Header Ads

  • Breaking News

    Tin tức thế giới ngày Thứ năm 23 tháng 9 năm 2021

    Sau một tuần đầy các động tác "trách cứ" và "hờn dỗi", cuối cùng Pháp đã nguôi ngoai phần nào và quyết định đưa Đại sứ của mình trở lại Washington DC sau cuộc điện đàm "thân tình" giữa Tổng thống Joe Biden và Tổng thống Emmanuel Macron.

    Tin tức thế giới ngày Thứ năm 23 tháng 9 năm 2021

    Dưới đây là toàn văn Tuyên bố chung về cuộc điện đàm giữa hai tổng thống.

    Tổng thống Emmanuel Macron của Cộng hòa Pháp và Tổng thống Joe Biden của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã nói chuyện vào ngày 22 tháng 9, theo yêu cầu của Tổng thống Biden, để thảo luận về các tác động của thông báo ngày 15 tháng 9. Hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng tình hình có lẽ tốt hơn nếu như trước đó có các cuộc tham vấn cởi mở giữa các đồng minh về các vấn đề có lợi ích chiến lược đối với Pháp và các đối tác châu Âu. Tổng thống Biden đã thông báo về các cam kết đang được thực hiện theo hướng này.

    Hai nhà lãnh đạo đã quyết định mở lại quá trình tham vấn sâu, nhằm tạo điều kiện bảo đảm lòng tin và đề xuất các biện pháp cụ thể hướng tới các mục tiêu chung. Hai nhà lãnh đạo sẽ gặp nhau tại châu Âu vào cuối tháng 10 để đạt được hiểu biết chung và tiếp tục duy trì đà này. Tổng thống Emmanuel Macron đã quyết định Đại sứ Pháp sẽ trở lại Washington DC vào tuần tới. Sau đó, Đại sứ sẽ làm việc tích cực với các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ.

    Tổng thống Biden tái khẳng định tầm quan trọng chiến lược về sự can dự của Pháp và châu Âu ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bao gồm cả trong khuôn khổ chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mới được công bố gần đây của Liên minh châu Âu. Hoa Kỳ cũng nhận thấy tầm quan trọng của một nền quốc phòng châu Âu mạnh mẽ và có năng lực hơn, đóng góp tích cực vào an ninh xuyên Đại Tây Dương và toàn cầu, đồng thời bổ sung cho NATO.

    Trong khuôn khổ cuộc chiến chung chống khủng bố, Hoa Kỳ cam kết tăng cường hỗ trợ các hoạt động chống khủng bố ở Sahel do các quốc gia châu Âu tiến hành./.
    Joint Statement on the Phone Call between President Biden and President Macron

    September 22, 2021

    President Emmanuel Macron of the French Republic and President Joe Biden of the United States of America spoke on September 22, at the request of the latter, in order to discuss the implications of the announcement on September 15. The two leaders agreed that the situation would have benefited from open consultations among allies on matters of strategic interest to France and our European partners. President Biden conveyed his ongoing commitment in that regard.

    The two leaders have decided to open a process of in-depth consultations, aimed at creating the conditions for ensuring confidence and proposing concrete measures toward common objectives. They will meet in Europe at the end of October in order to reach shared understandings and maintain momentum in this process. President Emmanuel Macron has decided that the French Ambassador will return to Washington next week. He will then start intensive work with senior US officials.

    President Biden reaffirms the strategic importance of French and European engagement in the Indo-Pacific region, including in the framework of the European Union’s recently published strategy for the Indo-Pacific. The United States also recognizes the importance of a stronger and more capable European defense, that contributes positively to transatlantic and global security and is complementary to NATO.

    In the framework of their joint fight against terrorism, the United States commits to reinforcing its support to counter-terrorism operations in the Sahel conducted by European states.

    Sau Trung Quốc, Đài Loan nộp đơn xin gia nhập CPTPP


    Bộ trưởng Kinh tế Đài Loan Wang Mei-hua đã bày tỏ lo ngại về quyết định “đột ngột” của Trung Quốc trong việc xin gia nhập tổ chức này, và nói rằng bà hy vọng nó không ảnh hưởng đến việc xin gia nhập của đảo quốc.

    Theo Reuters, việc gia nhập CPTPP sẽ là một động lực lớn đối với Trung Quốc sau khi ký kết Hiệp định thương mại tự do đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) gồm 15 quốc gia vào năm ngoái.

    Đài Loan đã thảo luận vấn đề này một cách không chính thức với các thành viên hiện tại của khối.

    CPTPP có tiền thân là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm 12 thành viên, được coi là đối trọng kinh tế quan trọng trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.

    Đầu năm 2017, sau khi Tổng thống Mỹ khi đó là Donald Trump rút Mỹ ra khỏi hiệp ước vì cho rằng nó gây bất lợi cho người lao động Mỹ, nhóm được đổi tên thành CPTPP. Hiện CPTPP bao gồm Canada, Úc, Brunei, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

    Anh cũng muốn tham gia thỏa thuận này, và vào tháng 6 đã bắt đầu tiến hành đàm phán.

    Đài Loan đã bị loại khỏi nhiều tổ chức quốc tế vì Trung Quốc cho rằng đảo quốc tự trị thuộc về “một Trung Quốc” chứ không phải là một quốc gia riêng biệt.

    Tuy vậy, Đài Loan là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC).

    Hiện tại, Bắc Kinh đã bắt đầu vận động hành lang để đưa họ vào hiệp ước. Trung Quốc đã gửi một bức thư tới Quốc hội Úc vào tuần trước, để vận động hành lang cho việc ủng hộ Trung Quốc gia nhập CPTPP. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã gửi thư tới Bộ Thương mại New Zealand, cơ quan lưu chiểu của Hiệp định CPTPP.

    Bộ trưởng Thương mại Úc Dan Tehan hôm 17/9 đã đưa ra điều kiện đàm phán nếu Bắc Kinh dỡ bỏ thuế quan trả đũa đối với các sản phẩm của Úc.

    Ông nói rằng trước khi xem xét cho phép Trung Quốc tham gia, Úc phải tin tưởng vào việc Trung Quốc tuân thủ các hồ sơ thương mại tự do. Các quốc gia thành viên hiện tại của CPTPP hy vọng đảm bảo rằng Trung Quốc thực hiện đúng các cam kết thương mại tự do theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng như các hiệp định thương mại hiện có.

    Vào tháng Tư năm ngoái, sau khi Thủ tướng Úc Scott Morrison kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của virus Trung Cộng (COVID-19), Bắc Kinh đã áp dụng một loạt các hình phạt thương mại, bao gồm thực hiện các lệnh cấm nhập khẩu không chính thức đối với các ngành xuất khẩu quan trọng của Úc như than đá và tôm hùm; áp thuế chống bán phá giá đối với rượu vang đỏ và lúa mạch, nhằm trừng phạt Úc về mặt kinh tế.

    Cao ủy LHQ giục quốc tế nỗ lực hơn về Myanmar 'trước khi quá muộn'


    Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm thứ Năm 23/9 cảnh báo về thảm họa nhân quyền dưới sự cai trị của quân đội ở Myanmar và kêu gọi cộng đồng quốc tế làm nhiều hơn nữa để ngăn không cho xung đột trở nên tồi tệ hơn.

    Bà Michelle Bachelet nói trong một tuyên bố: "Hậu quả ở tầm quốc gia thật khủng khiếp và bi thảm - hậu quả ở tầm khu vực cũng có thể rất nặng nề".

    "Cộng đồng quốc tế phải tăng gấp đôi nỗ lực để khôi phục nền dân chủ và ngăn không cho xung đột lan rộng hơn trước khi quá muộn", vẫn lời bà Bachelet.

    Myanmar rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ khi quân đội tiếm quyền vào ngày 1/2, chấm dứt một thập kỷ được xem là dân chủ và gây ra sự phẫn nộ trong và ngoài nước về việc quân đội quay lại nắm quyền.

    Hơn 1.120 người đã thiệt mạng kể từ cuộc đảo chính, theo LHQ, nhiều người đã chết khi các lực lượng an ninh đàn áp các cuộc đình công và biểu tình ủng hộ dân chủ trên toàn quốc, hàng nghìn người khác đã bị bắt giữ.

    Các lực lượng kháng chiến có vũ trang đã hình thành ở nhiều khu vực khác nhau, họ đã giao tranh với quân đội, khiến hàng nghìn người phải di tản, bao gồm cả đi sang nước láng giềng Ấn Độ trong những ngày gần đây.

    Bà Bachelet cho biết quân đội Myanmar đã sử dụng vũ khí chống lại dân thường mà đáng lẽ ra chỉ được dùng trong xung đột quân sự, và quân đội đã "không kích và pháo kích bừa bãi".

    Truyền thông địa phương ở Myanmar đưa tin về tình trạng bạo lực chết người ở ít nhất 5 khu vực và tiểu bang khác nhau hôm 23/9, bao gồm cả các vụ đánh bom tự chế của dân quân liên minh với một chính phủ ngầm, chính phủ này vào hồi đầu tháng đã kêu gọi tiến hành "chiến tranh phòng ngự toàn dân" chống lại quân đội .

    Quân đội gọi đó là "những kẻ khủng bố" và cho rằng chiến dịch của bọn họ sẽ thất bại.

    Các nước phương Tây thời gian qua đã lên án chính quyền và áp đặt các biện pháp trừng phạt có mục tiêu, nhưng những người chỉ trích cho rằng cần phải có lập trường cứng rắn hơn, bao gồm cả việc áp đặt lệnh cấm vận vũ khí.

    Bà Bachelet cho biết Myanmar đã không thực hiện được thỏa thuận với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về việc ngừng bạo lực và bắt đầu đối thoại.

    Bà nói: "Điều này nhấn mạnh rằng phải gấp rút có các biện pháp mạnh mẽ đỏi hỏi trách nhiệm giải trình ".

    Dự thảo tuyên bố chung của QUAD: « Cứng rắn hơn » với Trung Quốc tại Biển Đông


    Ngày mai, 25/09/2021, lãnh đạo nhóm các quốc gia Bộ Tứ QUAD (bao gồm Mỹ, Nhật, Ấn và Úc) lần đầu tiên họp mặt trực tiếp tại Washington, Hoa Kỳ. Nhiều quyết định quan trọng chờ đợi sẽ được đưa ra nhân cuộc họp này.

    Theo nhiều nguồn tin gần gũi với hồ sơ này, được truyền thông Nhật Bản loan tải hôm qua 23/09, dự thảo tuyên bố chung của Bộ Tứ sẽ sử dụng « ngôn từ cứng rắn hơn trước đây » liên quan đến tình hình ở các vùng biển mà Trung Quốc đang đẩy mạnh các yêu sách chủ quyền. Các thành viên Bộ Tứ « phản đối những thách thức đối với trật tự dựa trên luật pháp quốc tế về hàng hải », đặc biệt là ở vùng Biển Hoa Đông và Biển Đông.

    Theo Kyodo News, tại hội nghị của nhóm QUAD trước đó vào tháng 3, được tổ chức trực tuyến, trong tuyên bố chung, lãnh đạo bốn nước đã khẳng định « tạo điều kiện hợp tác, bao gồm cả trong lĩnh vực an ninh hàng hải, để đáp ứng những thách thức đối với trật tự hàng hải dựa trên luật pháp » ở biển Hoa Đông và Biển Đông.

    Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã trở nên quyết đoán trong các yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Senkaku, một nhóm đảo nhỏ do Nhật Bản quản lý ở Biển Hoa Đông mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư. Trung Quốc cũng tiếp tục đẩy mạnh việc quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông, bất chấp phán quyết của một tòa án quốc tế năm 2016 bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên gần trọn vùng biển này.

    Về hợp tác công nghệ, theo dự thảo tuyên bố chung, bốn quốc gia QUAD sẽ hợp tác phát triển mạng 5G an toàn và minh bạch, một lĩnh vực mà Hoa Kỳ và Trung Quốc đang cạnh tranh ngày càng gay gắt.

    Dưới thời chính quyền tiền nhiệm Donald Trump, Bộ Tứ đã tổ chức nhiều cuộc họp ở cấp bộ trưởng. Lần đầu tiên QUAD đã tổ chức thượng đỉnh vào tháng 3 năm nay, ngay sau khi tổng thống Joe Biden lên cầm quyền.

    Hồ sơ nhân vật: ứng viên thủ tướng Nhật Kono Taro


    Kono Taro dường như là ứng viên số một để kế nhiệm thủ tướng Suga Yoshihide làm người đứng đầu Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền và trở thành thủ tướng tiếp theo. Ông nội của ông từng là phó thủ tướng, trong khi cha ông là chủ tịch hạ viện và chủ tịch LDP. Bản thân ông Kono cũng từng là bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng quốc phòng, và hiện đang giám sát quá trình triển khai vắc-xin của Nhật Bản.

    Nhưng ông cũng là một nhân vật khác thường. Với 2,4 triệu người theo dõi, ông là chính trị gia nổi tiếng nhất trên Twitter ở Nhật Bản. Ông học đại học ở Mỹ và nói tiếng Anh trôi chảy. Theo tiêu chuẩn của chính trị Nhật Bản, ông khá trẻ khi chỉ mới 58 tuổi. Ông nổi tiếng khác biệt với những quan điểm rất không chính thống, chẳng hạn như kêu gọi Nhật Bản chấm dứt phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân từ rất lâu trước khi thảm họa Fukushima xảy ra năm 2011.

    Tính cách độc đáo giúp ông trở thành người dẫn đầu cuộc bầu cử chức chủ tịch LDP, diễn ra vào ngày 29 tháng 9. Không như các đối thủ chính, Kishida Fumio và Takaichi Sanae, ông thực sự có sức hút với cử tri, và hiện đang dẫn đầu các cuộc thăm dò dư luận với khoảng cách lớn. Nhiều nhà lập pháp trẻ coi ông như niềm hy vọng để giúp họ giữ ghế trong cuộc tổng tuyển cử tháng 11 và đã quyết định ủng hộ ông.

    Nhưng nếu ông Kono không thể thắng đa số trong vòng đầu, tức vòng của các đảng viên, ông sẽ phải đối mặt với vòng hai, nơi các nghị sĩ có tiếng nói hơn. Dù được người dân ủng hộ, một số người cánh hữu trong đảng nghi ngờ ông quá tự do. Họ sợ ông có thể theo chân cha mình, người vào năm 1993 đã làm một việc chưa từng có là xin lỗi các “phụ nữ giải khuây” (comfort women) bị buộc phải làm việc trong các nhà thổ thời chiến của Nhật Bản trên khắp châu Á.

    Đối với nhiều nhân vật lâu năm trong đảng, ông Kono dường như cũng quá khó kiểm soát. Ông đã cố gắng xoa dịu họ bằng cách làm dịu một số lập trường trước đây của mình, chẳng hạn như phản đối năng lượng hạt nhân. Đối với một số người, điều đó thể hiện một chính trị gia không có bản lĩnh. Nhưng đối với nhiều người khác, nó cho thấy sự thực dụng chín chắn của một chính trị gia nghiêm túc.

    Liên Hợp Quốc họp bàn lạm phát giá lương thực

    Hội nghị Thượng đỉnh về Hệ thống Lương thực của Liên Hợp Quốc, tổ chức vào thứ Năm này, dù chỉ kéo dài một ngày nhưng có mục tiêu đầy tham vọng – “kích hoạt chuyển đổi các hệ thống lương thực trên toàn thế giới.” Hội nghị hy vọng sẽ làm cho chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu trở nên công bằng, xanh và lành mạnh hơn.

    Mục tiêu tham vọng là cần thiết. Giá lương thực đã tăng trong 13 trên 15 tháng qua, tiến gần tới đỉnh của năm 2011. Chi phí tăng cao một phần do các yếu tố nhất thời, chẳng hạn như việc Trung Quốc mua ngô và đậu nành làm thức ăn chăn nuôi để tái đàn sau dịch cúm lợn 2018. Và cuối cùng là việc covid-19 tàn phá vận chuyển toàn cầu, trong khi hạn hán gây mất mùa ở nhiều nơi.

    Không có vấn đề nào trong số này có thể giải quyết ngay lập tức, và tất cả đều có thể lặp lại. Nóng lên toàn cầu cũng khiến chuỗi cung ứng chịu rủi ro, và nỗ lực hạn chế rủi ro có thể khiến thị trường kém hiệu quả hơn, từ đó làm tăng chi phí.

    Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết không tăng lãi suất

    Sahap Kavcioglu, thống đốc ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ kể từ tháng 3, từng hứa sẽ giữ lãi suất cho vay cao hơn lạm phát để giúp giá cả không tăng. Với lạm phát hiện ở mức 19,25%, cao hơn lãi suất cơ bản 19% của ngân hàng, ông Kavcioglu nên xem xét tăng lãi suất vừa phải tại cuộc họp hội đồng chính sách tiền tệ của ngân hàng vào thứ Năm.

    Thay vào đó ông dường như quyết tâm nới lỏng – nếu không bây giờ cũng là vài tuần tới. Dấu hiệu gần nhất đến vào đầu tháng 9 khi thống đốc cho biết sẽ đưa ra quyết định dựa trên lạm phát cơ bản 16,76% vào tháng trước, tức bỏ qua giá thực phẩm và năng lượng. Đồng lira giảm ngay sau tuyên bố của ông. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan rất ghét lãi suất cao, và kể từ đầu mùa hè đã hứa giảm lãi suất. Ông có thể toại nguyện. Nếu không ông Kavcioglu sẽ mất chức.

    Hiệu quả của vaccine Moderna không suy giảm sau 5 tháng


    Trong nghiên cứu của Bệnh viện Brigham and Women (BWH) tại tiểu bang Massachusetts, với hơn 30,000 người tham gia, vaccine Moderna cho thấy an toàn và hiệu quả trong trung bình 5.3 tháng sau khi chích mũi thứ hai.

    Nghiên cứu mới này của BWH được công bố vào ngày 22 Tháng Chín trong tạp chí y khoa New England Journal of Medicine. Theo đó, sau khoảng thời gian trên, vaccine vẫn có hiệu quả 93.2% trong việc ngăn ngừa COVID-19, đồng thời có hiệu quả 98.2% trong việc bảo vệ bệnh nhân không diễn biến nặng.

    Vaccine vẫn duy trì được hiệu quả bảo vệ mạnh mẽ đối với mọi nhóm ứng viên trong nghiên cứu, bao gồm người cao tuổi và người có bệnh nền. Các nhà nghiên cứu còn phát hiện vaccine có hiệu quả bảo vệ trước nguy cơ mắc SARS-CoV-2 không triệu chứng. Tiến sĩ Lindsey Baden, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại BWH và đồng tác giả nghiên cứu, cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu về vấn đề khoảng thời gian cơ thể có miễn dịch sau khi chích ngừa và tác động của biến thể. Nhưng kể cả trong lúc chúng ta đang nghiên cứu khả năng hiệu quả miễn dịch giảm dần, bằng chứng cho thấy vaccine vẫn rất hiệu quả.”

    Tuy nhiên, theo tiến sĩ Baden, dữ liệu nghiên cứu của BWH được thu thập từ trước khi biến chủng Delta hoành hành tại Mỹ. Vì thế, kết quả nghiên cứu chưa cung cấp cái nhìn đầy đủ về tính lâu bền của hiệu quả bảo vệ từ vaccine, cũng như về việc phản ứng miễn dịch sẽ ra sao khi virus biến đổi.

    Moderna đã yêu cầu Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cho phép chích nhắc mũi thứ ba (booster) với liều bằng một nửa liều vaccine hiện nay. Đến nay, FDA vẫn chưa có quyết định gì về việc này.

    Hôm 17 Tháng Chín, ban cố vấn của FDA ​​cân nhắc việc chích thêm cho người dân một mũi booster vaccine Pfizer/BioNTech, sử dụng công nghệ mRNA tương tự Moderna. Việc chích mũi booster khiến nhiều chuyên gia y tế bối rối, vì vaccine vẫn bảo vệ tốt trong việc ngăn ngừa nhập viện và tử vong – vốn là mục đích chính của việc tiêm chủng, dù có bằng chứng cho thấy hiệu quả của vaccine giảm dần trong việc ngăn ngừa nhiễm virus.

    Các công ty ồ ạt chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Việt Nam

    Bức tranh kinh tế ở Việt Nam đang rất xấu


    Sài Gòn – nơi có nhiều công ty sản xuất hàng may mặc và giày dép. Minh họa: Unsplash

    Theo Ankiti Bose, đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Zilingo, nhà cung cấp thời trang cho các thương hiệu lớn bán sản phẩm trên Amazon và Shopify, Việt Nam đã “hoàn toàn sụp đổ” vì các chính sách nghiêm khắc nhằm ngăn chặn COVID-19.

    Số ca nhiễm COVID-19 gia tăng và tỷ lệ chích ngừa thấp đã khiến chính phủ Việt Nam phải đóng cửa một số nhà máy sản xuất quần áo và giày dép. “Đây là thời điểm thực sự không tốt cho Việt Nam. Các chuyến hàng trong mùa lễ nghỉ cần phải được tiến hành ngay lập tức,” Bose nói với CNBC. Bà cho biết nhiều khách hàng đang tìm cách tăng sản xuất của họ ở các quốc gia khác, không phải ở Việt Nam. “Bangladesh, Ấn Độ, Sri Lanka và Indonesia đều là những lựa chọn tốt,” bà nói. “Việt Nam có thể sẽ mất rất nhiều trong một thời gian ngắn”.

    Joyce Chang, trưởng bộ phận nghiên cứu toàn cầu tại JPMorgan, nói rằng “bất chấp chính sách chống dịch hà khắc, các ca nhiễm COVID-19 mới của Việt Nam vẫn tăng cao và căng thẳng kinh tế vĩ mô đang lan sang lĩnh vực sản xuất”. Còn theo nhà phân tích Camilo Lyon của BTIG, nhà máy ở các thành phố phía Nam của Việt Nam phải đóng cửa nhiều hơn, như ở Sài Gòn – nơi có nhiều công ty sản xuất hàng may mặc và giày dép.

    Trích dẫn các vấn đề sản xuất nghiêm trọng đối với Nike kể từ khi công ty báo cáo thu nhập lần cuối, tuần trước BTIG đã hạ cấp cổ phiếu của gã khổng lồ về giày và trang phục thể thao ở Hoa Kỳ. Những thách thức về chuỗi cung ứng dự kiến sẽ là trọng tâm chính khi Nike báo cáo kết quả kinh doanh quý mới nhất sau khi thị trường chứng khoán đóng cửa vào thứ Năm.

    Nhiều dữ liệu cho thấy bức tranh kinh tế ở Việt Nam đang rất xấu.

    Xuất khẩu, sản xuất công nghiệp và thu mua chế tạo đều giảm mạnh trong Tháng Tám, khiến JPMorgan phải cắt giảm dự báo GDP quý ba của Việt Nam xuống 3% từ mức 4,1%. Về phần mình, Zilingo có trụ sở tại Singapore đang cố gắng giúp khách hàng chuyển hoạt động sản xuất sang các trung tâm sản xuất khác. “Bangladesh và Ấn Độ đã trải qua những đợt đóng cửa lớn,” Bose nói, “nhưng hầu như mọi thứ đều trở lại bình thường về mặt sản xuất trong vòng vài tuần,” điều này giảm thiểu ảnh hưởng đến các thương hiệu sản xuất ở những quốc gia đó.

    Gần 10% nhà cung cấp của Zilingo là ở Việt Nam. Tuy nhiên, quốc gia này chuyên về một loại vật liệu khó tìm thấy ở nơi khác, khiến nó trở thành cơ sở quan trọng. “Việt Nam chuyên sản xuất sợi tổng hợp và Trung Quốc là lựa chọn thay thế nhanh chóng cho nhiều thương hiệu,” Bose nói. “Chúng tôi đang tạo điều kiện nhanh chóng cho hầu hết người mua thông qua các kênh kỹ thuật số của chúng tôi.”

    Được hỗ trợ bởi Sequoia và Temasek, Zilingo đã và đang phát triển danh mục các thương hiệu thời trang, vì các doanh nghiệp đang tìm cách đa dạng hóa khả năng sản xuất của họ trên khắp châu Á. Zilingo cũng cung cấp công nghệ được các công ty sử dụng trong sàn nhà máy để tăng tính minh bạch và giúp các doanh nghiệp theo dõi hàng hóa thành phẩm tốt hơn.

    Bộ trưởng Không quân Mỹ nói về các mối đe dọa quân sự, 27 lần đề cập đến ĐCSTQ


    Ông Kendall tuyên thệ nhậm tại Lầu Năm Góc, Washington, DC, ngày 4 tháng 8 năm 2021 (ảnh: Wikipedia).

    Hôm thứ Hai (20 tháng 9), Bộ trưởng Không quân Hoa Kỳ Frank Kendall đã cảnh báo rằng, ĐCSTQ đang gia tăng các mối đe dọa quân sự. Trong bài phát biểu dài 30 phút của mình, ông đã 27 lần đề cập đến “Trung Quốc” dưới sự cai trị của ĐCSTQ.

    Theo báo cáo trên trang web của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ, ông Kendall đã phát biểu tại Hội nghị Hàng không, Vũ trụ và Không gian Mạng của Hiệp hội Không quân hôm thứ Hai.

    Ông nói “Mặc dù Hoa Kỳ vẫn là lực lượng quân sự thống trị trên Trái đất hiện nay, nhưng những thách thức về quân sự mà chúng ta phải đối mặt khắc nghiệt hơn bất kỳ, bất kỳ thời kỳ nào trong lịch sử của chúng ta.”

    Trong bài phát biểu của mình, ông Kendall chỉ ra rằng, để đối phó với các mối đe dọa an ninh do ĐCSTQ và các lực lượng khác gây ra cho Hoa Kỳ, toàn bộ lực lượng không quân và vũ trụ, cũng như ngành công nghiệp, Quốc hội, các đồng minh và các đối tác khác cần có sự điều chỉnh về văn hóa và hợp tác.

    Về vấn đề an ninh cấp bách nhất ở Hoa Kỳ, ông Kendall nói: “Ngay sau khi tôi tuyên thệ nhậm chức, Thượng nghị sĩ Jon Tester đã hỏi ưu tiên của tôi là gì. Câu trả lời của tôi có 3 [điểm]: Trung Quốc, Trung Quốc và Trung Quốc”

    Trong bài phát biểu 30 phút của mình, Bộ trưởng Không quân Hoa Kỳ đã đề cập đến “Trung Quốc” (dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc) 27 lần, trong khi chỉ đề cập đến Nga một lần và Afghanistan ba lần.

    Ông Kendall cũng bày tỏ lo ngại về việc Đảng Cộng sản Trung Quốc đang đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa quân đội.

    Theo một báo cáo của SpaceNews vào ngày 20/9, ông Kendall nói rằng quá trình hiện đại hóa của ĐCSTQ liên quan đến tên lửa siêu thanh, đạn dẫn đường chính xác tầm xa, cũng như vũ khí không gian và Internet. Ông cũng tuyên bố rằng có “bằng chứng mạnh mẽ” cho thấy Bắc Kinh đang tìm cách phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và bom dẫn đường bằng vệ tinh để tấn công các mục tiêu trên Trái đất và trong không gian.

    Ông Kendall tốt nghiệp Học viện Quân sự West Point và làm việc cho Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trong hơn 50 năm. Ông từng là sĩ quan Quân đội, quan chức quốc phòng cấp cao và nhà thầu quốc phòng của Chính quyền Obama.

    Ông từng rời chính phủ từ năm 1994 đến 2010. Ông nói rằng lý do ông quay lại phục vụ quân đội chủ yếu là vì ĐCSTQ. Ông nhận ra rằng quyền lực của ĐCSTQ đang tăng lên từ năm 2010 và đã thông báo tóm tắt cho bà Susan Rice và các quan chức chính phủ cấp cao khác về tình hình của ĐCSTQ.

    Không có nhận xét nào