Header Ads

  • Breaking News

    Tin tức thế giới ngày Thứ bảy 04 tháng 9 năm 2021

    Thủ tướng sắp mãn nhiệm của Nhật Bản, ông Yoshihide Suga, sẽ hỗ trợ Bộ trưởng nổi tiếng phụ trách việc triển khai tiêm chủng của Nhật, Taro Kono, cho cuộc chạy đua chức lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) trong tháng này, đài truyền hình Nippon News Network đưa tin hôm thứ Bảy.
    Tin tức thế giới ngày Thứ bảy 04 tháng 9 năm 2021

    Lãnh đạo của đảng cầm quyền sẽ thay ông Suga làm thủ tướng.

    Hôm thứ Sáu, ông Suga thông báo rằng ông sẽ không tham gia tranh cử vị trí lãnh đạo đảng LDP dự kiến vào ngày 29 /9, điều đó có nghĩa nghĩa là chức thủ tướng của ông Suga sẽ được thay thế.

    Ông Suga, người dự kiến sẽ ở lại cho đến khi người kế nhiệm được chọn trong cuộc bầu cử của đảng LDP, đã kiểm tra sức khỏe vào thứ Bảy nhưng không có gì bất thường, hãng tin Kyodo cho biết.

    Vài giờ sau thông báo của ông Suga, đài truyền hình TBS đã đưa tin mà không trích dẫn nguồn rằng ông Kono dự định tranh cử trong cuộc đua giành vị trí lãnh đạo đảng LDP.

    Nhưng ông Kono đã ngừng tuyên bố ứng cử. Ông nói với các phóng viên rằng ông muốn hỏi ý kiến các đồng nghiệp trong đảng trước.

    Là một cựu bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng, ông Kono, 58 tuổi, nổi tiếng với các cử tri trẻ tuổi sau khi gây dựng được sự ủng hộ thông qua Twitter, nơi ông có 2,3 triệu người theo dõi - một điều hiếm thấy trong chính trường Nhật Bản, vốn bị chi phối bởi nam giới lớn tuổi ít thông thạo mạng xã hội hơn, theo Reuters.

    Cựu ngoại trưởng Fumio Kishida đã ngả mũ trong cuộc đua, trong khi một số người khác đã lên tiếng thể hiện sự quan tâm đến đến việc tham gia cuộc đua.

    Ông Kishida cho biết hôm thứ Bảy rằng ông sẽ thiết lập thuế tiêu thụ quốc gia ở mức 10% nếu được bầu làm thủ tướng, đồng thời nhắc lại rằng ông sẽ tài trợ cho một gói kinh tế mới trị giá hàng chục nghìn tỷ yên bằng cách phát hành thêm trái phiếu chính phủ.

    Ông Kishida nói với một chương trình của Nippon News Network: "Tôi không nghĩ đến việc đụng đến thuế tiêu thụ vào lúc này. Chúng ta phải xem xét tài chính của Nhật Bản trên quan điểm làm thế nào để tận dụng thành quả của tăng trưởng kinh tế."

    Nhật Bản có sáu thủ tướng trước người tiền nhiệm của ông Suga, Shinzo Abe , với nhiệm kỳ kỷ lục tám năm.

    Quan hệ với Mỹ bước vào giai đoạn mới, Afghanitan quay sang Trung Quốc và các nước


    Các quan chức Tòa Bạch Ốc ngày 2/9 cho hay sự giao tiếp của Mỹ với lãnh đạo Taliban ở Afghanistan đã bước vào một giai đoạn mới không chắc chắn, trong lúc các giới chức Mỹ tiếp tục nỗ lực để di tản khoảng 100 người Mỹ còn ở Afghanistan.

    Trong khi đó, các giới chức Taliban cho thấy chính phủ non trẻ của họ đang củng cố quan hệ với Trung Quốc và các nước khác.

    Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jen Psaki cho hay Mỹ không còn kiểm soát không phận Afghanistan. Bà cho biết tới nay có 31.107 người đã được đưa đến Mỹ, trong số hơn 120.000 người được di tản trong cuộc không vận lớn nhất trong lịch sử.

    Cũng trong ngày 2/9, một phát ngôn viên của Taliban loan báo trên Twitter rằng một giới chức hàng đầu của Taliban đã nói chuyện với một giới chức cao cấp Trung Quốc.

    “Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cho biết sẽ duy trì tòa đại sứ Trung Quốc tại Kabul và nói thêm rằng quan hệ của chúng ta sẽ gia tăng so với quá khứ,” ông Suhail Shaheen, phát ngôn viên của Taliban viết trên Twitter.

    Chưa có xác nhận tức thì của Trung Quốc, hãng tin AFP loan tin.

    Các giới chức khác của Taliban loan tin trên Twitter rằng họ có các cuộc họp ngoại giao với Anh và Đức.

    Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ cũng giúp tân chính phủ Afghanistan điều hành phi trường chính tại Kabul.

    Bà Psaki cho hay Mỹ hiện đang theo dõi và chờ giao tiếp với chính phủ mới. Bà nhấn mạnh là Mỹ vẫn giữ đòn bẩy phi quân sự với tân chính phủ qua việc tiếp cận các thị trường toàn cầu và hỗ trợ tài chánh.

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ned Price cho biết các phái bộ ngoại giao cũng đang cẩn trọng trong việc hỗ trợ chính phủ mới.

    Ông nói Mỹ sẽ đặc biệt ưu tiên cho ‘lộ trình an toàn, tôn trọng quyền của nhân dân Afghanistan, trong đó có phụ nữ, các em gái, và thành phần thiểu số, một chính phủ bao gồm tất cả các phe phái, một chính phủ tôn trọng những cam kết chống khủng bố, một chính phủ tôn trọng các chuẩn mực quốc tế phổ quát.’

    Các giới chức quân sự khẳng định Mỹ vẫn còn có thể chống khủng bố trong khu vực, dù ‘nhiệm vụ quân sự của Mỹ tại Afghanistan đã hết’, phát ngôn viên Ngũ Giác Đài John Kirby cho biết.

    Biểu tình đòi thủ tướng Thái Lan từ chức trước cuộc bỏ phiếu tín nhiệm


    Một người biểu tình tham gia phản đối việc ứng phó với đại dịch virus corona của chính phủ và yêu cầu Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức, tại Bangkok hôm 2/9.

    Hàng nghìn người đã tập trung biểu tình ở Bangkok hôm 3/9 để kêu gọi Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức, một ngày trước khi các nhà lập pháp bỏ phiếu bất tín nhiệm về cách chính phủ của ông đối phó với đại dịch COVID-19.

    Các cuộc biểu tình phản đối Thủ tướng Prayuth bắt đầu từ cuối tháng 6 khi các sinh viên đại học đòi ông từ chức hồi năm ngoái đã nổi lên lại với sự ủng hộ rộng rãi hơn từ các nhóm chính trị khác và những người tức giận bởi tình hình virus corona ngày càng tồi tệ.

    Phát biểu tại quốc hội vào ngày cuối của cuộc tranh luận bó phiếu bất tín nhiệm hôm 3/9, trong đó các nhà lập pháp thách thức thủ tướng và 5 bộ trưởng về việc họ xử lý cuộc khủng hoảng đại dịch, ông Prayuth nói rằng ông sẽ không từ chức và cũng không tổ chức một cuộc bầu cử sớm.

    Ông Prayuth nói với quốc hội: “Mặc dù Thái Lan không phải là nước giỏi nhất trong việc xử lý COVID-19, nhưng không phải là nước tồi tệ nhất.”

    "Chúng tôi đã xử lý nó với khả năng tốt nhất của mình và với tất cả những gì có liên quan," ông nói.

    Một cuộc biểu tình lớn được lên kế hoạch vào ngày 4/9 khi quốc hội dự kiến tổ chức cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Điều này dự kiến sẽ theo hướng có lợi cho ông Prayuth vì liên minh của ông chiếm đa số trong Quốc hội.

    Ông Prayuth, cựu tư lệnh quân đội và người lãnh đạo cuộc đảo chính năm 2014, và các bộ trưởng của ông đã bác bỏ cáo buộc của phe đối lập về tham nhũng, quản lý kinh tế yếu kém và sự đối phó cẩu thả đối với virus corona.

    Phần lớn trong số 1,24 triệu ca nhiễm COVID-19 và 12.374 trường hợp tử vong ở Thái Lan được ghi nhận sau tháng 4, sau một năm ngăn chặn thành công đại dịch. Kể từ đó, nước này đã bị tấn công bởi các biến thể Alpha và Delta cũng như phải vật lộn để có vaccine.

    Các nhà hoạt động tuyên bố sẽ bất chấp lệnh cấm các cuộc tụ tập lớn và biểu tình trên đường phố hàng ngày vì virus corona, cho đến khi ông Prayuth rời nhiệm sở.

    “Nhiều người đã chết vì ông ấy thất bại trong việc đối phó với COVID-19, vì tính tự mãn, kiêu ngạo và không lắng nghe tiếng nói của người dân, khiến người dân rơi vào cảnh khốn khó,” nhà hoạt động sinh viên Wanwalee Thammasattaya nói với Reuters.

    Theo cảnh sát cho biết hôm 3/9, hơn 600 người phải đối mặt với các cáo buộc liên quan đến biểu tình vì nhiều vi phạm khác nhau trong tháng 7 và tháng 8.

    Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nêu ra các vấn đề ‘cấp bách’ về cung cấp lương thực, COVID-19 và lũ lụt


    Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã kêu gọi các quan chức trên toàn quốc bảo đảm một vụ thu hoạch thành công trong năm nay, “đánh thức lại” các biện pháp chống Covid-19 tại địa phương và cải thiện các nỗ lực sản xuất hàng tiêu dùng và phòng chống lũ lụt, hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA đưa tin hôm thứ Sáu.

    Ông Kim đã đưa ra mệnh lệnh tại cuộc họp thứ ba của Bộ Chính trị năm 2021, diễn ra vào thứ Năm ở Bình Nhưỡng.

    Bộ chính trị đã báo cáo một số vấn đề cấp bách nhất của đất nước, xảy ra trong bối cảnh mà họ gọi là “khủng hoảng lương thực”, lũ lụt tàn phá và một đợt đóng cửa do đại dịch đang diễn ra gây ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa nói chung.

    Về khủng hoảng thực phẩm, ông Kim nói với các quan chức có trách nhiệm để huy động đầy đủ lực lượng lao động và “cải thiện vận chuyển, chế biến và cung cấp ngũ cốc” cho các vụ thu hoạch sắp tới, trong bối cảnh “khí hậu bất thường không thuận lợi” và “nguồn cung cấp nguyên liệu cần thiết” đang thiếu hụt.

    Về dịch bệnh COVID-19. Ông Kim cho biết: “Tình hình nguy hiểm hiện nay của đại dịch toàn cầu đang diễn ra ngoài tầm kiểm soát đòi hỏi công tác phòng chống dịch trên toàn quốc phải chặt chẽ hơn”.

    Các quan chức nên “kiểm tra lại” các biện pháp phòng ngừa hiện đang áp dụng và “đánh thức” các nỗ lực cảnh giác một lần nữa sau khi nhiệt huyết bị ru ngủ rõ thấy, theo phát biểu của ông Kim.

    Nên có cuộc họp cấp cao hơn Hà Nội để quyết định phương án cho Hà Nội


    Tờ Metrotime của Bỉ giật tít, “Hà Nội Biến Thành Nhà Tù”. Và, bằng cách đối phó với Covid như thế này, hôm qua, Nikkei Asia xếp Việt Nam đứng thứ 121/121 về khả năng chống dịch. Năm 2020, chúng ta đã dùng những “tập đoàn quân tinh nhuệ” nhất để tấn công “mấy trăm du kích quân F0” và rất sớm khải hoàn rồi trong một thời gian khá dài, tự rung đùi tán thưởng.

    Và khi, Covid-19 thực sự đe dọa, nguồn lực trong dân đã bị cạn kiệt sau mấy lần bị cách li với các phương kế mưu sinh; nguồn lực quốc gia cũng đã huy động tối đa; đặc biệt, đội ngũ y tế đang hằng ngày bị vắt cạn từng sinh lực.

    Có những y bác sĩ, đã ba tháng nay chưa được về nhà.

    Nếu tới ngày 21-9-2021, Hà Nội vẫn cứ mỗi ngày có 5 – 7 chục F0 như hiện này, Thành phố định sẽ “nhốt dân” thêm bao lâu.

    Cách chống dịch có vẻ đang như trong một gia đình đông con, có bố ốm, người con giàu có và quyền lực giành quyền đưa bố vào bệnh viện sang nhất, yêu cầu bác sĩ kê tất cả những loại thuốc đắt tiền nhất. Mục tiêu sâu xa không phải là để cứu bố mà là để khi bố chết, anh ta có thể tuyên bố với anh em, tôi đã không tiếc gì để cứu bố.

    Chống dịch cần tư duy khoa học chứ không phải cần quyền lực. Chống dịch là để giảm thiểu nhất mối đe dọa của dịch tới tính mạng con người chứ không phải để tạo thêm những sang chấn lên sức khỏe tâm thần của con người. Chống dịch là để một quốc gia, một thành phố và người dân trong đó vẫn vận hành với độ an toàn cao nhất chứ không phải đạt độ an toàn chính trị nhất cho người đưa ra quyết định.

    Trong số những người nhiễm virus, thường có khoảng 80% là nhẹ và trung bình, 20% nặng và nguy kịch. Tử vong thường xảy ra ở những người chuyển nặng này mà không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. 77% bệnh tử vong ờ Sài Gòn trong tháng qua chủ yếu xảy ra ờ “tầng 2”: nơi không có đủ thuốc men và trang thiết bị (máy thở oxy dòng cao, oxy từ bồn), khi cần chuyển viện thì tháp trên lại quá tải, bệnh nhân chết trên xe cấp cứu…

    Hà Nội vẫn còn thời gian để học những bài học từ Sài Gòn. Thay vì sợ hãi “bung, toang” như Sài Gòn rồi siết chặt mà phải chuẩn bị tình huống khi dịch lây lan như Sài Gòn vẫn không bị rơi vào bị động.

    Càng không muốn tình huống xấu nhất xảy ra càng phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

    Nên tập trung vaccine tiêm cho nhóm nguy cơ cao (trên 55 tuổi và có bệnh nền); nên tập trung vaccine cho nhóm lao động mà khi dịch lan rộng người dân vẫn cần như shippers, nhân viên bán hàng… Sự có mặt của lực lượng vũ trang trong vùng dịch cũng làm được nhiều việc rất ý nghĩa. Nhưng, lực lượng vũ trang cũng là con người, cũng có nguy cơ trở thành F0 lại không chuyên nghiệp khi mua bán và giao hàng như đội quân bán hàng, shippers chuyên nghiệp.


    Thay vì cấm nhà thuốc bán về đêm như Sài Gòn, Hà Nội nên làm ngược lại, trong một khu phố phải đảm bảo có nhà thuốc bán về đêm. Người dân vẫn mắc các bệnh thường xuyên và trong trường hợp khi có F0 tự điều trị tại nhà vẫn có thể kịp thời mua thuốc.

    Nên có các kịch bản để khi mỗi ngày có hàng ngàn ca thì đối phó thế nào. Bộ y tế nên đánh giá mô hình tháp điều trị 5 tầng hoặc 3 tầng tách biệt từng khu như ở Sài Gòn. Nên đầu tư thêm cho “tầng 2” hoặc chuyển thành bệnh viện đa tầng ở tất cả các cơ sở điều trị. Tránh tình trạng bệnh nhân khi trở nặng “chuyển tầng” không kịp, dẫn đến tử vong nhiều như vừa qua.

    Thay vì cấm, mọi vận hành của xã hội phải luôn tuân thủ nguyên tắc 5 K. Từ các hành động chống dịch cho đến các hoạt động của người dân để sống và kiếm sống đều phải 5 K cả.

    Chủ tịch Nước chưa ban bố tình trạng khẩn cấp mà đã trao quyền quá nhiều cho lực lượng chống dịch (cả lực lượng dân phòng) như trong tình trạng khẩn cấp. Địa phương nào muốn ngăn sông thì ngăn sông. Địa phương nào cấm chợ thì cấm chợ. Sự lạm quyền đã dẫn đến những quyết định ngu ngốc như khóa cổng nhà dân ở Hoằng Hóa, Thanh Hóa hay hủy hoại tài sản công dân, dứt khoát phải đưa một F 1 đi cách li tập trung trong khi điều kiện cách li tại nhà của họ tốt hơn như ở Diễn Châu, Nghệ An.

    Cấp lãnh đạo cao hơn Hà Nội cần có một cuộc họp để quyết định biện pháp chống dịch cho Hà Nội. Phải đảm bảo quyền lực của quốc gia vẫn là thống nhất. Nhà nước pháp quyền vẫn đang tồn tại, Hiến pháp và pháp luật vẫn đang hiệu lực.

    Đừng để thế giới nhìn Thủ đô của một quốc gia đang phát triển như một căn cứ du kích. Đừng để người dân chưa kịp nhiễm virus đã hết kế sinh nhai. Đừng để dân chúng phải chịu những sang chấn tâm lý chỉ vì chính quyền đã sử dụng quyền lực nhiều hơn cần thiết.

    TT Nga Putin hy vọng lực lượng Taliban hành xử “văn minh” ở Afghanistan


    Nga vẫn liệt Taliban trong danh sách lực lượng khủng bố. Ngày 03/09/2021, tổng thống Vladimir Putin cho rằng cách hành xử « văn minh » của Taliban tại Afghanistan và « sự tôn trọng các quy định văn minh » là một trong những điều kiện để các nước có thể thiết lập quan hệ ngoại giao với tân chính quyền Kabul.

    Theo AFP, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông ở Vladivostok, tổng thống Nga nhấn mạnh « lực lượng Taliban càng nhanh gia nhập các dân tộc văn văn minh thì càng dễ duy trì giao tiếp và đối thoại » với họ.

    Nga không loại trừ khả năng « nói chuyện » với tân chính quyền Taliban khi kêu gọi « đối thoại quốc gia » để thành lập một chính phủ bao gồm mọi thành phần ở Afghanistan. Dù tỏ thái độ khá hòa hoãn với lực lượng này trong thời gian gần đây nhưng Taliban vẫn nằm trong danh sách « tổ chức khủng bố » của Nga.

    Tuy nhiên, trên đài RFI ngày 03/09, ông Goulam Mohammad, giám đốc Trung tâm Cộng đồng người Afghanistan ở Nga, có giải thích vì sao nên công nhận tính chính đáng của Taliban.

    « Tôi nghĩ là lực lượng Taliban không nên bị liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố vì họ không tấn công bên ngoài lãnh thổ Afghanistan. Họ không gây chiến ở nơi khác ngoài Afghanistan, cũng chưa bao giờ tỏ ý khuếch trương tư tưởng chính thống hay bất kỳ xu hướng tiêu cực nào khác như chúng ta thấy ở nhiều nước.

    Tôi hy vọng một ngày nào đó, Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ công nhận chính phủ này, nhưng chúng tôi cũng muốn là những nước khác làm tương tự. Tôi không muốn rằng họ đối xử với Afghanistan như một trường hợp cá biệt. Hơn nữa, nếu không công nhận tính chính đáng của chính phủ thì sẽ không có viện trợ nhân đạo trong khi Afghanistan lại đang rất cần ».

    Mỹ sẽ giải mật hồ sơ điều tra loạt khủng bố 11/09/2001


    Một tuần trước lễ kỷ niệm 20 năm loạt khủng bố tại Mỹ ngày 11/09/2001, tổng thống Joe Biden ký sắc lệnh giải mật hồ sơ lưu trữ cuộc điều tra của cảnh sát liên bang.

    Theo thông cáo của Nhà Trắng, sắc lệnh được tổng thống Mỹ ký ngày 03/09/2021 là một trong những lời hứa tranh cử của ông Joe Biden. Bộ Tư Pháp sẽ phải công bố các tài liệu được giải mật « trong vòng 6 tháng tới ».

    Thông tín viên RFI Guillaume Naudin tại Washington cho biết thêm :

    « “Ông Joe Biden sẽ không được chào đón tại lễ tưởng niệm các vụ tấn công ngày 11 tháng Chín nếu ông không giữ lời hứa”. Đây là nội dung một bức thư được gia đình các nạn nhân loạt khủng bố nhắm vào hai tòa tháp đôi và Lầu Năm Góc công bố vào đầu tháng 08/2021.

    Khi vận động tranh cử tổng thống năm 2020, ông Joe Biden hứa sẽ bảo đảm sự minh bạch cho các gia đình nạn nhân. Nhiều gia đình đã tham gia trận chiến pháp lý chống Ả Rập Xê Út và nhiều nước khác mà họ nghi là đồng lõa trong các vụ tấn công. Họ cho rằng những tài liệu đó có thể giúp chứng minh được nghi ngờ trên trước pháp luật.

    Nhưng nhiều đời chính phủ Mỹ luôn viện cớ bí mật Nhà nước để không phải công bố những tài liệu này. Vì thế ông Joe Biden là tổng thống đầu tiên muốn phá vỡ im lặng. Ông ra lệnh cho bộ Tư Pháp và các cơ quan liên quan giám sát việc xem xét các tài liệu điều tra của Cục Điều tra Liên bang (FBI).

    Quá trình này sẽ kéo dài đến 6 tháng nhưng sẽ không tự động giải mật hết tài liệu. Những thông tin được cho là sống còn đối với an ninh quốc gia vẫn sẽ được giữ bí mật ».

    Covid-19: Tại sao Úc muốn chuyển từ 'Covid zero' sang sống chung với virus?

    Thủ tướng Scott Morrison cho biết Australia đã thay đổi chiến lược Covid: đến lúc bỏ phong tỏa và "ra khỏi hang".

    Ông cho biết lần đầu tiên, người Úc sẽ sớm "sống chung với virus' - tức là không cố gắng loại bỏ nó.

    Đó là một sự thay đổi mạnh mẽ đối với một quốc gia từng chứng kiến rất ít ca nhiễm.

    Chiến lược của Úc là gì?

    Một số người gọi đó là kế hoạch "Pháo đài Úc".

    Úc từng đặt mục tiêu "Covid Zero" (không Covid) bằng cách ngăn chặn lượng khách nước ngoài nhập cảnh, truy vết, và đóng cửa biên giới các bang sau khi dịch bệnh bùng phát.

    Các cuộc phong tỏa toàn thành phố và toàn tiểu bang thường xuyên được ban hành - đôi khi sau khi chỉ một ca nhiễm được phát hiện.

    Một ví dụ là Melbourne, đã sống 200 ngày trong phong tỏa trong 2 năm vừa qua.

    Giải pháp này đã bị chỉ trích do ảnh hưởng đến sinh kế và sức khỏe tinh thần người dân.

    Tuy nhiên, cho đến nay, Úc đã dập tắt dịch bệnh và cho phép nhiều người Úc sinh hoạt như bình thường.

    Vì vậy, những gì đã thay đổi?

    Biến thể Delta đã đảo ngược các kế hoạch của Úc. Vào tháng 6, biến thế này xuất hiện ở Sydney trước khi lan sang Melbourne và Canberra.

    Chính quyền các bang đã cho phong tỏa trở lại. Hiện tại, cứ hai người Úc thì một người phải ở nhà.

    Biện pháp này đã giúp ngăn chặn sự lây lan. Tại Sydney, số R - tỷ lệ virus lây lan - đã giảm từ 5 xuống 1,3.

    Nhưng giới chức cho biết Covid zero không còn khả thi nữa.

    Nhận định này làm gia tăng chỉ trích đối với chính phủ Morrison về mức độ tiêm chủng thấp của Úc. Nhiều người cáo buộc Úc tự mãn. Ông Morrison đã tuyên bố vào tháng 4 rằng tiêm chủng "không phải là một cuộc đua".

    Nhưng giờ đây, ông đã theo sát chính quyền bang New South Wales khi nói rằng tiêm chủng là con đường duy nhất để Úc mở cửa trở lại. Victoria - bao gồm cả Melbourne - cũng đã từ bỏ chính sách Covid Zero trong tuần này.

    Vậy kế hoạch mới là gì?

    Khoảng 36% người Úc trên 12 tuổi được tiêm phòng đầy đủ - còn xa mới đủ để thoát khỏi tình trạng phong tỏa, theo các chuyên gia.

    "Những ngày này sẽ kết thúc khi chúng ta bắt đầu đạt 70% và 80%," ông Morrison nói vào tuần trước.

    Nhưng Úc đang bắt kịp tốc độ - nước này hiện đạt tốc độ tiêm chủng nhanh hơn cả Anh và Mỹ ở thời kỳ đỉnh cao của họ.

    Với tốc độ hiện tại, Úc có thể tiêm chủng cho 70% trẻ trên 12 tuổi vào giữa tháng 10.

    Khi đó, quốc gia này có kế hoạch nới lỏng phong tỏa và những người được tiêm chủng sẽ có nhiều quyền tự do đi lại hơn.

    Nhưng Úc sẽ tiếp tục xét nghiệm và truy vết, đồng thời vẫn áp dụng các biện pháp như đeo khẩu trang và giãn cách xã hội. Các cuộc phong tỏa quy mô nhỏ hơn cũng sẽ là một khả năng nhưng được coi là không thể xảy ra.

    Giáo sư Ivo Mueller, một chuyên gia về sức khỏe dân số và miễn dịch từ Đại học Melbourne cho biết: "Kế hoạch được đề xuất thực sự rất chu đáo và cẩn thận.

    "Đó không phải là 'Ngày Tự do', không phải là 'chúng ta hãy ném mọi thứ ra ngoài cửa sổ và đi tiệc tùng' - đó không phải là những gì đang được đề xuất."

    Khi nào các biên giới quốc tế mở cửa?

    Điều này sẽ xảy ra khi Australia chạm ngưỡng 80% dân số tiêm đủ 2 mũi. Tuy nhiên, du lịch sẽ chỉ dành cho các quốc gia "an toàn" được chỉ định và những người đã được tiêm chủng.

    Thủ hiến NSW Gladys Berejiklian cho biết bà đang có kế hoạch mở cửa trở lại vào tháng 11, nhưng một số chuyên gia cho rằng việc này có thể xảy ra sớm hơn.

    "Với 80% dân số tiêm đủ hai liều, chúng tôi dự đoán sẽ cho phép công dân của chúng tôi đi du lịch quốc tế và cũng có thể chào đón công dân Úc hồi hương qua Sân bay Sydney," bà Berejiklian cho biết trong tuần này.

    Kế hoạch quốc gia của Úc cũng cho phép "bong bóng du lịch" đến các quốc gia an toàn. Công dân nước ngoài đã được tiêm phòng cũng có thể nhập cảnh.

    Hãng hàng không Qantas đã có kế hoạch mở lại các đường bay vào tháng 12 tới Anh, Mỹ, Singapore, Canada và Nhật Bản.

    Nhưng có phải ai cũng hài lòng?

    Cuộc thăm dò cho thấy 62% người Úc ủng hộ kế hoạch mở cửa trở lại của chính phủ.

    Nhưng nhiều người Úc phản đối ý tưởng "sống chung với virus", sau khi đã quen với tỷ lệ lây nhiễm thấp.

    Mô hình của chính phủ, do Viện Doherty chuẩn bị, ước tính rằng việc mở cửa trở lại khi số người tiêm chủng đạt mức 70% có thể dẫn đến 13 ca tử vong trong sáu tháng - với điều kiện việc xét nghiệm và truy vết đang ở mức đỉnh điểm. Nhưng con số đó có thể tăng lên 1.500 nếu không có đủ các các biện pháp chăm sóc sức, dự báo cho biết.

    Chỉ trong tuần này, Úc đã ghi nhận ca tử vong do Covid thứ 1.000.

    Giáo sư Mueller cho biết về mặt tâm lý, đó là một sự thay đổi lớn trong tư duy.

    Hơn 90% các ca nhiễm ở Úc là ở quanh Sydney và Melbourne. Nhưng sáu trong số tám tiểu bang và vùng lãnh thổ của Úc hầu như không có ca nhiễm nào.

    "Về cơ bản không có lây nhiễm và không có các lệnh hạn chế, mọi người về cơ bản sống một cuộc sống bình thường nên việc nói với họ rằng họ chung sống với virus thực sự rất khó," Giáo sư Mueller nói.

    Cuộc chiến chính trị

    Do đó, các khu vực không Covid tại Úc không đồng ý với chính phủ liên bang và các bang khác về chiến lược sống chung với Covid.

    Dưới hệ thống chủ nghĩa liên bang của Úc, chính quyền các bang có quyền kiểm soát y tế, chính sách và biên giới nội bộ.

    Queensland và Tây Úc hiện từ chối mở cửa các tiểu bang của họ trong khi Sydney chứng kiến hơn 1.000 ca nhiễm mỗi ngày.

    Thủ hiến Tây Úc Mark McGowan nói: "Tôi không thể hiểu tại sao có những người ở đó nói rằng chúng tôi nên cố tình lây nhiễm bệnh cho chính mình.

    Nhưng ông Morrison lập luận rằng những tiểu bang đó không thể náu mình trước virus mãi mãi.

    Giáo sư Mueller nói: "Hầu hết các bang ở Úc cần phải nhận ra rằng cuối cùng họ phải đi ra khỏi vùng Không Covid, bởi vì nó không bền vững mãi mãi.

    "Quý vị phải bắt đầu chuẩn bị cho người dân về cuộc sống tới đây như thế nào, qusy vị phải bắt đầu tìm kiếm giải pháp cho vấn đề hơn là chỉ dừng lại ở đó."

    Úc có thể học được gì từ nước ngoài?

    Các chuyên gia nói rằng có thể học được nhiều điều từ các quốc gia khác về cách mở lại một cách an toàn và hạn chế rủi ro.

    Giãn cách xã hội có thể được yêu cầu ở các trường học, giống như ở Pháp và Mexico? Với du lịch, Úc có thể áp dụng các xét nghiệm chẩn đoán nhanh như ở châu Âu và Bắc Mỹ không? Giấy thông hành vaccine nào là tốt nhất để cho phép đi lại một cách an toàn?

    Các chuyên gia nhấn mạnh rằng Úc hiện cần tập trung vào việc tiêm chủng cho các nhóm đặc biệt có nguy cơ, chẳng hạn như cộng đồng bản địa, trước khi mở cửa trở lại.

    Họ lưu ý rằng kế hoạch mở cửa trở lại của Australia cũng đã được định hình từ kinh nghiệm của Anh và Mỹ.

    Trong khi chủng Delta hoành hành ở cả hai quốc gia, tiêm chủng làm giảm đáng kể các ca bệnh nặng và tử vong.

    Tiến sĩ Mueller nói: "Điều đó giúp chúng tôi yên tâm rằng chúng tôi đang đi đúng hướng với vaccine.

    Kế hoạch mở cửa trở lại của Úc ở mức 80% là cao hơn so với mức 54% ở Anh, nơi tỷ lệ dân số đã tiêm chủng hiện đang ở mức khoảng 80%. Ở Đan Mạch, nơi 70% dân số được tiêm chủng, hầu như tất cả các hạn chế đã được bãi bỏ.

    Singapore, đạt 80% dân số tiêm chủng trong tuần này, cũng đang đi trước trong kế hoạch mở cửa trở lại. Nhưng Singapore làm thận trọng như Australia, chỉ cho phép dân đi tới các quốc gia an toàn và duy trì các hạn chế như đeo khẩu trang.

    Sống chung với dịch bệnh: Bộ trưởng Y tế Quebec viết thư ngỏ khi các trường hợp mắc COVID-19 gia tăng


    Bộ trưởng Y tế Quebec, Canada đã viết một bức thư công khai hôm 03/09, cảnh báo người dân Quebec rằng họ sẽ phải học cách sống chung với những chủng COVID-19 mới trong tương lai gần và đề xuất khả năng chống lại dịch bệnh COVID-19 là một chặng đường dài, theo trang Global News.

    Ông Christian Dubé đã viết trên trang Facebook của mình rằng ông ấy cảm thấy có trách nhiệm phải giải thích tình hình cho người dân.

    Ông Dubé viết: “Cho đến một thời gian trước, người ta vẫn tin rằng có thể đạt được miễn dịch trên diện rộng bằng cách tiêm phòng. Nhưng các đột biến của vi rút luôn đẩy lùi hy vọng này”.

    Ông nói, nhiều biến thể của virus có thể tạo ra một đại dịch có thể tồn tại trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

    Ông Dubé viết tiếp: “Thay vì mong chờ ngày mà tất cả những điều này sẽ kết thúc, chúng ta sẽ phải học cách sống chung với dịch bệnh. Chúng ta sẽ phải chấp nhận một số trường hợp nhất định và một số lần nhập viện nhất định nếu muốn trở lại cuộc sống bình thường”.

    Các trường hợp COVID-19 mới hàng ngày tiếp tục tăng vào ngày 03/09 ở Quebec, các quan chức y tế đã báo cáo có 750 trường hợp nhiễm mới. Họ đã báo cáo 699 trường hợp mới hôm 02/09.

    Một quan chức cho biết 26.959 liều vắc-xin COVID-19 đã được tiêm hôm 02/09. Viện y tế công cộng của Quebec chỉ ra rằng khoảng 87,4% cư dân từ 12 tuổi trở lên đã được tiêm ít nhất một liều vắc-xin.

    Trong bức thư của mình, ông Dubé ca ngợi Quebec vì việc tiêm chủng đạt hiệu quả cao trong nước, đồng thời nói thêm rằng Quebec là một trong những khu vực được tiêm chủng nhiều nhất trên thế giới.

    Ông viết: “Chúng tôi có thể đạt gần 90% trong số những người từ 12 tuổi trở lên vào cuối tháng 9, và ngay khi chúng tôi có thể tiêm chủng cho trẻ em, tỷ lệ tiêm chủng của chúng tôi sẽ cao hơn nhiều. Nhưng tháng 9 sẽ rất quan trọng, bởi vì trẻ em sẽ đi học trở lại và các trường cao đẳng và đại học tiếp tục cũng tiếp nhận sinh viên đến trường”.

    Ông cũng không quên kêu gọi những công dân Quebec, ngay cả những người đã được tiêm phòng đầy đủ, hãy cẩn thận đảm bảo sức khỏe của bản thân mình.

    Vương quốc Anh không khuyến nghị tiêm vắc-xin COVID-19 cho trẻ em dưới 16 tuổi


    Cơ quan tư vấn về tiêm chủng của chính phủ Vương quốc Anh đã quyết định không khuyến nghị tiêm chủng COVID-19 đại trà cho trẻ từ 12–15 tuổi, theo trang Epoch Times.

    Theo đó, Ủy ban Hỗn hợp về Tiêm chủng (JCVI) ngày 3/9 cho biết trẻ em có nguy cơ mắc bệnh nặng do COVID-19 rất thấp – cứ một triệu trẻ em thì chỉ có hai đứa trẻ được đưa vào khoa chăm sóc đặc biệt nhi khoa (PICU).

    Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội vào ngày 28/8 đã thông báo với dịch vụ y tế của Anh rằng hãy sẵn sàng tiêm chủng cho tất cả trẻ em từ 12–15 tuổi khi mô tả việc tiêm chủng là có lợi cho nhóm này.

    Vắc- xin Pfizer / BioNTech hiện là vắc-xin COVID-19 duy nhất được cơ quan quản lý dược phẩm của Vương quốc Anh cho phép sử dụng cho trẻ em trên 12 tuổi.

    JCVI trước đây đã khuyến nghị tiêm một liều vắc-xin cho tất cả các trẻ từ 16–17 tuổi .

    Giải thích về sự khác biệt giữa hai nhóm tuổi, JCVI cho biết hành vi xã hội và tỷ lệ lây nhiễm giữa hai nhóm tuổi khá khác nhau.

    Một số nghiên cứu gần đây cho thấy rằng mặc dù vắc-xin COVID-19 vẫn có hiệu quả chống lại bệnh nghiêm trọng, nhưng hiệu quả của nó trong việc giảm lây nhiễm phần lớn bị giảm trước biến thể Delta.

    Về tính an toàn của vắc-xin Pfizer / BioNTech, một loại vắc-xin theo công nghệ mRNA, JCVI cho biết “ngày càng có nhiều bằng chứng xác thực về mối liên quan giữa việc tiêm vắc-xin mRNA COVID-19 và bệnh viêm cơ tim”.

    JCVI trước đây đã khuyến nghị tiêm vắc-xin cho trẻ 12–15 tuổi bị khuyết tật thần kinh nặng, hội chứng Down, và các em bị suy giảm miễn dịch.

    Trái ngược với Anh quốc, Hoa Kỳ, Israel, Úc, và một số quốc gia Châu Âu đã bắt đầu hoặc có kế hoạch tiêm vắc-xin đại trà cho trẻ em từ 12–15 tuổi.

    Không có nhận xét nào