Header Ads

  • Breaking News

    Tình hình Biển Đông ngày 12 tháng 9 năm 2021

    Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn

    Hàng Không Mấu Hạm  USS Carl Vinson

    Hàng Không Mẫu Hạm Hoa Kỳ , quan hệ quốc phòng Việt - Nhật

    Thông thường, HKMH Hoa Kỳ  chỉ phát tín hiệu định vị vệ tinh mỗi khi băng qua các eo biển hoặc chuẩn tiến vào cảng. Việc nó bật tín hiệu AIS khi hoạt động ở ngoài biển là sự kiện rất hiếm hoi.

    Vì thế, nhiều khả năng đây là động thái cố ý của HKMH Hoa Kỳ  nhằm công khai hoạt động của nó tại khu vực đang có tiềm năng trở thành điểm nóng ở Biển Đông, như một thông điệp gửi đến Trung Quốc cũng như các đối tác trong khu vực về sự hiện diện của hải quân Mỹ.

    I. Biển Đông, chuyển động quân sự

    1. Hàng Không Mấu Hạm  USS Carl Vinson

    Rạng sáng 12.9, HKMHUSS Carl Vinson bất ngờ bật tín hiệu AIS cho thấy tàu này đang hoạt động trong vùng biển Natuna, gần khu vực khảo sát của tàu Hải Dương Địa Chất 10.

    Hướng di chuyển củaHKMH USS Carl Vinson trước khi tắt tín hiệu cho thấy nó đang tiến về khu vực hoạt động của tàu khảo sát Trung Quốc.

    Thông thường, HKMH Hoa Kỳ  chỉ phát tín hiệu định vị vệ tinh mỗi khi băng qua các eo biển hoặc chuẩn tiến vào cảng. Việc nó bật tín hiệu AIS khi hoạt động ở ngoài biển là sự kiện rất hiếm hoi.

    Vào tháng 4.2020, khi Trung Quốc triển khai tàu Hải Dương Địa Chất 8 xuống phía nam Trường Sa, Mỹ cũng từng điều hai tàu tác chiến cận bờ USS Montgomery (LCS-8) và USS Gabrielle Giffords (LCS-10) đến khu vực này.

    Vào tháng 7.2020, khi tàu Hải Dương 4 đi vào vùng biển Việt Nam, tàu USS Gabrielle Giffords cũng xuất hiện. Những sự kiện này đều được Mỹ hé lộ thông qua hình ảnh chụp hoạt động của các tàu này.

    Vì thế, nhiều khả năng đây là động thái cố ý của HKMH Hoa Kỳ  nhằm công khai hoạt động của nó tại khu vực đang có tiềm năng trở thành điểm nóng ở Biển Đông, như một thông điệp gửi đến Trung Quốc cũng như các đối tác trong khu vực về sự hiện diện của hải quân Mỹ.

    Tài khoản Twitter của tàu USS Carl Vinson hôm qua cũng đăng tải một thông điệp cho biết họ đang hoạt động gần tàu hải quân, tàu ngầm và máy bay Trung Quốc.

     


    Trong khi đó, nhóm tác chiến HKMH Anh HMS Queen Elizabeth đã kết thúc cuộc tập trận Pacific Crown với hai tàu chiến Nhật JS Ise và JS Izumo và tàu chiến Canada HMCS Winnipeg ở Biển Philippines.

    Dự kiến nhóm tàu này sẽ sớm quay trở lại Biển Đông và sẽ có cơ hội tái ngộ với HKMH Hoa Kỳ ở vùng biển này.

    2. Hải cảnh Trung Quốc

    Trong số 5 tàu hải cảnh Trung Quốc mới được triển khai xuống Trường Sa, tàu hải cảnh 4201 và 2305 di chuyển xuống Đá Vành Khăn cuối tuần qua trong khi những tàu còn lại đã tắt tín hiệu.

    Tàu 5303 và 5203 đã từ vùng biển Việt Nam trở về Đá Chữ Thập. Tàu 5303 sau đó khởi hành xuống phía nam, nhiều khả năng hướng đến khu vực hoạt động của nhóm tàu sân bay Mỹ.

    Liên quan đến hải cảnh Trung Quốc, cuối tuần qua một nhóm 4 tàu gồm 2302, 2103, 1301 và 6402 đã từ Hoa Đông băng qua eo biển Đài Loan xuống phía nam, sau đó ghé vào cảng Đông Sơn ở Phúc Kiến.

    Tuy nhiên, nhiều khả năng nhóm tàu này chỉ di chuyển để tránh cơn bão Chanthu quét qua khu vực. Đây là nhóm tàu thường xuyên đi vào vùng biển quần đảo Senkaku.

    3. Chuyển động khác

    Nhật Bản thông báo sẽ tiến hành cuộc tập trận lớn nhất kể từ năm 1993 với sự tham gia của 100.000 binh sĩ thuôc Lực lượng Phòng vệ từ 15.9 đến cuối tháng 11. - Taiwan News

    Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo phát hiện một tàu ngầm nghi là tàu Trung Quốc tại khu vực tiếp giáp lãnh hải của đảo Amami Oshima ở tỉnh Kagoshima hôm 10.9. Một tàu khu trục Trung Quốc cũng xuất hiện gần khu vực. - Reuters

    Tàu Liêu Ninh của Trung Quốc đã rời cảng Thanh Đảo cuối tuần qua và hiện tiến hành huấn luyện ở Bột Hải, theo hình ảnh vệ tinh.

    II. Ngoại giao

    1. Việt - Nhật

    Trong chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo cuối tuần qua, hai bên đã xác định quan hệ quốc phòng hai nước chuyển sang “Cấp độ mới”, đồng thời ký Thỏa thuận chuyển giao thiết bị và công nghệ quốc phòng Việt Nam - Nhật Bản.

    Một thông báo của Bộ Quốc phòng Nhật Bản viết:

    " Thừa nhận quan hệ hợp tác quốc phòng song phương Nhật Bản-Việt Nam đã đạt “Cấp độ mới”, hai bộ trưởng đã thảo luận về những cách thức để hợp tác này phát triển.

    Hoan nghênh việc ký kết Hiệp định chuyển giao công nghệ và thiết bị quốc phòng Việt - Nhật hôm nay, hai bộ trưởng quyết định đẩy nhanh quá trình tham vấn về việc chuyển giao các thiết bị cụ thể bao gồm cả tàu thuyền.

    Hai bộ trưởng nhất trí đóng góp tích cực hơn vào hòa bình và ổn định trong khu vực bằng cách tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương, bao gồm thông qua trao đổi cấp cao, thúc đẩy hơn nữa các hoạt động hợp tác gắn với các hoạt động gìn giữ hòa bình và các chuyến cập cảng tại Việt Nam của tàu và máy bay thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF).

    Hai bộ trưởng cũng nhất trí thúc đẩy phối hợp tiến tới ký kết các bản ghi nhớ nhằm tạo thuận lợi cho hợp tác giữa các cơ quan quốc phòng Nhật Bản và Việt Nam trong lĩnh vực an ninh mạng và quân y."

    Theo Kyodo News, phát biểu trong cuộc họp báo sau đó, ông Kishi nói rằng Nhật Bản sẽ đẩy nhanh các cuộc đàm phán với Việt Nam để bán các tàu thuộc Lực lượng Phòng vệ.

    Vào tháng 7 năm ngoái, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cũng đã ký với Việt Nam hiệp định vốn vay ODA trị giá gần 350 triệu USD cho dự án đóng 6 tàu tuần tra cho Cảnh sát biển Việt Nam.

    Theo tôi, ngoài tàu thuyền, những thiết bị Nhật Bản có thể sẽ xuất khẩu cho Việt Nam trong tương lai có thể bao gồm hệ thống ra đa của Tập đoàn Mitsubishi Electric, tương tự hệ thống được xuất khẩu cho Philippines. Ngoài ra, máy bay tuần tra biển Kawasaki P-1 cũng có thể nằm trong tầm ngắm. 

    Trong hôm qua, Bộ trưởng Kishi cũng có bài phát biểu đáng chú ý nhận được nhiều sự hoan nghênh tại Việt Nam khi đến thăm Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng Việt Nam.

    Dưới đây là bản dịch toàn văn bài phát biểu của Bộ trưởng Kishi (theo bản tiếng Anh của Bộ Quốc phòng Nhật Bản).

    Hợp tác Quốc phòng Nhật Bản - Việt Nam đạt “Cấp độ mới”: Quan hệ đối tác tập trung toàn cầu

    2. Mỹ - Trung

    Tờ Financial Times cuối tuần qua tiết lộ chính phủ Mỹ đang cân nhắc chuẩn thuận yêu cầu của Đài Loan về việc đổi tên văn phòng đại diện của họ ở Washington. Động thái tiềm tàng này có khả năng sẽ gây ra phản ứng quyết liệt từ Trung Quốc.

    Nhiều người được báo cáo về các cuộc thảo luận nội bộ của Mỹ cho biết Washington đang xem xét nghiêm túc yêu cầu từ Đài Loan về việc đổi tên cơ quan đại diện của họ tại thủ đô Mỹ từ “Văn phòng Đại diện Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc” (Tecro) thành “Văn phòng Đại diện Đài Loan”.

    "Kurt Campbell, cố vấn châu Á của Tòa Bạch Ốc,  đã ủng hộ sự thay đổi này, theo hai người am tường về các cuộc thảo luận. Một người cho biết yêu cầu đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi trong Hội đồng An ninh quốc gia và từ các quan chức về châu Á của Bộ Ngoại giao.

    Những người được thông báo về vấn đề này cho biết quyết định cuối cùng vẫn chưa được đưa ra và sẽ cần phải có một sắc lệnh hành pháp được ký bởi Tổng thống Joe Biden."

    Trước tường thuật trên, tờ Hoàn Cầu thời báo ngày 12.9 đã đăng bài bình luận đe dọa “dạy cho Mỹ và Đài Loan một bài học thực thụ”.

    "Cần phải chỉ ra rằng nếu Mỹ và đảo Đài Loan thay đổi tên gọi, điều đó có nghĩa là Washington sẽ cơ bản từ bỏ "chính sách một Trung Quốc", điều này sẽ tạo nên một sự thay đổi đáng kể xung quanh vấn đề Đài Loan.

    Nếu Mỹ đổi tên cơ quan đại diện của hòn đảo ở Washington thành "Văn phòng Đại diện Đài Loan", thì Trung Quốc đại lục nên đáp trả theo cách trừng phạt không nhẹ hơn so với những gì đã làm với Lithuania. Khi đó, Trung Quốc được trông đợi sẽ triệu hồi đại sứ của mình tại Mỹ và đây có thể chỉ là "phản ứng ngoại giao mức thấp nhất". Nếu không, Trung Quốc không thể tạo dựng uy tín của mình trên nguyên tắc một Trung Quốc mà nước này luôn đề cao."

    3. Chuyển động khác

    Ấn Độ và Úc tiến hành đối thoại 2+2 giữa bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao hai nước.

    Thông cáo

    Truyền thông Úc dẫn lời Bộ trưởng Peter Dutton cho biết Úc đã mời Ấn Độ tham gia cuộc tập trận Talisman Sabre diễn ra hai năm một lần giữa Mỹ và Úc. Trong khi đó, Úc sẽ tiếp tục tham gia cuộc tập trận Malabar của các nước Quad.

    Tại cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana nhân chuyến thăm Mỹ kỷ niệm 70 liên minh Mỹ - Phi, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tái khẳng định hiệp ước liên minh áp dụng với lực lượng vũ trang, tàu công vụ và máy bay Philippines ở Biển Đông - Department of Defense

    Không có nhận xét nào