong chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu của họ, trong khi Toyota đã phải tạm dừng một số dây chuyền lắp ráp ô tô do sự gián đoạn chuỗi cung ứng ở các trung tâm sản xuất Đông Nam Á.

    Để tránh gián đoạn sản xuất, chính phủ Việt Nam đã cho phép các nhà máy tiếp tục hoạt động với điều kiện áp dụng các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt.

    Tại Thái Lan, một cuộc di cư về quê của lao động nhập cư kể từ đầu đại dịch đang dẫn đến tình trạng thiếu lao động. “Điều này đang tác động đến lĩnh vực sản xuất cần nhiều lao động, đặc biệt là ngành thực phẩm, dệt may và một số nhà sản xuất cao su”, nhà kinh tế Fenner nói.

    Ba trong số bốn nhà máy của tập đoàn Toyota Motor ở Thái Lan đã phải ngừng sản xuất trong tháng 7 do thiếu linh kiện.

    Hôm 1/9, nhà sản xuất ô tô Ford cho biết nhà máy của họ ở thành phố Cologne, Đức đã phải tạm dừng sản xuất mẫu xe Fiesta vì thiếu chất bán dẫn thường nhập từ các nhà máy ở Malaysia.

    Theo các chuyên gia, sự gián đoạn lớn do COVID-19 cũng đang thúc đẩy việc xem xét đa dạng hoá các chuỗi cung ứng trong nhiều lĩnh vực.  Việc có quá nhiều ngành công nghiệp chủ chốt như điện tử và sản xuất dệt may chỉ tập trung ở một vài nơi đã gây tổn hại cho nhiều doanh nghiệp.

    Một đoàn di dân mới khởi hành từ miền nam Mexico hướng đến Mỹ

    Reuters

    Một đoàn di dân khoảng 400 người với nhiều trẻ em đã khởi hành từ thành phố Tapachula, miền nam Mexico hướng đến Hoa Kỳ hôm thứ Bảy 4/9, chỉ vài ngày sau khi các quan chức an ninh và di cư giải tán một đoàn di dân lớn trước đó.

    Những người Trung Mỹ và Haiti này đã tập trung về một công viên ở Tapachula, phớt lờ nỗ lực của lực lượng an ninh ngăn chặn họ, và đoàn lữ hành đã rời đi vào khoảng 7 giờ 30 sáng giờ địa phương.

    Nhiều người trong nhóm, bao gồm người Venezuela và những người Nam Mỹ khác, cho biết họ chạy trốn khỏi đói nghèo và bạo lực ở quê nhà, và đã đi bộ tới thị trấn Huixtla.

    Hồi đầu tuần, nhà chức trách Mexico đã chận và giải tán một đoàn lữ hành khác vào lúc Tổng thống Andres Manuel Lopez Obrador cho biết ông muốn những người di cư không có giấy tờ ở lại miền nam Mexico, đồng thời thúc giục chính phủ Mỹ giúp họ công ăn việc làm.

    Đặc phái viên ASEAN đàm phán về chuyến thăm với chính quyền Myanmar

    Reuters

    Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại thứ hai Brunei Erywan Yusof (phải) tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN trước thềm hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 34 tại Bangkok vào ngày 22/6/ 2019. (Ảnh TANG CHHIN Sothy / AFP)

    Nhà ngoại giao Brunei được Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bổ nhiệm làm đặc phái viên Myanmar hôm thứ Bảy 4/9 cho biết ông vẫn đang tìm cách tiếp cận bà Aung San Suu Kyi và đàm phán với quân đội về các điều kiện cho một cuộc gặp với nhà lãnh đạo dân cử bị lật đổ này.

    ASEAN đang tìm cách chấm dứt bạo lực ở Myanmar và mở ra đối thoại giữa nhà cầm quyền quân sự với các bên đối lập sau vụ lật đổ bà Suu Kyi vào tháng Hai.

    Tháng trước, ASEAN đã giao nhiệm vụ cho ông Erywan Yusof, Bộ trưởng Ngoại giao thứ hai của Brunei, phụ trách các nỗ lực này.

    Erywan nói với Reuters: "Hiện có nhu cầu cấp bách phải đến Myanmar. Nhưng tôi nghĩ trước tiên tôi cần phải có những bảo đảm. Tôi cần có một bức tranh rõ ràng về những gì tôi phải làm, những gì họ sẽ cho phép tôi làm khi tôi đến đó."

    Ông Erywan muốn đến thăm Myanmar trước cuối tháng 10 khi các nhà lãnh đạo ASEAN nhóm họp, nhưng chưa định được ngày giờ cụ thể.

    "Họ chưa đưa ra điều kiện nào nhưng họ cũng chưa rõ ràng về điều đó," ông nói.

    'Cần tiếp xúc với tất cả các bên’

    Ông Erywan cho biết các yêu cầu tiếp cận bà Suu Kyi đã được gởi đến Hội đồng Hành chính Nhà nước, dưới sự chủ trì của lãnh đạo quân đội Min Aung Hlaing. Nhưng việc tiếp xúc với nhà lãnh đạo bị phế truất không phải là một yêu cầu theo thỏa thuận 5 điểm mà ASEAN đã đạt được vào tháng 4, ông nói thêm.

    Sự đồng thuận bao gồm việc chấm dứt bạo lực và bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình giữa tất cả các bên.

    "Đó là điều mà tôi đã nói với các lãnh đạo đương quyền tại Myanmar. Tôi cần phải nói chuyện với tất cả các bên liên quan và đó là điều vẫn đang được đàm phán," ông Erywan nói.

    Chính quyền quân quản không đưa ra bình luận về việc này.

    Ông Erywan cho biết các cuộc tham vấn của ông với quân đội và các bên khác đang "tiến triển khá tốt".

    Ông cũng đang tìm cách thành lập một nhóm cố vấn để hỗ trợ vai đặc phái viên của ông. Nhóm nghiên cứu có thể bao gồm các nước láng giềng của Myanmar, bao gồm Ấn Độ và Bangladesh, ông nói.

    Hàng không mẫu hạm Anh có chuyến thăm "lịch sử" căn cứ hải quân Nhật Bản

    Ngày 04/09/2021, hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth của Hải Quân Hoàng Gia Anh lần đầu tiên ghé thăm Nhật Bản sau một thập niên.

    Trang mạng Stars and Stripes dẫn lời đại úy Simon Staley, tùy viên quốc phòng tại Nhật Bản, cho rằng sự xuất hiện của chiếc Queen Elizabeth là một « sự kiện lịch sử ». Bởi vì, đây là lần đầu tiên hàng không mẫu hạm một nước khác cập cảng căn cứ hải quân Yokosuda, nơi trú đóng của Hạm Đội 7 thuộc Hải Quân Mỹ. Theo đại úy Simon Staley, « chuyến thăm này giúp tăng cường các mối quan hệ giữa Mỹ và Anh Quốc trên toàn cầu với tư cách là những đồng minh tốt nhất ».

    Đại sứ Anh Quốc ở Nhật Bản, bà Julia Longbottom, đánh giá, chuyến thăm Nhật Bản của nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth thể hiện « sự tin cậy trong mối quan hệ chặt chẽ và ngày càng sâu sắc giữa hai nước Anh - Nhật », là một sự cam kết của Vương Quốc Anh « ủng hộ hòa bình và ổn định cho khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương (…) ».

    Nhật Bản là chặng dừng thứ hai của chiếc HMS Queen Elizabeth trong lần triển khai đầu tiên này, dự kiến kéo dài trong vòng 8 tháng, đi qua 40 nước. Trong vòng bốn ngày thăm Yokosuda, hải quân Anh sẽ tiến hành các bài tập huấn luyện với không quân và hải quân của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Những đợt thao diễn này có thể sử dụng cả những chiến đấu cơ F-35B Lightning II của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ trên hàng không mẫu hạm Anh.

    Ngày 09/09, HMS Queen Elizabeth sẽ rời căn cứ Yokosuda để tham gia tập trận chung với Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hà Lan và Canada nhằm thắt chặt hơn nữa các mối quan hệ giữa các nước tham gia.

    Trang mạng FR24 News lưu ý, chuyến thăm này của HMS Queen Elizabeth diễn ra đúng vào lúc Bắc Kinh ban hành một bộ luật hàng hải mới, đòi hỏi các nước phải khai báo khi đi vào những vùng lãnh hải mà Trung Quốc tự nhận có chủ quyền.

    Thái Lan : Người dân Bangkok tiếp tục biểu tình đòi giải tán chính phủ

    Tại Thái Lan, sau gần một năm phải tạm ngưng vì dịch Covid-19, phong trào ủng hộ dân chủ trong những ngày qua lại được tái khởi động và ngày càng trở nên mạnh mẽ. Cuộc khủng hoảng y tế, kinh tế đã khiến vài triệu người dân Thái Lan lâm cảnh nghèo đói, vì thế những người biểu tình muốn chính phủ từ chức.

    Bất chấp sự phản đối của dân chúng, thủ tướng Prayuth Chan O Cha và nội các của ông hôm qua 04/09/2021 vẫn có được đa số ủng hộ sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm trước Quốc Hội. Vì thế, tại Bangkok, người dân Thái Lan lại tiếp tục tuần hành bày tỏ bất mãn, lần này là với xe máy, xe hơi đủ loại. 

    Từ Bangkok, thông tín viên RFI Carol Isoux gửi về bài phóng sự :

    « Những dòng xe hơi đủ loại, xe bán tải, những chiếc xe hơi sang trọng hay hàng đoàn xe máy… với cuộc biểu tình đặc biệt bằng xe này, người dân ở các khu phía bắc Bangkok đến để nói rằng họ đã chán ngấy với chính quyền hiện nay.

    Họ đã chán việc phải chờ đợi vac-xin nhưng vac-xin lại không được phân phát kịp thời để bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất. Họ đã chán ngấy với những biện pháp hạn chế được quyết định một cách bừa bãi. Trong những tháng qua, hàng triệu người thuộc tầng lớp trung lưu Thái Lan đã rơi vào cảnh nghèo khó mà không có bất kỳ sự trợ giúp nào của chính phủ.

    Num, một kỹ sư trẻ, giải thích rằng sự tuyệt vọng đã biến thành nỗi tức giận. Người thanh niên này mặc toàn trang phục màu đen làm dấu hiệu cho mọi người biết anh là một phần của lực lượng bảo vệ, những tình nguyện viên chịu trách nhiệm giám sát các cuộc biểu tình. Họ là những người thường bị báo chí Thái Lan tố cáo là kích động các vụ xô xát với cảnh sát.

    Num nói : "Chúng tôi đã thấy sự chần chừ, ngập ngừng của chính phủ trong việc mở cửa hoặc đóng cửa đất nước. Đối với họ, rõ ràng là sự cấp bách về tình hình kinh tế không phải là vấn đề của họ. Các quy định không rõ ràng đối với các doanh nghiệp nhỏ, không rõ là các doanh nghiệp này có được phép mở cửa hay không? Họ được mở để bán những gì? Một số doanh nghiệp có các mối quan hệ tốt tận dụng được lợi thế. Đó là lý do vì sao tất cả chúng tôi xuống đường ngày hôm nay, dù là người giàu hay người nghèo, để nói rằng chúng tôi đã chán ngấy, rằng chính phủ quân sự này phải giải tán" ».

    Iran sẵn sàng nối lại đàm phán nhưng không chấp nhận áp lực

    Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ngày 04/09/2021 khẳng định, Teheran sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán về thỏa thuận hạt nhân Vienna với nhóm 5+1 nhưng không chấp nhận áp lực và trừng phạt.

    Theo tường thuật của thông tín viên đài RFI từ Teheran, trong bài phát biểu trên truyền hình nhà nước, tổng thống Iran tuyên bố mạnh mẽ : « Chúng tôi chắc chắn muốn có đối thoại và các cuộc đàm phán là nằm trong chương trình nghị sự của chính phủ nhưng không muốn có áp lực. Những áp lực này đi kèm với các cuộc thương lượng trong quá khứ cho thấy chẳng mang lại kết quả. Mỹ và Châu Âu đã thấy rõ kinh nghiệm. Chúng tôi sẽ không lùi một bước nào vì các lợi ích của người dân Iran ».

    Những phát biểu này được đưa ra trong bối cảnh những ngày gần đây, các ngoại trưởng Pháp, Đức cũng như là Nga thúc giục Iran nhanh chóng nối lại các cuộc đàm phán Vienna nhằm phục hồi lại thỏa thuận hạt nhân 2015 và cho phép dỡ bỏ các biện pháp cấm vận của Mỹ. Đổi lại, Iran sẽ chấp nhận hạn chế một lần nữa chương trình phát triển hạt nhân.

    Hiện tại Iran chưa đề xuất thời điểm cụ thể. Tân ngoại trưởng Iran, Hossein Amir Abdollahian, khẳng định cần từ hai đến ba tháng để nhóm đàm phán mới đi vào hoạt động. Những tiến triển nhanh trong chương trình hạt nhân của Iran trong thời gian gần đây khiến phương Tây, và nhất là Israel cảm thấy lo lắng.

    AFP cho biết, cùng ngày, bộ Ngoại Giao Iran đã có những phản ứng mạnh mẽ, ngay sau khi bộ Tài Chính Mỹ thông báo loạt trừng phạt mới nhắm vào bốn người Iran bị cáo buộc lập kế hoạch bắt cóc một nhà báo Mỹ gốc Iran tại Hoa Kỳ. Trong một thông cáo, ông Said Khatibzadeh kêu gọi « Washington nên từ bỏ việc lạm dụng các đòn trừng phạt và nên có thái độ tôn trọng trong ngôn từ cũng như hành vi với Iran ».

    Không có nhận xét nào